Tiêu Chuẩn Nối Thép Trong Xây Dựng Những điều Bạn Phải Biết

Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng vô cùng quan trọng bởi bê tông cốt thép chính là kết cấu chủ đạo. Cốt thép đóng vai trò quan trọng nhất quyết định tới khả năng chịu lực của một cấu kiện kết cấu. Tuy nhiên, vì một số lý do nhất định trong sản xuất, vận chuyển và lắp đặt cốt thép mà các thanh thép cốt bê tông luôn bị khống chế về chiều dài nên nhiều khi chiều dài ngắn hơn chiều dài của kết cấu. Do đó, việc nối các thanh cốt thép xảy ra trong mọi công trình xây dựng. Để có thể nắm được các tiêu chuẩn trong nối thép bạn nên tham khảo ngay bài viết này.

Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

Tại sao phải nối thép trong xây dựng?

Trong xây dựng cốt thép đóng vai trò quan trọng bởi bê tông có khả năng chịu lực nén tuy nhiên khả năng chống được lực kéo và lực lực cắt của bê tông rất kém. Còn cốt thép trong bê tông là tăng cường khả năng chịu lực kéo. Vì vậy mà trong xây dựng người ta phân loại ra các dạng kết cấu bê tông theo các vai trò như sau:

Thứ nhất, cốt thép chịu lực: các cấu kiện hay bị uốn xuống như dầm nhà thường cần có cốt thép chịu lực để dầm có thể thẳng đứng và không bị tác động bởi lực kéo xuống.

Thứ hai, cốt thép phân phối: cốt thép này dùng để phân phối đều các tải trọng trên sàn, định vị các cốt thép chịu lực.

Thứ ba, cốt thép đai: cốt thép này có vai trò như một chân trụ cố định để đảm bảo các cấu kiện không bị di chuyển cố định ở một vị trí.

Thứ tư, cốt thép cấu tạo: nó có vai trò giữ các thanh thép chịu lực để tăng tính ổn định của kết cấu và lam cho khung thép thành một bộ khung chắc chắn,

Vì vậy, có thể thấy vai trò quan trọng không thể thay thế của thép trong xây dựng tuy nhiên việc nối các thanh thép là không thể tránh khỏi trong xây dựng bởi độ dài các thanh thép luôn bị khống chế ngắn hơn chiều dài của kết cấu như: việc hạn chế chiều dài các thanh thép để thuận lợi trong quá trình vận chuyển, dễ di chuyển trong quá trình xây dựng, cấu kiện kết cấu các công trình dài nên phải nói nhiều thanh thép với nhau,…

Một số tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng nhất định phải nắm rõ

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 đối với kết cấu bê tông, bê tông toàn khối – quy phạm thi công, nghiệm thu thì các tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng được quy định sau:

Quy định đối với nối thép dầm

Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng 2

Trong xây dựng sử dụng phương pháp nối buộc truyền thống cho các loại cốt thép thì phải tuân theo các điều kiện sau:

Đối với thép có gờ phải đảm bảo được cùng một mặt cắt và không được nối quá 50% lượng thép.

Không được nối thép ở những vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong. Một số vị trí chịu lực lớn như: các vị trí như thép gối – thép trên hoặc thép giữa nhịp – thép dưới đây chính là những vị trí phải chịu lực lớn nhất trong dầm vì vậy không được nối thép ở các vị trí này để tránh bị tuột mối nối việc bị tuột mối nối trong nối thép rất nguy hiểm ảnh lơn đến chất lượng công trình. 

Quy định đối với nối thép cột

Cốt thép phần đảm bảo độ vững chắc và an toàn của công trình xây dựng. Vì vậy khi thiết kế phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn nối thép cột. (Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 1991 “Kết cầu bê tông cốt thép”, TCVN 1651 : 1985 “Thép cốt bê tông”)

Trong trường hợp công trình sử dụng sản phẩm thép nhập khẩu thì nên có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo, cần lấy mẫu sản phẩm để thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197 : 1985 và TCVN 198 : 1985.

Đối với thép có gờ khi nối thép thì ở cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.

Cũng giống như quy định đối với nối thép dầm thì tại những vị trí chịu lực lớn và những vị trí cần uốn cong sẽ không được nối thép.

Đối với các công trình dân dụng tại vị trí cột công trình thì chân cột nhà và đầu cột là hai vị trí chịu lực lớn nhất của cả căn nhà nên không được thực hiện nối thép cột để tránh việc thép bị tuột nối buộc.

Quy định đối với nối thép sàn

Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng 1

Đối với sàn bê tông cốt thép về bản chất tính toán là bản dầm ( cắt sàn thành những đoạn dầm 1m để tính). Vì vậy quy định nối thép sàn cũng giống như các quy định đối với nối thép dầm bởi vì sàn bê tông cốt thép có bản chất giống như các đoạn dầm, vậy nên cần tuân thủ theo các quy định sau: 

Đối với bản kê bốn cạnh thì không nối thép dương (lớp thép mặt dưới sàn) ở vị trí giữa sàn và không được nối thép âm sàn ( chính là lớp thép mặt trên sàn)ở nơi vị trí sát dầm.

Đối với bản ngàm (ô văng, sênô) thì không nối thép âm ở mặt trên sàn.

 Không nối thép tại những điểm phải chịu lực lớn và các vị trí thép phải uốn cong để đảm bảo được độ an toàn nhất định trong xây dựng.

Như vậy, bài viết đã đưa ra các tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng đối với từng cấu kiện kết cấu một. Trong xây dựng việc nối thép phải đảm bảo theo những tiêu chuẩn nhất định bởi mỗi công trình có thể có các cách xây dựng theo những tiêu chuẩn khác nhau mỗi giai đoạn trong xây dựng lại đòi hỏi những kết cấu khác nhau ở mỗi kết cấu khi nối thép sẽ phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn chung và đảm bảo từng tiêu chuẩn riêng. 

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Buộc Thép Sàn