Tiêu Chuẩn Ngạch Thanh Tra Viên - Luật Dương Gia

Từ ngạch kiểm tra Đảng nay chuyển công tác về thanh tra nhà nước có được chuyển sang ngạch thanh tra viên hay không?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang ở ngạch kiểm tra viên của Đảng, nay chuyển sang công tác về thanh tra nhà nước có được chuyển sang nhạch thanh tra viên không?thủ tục như thế nào? Mong luật sư giúp đỡ!?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước.Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định : "Thanh tra viên là công chức phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật thanh tra và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại các điều 6, 7 và 8 của Nghị định này."

Theo đó tại khoản 1 Điều 32 Luật thanh tra 2010 quy định:

"Điều 32.Tiêu chuẩn chung của thanh tra viên.

1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước."

Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP cũng quy định về tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên như sau:

tieu-chuan-ngach-thanh-tra-vien.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

"Điều 6.Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên.

1. Chức trách:

Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.

2. Nhiệm vụ:

a) Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

b) Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

c) Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;

d) Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;

đ) Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điề 47 và Điều 54 Luật Thanh tra;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

3. Năng lực:

a) Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;

c) Am hiểu tình hình kinh tế – xã hội;

d) Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao;

đ) Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.

4. Yêu cầu trình độ, thâm niên công tác:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực đang công tác;

b) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch thanh tra viên;

c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;

d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên thuộc 01 trong 05 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức. Đối với công chức công tác tại các địa phương ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có sử dụng tiếng dân tộc thiểu số phục vụ trực tiếp cho công tác thì được thay thế chứng chỉ ngoại ngữ bằng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan thanh tra nơi công chức đó công tác xác nhận;

đ) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng hoặc có chứng chỉ tin học văn phòng;

e) Có thời gian ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự, thử việc).

Trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra viên."

Với câu hỏi của bạn rằng hiện nay bạn đang ở ngạch kiểm tra viên của Đảng, nay chuyển về thanh tra nhà nước có được chuyển sang ngạch thanh tra viên hay không thì hiện nay vẫn chưa có một quy định của pháp luật nào quy định ngạch kiểm tra viên của Đảng chuyển về thanh tra nhà nước sẽ được chuyển sang ngạch thanh tra viên.Mà để được chuyển sang ngạch thanh tra viên ban bắt buộc phải đáp ứng được các điều kiện về năng lực, trình độ, thâm niên công tác,..và các điều kiện khác được quy định tại Điều 32 Luật thanh tra 2010 và Điều 6 Nghị định 97/2011/NĐ-CP nêu trên.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Ngạch Thanh Tra Viên Chính