Tiêu Chuẩn Nối Thép Trong Xây Dựng Mọi Người Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Mỗi một công trình xây dựng đều tồn tại vật liệu cốt thép, bởi nó quyết định đến khả năng chống chịu lực của bất cứ một cấu kiện kết cấu nào đó. Chính vì thế, yêu cầu bắt buộc phải liên quan đến sản xuất, quá trình vận chuyển cũng như lắp đặt thanh thép sao cho đạt tiêu chuẩn nhất định.
Thực tế cho thấy, chiều dài của thép luôn ngắn hơn so với chiều dài của kết cấu công trình. Vì thế, khi thực hiện thi công công trình đều phải áp dụng phương pháp nối thép để đảm bảo chất lượng như mong muốn. Vậy đâu là tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng tốt nhất và hiệu quả nhất? Câu trả lời được bật mí qua bài viết sau.
- Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng chuẩn
- Quy định nối thép dầm
- Quy định nối thép cột
- Quy định nối thép sàn
- Những phương pháp nối thép trong xây dựng
- Phương pháp nối thép hàn điện
- Phương pháp hàn thủ công
- Những điều chú ý khi nối thép thép cột
Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng chuẩn
Ngoài cung cấp bảng giá thép xây dựng các loại thì chúng tôi luôn chia sẻ những thông tin bổ ích về các vấn đề, thông tin mới nhất tới mọi người. Còn dưới đây sẽ là tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng theo như tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453 – 1995 như sau:
Quy định nối thép dầm
Nếu như vận dụng phương pháp nối buộc cách truyền thống cho cốt thép thì lúc này:
– Thép có gờ phải đảm bảo cùng mặt cắt không được nối quá con số 50% lượng thép.
– Tuyệt đối không được nối thép tại các vị trí chịu trọng lực lớn và những vị trí uốn cong khác. Những vị trí chịu lực lớn như thép giữa nhịp – thép dưới, thép gối – thép trên là nơi phải chịu áp lực cao trong dầm. Vì thế, không thực hiện việc nối thép tại những vị trí này để tránh việc bị tuột mối cực kỳ nguy hiểm.
Quy định nối thép cột
Đối với những thép có gờ thì mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
Ngay tại vị trí phải chịu lực lớn và những vị trí cần uốn cong không được phép nối thép.
Tại cột công trình dân dụng thì chân của cột nhà – vị trí sát mặt dầm và đầu cột – vị trí ở dưới cột dầm là 2 vị trí mà phải chịu lực lớn nhất. Do đó, không được phép thực hiện nối thép, nhằm tránh xa việc thép bị mất nối buộc.
Quy định nối thép sàn
Nối thép sàn về cơ bản tuân thủ theo quy định như việc nối thép dầm do sàn bê tông cốt thép bản chất giống y như những đoạn dầm. Lưu ý, không nên nối thép lại những điểm hay vùng mà chịu lực lớn.
Thí dụ: bản kê 4 cạnh nhớ là không nối thép dương, lớp thép mặt dưới sàn ở giữa của sàn và không nối thép âm của sàn, lớp thép trên mặt sàn – ngay nơi vị trí sát dầm.
Có thể bạn quan tâm: kinh nghiệm bố trí thép dầm
Những phương pháp nối thép trong xây dựng
Phương pháp nối thép hàn điện
Được đánh giá là phương pháp tiên tiến hiện đại nhất, áp dụng đối với cốt thép có đường kính > 16mm.
Tính đến hiện tại thì có 2 phương pháp nối thép hàn được áp dụng rộng rãi, bao gồm:
– Hàn hồ quang (sử dụng que hàn): Đây là phương pháp nối thép dùng một cực của nguồn điện lúc này sẽ nối trực tiếp với que hàn thông qua cặp hàn. Phương pháp này phụ thuộc phần lớn vào nhiều tay nghề thợ hàn, các mối hàn có chất lượng hay không? Liệu có khe nứt không sẽ tác động trực tiếp đến âm thanh rắn chắc và độ giòn.
– Hàn điện trở: Tận dụng nguyên lý khi có dòng điện đi qua vật dẫn thì nhiệt lượng sinh ra sẽ hoàn toàn tỷ lệ với điện trở và bình phương cường độ dòng điện đó. Nhằm tạo ra điện trở thì mối hàn ở giữa 2 mác thép sẽ phải cách nhau khoảng 1 khe hở tương đối nhỏ. Ngay tại đây, sẽ mở ra một nhiệt lượng lớn với mục đích đốt cháy vật hàn. Khi dòng điện ngắt sẽ ép chặt 2 vật hàn lại với nhau. Áp dụng phương pháp nối thép trong xây dựng này, giúp cho năng suất tăng lên gấp từ 3 đến 4 lần so với phương pháp hàn hồ quang, đồng thời tiết kiệm chi phí cao.
Phương pháp hàn thủ công
Đánh giá khá đơn giản và thuận lợi vì thực hiện ngay tại công trình. Các bước thực hiện trong quá trình vận dụng phương pháp nối thép hàn thủ công này nhanh gọn, dễ thực hiện. Chỉ cần chồng 2 đầu thanh thép nối lên nhau, tiếp theo dùng thép mềm có đường kính 1mm buộc lại chặt với nhau là xong.
Phương pháp phù hợp khi sử dụng thép ở cường độ cao mà chả cần phải thực hiện phương pháp nối hàn nào cả.
Những điều chú ý khi nối thép thép cột
Bên cạnh việc tuân thủ tiêu chuẩn nối thép ở trên, chúng ta cần phải chú ý đến một số vấn đề cơ bản sau:
– Thép cơ gờ thì trên cùng 1 mặt cắt không được nối quá mức cho phép 50% lượng thép.
– Không được phép nối thép tại những vị trí nào mà trọng lực cao và cả chỗ uốn cong.
– Tại nơi cột của công trình dân dụng, bạn nhớ không được nối thép ngay chỗ chân cột nhà – vị trí sát mặt dầm và đầu cột – vị trí mặt dầm. Đây là 2 vị trí chịu lực khá lớn nên không được thực hiện nối thép, nhằm tránh việc thép bị tuột ra khỏi, sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng về sau của công trình.
Trên đây là một số tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng mà tất cả chủ đầu tư hay chủ thầu nên lưu ý. Để hiểu rõ hơn và biết thêm nhiều thông tin trong ngành xây dựng, bạn hãy liên hệ với Tôn Thép MTP, chúng tôi liên tục cập nhật những vấn đề mới nhất mỗi ngày.
Địa chỉ: 30 quốc lộ 22 ( ngã tư trung chánh – an sương ), xã Bà Điểm, Hóc Môn, Tphcm
SĐT: 0933.665.222
Email: thepmtp@gmail.com
Rate this postTừ khóa » Tiêu Chuẩn Nối Hàn Thép Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Nối Thép Trong Xây Dựng Mà Bạn Cần Biết
-
Tiêu Chuẩn Hàn Nối Thép Trong Xây Dựng (CHUẨN 2022) - Mecsu Blog
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9392:2012
-
Tiêu Chuẩn Nối Thép Trong Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Nối Thép Trong Xây Dựng
-
TIÊU CHUẨN HÀN TCVN, THÉP CỐT BÊ TÔNG,HÀN HỒ QUANG
-
TIÊU CHUẨN HÀN TCVN, THÉP CỐT BÊ TÔNG,HÀN HỒ QUANG
-
Chiều Dài Mối Nối Hàn Cốt Thép - Bird Fest
-
Chiều Dài Mối Nối Hàn Cốt Thép
-
TCVN 9392:2012 - Thép Cốt Bê Tông - Hàn Hồ Quang
-
Cách Hàn Nối Thép Cột đạt Tiêu Chuẩn Trong Xây Dựng - Vattuvina
-
Chiều Dài Mối Nối Hàn Cốt Thép - Nhadepqueta
-
Thi Công Xây Dựng_Bài 44: Các Phương Pháp Hàn, Nối Cốt Thép