Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 5687:2010 Hệ Thống điều Hòa Không Khí

TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THÔNG GIÓ - HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (Ventilation-air conditioning Design standards)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này được áp dụng khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió - điều hòa không khí (TG-ĐHKK) cho các công trình kiến trúc nhà ở, công trình công cộng và công trình công nghiệp.

1.2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại công trình và hệ thống sau đây:

- Hệ thống thông gió - điều hòa không khí cho hầm trú ẩn; cho công trình có chứa và sử dụng chất phóng xạ, chất cháy nổ, có nguồn phát xạ ion; cho hầm mỏ;

- Hệ thống làm nóng, làm lạnh và xử lý bụi chuyên dụng, các hệ thống thiết bị công nghệ và thiết bị điện, các hệ thống vận chuyển bằng khí nén;

- Hệ thống sưởi ấm trung tâm bằng nước nóng hoặc hơi nước.

1.3. Khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống nói trên còn cần phải bảo đảm các yêu cầu nêu trong các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

3. Quy định chung về hệ thống thông gió - điều hòa không khí

3.1. Khi thiết kế thông gió - điều hòa không khí phải nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật, kể cả các giải pháp tổ hợp giữa công nghệ và kết cấu kiến trúc

3.2. Khi thiết kế cải tạo và lắp đặt lại thiết bị cho các công trình nhà công nghiệp, nhà công cộng và nhà hành chính- sinh hoạt phải tận dụng các hệ thống điều hòa không khí hiện có trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật nếu chúng đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn.

3.3. Thiết bị thông gió - điều hòa không khí, các loại đường ống lắp đặt trong các phòng có môi trường ăn mòn hoặc dùng để vận chuyển môi chất có tính ăn mòn phải được chế tạo từ vật liệu chống ăn mòn hoặc được phủ bề mặt bằng lớp sơn chống rỉ.

3.4. Phải có lớp cách nhiệt trên các bề mặt nóng của thiết bị thông gió - điều hòa không khí để đề phòng khả năng gây cháy các loại khí, hơi, sol khí, bụi có thể có trong phòng với yêu cầu nhiệt độ mặt ngoài của lớp cách nhiệt phải thấp hơn 20% nhiệt độ bốc cháy của các loại khí, hơi... nêu trên.

3.5. Cấu tạo lớp bảo ôn đường ống dẫn không khí lạnh và dẫn nước nóng/lạnh phải được thiết kế và lắp đặt như quy định trong 8.2 và 8.3 của TCXD 232:1999 .

3.6. Các thiết bị thông gió - điều hòa không khí phi tiêu chuẩn, đường ống dẫn không khí và vật liệu bảo ôn phải được chế tạo từ những vật liệu được phép dùng trong xây dựng.

4. Các điều kiện tính toán

4.1. Thông s tính toán (TSTT) của không khí trong phòng

4.1.1. Khi thiết kế điều hòa không khí (ĐHKK) nhằm đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt cho cơ thể con người, TSTT của không khí trong phòng phải lấy theo Phụ lục A tùy thuộc vào trạng thái nghỉ ngơi tĩnh tại hay lao động ở các mức nhẹ, vừa hoặc nặng.

4.1.2. Đối với thông gió tự nhiên và cơ khí, về mùa hè nhiệt độ tính toán của không khí bên trong phòng không được vượt quá 3 °C so với nhiệt độ cao nhất trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm. Về mùa đông nhiệt độ tính toán của không khí bên trong phòng có thể lấy theo Phụ lục A.

4.1.3. Trường hợp thông gió tự nhiên hoặc cơ khí nếu không đảm bảo được điều kiện tiện nghi nhiệt theo Phụ lục A thì để bù vào độ gia tăng nhiệt độ của môi trường cần tăng vận tốc chuyển động của không khí để giữ được chỉ tiêu cảm giác nhiệt trong phạm vi cho phép, ứng với mỗi 1°C tăng nhiệt độ cần tăng thêm vận tốc gió từ 0,5 m/s đến 0,8 m/s, nhưng không nên vượt quá 1,5 m/s đối với nhà dân dụng và 2,5 m/s đối với nhà công nghiệp.

4.1.4. Nhiệt độ, độ ẩm tương đối, vận tốc gió và độ trong sạch của không khí bên trong các công trìnhchăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt và bảo quản nông sản phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng và công nghệ đối với những công trình nêu trên.

4.2. Thông số tính toán (TSTT) của không khí ngoài trời

4.2.1. TSTT của không khí ngoài trời (sau đây gọi tắt là TSTT bên ngoài) dùng để thiết kế thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí là nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất về mùa hè hoặc nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất về mùa đông trong năm

4.2.2. TSTT bên ngoài dùng để thiết kế điều hòa không khí cần được chọn theo số giờ m, tính theo đơn vị giờ trên năm, cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà hoặc theo hệ số bảo đảm Kbđ.

4.2.3. Trường hợp riêng biệt khi có cơ sở kinh tế - kỹ thuật xác đáng có thể chọn TSTT bên ngoài dùng để thiết kế điều hòa không khí theo số giờ cho phép không đảm bảo chế độ nhiệt ẩm bên trong nhà (m) bất kỳ, nhưng không được thấp hơn cấp III nêu trên.

4.3. Độ trong sạch của không khí xung quanh và không khí trong phòng

4.3.1. Nồng độ các chất khí độc hại và bụi trong không khí xung quanh phải tuân thủ theo TCVN 5937 : 2005 và TCVN 5938 : 2005 .

4.3.2. Nồng độ các chất khí độc hại và bụi trong không khí vùng làm việc của các phân xưởng sản xuất được lấy theo Phụ lục D (do Bộ Y tế ban hành năm 2002).

4.3.3. Nồng độ các chất độc hại trong không khí cấp vào nhà tại các miệng thổi gió phải nhỏ hơn hoặc bằng 30% nồng độ giới hạn cho phép bên trong nhà như quy định trong 4.3.2 đối với cơ sở sản xuất và phải bằng nồng độ cho phép của không khí xung quanh như quy định trong 4.3.1 đối với nhà ở và nhà công cộng.

4.3.4. Nồng độ giới hạn an toàn cháy nổ của các chất khí trong phòng phải được quy về điều kiện TSTT bên ngoài dùng cho thiết kế thông gió - điều hòa không khí và phù hợp với TCVN 3254:1989 và TCVN 5279:1990 .

5. Thông gió - điều hòa không khí (TG-ĐHKK)

5.1. Những chỉ dẫn chung

5.1.1. Cần tận dụng thông gió tự nhiên, thông gió xuyên phòng về mùa hètrongnhà công nghiệp,nhàcông cộng và nhà ở, đồng thời có biện pháp tránh gió lùa về mùa đông.

5.1.2. Đối với nhà nhiều tầng (có hoặc không có hệ thống điều hòa không khí) cần ưu tiên thiết kế ống đứng thoát khí cho bếp và khu vệ sinh riêng biệt với sức hút cơ khí (quạt hút). Khi nhà có chiều cao dưới 5 tầng có thể áp dụng hệ thống hút tự nhiên bằng áp suất nhiệt hoặc áp suất gió (chụp hút tự nhiên). Trường hợp không thể bố tríống đứng thoát khí lên trên mái nhà thì phải tuân thủ như quy định trong 5.6.2.

5.1.3. Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp có nhiệt thừa (phân xưởng nóng) cần được tính toán theo áp suất nhiệt ứng với chênh lệch nhiệt độ không khí bên trong và bên ngoài như quy định trong 4.1.2 và 4.2.1, có kể đến mức tăng nhiệt độ theo chiều cao của phân xưởng.

Khi tính toán thông gió tự nhiên cần kể đến tác động của thông gió cơ khí (nếu có).

5.1.4. Thông gió tự nhiên trong nhà công nghiệp không có nhiệt thừa (phân xưởng nguội) cần được tính toán theo tác động của gió. Vận tốc gió tính toán lấy theo vận tốc gió trung bình của tháng tiêu biểu mùa hè hoặc mùa đông trong QCXDVN 02:2008/BXD.

5.1.5. Thông gió cơ khí cần được áp dụng khi:

a) Các điều kiện vi khí hậu và độ trong sạch của không khí trong nhà khôngthểđạt được bằng thônggió tự nhiên;

b) Không thể tổ chức thông gió tự nhiên do gian phòng hoặc không gian kiến trúc nằm ở vị trí kín khuất, trong đó có các loại tầng hầm.

Có thể áp dụng biện pháp thông gió hỗn hợp, trong đó có sử dụng một phần sức đẩy tự nhiên để cấpvà thải gió.

5.1.6. Thông gió cơ khí không làm lạnh hoặc có xử lý làm lạnh không khí bằng các phương pháp đơn giản như dùng nước ngầm, làm lạnh đoạn nhiệt (phun nước tuần hoàn) cần được áp dụng cho cabincầu trục trong các phân xưởng sản xuất có nhiệt thừa lớn hơn 25 W/m2 hoặc khi có bức xạ nhiệt vớicường độ lớn hơn 140 W/m2.

5.1.7. Các phòng đệm của nhà sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B (xem TC-VN 2622 : 1995 -Phụ lục B) có tỏa hơi khí độc hại, cũng như các phòng có tỏa các chất độc hại loại 1 và loại 2 (xem Phụ lục E) phải được cấp gió tươi.

5.1.8. Thông gió cơ khí thổi-hút hoặc thông gió cơ khí hút cần được áp dụng cho các hố sâu 0,5 m trởlên, cũng như cho các mương kiểm tra được sử dụng thường xuyên hằng ngày trong các phòng sảnxuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B hoặc các phòng có tỏa khí, hơi, sol khí độc hại nặng hơnkhông khí.

5.1.9. Quạt trần và quạt cây được áp dụng bổ sung cho hệ thống thông gió thổi vào nhằm tăng vận tốc chuyển động của không khí về mùa nóng tại các vị trí làm việc hoặc trong các phòng

5.1.10. Miệng thổi hoa sen bằng không khí ngoài (gió tươi) tại các vị trí làm việc cố định cần được áp dụng

5.2. Các loại hệ thống thông gió-điều hòa không khí (TG-ĐHKK)

5.2.1. Hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK) cục bộ chủ yếu được sử dụng cho các căn hộ trong nhà ở,phòng ở khách sạn hoặc từng phòng làm việc riêng biệt của nhà hành chính - sinh hoạt, khi hệ số sửdụng đồng thời tương đối thấp.

5.2.2. Hệ thống điều hòa không khí trung tâm khí với bộ xử lý nhiệt ẩm AHU (Air Handling Unit) cần được áp dụng đối với các phòng có sứt chứa đông người như phòng họp, phòng khán giả nhà hát, rạp chiếu bóng v.v...

5.2.3. Các hệ thống điều hòa không khí trung tâm làm việc liên tục ngày-đêm và quanh năm phục vụ cho điều kiện tiện nghi vi khí hậu bên trong nhà phải được thiết kế với ít nhất 2 máy điều hòa không khí. Khi 1 máy gặp sự cố, máy còn lại phải đủ Khả năng bảo đảm điều kiện vi khí hậu bên trong nhà và không thấp hơn 50% lưu lượng trao đổi không khí.

5.2.4. Hệ thống TG chung và điều hòa không khí với lưu lượng điều chỉnh tự động phụ thuộc vào sự thay đổi của nhiệt thừa, ẩm thừa và lượng hơi khí độc hại cần được thiết kế trên cơ sở kinh tế - kỹ thuật xác đáng.

5.2.5. Các hệ thống thông gió - điều hòa không khí phải được thiết kế riêng biệt cho từng nhóm phòng có cấp nguy hiểm cháy nổ khác nhau khi chúng cùng nằm trong một khu vực phòng chống cháy nổ.

5.2.6. Có thể thiết kế hệ thống thông gió - điều hòa không khí chung cho các nhóm phòng

5.2.7. Có thể thiết kế hệ thống thông gió - điều hòa không khí chung cho tổ hợp một số phòng có công dụng khác nhau sau đây khi nhập các phòng thuộc nhóm khác có diện tích không lớn hơn 200 m2:

5.2.8. Hệ thống thông gió - điều hòa không khí riêng biệt cho một phòng được phép thiết kế khi có đủ cơ sở kinh tế - kỹ thuật.

5.2.9. Hệ thống hút cục bộ phải được thiết kế sao cho nồng độ các chất cháy nổ trong khí thải không vượt quá 50% giới hạn dưới của nồng độ bắt lửa ở nhiệt độ khí thải.

5.2.10. Hệ thống thông gió cơ khí thổi vào cho nhà công nghiệp làm việc trên 8 h hàng ngày ở những địa phương có mùa đông lạnh cần được thiết kế kết hợp với sưởi ấm bằng gió nóng.

5.2.11. Các hệ thống thông gió chung trong nhà công nghiệp, nhà hành chính - sinh hoạt không có điều kiện thông gió tự nhiên nhất là các tầng hầm, cần được thiết kế với ít nhất 2 quạt thổi và/hoặc 2 quạt hút với lưu lượng mỗi quạt không nhỏ hơn 50% lưu lượng thông gió.

5.2.12. Các hệ thống cục bộ hút thải khí độc hại loại 1 và 2 phải có 1 quạt dự phòng cho mỗi hệ thống hoặc cho từng nhóm 2 hệ thống nếu khi quạt ngừng hoạt động mà không thể dừng thiết bị công nghệ và nồng độ khí độc hại trong phòng có khả năng tăng cao hơn nồng độ cho phép trong ca làm việc.

5.2.13. Hệ thống thông gió cơ khí hút thải chung trong các phòng thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B phải được thiết kế với một quạt dự phòng (cho từng hệ thống hoặc cho một số hệ thống) có lưu lượng đảm bảo cho nồng độ hơi khí độc hại và bụi trong phòng không vượt quá 10% giới hạn dưới của nồng độ bắt lửa của các loại hơi khí đó,

5.2.14. Các hệ thống hút cục bộ để thải khí độc hại và các hỗn hợp dễ cháy nổ phải được thiết kế riêng biệt với hệ thống TG chung, như quy định trong 5.2.9.

5.2.15. Hệ thống thông gió hút chung trong các phòng thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ C, D, E có nhiệm vụ hút thải khí trong khu vực 5 m chung quanh thiết bị chứa chất cháy nổ, mà ởđó có khả năng hình thành hỗn hợp cháy nổ thì phải được thiết kế riêng biệt với các hệ thống TG khác của các phòng đó.

5.2.16. Hệ thống hoa sen không khí cấp gió vào các vị trí làm việc có bức xạ nhiệt cần được thiết kế riêng biệt với các hệ thống thông gió khác.

5.2.17. Hệ thống cấp không khí ngoài (gió tươi) vào một hoặc nhiều phòng đệm của các phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B phải được thiết kếriêng biệt với các hệ thống thông gió khác và phải có quạt dự phòng.

5.2.18. Các hệ thống hút cục bộ phải được thiết kế riêng biệt cho từng chất hoặc từng nhóm các chất hơi khí độc hại tỏa ra từ các thiết bị công nghệ nếu nhập chung chúng có thể tạo thành hỗn hợp cháy nổ hoặc hỗn hợp có tính độc hại cao hơn. Trong phần thiết kế công nghệ phải nêu rõ khả năng nhập chung các hệ thống hút cục bộ để hút thải các chất có khả năng cháy nổ hoặc độc hại vào cùng một hệ thống.

5.2.19. Hệ thống thông gió hút chung trong các phòng kho có tỏa hơi khí độc hại cần được thiết kế với sức hút cơ khí. Nếu các chất khí độc hại thuộc loại 3 và loại 4 (ít nguy hiểm) và nhẹ hơn không khí thì có thể áp dụng thông gió tự nhiên hoặc trang bị hệ thống thông gió cơ khí dự phòng có lưu lượng đảm bảo bội số trao đổi không khí yêu cầu và có bản điều khiển tại chỗ ngay tại cửa vào.

5.2.20. Hệ thống hút cục bộ đối với các chất cháy có khả năng lắng đọng hoặc ngưng tụ trên đường ống cũng nhưtrên thiết bị thông gió cần được thiết kế riêng biệt cho từng phòng hoặc từng đơn vị thiết bị.

5.2.21. Hệ thống thông gió hút thổi chung bằng cơ khí của gian phòng có thể đảm nhiệm việc thông gió cho các hố sâu hoặc mương Kiểm tra nằm trong phòng đó

5.3. Vị trí đặt cửa lấy không khí ngoài

5.3.1. Cửa lấy không khí ngoài của hệ thống thông gió cơ khí cũng như cửa sổ hoặc lỗ thông gió đểmở dùng cho thông gió tự nhiên phải được bố trí tại những vùng không có dấu hiệu ô nhiễm của không khí bên ngoài, đặc biệt là ô nhiễm mùi.

5.3.2. Mép dưới của cửa lấy không khí ngoài cho hệ thống thông gió cơ khí hoặc hệ thống điều hòa không khí phải nằm ở độ cao ≥ 2 m kể từ mặt đất

5.3.3. Cửa lấy không khí ngoài phải được lắp lưới chắn rác, chắn chuột bọ cũng như tấm chắn chống mưa hắt.

5.3.4. Cửa hoặc tháp lấy không khí ngoài có thể được đặt trên tường ngoài, trên mái nhà hoặc ngoài sân vườn và phải cách xa không dưới 5 m đối với cửa thải gió của nhà lân cận, của nhà bếp, phòng vệ sinh, gara ô tô, tháp làm mát, phòng máy

5.3.5. Không được thiết kế cửa lấy không khí ngoài chung cho các hệ thống thổi nếu chúng không được phép bố trí cùng trong một phòng.

5.4. Lưu lượng không khí ngoài theo yêu cầu vệ sinh, lưu lượng không khí thổi vào nói chung và không khí tuần hoàn

5.4.1. Lưu lượng không khí ngoài theo yêu cầu vệ sinh cho các phòng có điều hòa không khí tiện nghi phải được tính toán để pha loãng được các chất độc hại và mùi tỏa ra từ cơ thể con người khi hoạt động và từ đồ vật, trang thiết bị trong phòng. 

5.4.2. Đối với các phòng có thông gió cơ khí (không phải điều hòa không khí) lưu lượng không khí ngoài cũng được tính toán để bảo đảm nồng độ cho phép của các chất độc hại trong phòng, có kể đến yêu cầu bù vào lượng không khí hút thải ra ngoài của các hệ thống hút cục bộ nhằm mục đích tạo chênh lệch áp suất trong phòng theo hướng có lợi.

5.4.3. Lưu lượng không khí thổi vào (gió ngoài hoặc hỗn hợp gió ngoài và gió tuần hoàn- gió hòa trộn) phải được xác định bằng tính toán như quy định trong Phụ lục H và chọn trị số lớn nhất để bảo đảm yêu cầu vệ sinh và yêu cầu an toàn cháy nổ.

5.4.4. Lưu lượng không khí thổi vào các phòng đệm như quy định trong 5.1.7 và 5.2.17 phải được tính toán để bảo đảm áp suất dư 20 Pa trong phòng đệm so với áp suất trong phòng và không nhỏ hơn 250 m3/h.

5.4.5. Không được phép lấy không khí tuần hoàn

5.4.6. Không khí tuần hoàn chỉ được phép thực hiện trong phạm vi cho phép

5.4.7. Hệ thống tuần hoàn không khí phải được bố trí trong vùng làm việc hoặc vùng phục vụ.

5.5. Tổ chức thông gió-trao đổi không khí

5.5.1. Phân phối không khí thổi vào và hút thải không khí ra ngoài từ các phòng của nhà công cộng, nhà hành chính và nhà công nghiệp phải được thực hiện phù hợp với công dụng của các phòng đó trong ngày, trong năm, đồng thời có kể đến tính chất thay đổi của các nguồn tỏa nhiệt, tỏa ẩm và các chất độc hại.

5.5.2. Thông gió thổi vào, theo nguyên tắc, phải được thực hiện trực tiếp đối với các phòng thường xuyên có người sử dụng.

5.5.3. Lượng không khí thổi vào cho hành lang hoặc các phòng phụ liền kề của phòng chính không được vượt quá 50% lượng không khí thổi vào phòng chính.

5.5.4. Đối với các phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B cũng như các phòng sản xuất có tỏa hơi khí độc hại hoặc hơi khí có mùi khó chịu phải được tổ chức thông gió với áp suất dư âm, ngoại trừ các phòng "sạch”, trong đó cần phải giữ áp suất dư dương.

5.5.5. Lưu lượng không khí cần để tạo áp suất dư dương đối với các phòng không có phòng đệm được xác định sao cho áp suất dư đạt được không nhỏ hơn 10 Pa nhưng không nhỏ hơn 100 m3/h cho mỗi cửa ra vào phòng. 

5.5.6. Không được thổi không khí vào phòng từ vùng ô nhiễm nhiều đến vùng ô nhiễmítvàlàm ảnhhưởng đến chế độ làm việc của các miệng hút cục bộ.

5.5.7. Trong các phân xưởng sản xuất không khí được thổi trực tiếp vào vùng làm việc qua các miệng thổi gió với luồng thổi: nằm ngang bên trong hoặc bên trên vùng làm việc; nghiêng xuống từ độ cao ≥ 2 m kể từ sàn nhà; thẳng đứng từ độ cao ≥ 4 m kể từ sàn nhà.

5.5.8. Trong các phòng có tỏa ẩm nhiều hoặc tỷ lệ giữa nhiệt thừa vàẩm thừa nhỏ hơn 4 000 kJ/kg một phần không khí cần cấp vào phòng phải được thổi vào vùng có khả năng đọng ngưng tụtrên bề mặt trong của tường ngoài.

5.5.9. Cần cấp không khí ngoài vào các vị trí làm việc cố định của công nhân khi các vị trí đónằmgầnnguồn tỏa độc hại mà không thể lắp đặt chụp hút cục bộ.

5.6. Thải khí (gió thải)

5.6.1. Đối với các phòng được điều hòa không khí phải có hệ thống thải không khí ô nhiễm ra ngoài khi cần thiết để nâng cao chất lượng môi trường trong phòng.

5.6.2. Cửa hoặc miệng ống thải khí phải đặt cách xa cửa lấy không khí ngoài của hệ thống thổi không nhỏ hơn 5 m.

5.6.3. Thải không khí từ phòng ra ngoài bằng hệ thống thông gió hút ra phải được thực hiện từ vùng bị ô nhiễm nhiều nhất cũng như vùng có nhiệt độ hoặc entanpy cao nhất. Còn khi trong phòng có tỏa bụi thì không khí thải ra ngoài bằng hệ thống TG chung cần hút từ vùng dưới thấp. 

5.6.4. Trong các phân xưởng sản xuất có tỏa khí độc hại hoặc hơi khí dễ cháy nổ phải hút thải không khí ra ngoài từ vùng bên trên không ít hơn 1 lần trao đổi, nếu phân xưởng có độ cao trên 6 m thì không ít hơn 6 m3/h cho 1 m2 diện tích sàn.

5.6.5. Miệng hút đặt trên cao của hệ thống thông gió hút chung để thải khí ra ngoài cần được bố trí đúng quy định

5.6.6. Miệng hút đặt dưới thấp của hệ thống thông gió hútchung cần được bố trí vớikhoảngcáchnhỏhơn 0,3 m tính từ sàn đến mép dưới của miệng hút.

5.7. Lọc sạch bụi trong không khí

5.7.1. Không khí ngoài và không khí tuần hoàn trong các phòng được điều hòa không khí phải được lọc sạch bụi.

5.7.2. Phải lọc bụi trong không khí thổi vào của các hệ thống TG cơ khí và điều hòa không khí để đảm bảo nồng độ bụi sau khi lọc không vượt quá quy định

5.7.3. Lưới lọc không khí phải được lắp đặt sao cho không khí chưa được lọc không chảy vòng qua (bypass) lưới lọc.

5.7.4. Phải có khả năng tiếp cận bộ phận lọc không khí vào bất cứ thời điểm nào cần thiết để xem xét tình trạng của bộ lọc và sức cản của nó đối với dòng khí đi qua.

5.8. Rèm không khí (còn gọi là màn gió)

5.8.1. Màn gió được áp dụng đúng tiêu chuẩn

5.8.2. Nhiệt độ không khí cấp cho màn gió chống lạnh tại cửa ra vào không được vượt quá 50 °C và vận tốc không được vượt quá 8 m/s.

5.8.3. Màn gió dùng cho cửa ra vào kho lạnh hoặc phòng công nghệ đặc biệt cần tuân thủ các chỉ dẫn chuyên môn riêng của ngành kỹ thuật tương ứng.

5.9. Thông gió sự cố

5.9.1. Hệ thống thông gió sự cố cần được bố trí ở những phòng sản xuất có nguy cơ phát sinh một lượng lớn chất khí độc hại hoặc chất cháy nổ theo đúng với yêu cầu của phần công nghệ trong thiết kế

5.9.2. Lưu lượng của hệ thống thông gió sự cố phải được xác định theo yêu cầu công nghệ.

5.9.3. Hệ thống thông gió sự cố cho các phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B phải là hệ thống thông gió cơ khí. 

5.9.4. Nếu tính chất của môi trường không khí trong phòng cần thông gió sự cố vượt quá giới hạn cho phép của loại quạt chống cháy nổ thì phải cấu tạo hệ thống thông gió sự cố bằng quạt phun ê-jec-tơ.

5.9.5. Để thực hiện thông gió sự cố cho phép sử dụng theo quy định

5.9.6. Miệng hút, ống hút khí độc hại của hệ thống thông gió sự cố phải được bố trí phù hợp với các yêu cầu

5.9.7. Không cần phải bù không khí vào phòng bằng hệ thống thổi vào khi thực hiện thông gió sự cố.

Thiet bi he thong dieu hoa khong khi trong phong sach

Thiết bị hệ thống thông gió điều hòa không khí trong phòng sạch

5.10. Thiết bị thông gió - điều hòa không khí và quy cách lắp đặt

5.10.1. Quạt thông gió, máy điều hòa không khí, buồng cấp gió, buồng xử lý không khí, thiết bị sấy nóng không khí, thiết bị tái sử dụng nhiệt dư, phin lọc bụi các loại, van điều chỉnh lưu lượng, giàn tiêuâm... cần phải được tính chọn xuất phát từ lưu lượng gió đi qua, có kể đến tổn thất lưu lượng qua các khe hở của thiết bị (theo chỉ dẫn của nhà sản xuất)

5.10.2. Thiết bịcó đặc tính chống nổ phải được sử dụng trong các trường hợp đã quy định

5.10.3. Thiết bịcủa hệ thống thông gió thổi vào và điều hòa không khí phục vụ cho các gian sảnxuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B

5.10.4. Khi quạt không đấu nối với đường ống dẫn gió thì miệng hút và miệng thổi của nó phải lắp lưới bảo vệ.

5.10.5. Để lọc các loại bụi có khả năng gây cháy nổ trong khí thải cần phải lắp đặt bộ lọc bụi đáp ứng các yêu cầu phòng sạch

5.10.6. Trong các gian sản xuất có đặt thiết bị sử dụng ga (khí đốt) thì hệ thống hút thải khí phải sử dụng loại van điều chỉnh lưu lượng gió có cơ cấu loại trừ tình trạng đóng van hoàn toàn.

5.10.7. Thiết bị tái sử dụng nhiệt dư và thiết bị tiêu âm phải được làm bằng vật liệu không cháy; riêng bề mặt bên trong của thiết bị tái sử dụng nhiệt có thể được làm bằng vật liệu khó cháy.

5.10.8. Trừ thiết bị cấp gió cho màn gió hay màn gió sử dụng gió tuần hoàn, các thiết bị thông gió không được bố trí trong không gian mà thiết bị có nhiệm vụ phục vụ đối với các công trình tương ứng

5.10.9. Thiết bị thuộc hệ thống thông gió thổi vào và hệ gió điều hòa không khí không được bố trí trong các không gian mà nơi đó không được phép lấy không khí tuần hoàn.

5.10.10. Thiết bị của các hệ thống thông gió cho các phòng thuộc cấp A và B cũng như thiết bị hệ thống hút thải cục bộ hỗn hợp khí nổ không được bố trí trong tầng hầm.

5.11. Gian máy thông gió - điều hòa không khí

5.11.1. Gian máy bố trí thiết bị của hệ thống hút thải phải được thiết kế cùng cấp nguy hiểm cháy nổ với gian sản xuất mà hệ thống này phục vụ.

5.11.2. Gian máy bố trí thiết bị TG của hệ thống cấp gió thổi vào cần được thiết kế theo:

5.11.3. Trong các gian máy bố trí thiết bị của hệ thống thông gió hút thải phục vụ cho gian sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B và các hệ thống nêu trong 5.2.15, hoặc trong các gian máy bố trí thiết bị hệ thống hút cục bộ hút hỗn hợp khí nguy hiểm cháy nổ không được bố trí các đầu mối hệ cấp nhiệt, hệ thống bơm nước, hay bố trí khoảng không gian cho sửa chữa máy móc, không gian tái sinh dầu hoặc cho các mục đích khác.

5.11.4. Gian máy đặt thiết bị TG cần được bố trí trong phạm vi của vùng phòng cháy, mà trong đó có các gian sản xuất do hệ thống này phục vụ. Phòng đặt thiết bị này cũng có thể được bố trí ở phía ngoài tường ngăn lửa của vùng phòng cháy hay trong phạm vi cùng một vùng phòng cháy trong những ngôi nhà có bậc chịu lửa I, II, III. 

5.11.5. Phòng đặt bộ lọc khô chuyên lọc hỗn hợp nguy hiểm nổ không được bố trí bên dưới các không gian tập trung đông người,

5.11.6. Chiều cao gian máy bố trí thiết bị thông gió cần phải cao hơn chiều cao thiết bị ít nhất 0,8 m và phải tính đến điều kiện thao tác của thiết bị nâng cẩu bên trong gian máy nếu có, song không được nhỏ hơn 1,8 m kể từ sàn nhà đến cốt thấp nhất của kết cấu mái hoặc sàn tầng trên.

5.11.7. Trong gian máy đặt thiết bị hệ thống hút thải, cần tổ chức thông gió hút với bội số trao đổi khí không dưới 1 lần/h.

5.11.8. Trong gian máy đặt thiết bị của hệ thống cấp gió (trừ hệ thống cấp gió tạo áp ngăn khói) cần phải tổ chức thông gió thổi vào với bội số trao đổi không khí không nhỏ hơn 2 lần/h, có thể dùng ngay hệ thống cấp gió này hoặc bố trí hệ thống cấp gió riêng.

5.11.9. Không được bố trí tuyến ống dẫn chất lỏng hay chất khí dễ cháy, dẫn khí đốt đi qua không gian đặt thiết bị thông gió.

5.11.10. Cần dự kiến thiết bị nâng cẩu riêng dùng cho mục đích sửa chữa thiết bị thông gió (quạt, động cơ...) nếu trọng lượng của một đơn vị cấu kiện hay một phần cấu kiện vượt quá 50 kg khi không có điều kiện sử dụng thiết bị nâng cẩu của dây chuyền công nghệ.

5.12. Đường ống dẫn không khí (đường ống gió)

5.12.1. Trên đường ống gió của hệ thống thông gió chung, hệ thống đường ống điều hòa không khí... cần lắp đặt các bộ phận sau đây với mục đích ngăn cản sản phẩm cháy (khói) lan tỏa vào phòng khi có hỏa hoạn:

5.12.2. Cần đặt van một chiều trên đường ống gió để phòng tránh hiện tượng tràn khí độc hại thuộcloại 1 và 2 từ phòng này qua phòng khác (khi hệ thống thông gió không hoạt động) trong trường hợpcác phòng bố trí trên các tầng khác nhau và nếu lưu lượng gió ngoài cấp vào các phòng được tính toán theo điều kiện hòa loãng độc hại.

5.12.3. Đường ống gió phải được thiết kế bằng vật liệu quy định bắt buộc- Xem Phụ lục J.

5.12.4. Cần ưu tiên chọn đường ống gió tiết diện tròn, khi có luận chứng kinh tế - kỹ thuật thì cho phép sử dụng ống gió có tiết diện chữ nhật hay có tiết diện hình học kiểu khác. Kích thước tiết diện ông cầnlấy như quy định trong Phụ lục K.

5.12.5. Đường ống gió bằng vật liệu không cháy phải được sử dụng cho:

5.12.6. Đường ống gió bằng vật liệu khó cháy được phép sử dụng trong nhà một tầng thuộc loại nhàở, nhà công cộng, nhà hành chính - sinh hoạt và nhà sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ E, trừ những hệ thống ghi trong 5.12.5 a), cũng như trong các gian phòng tập trung đông người.

5.12.7. Đường ống gió bằng vật liệu cháy được phép sử dụng trong phạm vi của không gian mà hệ thống này phục vụ, trừ những trường hợp quy định trong 5.12.5. Có thể sử dụng ống mềm hoặc cút rẽ làm bằng vật liệu cháy trong các hệ thống phục vụ cho nhà cấp E, hoặc đi qua công trình cấp E, nếu chiều dài của chúng không vượt quá 10% chiều dài ống gió làm bằng vật liệu khó cháy hoặc không quá 5% - đối với trường hợp ống gió làm bằng vật liệu không cháy. Ống mềm nối với quạt được phép làm bằng vật liệu cháy, trừ những hệ thống được quy định trong 5.12.5 a).

5.12.8. Để bảo vệ chống han rỉ cho ống gió cho phép dùng lớp sơn hay lớp màng phủ bằng vật liệu cháy có độ dày không lớn hơn 0,5 mm.

5.12.9. Quy định độ kín của đường ống gió:

5.12.10. Đường ống gió đi ngang qua phòng và ống góp của hệ thống TG được phép cấu tạo:

5.12.22. Chênh lệch cân bằng tổn thất áp suất trên các nhánh ống gió không được vượt quá 10 %.

6. Bảo vệ chống khói khi có cháy

6.1. Hệ thống TG sự cố để thải khói khi có hỏa hoạn (sau đây gọi là TG thoát khói) phải được thiết kế để đảm bảo an toàn cho người từ trong nhà thoát ra ngoài vào giai đoạn đầu khi đám cháy xảy ra ở một phòng bất kỳ nào đó của công trình.

6.2. Cần phải thiết kế thoát khói:

6.3. Các yêu cầu nêu trong 6.2 không được áp dụng cho:

6.4. Lưu lượng khói, tính bằng kg/h, được hút thải từ hành lang hay sảnh cần được xác định theo tính toán hoặc theo Phụ lục L, nhận trọng lượng riêng của khói bằng 6 N/m3, nhiệt độ khói 300 0C và không khí nhập vào qua cửa đi thông ra khung cầu thang hay thông ra ngoài trời.

6.5. Nhiệm vụ thải khói phải do một hệ thống hút thải cơ khí riêng biệt đảm nhiệm. Khi xác định lượng khói thải cần phải kể đến:                                                                  (2)

6.6. Cửa hút khói (miệng hút) cần phải bố trí trên giếng thải khói, dưới trần hành lang hay trần sảnh. Cho phép đấu nối cửa hút khói vào giếng thải khói qua một ống nhánh hút. Chiều dài hành lang do một cửa hút khói đảm nhận thường lấy không lớn hơn 30 m.

6.7. Lưu lượng khói thải trực tiếp từ không gian phòng theo quy định trong 6.2c) và 6.2d) cần được xác định theo tính toán hay theo Phụ lục L:

6.8. Không gian có diện tích lớn hơn 1600 m2 cần được chia ra nhiều vùng thoát khói để tính đến khả năng đám cháy có thể chỉ nẩy sinh trong một vùng nào đó mà thôi. Mỗi vùng thường phải được ngăn cách bởi vách đứng kín bằng vật liệu không cháy, treo từ trần nhà xuống tới độ cao không thấp quá 2,5 m cách sàn, nhằm hình thành cái gọi là "bể chứa khói". 

6.10. Tốc độ chuyển động của khói, tính bằng m/s, trong van, trong đường ống, trong giếng thoát khói cần được nhận theo tính toán.

7. Cấp lạnh

7.1. Cần phải thiết kế hệ thống cấp lạnh từ nguồn lạnh tự nhiên hay nhân tạo nếu thông số vi khí hậu theo tiêu chuẩn không thể bảo đảm được bằng các biện pháp làm mát bay hơi trực tiếp hoặc bay hơi gián tiếp. Việc chọn nguồn lạnh phải có cơ sở kinh tế - kỹ thuật.

7.2. Hệ thống cấp lạnh thường phải gồm hai hay nhiều tổ máy hoặc hệ máy lạnh; cũng có thể cấu tạo một máy lạnh hay một hệ thống làm lạnh với khả năng điều chỉnh được công suất lạnh.Cần có một máy lạnh dự phòng đối với hệ thống điều hòa không khí cấp 1 hoạt động suốt ngày đêm.

7.3. Tổn thất lạnh trên thiết bị và trên đường ống của hệ thống cấp lạnh cần được xác định bằng tính toán (tính bảo ôn), song không được vượt quá 10% công suất lạnh của hệ thống lạnh.

7.4. Giàn lạnh bay hơi trực tiếp (giàn bay hơi môi chất lạnh) được phép áp dụng:

7.5. Để điều hòa công suất lạnh nhằm nâng cao hệ số đầy tải và tận dụng điện năng giờ thấp điểm, hệ thống cấp lạnh dùng nước (và nước muối) cần được thiết kế với bể trữ lạnh.

7.6. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh trong giàn bay hơi kiểu ống (nơi môi chất lạnh sôi trong không gian giữa các ống) có chức năng làm lạnh nước nên lấy không nhỏ hơn dương 2 °C, còn đối với các giàn bay hơi kiểu khác, lấy không nhỏ hơn âm 2 °C.

7.7. Hệ thống máy lạnh kiểu máy nén có chứa hàm lượng dầu (bôi trơn) lớn hơn 250 kg trong bất kỳ một máy nào đều không được phép bố trí bên trong các gian sản xuất, trong nhà công cộng và nhà hành chính-dịch vụ, nếu bên trên trần hay bên dưới sàn của phòng máy lạnh này có không gian là nơi thường xuyên hay tạm thời tập hợp đông người,

7.8. Hệ máy lạnh dùng amoniac có thể được sử dụng để cung cấp lạnh cho các xưởng sản xuất, nếu bố trí máy trong nhà riêng biệt, trong gian chái hoặc phòng riêng biệt của gian xưởng một tầng. Giàn ngưng và giàn bay hơi được phép bố trí ngoài trời cách tường nhà không dưới 2 m.

7.9. Máy lạnh hấp thụ hơi nước dùng bơm ê-jec-tơ và máy lạnh hấp thụ Br-Li phải được bố trí ngoài trời hoặc trong gian máy riêng của phân xưởng sản xuất.

7.10. Gian máy bố trí máy lạnh Br-Li và máy lạnh ê-jec-tơ hơi nước hoặc máy lạnh có chế độ bơm nhiệt phải được xếp vào cấp nguy hiểm cháy nổ E, còn máy lạnh dùng amoniac - thuộc về cấp B. Dầu máy lạnh phải được lưu giữ trong một gian riêng.

8. Sử dụng nguồn năng lượng nhiệt thứ cấp

8.1. Các hệ thống thông gió - điều hòa không khí nên thiết kế với khả năng tận dụng nguồn năng lượng nhiệt thứ cấp (NLTC):

a) Được thu hồi từ không khí thải ra ngoài cửa các hệ thống TG chung và các hệ thống TG hút cục bộ;

b) Được thu hồi từ các thiết bị công nghệ dưới dạng năng lượng lạnh và nhiệt có khả năng sử dụng vào mục đích thông gió - điều hòa không khí.

8.2. Tính hiệu quả của khâu sử dụng NLTC vào mục đích thông gió - điều hòa không khí, khâu lựa chọn sơ đồ sử dụng nhiệt (lạnh), chọn thiết bị sử dụng nhiệt và bơm nhiệt... phải có dù luận chứng kinh tế - kỹ thuật có kể đến độ ổn định của nguồn NLTC cũng như của nhu cầu sử dụng nguồn năng lượng này trong hệ thống kỹ thuật.

8.3. Nồng độ các chất độc hại trong không khí khi sử dụng NLTC nhiệt (lạnh) không được vượt quá chỉ số nêu trong 4.3.3.

8.4. Trong các thiết bị tái sử dụng nhiệt dư theo sơ đồ không khí - không khí và khí - không khí, tại những điểm đấu nối đường ống không khí cần phải đảm bảo sao cho áp suất của không khí cấp vào công trình cao hơn áp suất của khí hay không khí thải ra. Mức chênh áp suất tối đa không được vượt giá trị cho phép theo tài liệu kỹ thuật của thiết bị tái sử dụng nhiệt.

8.5. Thiết bị tái sử dụng nhiệt theo sơ đồ không khí-không khí (cũng như các thiết bị tái sử dụng nhiệt trên nguyên tắc ống nhiệt) không được sử dụng vào mục đích làm nóng (làm lạnh) không khí cấp vào nhà, nếu tận dụng năng lượng của:

8.6. Trong các thiết bị tái sử dụng nhiệt có thể được phép sử dụng năng lượng nhiệt của các chất khí, dung dịch độc hại, hay nguy hiểm, để làm nóng (làm lạnh) không khí cấp vào nhà với vai trò chất mang nhiệt trung gian bên trong tuyến ống hay giàn trao đổi nhiệt kín, một khi có thỏa thuận của các cơ quan giám sát; nếu không có thỏa thuận này thì cần sử dụng sơ đồ vòng tuần hoàn nhiệt bổ sung với chất mang nhiệt không chứa chất độc hại loại 1, 2 và 3; cũng phải dùng sơ đồ này khi nồng độ chất độc hại nêu trên đây có khả năng vượt nồng độ cho phép trong trường hợp xả sự cố vào trong nhà.

8.7. Trong các thiết bị tái sử dụng nhiệt kiểu tiếp xúc (kiểu buồng phun...) dùng cho mục đích làm nóng (làm lạnh) không khí cấp vào nhà cần sử dụng nước sinh hoạt hay dung môi nước không chứa chất độc hại.

8.8. Khi sử dụng nhiệt từ hệ thống TG có chứa bụi hay sol khí lắng đọng, cần tổ chức lọc không khí để đạt được nồng độ bụi cho phép theo tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị tái sử dụng nhiệt, đồng thời cũng phải có biện pháp làm vệ sinh thường kỳ bề mặt trao đổi nhiệt.

8.9. Trong các hệ thống sử dụng NLTC cần tính đến những biện pháp ngăn ngừa đóng băng của chất tải nhiệt thứ cấp hoặc loại trừ hiện tượng tạo băng trên bề mặt của thiết bị tái sử dụng nhiệt.

8.10. Hệ thống cấp nhiệt (lạnh) dự phòng đi kèm với hệ thống tái sử dụng NLTC lấy từ các hệ thống TG hay hệ thống công nghệ có thể được áp dụng một khi có đủ cơ sở luận chứng kinh tế - kỹ thuật.

9. Cấp điện và tự động hóa

9.1. Nguồn điện cấp cho các hệ thống thông gió - điều hòa không khí phải được xếp loại ngang cấp với hệ thống cấp điện cho mạng công nghệ và mạng kỹ thuật của công trình.

9.2. Trong các nhà và công trình có hệ thống bảo vệ thải khói, nên trang bị hệ thống tín hiệu báo cháy tự động.

9.3. Đối với các công trình và các nhà có trang bị hệ thống chữa cháy tự động hay hệ thống tín hiệu báo cháy tự động, thì nhất thiết phải thiết kế hệ khóa liên động (trừ nguồn cấp điện cho thiết bị đấu nối vào mạng chiếu sáng một pha) cho các hệ thống thông gió - điều hòa không khí cũng như các hệ thống bảo vệ chống khói với các hệ thống này nhằm mục đích:

9.4. Những phòng có hệ thống tín hiệu báo cháy tự động phải được trang bị hệ điều khiển ngắt mạch từ xa và được bố trí bên ngoài các phòng do hệ thống này phục vụ.

9.5. Thiết bị, đường ống bằng kim loại và ống gió của hệ thống điều hòa không khí trong các gian sản xuất cấp A và B, cũng như các hệ thống hút cục bộ thải hỗn hợp nguy hiểm nổ, phải được nối đất theo đúng yêu cầu của quy định lắp ráp điện.

9.6. Mức độ điều khiển tự động và khống chế trong hệ thống cần phải được lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu công nghệ và tính hợp lý về mặt kinh tế.

9.7. Các thông số của chất tải nhiệt (lạnh) và của không khí phải được khống chế trong các hệ thống sau:

9.8. Dụng cụ kiểm tra đo đạc từ xa cần được sử dụng để đo các thông số chủ yếu; các thông số còn lại nên đo đạc bằng các dụng cụ đo lường tại chỗ (dụng cụ lắp tại chỗ hay dụng cụ cầm tay).

9.9. Cần bố trí tín hiệu về tình trạng hoạt động của thiết bị: "Chạy", “Dừng", "Sự cố"... của:

9.10. Việc đo đạc, kiểm tra và điều khiển từ xa các thôngsố chínhtronghệ thống thông gió - điều hòa không khí phải được thực hiện theo yêu cầu công nghệ.

Akme.com.vn

 

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Máy Lạnh