Tiêu Chuẩn Nước ăn Uống Sinh Hoạt Như Thế Nào?

Nước ăn uống, sinh hoạt hàng ngày hiện nay đạt chuẩn chất lượng an toàn sử dụng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy nước sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt được Bộ Y Tế quy định như thế nào? Cùng Long Phú tìm hiểu thông tin qua bài viết này.

Thông tin về tiêu chuẩn nước ăn uống, sinh hoạt Bộ Y Tế ban hành

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT được ban hành lần lượt theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT và Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tiêu chuẩn chung của nước sử dụng trong sinh hoạt

Theo QCVN nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT: Bộ Y Tế có những tiêu chuẩn nước sinh hoạt riêng đối với việc khai thác sử dụng nước hộ gia đình và khai thác mục đích kinh doanh. Nước cấp cho sinh hoạt phải đảm bảo các chỉ số, hàm lượng khoáng chất, hóa chất trong nước đúng với các thông số sau mới đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt an toàn.

TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn

tối đa cho phép

Phương pháp thử Mức độ giám sát
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15 TCVN 6185 – 1996(ISO 7887 – 1985) hoặc SMEWW 2120 A
2 Mùi vị(*) Không có mùi vị lạ Không có mùi vị lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
3 Độ đục(*) NTU 5 5 TCVN 6184 – 1996(ISO 7027 – 1990)

hoặc SMEWW 2130 B

A
4 Clo dư mg/l Trong khoảng  0,3-0,5 SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A
5 pH(*) Trong khoảng 6,0 – 8,5 Trong khoảng 6,0 – 8,5 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3 SMEWW 4500 – NH3 C hoặcSMEWW 4500 – NH3 D A
7 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)(*) mg/l 0,5 0,5 TCVN 6177 – 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe B
8 Chỉ  số Pecmanganat mg/l 4 4 TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 TCVN6194 – 1996(ISO 9297 – 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl– D A
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 TCVN 6195 – 1996(ISO10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F– B
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B
13 Coliform tổng số Vi khuẩn/ 100ml 50 150 TCVN 6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 A
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt Vi khuẩn/ 100ml 0 20 TCVN6187 – 1,2:1996(ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222

Có thể lấy mẫu nước sinh hoạt đến các trung tâm kiểm nghiệm chất lượng nước để biết rõ hơn về nguồn nước đang sử dụng, từ đó tìm kiếm giải pháp xử lí phù hợp nếu nước chưa đạt chuẩn an toàn sử dụng.

Tiêu chuẩn của nước uống trực tiếp

Mỗi quốc gia, khu vực lại có những tiêu chuẩn nước uống khác nhau. Việt Nam cũng có tiêu chuẩn riêng và các tiêu chuẩn này được đánh giá đạt chuẩn bởi Bộ Y Tế. Theo công văn về tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của bộ y tế (QCVN 6-1:2010/BYT), bao gồm những tiêu chuẩn đánh giá nguồn nước gia đình đang dùng có thực sự tốt cho sức khỏe hay không.

Với mức độ ô nhiễm nguồn nước tăng dần như hiện nay (nước thải công nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu,..). Nguồn nước sạch không thể đánh giá toàn diện bằng mắt thường vì trong nước có rất nhiều tạp chất cũng như vi khuẩn mà mắt thường chúng ta không thể thấy, nó gây ảnh hưởng trực tiếp về lâu về dài cho sức khỏe của của người sử dụng. Chính vì vậy, cần nắm được các tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y Tế đã quy định để đảm bảo cho sức khỏe của chính gia đình bạn.

Một số yếu tố tiêu chuẩn chung về nước uống trực tiếp

Nhiều công ty, xí nghiệp, mỗi ngày tiêu thụ hết lượng nước uống cực lớn. Vì thế mới chọn giải pháp kiểm định toàn bộ tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y Tế mà thôi, vì có hơn 30 tiêu chí đánh giá nước uống trực tiếp đạt chuẩn, nên nếu tiến hành xét nghiệm sẽ tốn kém chi phí rất cao. Với các hộ gia đình nếu muốn kiểm tra chất lượng nước chỉ cần kiểm tra các tiêu chuẩn sau đây:

  • Màu sắc: giới hạn cho phép là 15 TCU >> phương pháp thử ISO 7887 – 1985
  • Mùi vị: không có mùi lạ >> thử bằng cảm nhận hoặc SMEWW 2150 B
  • Clo dư: giới hạn cho phép từ 0,3 – 0,5 >> phương pháp thử SMEWW 4500 CI
  • Độ đục: tối đa là 5 NTU >> phương pháp TCVN 6184 – 1996
  • Nồng độ PH: giới hạn khoảng 6 – 8,5 >> TCVN 6492 – 1999
  • Hàm lượng Amon: giới hạn 3mg/l >> thử SMEWW 4500 – NH3D
  • Hàm lượng FE (Fe2+, Fe3+): giới hạn là 0,5 mg/l >> thử bằng cách SMEWW 3500 Fe
  • Hàm lượng clo kết tủa: giới hạn 300 mg/l >> phương pháp TCVN 6194 – 1996
  • Hàm lượng Florua: giới hạn không quá 1.5 mg/l >> phương pháp áp dụng là TCVN 6195 – 1996
  • Hàm lượng Asen: không vượt 0.01 mg/l >> phương pháp TCVN 6626 – 2000

>>Tham khảo: Chỉ số TDS của nước

Đối với tiêu chuẩn về nước uống trực tiếp được quy định khắt khe đối với các đơn vị cung cấp máy lọc nước uống trực tiếp bằng công nghệ RO, Nano,… phải đảm bảo tiêu chuẩn về các chỉ số trước khi được đưa đến tay người sử dụng.

Tiêu chuẩn của nước sinh hoạt ăn uống
Chỉ số đo TDS phản ánh chất lượng nguồn nước cho phép sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống

Qua bài viết này, Long Phú mong rằng sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích cho mọi người về các tiêu chuẩn quy định về nước ăn uống, sinh hoạt của Bộ Y Tế. Quý khách hàng quan tâm đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt, ăn uống vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp từ đội ngũ kĩ thuật có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xử lý nước. Xin cảm ơn!

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nước An Uống Sinh Hoạt