Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Của Sản Phẩm Bê Tông Dự ứng Lực

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thì bê tông dự ứng lực ngày nay được ứng dụng khá nhiều trong các công trình lớn nhỏ, đây còn được coi là giải pháp hữu hiệu để thay thế loại bê tông cốt thép truyền thống. Đại diện Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho biết thì cơ hội và hiệu quả mà những giải pháp dự ứng lực đem lại có tiềm năng rất lớn tại Việt Nam. Công nghệ này không chỉ đáp ứng yếu tố kỹ thuật về rút ngắn thời gian thi công công trình, đảm bảo chất lượng bền vững, khoa học mà còn giúp giảm giá thành sản phẩm xây dựng và giá thành sản phẩm đầu ra của dự án. Vậy thế nào là bê tông dự ứng lực? Các sản phẩm bê tông dự ứng lực có yêu cầu kỹ thuật ra sao? Cùng Hoàng Phú Anh tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khái niệm bê tông dự ứng lực

Bê tông dự ứng lực còn được gọi là bê tông tiền áp hay bê tông cốt thép ứng lực trước. Đây chính là công nghệ kết cấu bê tông cốt thép kết hợp sử dụng ứng lực trước với cường độ rất căng của cốt thép. Yêu cầu đối với thép cốt trong bê tông dự ứng lực cần phải tuân thủ chỉ tiêu kỹ thuật theo TCVN 6284:1997 và TCVN 1651:2008. Theo chuyên gia về bê tông Bỉ – Ông Amold Van Acker đã nhận định rằng: “Đây là loại bê tông được dùng phổ biến ở châu Âu từ lâu, việc sử dụng bê tông dự ứng lực giúp tiết kiệm và giảm giá thành công trình, đẩy nhanh tốc độ thi công, mang đến chất lượng cao cho các công trình xây dựng. Đây được xem là giải pháp tối ưu trong cuộc cách mạng xây dựng”. Ngày nay bê tông dự ứng lực được sử dụng phổ biến trong xây dựng các tòa nhà cao tầng hay nhiều dạng công trình công nghiệp và dân dụng khác như nhà xưởng, nhà tầng, nhà dân,…

Công nhân đang thi công tại công trình

Bê tông cốt thép dự ứng lực được xem là giải pháp tối ưu trong cuộc cách mạng xây dựng ngày nay

Phân loại bê tông dự ứng lực

Theo các chuyên gia về bê tông, công nghệ bê tông dự ứng lực thường được áp dụng đối với nhà ở xã hội vì công nghệ này rẻ hơn công nghệ bê tông cốt thép truyền thống. Ngoài ra việc ứng dụng bê tông dự ứng lực cũng mang đến chất lượng, tính thẩm mỹ cao, và đẩy nhanh tiến độ công trình. Bê tông dự ứng lực gồm có 2 loại chính đó là bê tông dự ứng lực căng trước và căng sau, được phân biệt như sau:

Bê tông dự ứng lực căng trước

Loại bê tông này được đúc ngay tại nhà máy, bãi đúc và đợi cho đủ cường độ sẽ kéo cáp dự ứng lực. Khi cần sử dụng thì chở tới công trường, lắp ghép vào.

Với ưu điểm là được sản xuất hàng loạt nên đạt được chất lượng tốt hơn và tiến độ nhanh hơn. Tuy nhiên cũng có một số khuyết điểm đó là khi cần sử dụng thì phải vận chuyển đến công trình rồi sau đó mới lắp đặt theo thiết kế nên khá bất tiện, chi phí vận chuyển cao, và các mối nối cần kiểm tra kỹ.

Bê tông dự ứng lực căng sau

Bê tông dự ứng lực căng trước, loại bê tông này sẽ được đúc trực tiếp tại hiện trường, được đặt cáp sẵn khi đi thép và chờ đủ cường độ thì kéo cáp.

Ưu điểm của loại bê tông này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển tuy nhiên cần phải kiểm soát kỹ về chất lượng. Một số sự cố có thể xảy ra khi kéo cáp như là tuột neo, đứt cáp,…rất khó xử lý, ngoài ra việc chờ bê tông đủ cường mới được phép kéo cáp được làm cho tốc độ thi công sẽ chậm hơn bê tông dự ứng lực căng trước.

>>>Xem thêm: Ứng dụng công nghệ dầm sàn dự ứng lực

Tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm bê tông cốt thép dự ứng lực

Ông Đặng Hoàng Huy – một chuyên gia về bê tông dự ứng lực cũng chia sẻ rằng “Nếu áp dụng công nghệ mới vào xây dựng, giúp tiết kiệm được lao động, rút ngắn thời gian thi công từ 25 – 50%, đặc biệt có thể tiết kiệm đến hàng chục tỷ đồng khi xây một tòa nhà so với công nghệ truyền thống như trước đây”. Dưới đây là một số quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm bê tông dự ứng lực dùng để thi công lắp ghép trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp được quy định cụ thể trong TCVN 9114:2019.

Máy trộn bê tông

Xi măng sử dụng cho bê tông phải đảm bảo chất lượng theo TCVN 2682:2009

Yêu cầu về vật liệu

Xi măng sử dụng cho bê tông phải đảm bảo chất lượng theo TCVN 2682:2009 (Xi măng poóc lăng gồm các mác PC30, PC40 và PC50) hoặc TCVN 6260:2009 (Xi măng poóc lăng hỗn hợp gồm ba mác PCB30, PCB40 và PCB50) hoặc các loại xi măng khác tùy theo yêu cầu nhưng phải phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

  • Cốt liệu lớn (đá, sỏi) và cốt liệu nhỏ (cát) phù hợp TCVN 7570:2006.
  • Cát nghiền phù hợp với TCVN 9205:2012.
  • Nước trộn và bảo dưỡng bê tông phù hợp với TCVN 4506:2012.
  • Phụ gia, nếu có sử dụng, phải phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng, ví dụ: phụ gia hóa học phù hợp với TCVN 8826:2011, phụ gia hoạt tính tro bay phù hợp với TCVN 10302:2014,….
  • Thép cốt phải phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng (TCVN 1651-3:2018 hoặc TCVN 6288:1997,…) và neo thép phải đảm bảo theo các quy định trong thiết kế.

Bê tông: hỗn hợp bê tông có độ sụt phù hợp với yêu cầu thiết kế, có tính đồng nhất, không bị phân tầng và tách nước. Bê tông cần đạt được cấp cường độ chịu nén theo quy định của thiết kế, tổng hàm lượng clo trong bê tông phải phù hợp với các yêu cầu nêu trong TCVN 9346:2012.

Mức sai lệch kích thước sản phẩm: các yêu cầu đối với dầm chữ TT, dầm chữ T, dầm móng, cọc đặc tiết diện vuông,… được quy định rõ ràng trong TCVN 9114:2019.

Tiêu chuẩn về ngoại quan và khuyết tật cho phép

Về mặt ngoại quan thì bề ngoài của sản phẩm phải phẳng, đồng đều về màu sắc và các điểm lồi hoặc lõm không được phép vượt quá 5mm. Ngoài ra mặt ngoài của bê tông không được có những hư hỏng như là rỗ, nứt vỡ các cạnh, góc vượt quá mức cho phép:

  • Diện tích vị trí bị rỗ, nứt vỡ ≤ 50cm2 sẽ cho phép hoàn thiện bằng vữa không co, có cường độ tương đương với cường độ bê tông chế tạo sản phẩm (theo TCVN 9204:2012).
  • Diện tích vị trí bị rỗ, nứt vỡ ≥ 50cm2 thì cần phải có biên bản kiểm tra sửa chữa từ đơn vị có thẩm quyền mặc dù nó không gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cấu kiện.

Đối với vết nứt bề mặt trên thì chỉ cho phép có chiều rộng nhỏ hơn 0,1mm và cần được xoa kín bằng hồ xi măng.

Mặt ngoài của bê tông không đạt chất lượng

Mặt ngoài của bê tông không được có hư hỏng như là rỗ, nứt vỡ các cạnh, góc vượt quá mức cho phép

Yêu cầu về độ vồng và chi tiết chờ liên kết

Độ vồng của các cấu kiện dầm chữ T, chữ TT, dầm tường lửng, dầm chữ I, dầm hộp, tấm tường sườn, tấm tường cách nhiệt – cách âm, xà gồ chữ T, xà gồ hình thang, tấm sàn rỗng có lõi xốp và tấm sàn đặc phụ thuộc chiều dài cấu kiện sẽ được đo và so sánh với giá trị độ vồng thiết kế, với mức sai lệch cho phép thiết kế quy định. Các chi tiết chờ như bản thép chờ, thép chờ,… được đặt trong các cấu kiện theo đúng vị trí quy định kỹ thuật của thiết kế

Trên đây là một số thông tin chi tiết về bê tông dự ứng lực mà Hoàng Phú Anh chia sẻ đến bạn đọc, qua đó để thấy được những ưu điểm vượt trội của kết cấu bê tông dự ứng lực trong xây dựng. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ phần nào giải đáp những thắc mắc của các bạn. Là đơn vị có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng Hoàng Phú Anh ngày càng khẳng định được giá trị thương hiệu và uy tín của mình với các nhà thầu bằng những sản phẩm chất lượng cao như gối kê thép đạt tiêu chuẩn AS/NZS 2425:2015 của Úc và New Zealand và các sản phẩm phụ kiện khác nhau, đã chinh phục khách hàng bằng những giải pháp xây dựng an toàn và bền vững.

>>>Xem thêm: Ưu nhược điểm của sàn bê tông dự ứng lực

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Neo Cáp Dự ứng Lực