TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH GỖ CÔNG NGHIỆP HA LAM CHẤT ...

Nội thất gỗ công nghiệp với mẫu mã sang trọng, hiện đại đang là sự lựa chọn hàng đầu trong thiết kế thi công nội thất ngày nay. Từ những phong cách mộc mạc, đơn giản cho đến những thiết kế cầu kỳ, sang trọng, đồ gỗ đều thỏa mãn được các tiêu chí thiết kế mà mọi người mong muốn. Tuy nhiên, để chọn được những mẫu gỗ hay đơn vị cung cấp nội thất gỗ công nghiệp chất lượng, chúng ta cần có thêm những hiểu biết về tiêu chuẩn kỹ thuật dưới đây.

1. Tiêu chuẩn EN 317:1993 đo độ trương nở chiều dày sau 24 giờ ngâm nước

Tiêu chuẩn này dùng để xác định độ trương nở theo chiều dày của tấm ván sau khi ngâm trong nước ở dạng tấm phẳng hoặc tấm cong, bao gồm cả ván dăm định hướng, ván dán. Độ trương nở theo chiều dày được xác định bằng cách đo độ dày của mẫu thử sau khi ngâm hoàn toàn trong nước. Quy trình thử nghiệm được thực hiện như sau: 3 tấm mẫu vật liệu được chuẩn bị, kích thước lần lượt là 25 x 25 mm, 50 x 50 mm và 100 x 100 mm. Đo chiều dày và khối lượng của mỗi tấm ván mẫu sau 1, 2, 4, 8, 24, 48, 72 và 96 giờ ngâm trong nước. Những tấm ván test kích thước 25 x 25 mm và 50 x 50mm được đo đạc từ điểm chính giữa bề mặt tấm ván. Ván có kích thước 100 x 100 mm được đo tại 4 điểm cách 4 cạnh 25 mm. Giá trị trung bình của mỗi mẫu ván được tính toán. Tiêu chuẩn về lượng nước hấp thụ cũng được đo lường.

Độ trương nở được tính theo tỷ lệ sự tăng độ dày của tấm mẫu chia cho độ dày ban đầu. Tỷ lệ hấp thụ nước được tính bằng sự tăng khối lượng tấm mẫu chia cho khối lượng ban đầu và đến một khoảng thời gian xác định, mẫu sẽ ngừng hấp thụ nước. Tấm mẫu càng nhỏ thì khả năng hấp thụ càng cao. Tỷ lệ trương nở dao động phụ thuộc vào thời gian ngâm nước và tùy loại ván được thí nghiệm. Sự thay đổi các chỉ số sau 24 giờ ngâm nước thường có tỉ lệ thấp hơn sau 2 giờ đầu tiên ngâm mẫu ván, do vậy đạt mức tin cậy cao hơn. Đối với các mẫu thử có chiều dài khác nhau, tỷ lệ trương nở này cũng không có nhiều thay đổi. Độ trương nở tính bằng đơn vị %.

2. Tiêu chuẩn EN 319:1993 đối với liên kết nội

Đây là phương pháp xác định khả năng chịu lực kéo vuông góc với mặt phẳng của tấm ván (liên kết nội). Thí nghiệm được thực hiện bằng cách tác động lực kéo phân bố đều lên mẫu thử cho đến khi xảy ra hiện tượng nứt vỡ. Độ bền kéo vuông góc với mặt phẳng của tấm mẫu được xác định bởi tải trọng tối đa liên quan đến diện tích bề mặt của mẫu thử. Tấm gỗ công nghiệp như ván dăm, ván sợi được chế tạo bằng cách trộn dăm gỗ hoặc bột gỗ với chất kết dính rồi ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Kiểm tra độ bền kéo vuông góc phục vụ việc đo cường độ liên kết trong của vật liệu. Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm hình thành thông qua sự bám dính của nhiều lớp vật liệu.

Về nguyên tắc, thí nghiệm bao gồm hai khối kim loại (hình vuông cạnh 50mm và được làm từ thép hoặc hợp kim nhôm), liên kết với bề mặt trên và dưới của mẫu thử bằng chất kết dính phù hợp. Căn chỉnh cố định khối này phía trên, lực căng được đặt vuông góc và tác động lên bề mặt mẫu thử cho đến khi mẫu bị phá hủy. Chỉ số cần đo lường chính là độ bền kéo. Chỉ số này thể hiện liên kết nội của ván. Đơn vị tính là N/mm².

3. Tiêu chuẩn EN 310:1993 xác định mô đun đàn hồi và độ bền uốn

Mô-đun đàn hồi – Modulus of Elasticity (MOE) và độ bền uốn – Bending Strength (MOR) được xác định bằng cách đặt một tải trọng vào tâm của mẫu thử được đỡ tại hai điểm. Mô đun đàn hồi được tính bằng độ nghiêng dốc theo chiều dài của đường cong đàn hồi, biểu diễn quan hệ tải trọng và biến dạng. Độ bền uốn của từng mẫu thử được tính bằng cách xác định tải trọng cực đại khi mẫu thử bị phá hủy cho tiết diện ngang của mẫu tại vị trí đặt tải. Ở các mức nhiệt khác nhau, độ bền uốn và mô đun đàn hồi của ván MDF sẽ khác nhau. Trong quá trình sử dụng, các tấm ván có thể tiếp xúc với nhiều điều kiện môi trường. Kết quả là chúng có thể thay đổi đặc tính về độ bền theo sự thay đổi của nhiệt độ xung quanh. Do đó, mối quan hệ giữa nhiệt độ và đặc tính độ bền là rất quan trọng nếu ván sợi được sử dụng với mục đích chịu sự thay đổi nhiệt độ.

Kết quả thử nghiệm cho thấy MOR và MOE phụ thuộc vào nhiệt độ trong quá trình sử dụng ván. Ván MDF có mật độ cao sẽ ít chịu tác động bởi nhiệt độ hơn so với ván MDF mật độ thấp. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới ván dày sẽ nhỏ hơn so với ván mỏng hơn. Đơn vị tính là N/mm².

4. Tiêu chuẩn EN 323:1993 xác định tỷ trọng ván

Thị trường vẫn có nhu cầu với những sản phẩm có tỷ trọng/mật độ thấp. Tuy nhiên, tỷ trọng ván lại phần nào ảnh hưởng đến độ bền cơ học của tấm gỗ công nghiệp. Các nhà sản xuất có thể sử dụng chỉ số về tỷ trọng để đánh giá các thuộc tính của ván và kiểm soát các quy trình sản xuất. Nếu các thử nghiệm kiểm soát chất lượng cho thấy các tính chất cơ học thấp hơn tiêu chuẩn, nhưng mật độ ván nằm trong giới hạn cho phép thì chắc chắn dây chuyền sản xuất đang gặp vấn đề ở một khâu nào đó.

Các loại gỗ công nghiệp được trực tiếp sản xuất tại xưởng Ha Lam Interiors mang những ưu điểm về tính thẩm mỹ và bền vững. Gỗ công nghiệp đã và đang là vật liệu xu hướng được ưa chuộng trong hầu hết các phong cách thiết kế nội thất hiện nay. Vật liệu này có tính đa năng chuyên dùng trong thi công nội thất giường tủ, bàn, ghế, kế, sàn, mảng tường,...mang vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc đa dạng, tối ưu biến dạng theo thời gian.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiệm Thử Vật Liệu Gỗ Công Nghiệp