Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 4732:2016 Về Đá ốp, Lát Tự Nhiên

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4732:2016

ĐÁ ỐP, LÁT TỰ NHIÊN

Natural stone facing slabs

Lời nói đầu

TCVN 4732:2016 thay thế TCVN 4732:2007.

TCVN 4732:2016 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

ĐÁ ỐP, LÁT TỰ NHIÊN

Natural stone facing slabs

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tấm đá được gia công t đá khối thiên nhiên thuộc nhóm đá granit, đá thạch anh, đá hoa (đá marble), đá vôi, đá phiến và nhóm khác, dùng để ốp và lát các công trình xây dựng.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6415-3:2005 (ISO 10545-3:1995), Gạch gốm ốp lát - Phương pháp th - Phn 3: Xác định độ hút nước, độ xp biểu kiến, khối lượng riêng tương đối, khối lượng thể tích;

TCVN 6415-4:2005 (ISO 10545-4:2004), Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ bền uốn và lực uốn gy;

TCVN 2101:2008 (ISO 2813:1994), Sơn và vecni - Xác định độ bóng phản quang của màng sơn không chứa kim loại ở góc 20 độ, 60 độ và 85 độ.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Nhóm đá granit(Group of granite)

Đá núi lửa có hạt tinh th nhìn rõ, màu từ hồng đến sáng hoặc xám đậm, gồm chủ yếu thành phần khoáng quartz, fenspat và một vài loại khác, cấu trúc đặc trưng đồng nhất hoặc pha tạp gneis và pofirit. Một vài loại đá núi la hạt màu đen cũng được xếp vào nhóm này.

Gồm các loại đá như: granit, xienit, permatit, gabro, diorit, tonalit, labradorit, anorthosit, granodiorit, andesit...

3.2

Nhóm đá thạch anh (Group of quartz)

Gồm các loại đá: cát kết (sandstone), cát kết thạch anh (quartzitic sandstone), thạch anh (quartzite), đá lục (bluestone).

3.3

Nhóm đá hoa (Group of marble)

Đá có thành phần và cấu trúc khác nhau, từ đá cacbonat hoàn toàn đến đá chứa rất ít carbonat. Phần lớn đá hoa có cấu trúc sít đc và có các hạt tinh thể kích cỡ đến 5 mm. Tất cả các loại đá hoa đều có khả năng đánhbóng bề mặt.

Gồm các loại đá: đá hoa (marble), đá vôi hoa hóa (limestone marble), đá hoa mã não (onyx marble).

3.4

Nhóm đá vôi (Group of calcite)

Gồm các loại đá: đá vôi (limestone), cancarenit (calcarenite), đá vôi v(coquina), dolomit (dolomite) đá vôi vi tinh thể (microcrystalline limestone), đá vôi trứng cá (olitic limestone), đá vôi tái kết tinh (recrystallized limestone).

3.5

Nhóm đá phiến (Group of slate)

Gồm các loại đá: đá phiến (slate), đá phiến sét (shale).

3.6

Nhóm khác (Other group)

3.6.1

Serpentin (Serpentine)

Đá bao gồm phần lớn hoặc hoàn toàn serpentin (magnesi silicat ngậm nước), thông thường có màu xanh, nhưng cũng có màu hơi lục, đen, đ và các màu khác; thông thường đá có vệt canxit, dolomit hoặc magnesit (magnesi carbonat) hoặc kết hợp cả hai.

3.6.2

Travertin (Travertine)

Đá canxit kết tinh có nguồn gốc hóa học và có nhiều lỗ rỗng.

4 Phân loại, ký hiệu, hình dạng và kích thước cơ bản

4.1 Phân loại, ký hiệu

4.1.1 Theo nguồn gốc cu tạo địa chất, đá ốp, lát được phân loại như sau:

- Nhóm đá granit;

- Nhóm đá thạch anh;

- Nhóm đá hoa;

- Nhóm đá vôi;

- Nhóm đá phiến;

- Nhóm khác.

4.1.2Theo kích thước, đá ốp, lát được phân loại và ký hiệu như Bng 1:

- Loại I;

- Loại II.

4.1.3Theo tính chất cơ lý hóa, mỗi nhóm đá ốp, lát được phân loại và ký hiệu như sau:

- Nhóm đá thạch anh: I; II; III;

- Nhóm đá marble: I; II;

- Nhóm đá vôi: I; II; III;

- Nhóm khác: Serpentin (I và II) và Travertin.

4.1.4Theo mục đích sử dụng, đá ốp, lát được phân loại như sau:

a)Nội, ngoại thất:

- Nhóm đá phiến:

I: nội thất (la: uốn dọc thớ, lb: uốn ngang thớ);

II: ngoại tht (lla: uốn dọc thớ, llb: uốn ngang thở).

- Nhóm khác:

Serpentin (I: nội thất và II: ngoại thất);

Travertin.

b)Ốp, lát:

- Đá ốp;

- Đá lát.

4.2 Hình dạng và kích thước cơ bn

- Đá ốp, lát có dạng tấm mng, hình vuông, chữ nhật hoặc các hình khác. Bốn mặt cạnh được mài phng, mặt chính của tấm đá có thể phẳng hoặc được mài bóng.

- Kích thước cơ bản của các tấm đá được thể hiện Hình 1.

CHÚ DẪN:

a-Chiều dài

b - Chiều rộng

d - Chiều dày

Hình 1 - Kích thước cơ bản

5 Yêu cầu kỹ thuật

5.1 Kích thước danh nghĩa của tấm đá được quy định theo Bng 1.

Bảng 1 - Kích thước danh nghĩa

Đơn vị tính bằng milimét

Loại

Kích thước danh nghĩa

Chiều dài và chiều rộng

Chiều dày

I

600

Nhỏ hơn 12 mm

Từ 12 đến dưới 30 mm

Từ 30 mm

II

<600

CHÚ THÍCH:

Các tm đá có kích thước và hình dạng khác, được sản xuất theo thỏa thuận của khách hàng.

5.2 Sai lệch kích thước và khuyết tật ngoại quan phải phù hợp với quy định Bng 2.

Bảng 2 - Sai lệch kích thước và khuyết tật ngoại quan

Tên chỉ tiêu

Mức

Loại I

Loại II

1. Sai lệch chiều dài, chiều rộng, mm, không lớn hơn1)

±1,5

± 1

2. Sai lệch chiều dày, mm, không lớn hơn

- Đối với chiều dày tấm đá dưới 12 mm

+ 0,5

- Đối với chiều dày tấm đá từ 12 mm đến dưới 30 mm

+ 1,5

+ 1

- Đối với chiều dày tm đá từ 30 mm

±2

±1,5

3. Sai lệch độ vuông góc của bề mặt cạnh, so với kích thước đo, %, không lớn hơn 1)

+ 0,2

4. Độ phẳng mặt theo 1 m chiều dài, mm, không lớn hơn1)

±1

5. Sứt mép dạng dăm cạnh, chiều sâu vết sứt không quá 5 mm

- Số lượng vết sứt, vết/ tấm đá, không lớn hơn

3

2

- Chiều dài vết st, mm, không lớn hơn

4

3

6. Sứt góc trên bề mặt chính

- Số lượng, vết/ tấm đá, không lớn hơn

1

Không cho phép

- Chiều dài vết sứt, mm, không lớn hơn

3

Không cho phép

7. Độ bóng bề mặt2)

-

CHÚ THÍCH:

1)Không áp dụng cho các sản phẩm có cạnh uốn, góc không vuông, bề mặt không phẳng;

2)Không áp dụng cho sản phẩm không mài bóng. Giá trị độ bóng theo công bố của nhà sản xuất

Từ khóa » định Mức Lát đá Granite