Tiêu Chuẩn Lắp đặt Tủ điện Chính Xác Nhất | Cơ Điện Delta
Có thể bạn quan tâm
Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện, tiêu chuẩn sản xuất tủ điện được xem yếu tố quan trọng nhằm giúp tạo ra sản phẩm chất lượng, bảo vệ tốt các thiết bị bên trong và đem lại tính sử dụng an toàn.
Vậy, một vỏ tủ điện công nghiệp được sản xuất theo quy cách tiêu chuẩn nào? Hãy cùng Cơ Điện Delta tìm hiểu những tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện, cũng như các yêu cầu về sản xuất, kiểm tra và bảo dưỡng tủ điện trong bài viết sau.
Tiêu chuẩn về quy cách tủ điện:
Việc sản xuất vỏ tủ điện phù hợp với nhu cầu và mục đích không phải dễ dàng. Dù là vỏ tủ điện trong nhà hay vỏ tủ điện ngoài trời đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nhà nước.
Dựa theo, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7994-1:2009 về tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp quy định một số tiêu chuẩn sản xuất vỏ tủ điện sau:
7.2.1 Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài
7.2.1.1 Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài của bất kỳ tủ điện nào để chống việc tiếp xúc với bộ phận mang điện, chống sự xâm nhập của vật thể rắn và chất lỏng từ bên ngoài được chỉ ra bằng ký hiệu IP … theo TCVN 4255 (IEC 60529).
Đối với tủ điện trong nhà, nơi không yêu cầu phải bảo vệ chống sự xâm nhập của nước, ưu tiên các IP viện dẫn dưới đây:
IP00, IP2X, IP3X, IP4X, IP5X.
7.2.1.2 Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài của tủ điện kín, hoặc bảo vệ từ phía trước của tủ điện có mặt trước kín, sau khi lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo, phải ít nhất là IP2X.
7.2.1.3 Đối với tủ điện đặt ngoài trời mà không có bảo vệ bổ sung, con số đặc trưng thứ hai ít nhất phải là 3.
CHÚ THÍCH: Đối với hệ thống lắp đặt ngoài trời, bảo vệ bổ sung có thể là mái che hoặc tương tự.
7.2.1.4 Nếu không có qui định khác, cấp bảo vệ do nhà chế tạo đưa ra là áp dụng cho tủ điện hoàn chỉnh khi được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo (xem thêm 7.1.3.6), ví dụ như làm kín bề mặt lắp đặt bị hở của tủ điện, nếu cần thiết.
Nhà chế tạo cũng phải nêu (các) cấp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp, chống sự xâm nhập của vật thể rắn và chất lỏng từ bên ngoài trong các điều kiện yêu cầu kỹ thuật viên được uỷ quyền (xem 7.4.6) phải tiếp cận các bộ phận bên trong của tủ điện đang vận hành. Đối với tủ điện có bộ phận tháo ra được và/hoặc kéo ra được, xem 7.6.4.3.
7.2.1.5 Nếu cấp bảo vệ của một bộ phận của tủ điện, ví dụ trên bề mặt làm việc, khác với bộ phận chính, thì nhà chế tạo phải chỉ ra cấp bảo vệ của riêng bộ phận đó. Ví dụ, IP00, bề mặt làm việc IP20.
7.2.1.6 Đối với PTTA, không thể chỉ ra mã IP trừ khi có thể thực hiện kiểm tra thích hợp theo TCVN 4255 (IEC 60529) hoặc khi sử dụng vỏ tủ chế tạo sẵn đã qua thử nghiệm.
Tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện
Theo tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện, quá trình lắp đặt vỏ tủ điện phụ thuộc vào mục đích, môi trường và bố trí thiết bị bên trong sao cho gọn gàng và hợp lý.
Trong trường hợp, lắp đặt vỏ tủ điện ngoài trời hoặc vỏ tủ điện trong nhà kín thì việc bố trí các vị trí có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Việc này giúp bố trí ngăn ngừa sự ngưng tụ nhiệt độ có hại trong tủ điện.
Chi tiết tiêu chuẩn lắp ráp tủ điện theo TCVN:
6.3 Các điều kiện vận chuyển, bảo quản và lắp ráp
6.3.1 Giữa người sử dụng và nhà chế tạo phải có thỏa thuận riêng nếu các điều kiện trong thời gian vận chuyển, bảo quản và lắp ráp, ví dụ như điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khác với các điều kiện qui định trong 6.1.
Nếu không có qui định nào khác thì áp dụng dải nhiệt độ dưới đây: trong thời gian vận chuyển và bảo quản: từ -25 ºC đến +55 ºC và trong thời gian ngắn, không quá 24 h, đến +70 ºC.
Thiết bị chịu các nhiệt độ cực hạn này nhưng chưa vận hành không được có những hư hại không thể phục hồi và sau đó phải làm việc bình thường trong các điều kiện qui định.
Xem thêm: Tất tần tất kiến thức về vỏ tủ điện bạn nên biết hiện nay
Tiêu chuẩn kiểm tra tủ điện
Sản phẩm muốn đưa ra thị trường cần đảm bảo tính bền, khả năng chống ăn mòn. Đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất Việt Nam trước khi phân phối đến khách hàng.
Tiến hành các biện pháp bảo vệ chống điện giật, cách ly thiết bị điện và người dùng:
- Các thiết bị mang điện cần bọc cách điện an toàn
- Sử dụng các tấm chắn, mái che hoặc chân đế tránh tiếp xúc trực tiếp hệ thống điện
- Sử dụng mạch bảo vệ bên trong chống các sự cố an toàn điện
Sau khi kiểm tra yếu tố kỹ thuật. Đơn vị sản xuất cần bọc các vỏ bì để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nhất là trong quá trình vận chuyển.
Xem thêm: Kích thước vỏ tủ điện thông dụng
Chi tiết TCVN quy định về khả năng tiếp cận kiểm tra tủ điện như sau:
7.4.6.1 Yêu cầu liên quan đến khả năng tiếp cận để kiểm tra và các hoạt động tương tự
Tủ điện phải được thiết kế và bố trí sao cho với các thao tác nhất định, theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người sử dụng, có thể được thực hiện khi tủ điện đang trong vận hành có điệp áp.
Các thao tác đó có thể là:
– xem xét bằng mắt đối với:
* thiết bị đóng cắt và thiết bị khác,
* đặt chế độ và chỉ thị của rơle và cơ cấu nhả,
* mối nối dây dẫn và ghi nhãn,
– điều chỉnh và đặt lại rơle, cơ cấu nhả và cơ cấu điện tử,
– thay dây chảy,
– thay bóng đèn báo,
– các thao tác định vị sự cố nhất định, ví dụ, đo điện áp và dòng điện bằng thiết bị được thiết kế và cách điện thích hợp.
Khi bảo dưỡng tủ điện, cần ưu tiên kiểm tra các bộ phận:
- Role điều khiển và bảo vệ
- Khí cụ điện đặt trong tủ điện hạ áp và Aptomat
Tiêu chuẩn kiểm tra tủ điện mang tính tương đối. Trên thực tế có thể kiểm tra nhiều chi tiết liên quan khác.
Đơn vị sản xuất vỏ tủ điện đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất hiện nay – Cơ Điện Delta
Cơ Điện Delta chính là đơn vị sản xuất các vỏ tủ điện sơn tĩnh điện, vỏ tủ điện inox theo tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện, sản xuất tủ công nghệ cao về chất lượng lẫn mẫu mã sản phẩm. Liên hệ hotline: 0986.122.389 để tư vấn và nhận mức giá ưu đãi nhé!
Lưu ý: Thông tin này được trích dẫn trong các TCVN được đính kèm ở dưới. Vui lòng không xem đây là tiêu chuẩn cho việc lắp đặt, sản xuất, vận hành… Bởi với mỗi loại vỏ tủ điện sẽ có sự khác nhau tùy theo nhu cầu thiết kế của người dùng. Đây chỉ là những Tiêu chuẩn cơ bản. Chúng tôi xin từ chối mọi trách nhiệm liên quan đến tài liệu này.
Tài liệu tiêu chuẩn tham khảo
Tải TCVN 7004-1:2009Xem thêm các tài liệu tham khảo:
- Tủ điện đóng cắt và điều khiển hạ áp
- Tủ điện của thiết bị phân phối trọn bộ và của trạm biến áp trọn bộ – Yêu cầu an toàn
Bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về tiêu chuẩn lắp đặt tủ điện. Cũng như quy cách sản xuất, công tác kiểm tra, bảo dưỡng. Nhà thầu có nhu cầu mua, gia công vỏ tủ điện thì hãy liên hệ với chúng tôi. Cơ Điện Delta sẽ tư vấn và báo giá trong vòng 24h.
Mọi thông tin liên hệ: Công ty TNHH Cơ điện Delta Hà Nội
- Trụ sở: Huyền Kỳ – tổ dân phố số 7 – phường Phú Lãm – quận Hà Đông – thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 0986.122.389 – 09677.468.55
- Email: kd.codiendelta@gmail.com
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Test Tủ điện
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) Về Tủ ...
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 7994-1:2009 (IEC 60439-1: 2004) Về Tủ ...
-
Tiêu Chuẩn: TCVN 7994-1:2009 - Tủ điện đóng Cắt Và điều Khiển Hạ ...
-
Hướng Dẫn Quy Trình Kiểm Tra Tủ điện Chi Tiết Các Bước
-
Tiêu Chuẩn Trong Kiểm định Tủ đưa Vào Vận Hành: TCVN Và TC ...
-
Quy Trình Kiểm Tra Tủ điện - 3CElectric
-
TỦ ĐIỆN HẠ THẾ TIÊU CHUẨN NHẤT - Thiết Bị điện
-
Quy Trình Kiểm Tra Nhiệt Cho Tủ điện - Hưng Việt M.E
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 8096-200:2010 Tủ điện đóng Cắt Và điều ...
-
Tủ điện Hạ Thế Tổng MSB Type Test IEC 61439 - 1&2 Kema
-
Chứng Nhận Tủ điện đóng Cắt Và điều Khiển Hạ áp
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 7994-1 : 2009 - TaiLieu.VN
-
Tiêu Chuẩn điện Lực Hà Nội - Tủ điện Hạ áp Và Aptomat | VNK EDU
-
Chứng Nhận Tủ điện – Vỏ Tủ điện | Hướng Dẫn Thủ Tục Chi Tiết