Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Của Bộ Y Tế | The Water MAN
Có thể bạn quan tâm
Nước sinh hoạt có thể xem là nguồn năng lượng thiết yếu cho chúng ta mỗi ngày. Tắm, giặt, ăn, uống đều cần nguồn nước này. Nên việc đánh giá tiêu chuẩn nước sinh hoạt trở nên quan trọng và cấp thiết vì mức độ ô nhiễm nước có xu hướng tăng lên.
Đừng đợi khi nước sinh hoạt trong gia đình bạn có những bất thường về màu và mùi, khi đó là quá trễ rồi.
Vì sao nên đề ra tiêu chuẩn nước sinh hoạt
Ô nhiễm nrước trở thành cụm từ phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Số liệu thực tế cảnh báo số ca bệnh liên quan đến ô nhiễm nước tăng lên mỗi ngày. Tính riêng Việt Nam, mỗi năm nước ta có khoảng 9 nghìn người tử vong liên quan đến chất lượng nguồn nước. Làng ung thư cũng từ đấy mà ra.
Tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt là điều mà nhiều người đang quan tâm. Một nguồn nước đạt chuẩn phải là nguồn nước đảm bảo cá thành phần chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế.
Sau khi có tiêu chuẩn, việc kiểm tra chất lượng nguồn nước trở thành việc cần làm. Trường hợp xấu là phát hiện nước bị ô nhiễm thì việc ngưng sử dụng và báo cáo với cơ quan chức năng để tìm phương pháp thay thế an toàn hơn.
Chất lượng nước sinh hoạt sẽ được đánh giá thông qua nhiều đặc tính từ vật lý, hóa học, sinh hoạt, phóng xạ và nhiều yếu tố khác nữa. Nước gia đình bạn đang dùng thực sự sạch hay không thì việc phân biệt chúng bằng mắt thường hoàn toàn thiếu cơ sở.
Các tiêu chuẩn nước sạch của Bộ Y tế
Xuất phát từ việc bảo vệ sức khỏe của người sử dụng, Bộ Y tế chính thức đưa ra những thông tư liên quan đến tiêu chuẩn nước sạch. Cụ thể:
Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 02 2009/BYT
Tiêu chuẩn này áp dụng với nước sinh hoạt dùng trong những sinh hoạt thông thường cả chế biến thực phẩm tại những cơ sở chế biến.
Đối tượng áp dụng bao gồm các tổ chức, cá nhân, cơ quan, hộ kinh doanh. Trong đó, bao gồm cả những cơ sở tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất 1000m3/ngày đêm trở lên.
Tiêu chuẩn nước sạch QCVN 01 2009/BYT
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mục đích ăn uống, nấu nướng thông thường, gọi tắt là nước ăn uống.
Đối tượng áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).
Tiêu chuẩn nước sinh hoạt 6-1:2010/BYT
Áp dụng đối với nguồn nước dùng để uống trực tiếp.
Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn là nguồn nước máy thành phố (109 chỉ tiêu), mỗi chỉ tiêu đều có mức đánh giá một cách cụ thể.
Bên cạnh đó, thông tư 41/2018/tt-byt cũng đã được ban hành để bổ sung những quy chuẩn giám sát chất lượng nước sử dụng trong mục đích sinh hoạt.
Thông số đánh giá chất lượng nước sinh hoạt
Cụ thể, QCVN 01:2009/BYT đã chỉ rõ các thông số đánh giá chất lượng nước sạch sinh hoạt gia đình như sau:
STT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Thông số |
1 | Tiêu chuẩn nước sạch về màu sắc | CTU | 15 |
2 | Mùi vị | – | Không có mùi, vị lạ |
3 | Độ đục | NTU | 2 |
4 | Chỉ tiêu nước sinh hoạt pH | – | 6,5 – 8,5 |
5 | Độ cứng (tính theo CaCO3) | mg/l | 300 |
6 | Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho bệnh viện về tổng chất rắn hòa tan TDS | mg/l | 1000 |
7 | Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Việt Nam về lượng Amoni | mg/l | 3 |
8 | Asen | mg/l | 0.01 |
9 | Cadimi | mg/l | 0.003 |
10 | Crom | mg/l | 0.05 |
11 | Xyanua | mg/l | 0.07 |
12 | Flo | mg/l | 1.5 |
13 | Tiêu chuẩn nước sinh hoạt về lượng sắt tổng | mg/l | 0.3 |
14 | Mangan (Mn) | mg/l | 0.3 |
15 | Nitrat | mg/l | 50 |
16 | Tiêu chuẩn nước sạch sinh hoạt trên đầu người về lượng nitrit | mg/l | 3 |
17 | Tiêu chuẩn nước sinh hoạt về lượng Natri | mg/l | 200 |
18 | Đồng tổng (Cu) | mg/l | 1 |
19 | Niken | mg/l | 0.02 |
21 | Tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất về lượng kẽm trong nước | mg/l | 3 |
21 | Sunfat | mg/l | 250 |
Làm thế nào để nước sinh hoạt luôn đảm bảo chất lượng? Trên đây là những tiêu chuẩn nước sinh hoạt được cơ quan chức năng đưa ra. Đây cũng là cơ sở đánh giá và kiểm tra chất lượng nguồn nước bạn đang sử dụng mỗi ngày, là cơ sở xác định tiêu chuẩn xây dựng hệ thống cấp nước.
Chất lượng nước sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta. Tốt nhất, gia đình bạn nên kiểm định chất lượng nước định kỳ 6 tháng/lần. Trong quá trình sử dụng, tập quan sát và kịp thời phát hiện những bất thường cũng là cách bạn quan tâm sức khỏe chính bản thân vậy.
Nước sinh hoạt được chuyển về từ hệ thống cấp nước có thể đã được loại bỏ tạp chất gây hại. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, bảo quản khả năng tái khuẩn không nước hoàn toàn có thể xảy ra.
Một mẹo nhỏ nữa trong quá trình bảo quản nước tại gia đình bạn chính là đóng bình nhựa hoặc bình inox. Hãy chú ý việc làm sạch và vệ sinh những đồ dùng chứa nước định kỳ nhé.
Kết luận
Yêu thương gia đình có nhiều cách để thực hiện. Kịp thời phát hiện những bất thường và kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt định kì là hai trong nhiều cách để thể hiện tình yêu đó. Nhớ lưu bảng thông số đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ở trên nhé cả nhà!
>>> Đọc thêm: 5 dấu hiệu nhận biết nước sinh hoạt ô nhiễm, ngừng sử dụng ngay không gặp họa
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Của Bộ Y Tế
-
Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Mới Nhất Từ Bộ Y Tế Bạn Cần Biết
-
Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Cấp Nước Trong Nhà Mới NHẤT
-
3 Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Mới Nhất Của Bộ Y Tế Bạn Cần Biết
-
Thông Tư 41/2018/TT-BYT Ban Hành Quy Chuẩn Về Chất Lượng Nước ...
-
[PDF] Qcvn 01-1:2018/byt Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Chất Lượng
-
Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Mới Về Chất Lượng Nước Sạch Sử Dụng ...
-
Các Tiêu Chuẩn Nước Sạch Sinh Hoạt Của Bộ Y Tế Việt Nam
-
Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Sinh Hoạt Mới Nhất 2021
-
Quy Chuẩn Nước Sinh Hoạt QCVN 01-1:2018/BYT Và QCVN 02:2009 ...
-
Chỉ Tiêu Quan Trọng Nhất Trong Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt
-
Quy Chuẩn Nước Sinh Hoạt, Ăn Uống Theo Bộ Y TẾ [Update 2020]
-
Tìm Hiểu 3 Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Theo Quy định Của Bộ Y Tế
-
Tiêu Chuẩn Nước Sinh Hoạt Mới Nhất Hiện Nay
-
[PDF] QCVN 02: 2009/BYT QUY CHUẨN K THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT ...