Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 9208:2012 Về Lắp đặt Cáp Và Dây Dẫn ...

Hướng dẫn tìm kiếm Nhập bất cứ thông tin bạn muốn tìm. Ví dụ: Số hiệu, Loại văn bản, Lĩnh vực, Cơ quan ban hành, Người ký... Để tìm chính xác, hãy nhập từ khóa tìm kiếm trong ngoặc kép hoặc kết hợp các từ khóa. Ví dụ: "Từ khóa 1" "Từ khóa 2"... Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm bạn có thể sử dụng chức năng lọc văn bản bên dưới.Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9208:2012

  1. TCVN
  2. Xây dựng
  3. Tiêu chuẩn Việt Nam
  4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9208:2012
  • Nội dung
  • Lược đồ
  • Văn bản liên quan
  • Lịch sử hiệu lực
  • Văn bản gốc

Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9208:2012 về Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

Cách điện

Lớp bọc

Đường kính ngoài d của cáp (mm)

Bán kính uốn cong tối thiểu của cáp (tính bằng số lần d ngoài của cáp

Cách điện cao su hoặc PVC lõi đồng hoặc nhôm nhiều sợi bện

Không bọc thép

Đến 10

3

Lớn hơn 10 và đến 25

4

Cách điện cao su hoặc PVC lõi đồng hoặc nhôm nhiều sợi bện

Không bọc thép

Lớn hơn 25

6

Bọc thép

Bất kỳ

6

Cách điện PVC lõi đồng hoặc nhôm cứng

Bọc thép hoặc không bọc thép

Bất kỳ

6

Cách điện bằng giấy tẩm dầu

Bọc chì

Bất kỳ

6

Cách điện bằng chất vô cơ

Bọc đồng hoặc nhôm có hoặc không có PVC

Bất kỳ

6

4.23. Bán kính vòng uốn phía trong của ruột cáp khi tách cáp ra phải lấy so với đường kính ngoài của ruột cáp không nhỏ hơn 10 lần đối với loại cáp có lớp bọc cách điện bằng giấy tẩm dầu và 3 lần đối với loại cáp có lớp bọc bằng cao su.

4.24. Không được đặt quá nhiều cáp hoặc dây dẫn điện trong các phương tiện như khay cáp, thang cáp, ống luồn dây, hộp cáp để khi lắp đặt, bảo trì, thay thế không làm hư hỏng cáp, xây xát lớp cách điện của cáp hoặc dây dẫn điện.

4.25. Mỗi đường cáp phải có số hoặc tên gọi. Nếu đường cáp có nhiều cáp đặt song song với nhau, thì ngoài số của chúng phải thêm vào các chữ I; II; llI. v.v...Các cáp đặt hở cũng như tất cả các ống nối cáp, kẹp cáp đều phải có nhãn hiệu.

- Trên nhãn của cáp ghi: mã hiệu, điện áp, mặt cắt, số hiệu hoặc tên gọi

- Các nhãn đó phải đặt cố định và chắc chắn, không bị tác hại do ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

4.26. Phải xử lý hình dáng, bề mặt khâu nối các đoạn ống luồn dây, khay cáp, thang cáp, hộp cáp v.v...cũng như khâu dẫn cáp từ phương tiện bao che ra ngoài hoặc tới một phương tiện bao che khác để khi lắp đặt, bảo trì thay thế không bị hư hỏng cáp.

4.27. Khi các phương tiện bao che cáp chạy xuyên qua sàn hoặc tường mà sàn hoặc tường đó có tác dụng ngăn cách vùng dễ cháy với vùng không có nguy cơ cháy thì ở đó lỗ xuyên qua phải được trát kín bằng vật liệu chịu lửa có cấp phù hợp.

4.28. Ở những nơi dễ cháy, cáp phải được bảo vệ trong hộp dẫn không cháy. Ngoài ra khoảng không gian xung quanh cáp bên trong hộp dẫn cũng phải có hàng rào ngăn cách vùng dễ cháy với vùng không có nguy cơ cháy làm bằng vật liệu chịu lửa cấp phù hợp.

4.29. Hộp nối các cáp mềm với nhau hoặc hộp nối cáp không mềm với cáp mềm hoặc dây mềm phải đặt ở vị trí dễ dàng tiếp cận để kiểm tra chất lượng mối nối. Quy định này không bắt buộc đối với khâu nối hàn hoặc ép.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.31. Trong khu vực trạm biến áp và các trạm phân phối điện, cáp có thể đặt trong mương, trong ống, dưới đất (ở trong hào) hoặc trong mương nổi.

4.32. Các đường cáp đi từ trạm phân phối điện trung tâm với số lượng trên 20 cáp cùng đi theo một hướng phải đặt trong hầm.

4.33. Trong thành phố, thị trấn thông thường các đường cáp phải đặt dưới đất (ở trong hào) dọc theo lề đường trong phạm vi hè phố, hoặc men theo nhà, các dải đất trồng cỏ. Ở đường phố quảng trường có nhiều công trình ngầm khác thì cáp phải đặt trong hầm. Chỗ giao chéo với đường phố, quảng trường thì cáp phải đặt trong khối ống hoặc trong ống.

4.34. Trường hợp phải sửa chữa đường cáp thì cho phép đặt cáp tạm thời trực tiếp dưới đất (mà không cần khối ống hoặc ống), nếu trong ống cáp không có chỗ dự phòng hoặc không có chỗ để đặt cáp tạm thời.

4.35. Bên trong nhà xưởng cáp có thể đặt trực tiếp theo các cấu trúc của nhà (đặt hở hoặc trong hộp hay trong ống) trong các mương, trong khối ống cáp, trong hầm cáp hoặc trong ống, đặt dưới nền nhà xưởng cũng như trong móng của máy.

4.36. Cho phép đặt nhiều lớp dây dẫn, cáp điện trong hộp, nhưng phải ngăn cách mỗi lớp với nhau. Tổng mặt cắt các dây dẫn, cáp điện kể cả các lớp bọc cách điện và các lớp vỏ bọc bên ngoài không được lớn hơn 35% mặt cắt bên trong với hộp kín và 40% với hộp mở nắp.

4.37. Dòng điện liên tục cho phép của dây dẫn, dây cáp điện đặt thành nhóm hoặc thành nhiều lớp, phải tính với hệ số hiệu chỉnh theo số lượng và cách đặt dây dẫn, số lượng và vị trí tương hỗ của các bó (lớp) cũng như các dây dẫn không mang tải.

4.38. Đường cáp cung cấp điện cho những máy móc di động phải dùng loại cáp mềm có lớp cách điện bằng cao su hoặc bằng các vật liệu tương tự để tránh hỏng cách điện của cáp khi cáp uốn đi uốn lại nhiều lần. (Cáp mềm là loại cáp có ruột gồm nhiều sợi dây đồng mềm)

4.39. Trong các lưới điện phải dùng cáp 4 ruột, không cho phép đặt dây trung tính riêng rẽ với các dây pha.Trong các lưới điện xoay chiều 3 pha 4 dây điện áp tới 1 kV có trung tính nối đất, cho phép dùng cáp 3 ruột vỏ nhôm và dùng vỏ nhôm làm dây trung tính nối đất thay ruột thứ tư, trừ các trường hợp sau đây:

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Đặt ở những nơi khi trong điều kiện vận hành bình thường, dòng điện trong dây trung tính vượt quá 50% dòng điện của dây pha.

4.40. Phụ kiện của các phương tiện bao che dây và cáp điện phải lắp sao cho dễ tiếp cận, tháo nắp kiểm tra, thay thế cáp cũ hoặc bổ sung cáp mới.

4.41. Cáp nối với đầu dò, cảm biến nằm ngoài tủ, bảng phải chứa ít nhất một đoạn 150 mm phục vụ bảo trì.

4.42. Mọi cáp điện hạ áp nối với nguồn cung cấp trong các tủ điện phải chừa chiều dài các pha đủ để có thể cặp ampe kìm khi cần đo dòng điện vận hành.

4.43. Cáp trong các phòng điều khiển cần hạn chế đi nổi và nên tập trung đi trong khoang dưới mặt sàn và phải có biện pháp chống chuột.

4.44. Cổ của cáp điện đi từ dưới sàn xuyên qua tủ hoặc bảng điện phải được cố định chắc chắn bằng kẹp ôm và măng sông đệm cáp để trọng lượng bản thân của cáp không gây sức căng tác dụng vào đầu cáp.

4.45. Cáp một lõi có lớp bọc bằng lưới thép hoặc bằng thép không được dùng cho mạch điện xoay chiều. Cáp hoặc dây dẫn điện xoay chiều đặt trong ống luồn dây, hộp cáp, khay hoặc thang cáp v.v...bằng vật liệu dẫn từ hoặc luồn qua lỗ bêtông cốt thép phải bố trí sao cho các dây dẫn của cả ba pha và dây trung hòa (nếu có) phải cùng nằm trong một phương tiện bao che hoặc trong cùng một lỗ bêtông cốt thép và giữa các dây này không được có vách ngăn dẫn từ làm phát sinh dòng điện xoáy.

4.46. Cáp lực hạ áp không được đi chung với cáp báo cháy hoặc cáp chiếu sáng sự cố trong cùng một ống luồn cáp hoặc máng hộp.

4.47. Cáp lực hạ áp không được đi chung với cáp thông tin và cáp mạng máy tính trong cùng một ống luồn cáp hoặc hộp cáp trừ khi có vách ngăn bằng vật liệu cách điện có cấp phù hợp đặt giữa cáp hạ áp với các cáp còn lại.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.49. Phải trang bị trước khi khởi công các dụng cụ chuyên dùng như máy uốn ống, kìm tuốt lõi dây, kìm hoặc máy ép đầu cốt, con lăn, giá đỡ tang cáp v.v...Nếu thấy cần, phải chuẩn bị sẵn giàn giáo để kéo dây hoặc cáp trên cao.

4.50. Tất cả các cáp phải được cắt bằng dụng cụ chuyên dùng như cưa sắt, và phải có chiều dài thuận tiện cho việc làm đầu cáp. Đầu cáp đã cắt cụt phải được quấn băng và nhúng bitum nhằm ngăn chặn nước xâm nhập trong thời gian chờ làm đầu.

4.51. Đầu cáp khô hạ áp cần được xử lý bằng cách quấn hai ba lượt bằng nylông hoặc băng có phẩm chất tương đương, phải bắt đầu băng từ cuối lớp cách điện chừa lại sau khi ép đầu cốt.

4.52. Đầu cáp khô trung áp phải được xử lý bằng phương pháp hơ tóp, sử dụng chụp cuối ba ngả và các đoạn ống cách điện từng pha có khả năng tự thu nhỏ lại khi bị hơ nóng. Việc áp dụng phương pháp khác phải được kỹ sư phụ trách giám sát thi công phần điện của chủ đầu tư cho phép bằng văn bản.

4.53. Khi kéo dây hoặc cáp điện không được để dây hoặc cáp điện chịu lực kéo vượt quá lực tối đa cho phép do nhà chế tạo chỉ dẫn.

4.54. Phương tiện bao che cáp như ống luồn dây, khay, thang cáp hoặc hộp cáp ở những nơi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải là loại chịu được nhiệt độ cao mà không bị biến dạng.

4.55. Bộ phận cáp hoặc dây dẫn đặt bên trong phương tiện bao che chịu được nhiệt độ cao phải có vỏ cách điện chịu được nhiệt độ cao.

4.56. Cáp có vỏ PVC hoặc vỏ chì hoặc vỏ chịu dầu chậm bén lửa khi đặt trên không vượt qua đường lớn phải là loại có sẵn sợi thép chịu lực bên trong.

4.57. Các cáp nối song song phải thuộc cùng chủng loại, có cùng chiều dài, cùng tiết diện lõi và phải sắp xếp sao cho dòng phụ tải phân bố đều trong thực tế.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.59. Trừ trường hợp đặc biệt, cáp từ trong khay, thang cáp hoặc ống luồn dây hoặc hộp cáp trước khi luồn vào thiết bị đặt ở khu vực sản xuất ngoài tủ bảng phải để thêm một khoanh dự phòng từ 0,5 m đến 1 m. Đoạn cáp dự phòng không bắt buộc phải khoanh tròn trong trường hợp cáp nối với thiết bị luồn trong ống ruột gà.

4.60. Dây có màu vàng và xanh kết hợp chỉ được dùng làm dây tiếp đất thiết bị.

4.61. Ống luồn dây phải có màu da cam khi cần phân biệt với các ống công nghệ khác.

4.62. Trước khi lắp đặt dây và cáp điện phải thực hiện các bước sau:

a) Thông mạch dây kể cả dây tiếp đất dựa trên sơ đồ nối dây và sơ đồ nguyên lý thiết kế. Khi thông mạch không được để điện áp của pin thiết bị đo hoặc đồng hồ vạn năng làm hỏng các linh kiện điện tử. Cấm dùng mêgôm mét để thông mạch.

b) Đo điện trở cách điện của cáp, khi đo phải tách rời lõi cáp ra khỏi mạch có liên quan để không làm hỏng các thiết bị điện và linh kiện điện tử trong mạch đo.

c) Điện trở cách điện đo được giữa các lõi cáp với nhau và giữa lõi cáp với đất không được nhỏ hơn 1 MW nếu là cáp hạ áp và không được nhỏ hơn 90% giá trị ghi trong biên bản thí nghiệm của nhà chế tạo nếu là cáp trung áp.

d) Kiểm tra chất lượng các mối nối cáp và chất lượng làm đầu cáp. Cáp trung áp phải được đơn vị thí nghiệm chuyên nghành thử tăng áp một chiều và đo dòng rò trước khi đóng điện.

e) Kiểm tra số hiệu đầu dây, biểu số cáp, cọc đánh dấu các tuyến cáp ngầm và biểu báo các tuyến cáp trung áp.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.64. Khi đặt cáp trong các gian sản xuất, các cáp bọc thép không được có vỏ bọc bên ngoài, còn các cáp không bọc thép thì không được có vỏ bảo vệ bằng vật liệu dễ cháy.

4.65. Trên vỏ kim loại của cáp và mặt kim loại đặt cáp phải có lớp chống gỉ không cháy để bảo vệ cáp. Khi đặt cáp trong gian nhà có môi trường xâm thực, phải dùng loại cáp có vỏ bọc bằng polyvinyl hoặc các vỏ khác tùy theo tính chất xâm thực của môi trường.

4.66. Khi đặt cáp lộ thiên ở ngoài nhà dưới mái hiên trên các bề mặt không cháy được phải có lớp bảo vệ chống gỉ bên ngoài cáp.

4.67. Khi đặt cáp ở chỗ đất có tác hại đến vỏ cáp (có nước, bùn lầy, đất đắp có xỉ hoặc vật liệu xây dựng v.v...) thì phải dùng loại cáp vỏ chì hoặc nhôm có lớp bảo vệ bên ngoài bằng polyvinyl, ở những chỗ cáp đi qua nơi bùn lầy, thì cáp phải được lựa chọn có tính toán đến các điều kiện địa chất, hóa học và cơ học.

5. Nối đất, nối và bịt đầu cáp

5.1. Vị trí ra/vào cáp của tủ điện kín, cáp vào hộp nối của động cơ và các thiết bị điện phải được làm kín chống ẩm bằng nút cáp. Các chỗ nối và bịt đầu cáp ở các đường cáp phải đảm bảo để cáp khỏi bị ẩm và không bị tác hại của môi trường xung quanh. Chỗ nối cáp và bịt đầu cáp phải chịu được điện áp thí nghiệm đối với đường cáp.

5.2. Khi nối cáp điện áp từ 3 kV đến 20 kv có vỏ bọc chì hoặc nhôm phải dùng hộp nối bằng chì hoặc bằng đồng (đồng thau), Các cáp điện áp đến 1000 V có vỏ bọc bằng chì hay nhôm nếu chỉ đặt ở dưới đất thì có thể dùng các hộp nối bằng gang, nếu đặt lộ thiên thì dùng các hộp nối bằng chì. Chế tạo và lắp ráp các hộp nối đầu cáp, hộp nối cáp phải thực hiện theo đúng các quy định và chỉ dẫn kỹ thuật.

5.3. Trên những đường cáp dùng cả cáp có cách điện bằng giấy tẩm và cáp có lớp cách điện ít dầu, nếu mức đặt cáp có lớp cách điện giấy tẩm cao hơn mức đặt cáp có lớp cách điện ít dầu thì chỗ nối cáp phải dùng hộp nối hàn chuyển tiếp.

5.4. Những đường cáp điện áp trên 1000 V nếu đặt loại cáp mềm cách điện bằng cao su luồn trong ống cao su, thì mối nối cáp cần thực hiện bằng phương pháp hóa nóng (hấp chín) và bao bên ngoài chỗ nối một lớp nhựa chống ẩm.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.6. Các đường cáp có vỏ bọc kim loại và các kết cấu để đặt cáp phải nối đất theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCXDVN 319:2004, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp - Yêu cầu chung.

5.7. Khi nối đất các vỏ bọc kim loại của cáp, thì vỏ kim loại và bằng thép phải nối với nhau và nối với vỏ hộp bằng dây đồng mềm. Trong tất cả mọi trường hợp, dây nối đất phải có mặt cắt không nhỏ hơn 6 mm2 và không lớn hơn 25 mm2. Đối với đường cáp dầu điện áp 10 kV, mặt cắt dây nối đất phải xác định theo tính toán về ổn định nhiệt.

5.8. Ở đoạn nối đường cáp nối đường dây dẫn điện trên không nếu cột của đường dây trên không, không có nối đất thì được phép nối đất các hộp đầu cáp với vỏ bọc kim loại của cáp, nếu hộp cáp phía đầu kia của cáp được nối đất thì điện trở nối đất của vỏ cáp phải phù hợp với yêu cầu của quy phạm nối đất.

6. Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong khay và thang cáp

6.1. Phải sử dụng hệ thống khay và thang cáp để bảo vệ cáp điện trong phạm vi nhà xưởng có số lượng cáp lớn.

6.2. Hệ thống khay và thang cáp phải được lắp hoàn chỉnh trước khi đặt cáp.

6.3. Ở những nơi cần thiết, hệ thống khay và thang cáp phải được lắp đặt cùng với cút nối, tê, khâu chữ thập, khâu thu hẹp, nắp đậy khay và các phụ kiện khác.

6.4. Tuyến khay hoặc thang cáp không rộng hơn 1200 mm, phải có giá đỡ hoặc quang treo sau mỗi cự ly từ 1 m đến 3 m, cự ly này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thi công.

6.5. Giã đỡ hoặc quang treo phải được cố định vào các kết cấu xây dựng hoặc hàn vào các mã thép cấy trong kết cấu bêtông của trần.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.7. Vật liệu chế tạo khay hoặc thang cáp phải là thép mạ kẽm nóng hoặc có lớp phủ ngoài bằng vật liệu chống gỉ và chống ăn mòn.

6.8. Các cáp trong khay và thang cáp phải được sắp xếp theo thứ tự, phân thành từng nhóm tùy theo chức năng và được cố định bằng dây thắt nhựa.

6.9. Khay và thang cáp phải có độ bền và độ cứng thích hợp để có thể đỡ toàn bộ cáp chứa trong khay hoặc thang cáp.

6.10. Khay và thang cáp không được có cạnh sắc, mặt thô ráp hoặc ba via để không làm hỏng cách điện hoặc lớp vỏ ngoài của cáp. Vít và bulông không được nhô lên khỏi mặt trong của khay hoặc thang cáp.

6.11. Ở những nơi có sử dụng cút, tê, khâu chữ thập, khâu thu hẹp v.v...tuyến khay hoặc thang cáp phải được bảo đảm tính liên tục về điện, nhưng không được dùng bản thân khay hoặc thang cáp làm dây tiếp đất.

6.12. Ở những nơi có cáp từ trong khay hoặc thang cáp luồn vào ống đi dây hoặc một phương tiện bao che khác, phải bố trí giá đỡ chắc chắn nhằm ngăn chặn sức căng tác dụng lên cáp.

6.13. Tại những nơi tuyến khay hoặc thang cáp có nguy cơ tích lũy bụi hoặc có vật liệu rơi vào, hoặc có hiệu ứng nhiệt, phải xem xét để bố trí phương tiện bảo vệ bổ sung như mái che, quạt thông gió v.v...

6.14. Khi cần tránh các tuyến ống cơ khí thủy lực hoặc kết cấu xây dựng, phải trình bản vẽ chi tiết của đoạn tuyến khay hoặc thang có sửa đổi với cơ quan tư vấn thiết kế để được phê duyệt trước khi thi công.

6.15. Nơi nào nước mưa thấm qua các cửa thông bố trí dọc theo tuyến khay hoặc thang cáp thì phải xem xét thực hiện biện pháp ngăn chặn nước xâm nhập.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.17. Chung quanh khay hoặc thang cáp phải chừa hoặc duy trì đủ không gian nhằm cho phép tiếp cận dễ dàng để lắp đặt và bảo trì cáp.

6.18. Khay và thang cáp phải được tiếp đất và được nối đất với dây tiếp đất gần nhất.Tuyến khay và thang cáp dài phải được nối đất lặp lại sau mỗi cự ly nhất định do thiết kế quy định cho từng công trình.

6.19. Phải cố định cáp chắc chắn vào then ngang của thang hoặc đáy đục lỗ của khay bằng dây thắt nhựa sau mỗi khoảng cách từ 3 m đến 1,5 m đối với tuyến chạy theo phương nằm ngang hoặc từ 1,5 m đến 0,5 m đối với tuyến chạy theo phương khác. Cáp càng to khoảng cách buộc càng ngắn.

6.20. Nắp trên của khay hoặc thang cáp và các phương tiện bảo vệ bổ sung phải được tháo lắp dễ dàng.

6.21. Tại những nơi tuyến khay hoặc thang cáp chạy xuyên qua trần, tường hoặc sàn nhà ngăn cách phòng có điều hòa không khí với phòng không có điều hòa không khí, phải bịt kín lỗ thông và phải bảo đảm khả năng cách nhiệt giữa các phòng.

6.22. Cáp đi từ trong khay hoặc thang cáp ra ngoài không được vượt lên trên thành bên của khay hoặc thang cáp để không làm cản trở việc đậy nắp khay hoặc thang cáp.

6.23. Khi có nhiều tầng khay hoặc thang cáp hạ áp chạy song song dưới trần nhà theo cùng một hướng, tầng này chạy trên tầng kia thì khoảng cách giữa hai tầng liên tiếp không được nhỏ hơn 200 mm. Khoảng cách của tầng trên cùng đối với trần hoặc dầm gần nhất không được nhỏ hơn 300 mm.

6.24. Khi có nhiều tầng khay hoặc thang cáp hạ áp chạy song song dọc theo hành lang kỹ thuật, tầng này chạy trên tầng kia thì khoảng cách giữa hai tầng liên tiếp không được nhỏ hơn 300 mm. Khoảng cách của tầng dưới cùng đối với mặt trên của tầng ống công nghệ chạy phía dưới không được nhỏ hơn 500 mm.

6.25. Tuyến khay hoặc thang cáp trung áp phải được đặt cách xa tuyến khay hoặc thang cáp hạ áp. Khoảng cách này thường không nhỏ hơn 500 mm và phải được kỹ sư phụ trách giám sát thi công phần điện của chủ đầu tư phê duyệt.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.27. Mỗi tuyến khay hoặc thang cáp phải ở tư thế co dãn tự do trên các giá đỡ hoặc quang treo.

6.28. Khi tuyến cáp đang chạy theo phương nằm ngang đổi sang phương thẳng đứng hoặc ngược lại, khay cáp hoặc thang cáp lần lượt chuyển qua hai góc uốn 135°.

6.29. Khay hoặc thang cáp trung áp phải có màu sắc tương phản hoặc biển báo để phân biệt.

6.30. Trước khi lắp đặt, khay hoặc thang cáp và các phụ kiện phải qua kiểm tra để bảo đảm không có khuyết tật về điện, về cơ học:

- Kiểm tra bằng mắt về sức bền, độ rắn chắc, chất lượng đường hàn và mối nối, lớp sơn phủ, mạ kẽm...

- Kiểm tra tính liên tục về điện.

7. Lắp đặt cáp và dây điện trong hộp cáp

7.1. Có thể sử dụng hộp cáp để đựng dây và cáp điện ở những nơi khối lượng dây và cáp không nhiều và cáp có đường kính nhỏ. Hộp cáp phải làm bằng kim loại hoặc vật liệu khác có độ bền cơ học cao.

7.2. Hệ thống hộp cáp phải được lắp hoàn chỉnh trước khi đặt dây hoặc cáp điện bên trong máng.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.4. Hộp cáp đặt ở những nơi mưa hắt phải có cấp bảo vệ không thấp hơn IP23 và phải có biện pháp ngăn chặn nước và hơi ẩm lọt qua các khâu nối vào bên trong hộp cáp.

7.5. Phải xử lý hình dáng và bề mặt các khâu nối hoặc chỗ đổi hướng của tuyến hộp cáp để chúng không làm hỏng cáp và dây đặt bên trong.

7.6. Phải lắp đặt hộp cáp sao cho dễ tiếp cận tại bất kỳ vị trí nào dọc chiều dài của nó để kiểm tra và sửa chữa cáp bên trong.

7.7. Không được đặt hộp cáp trong môi trường ẩm thấp hoặc dễ cháy và những nơi dễ có tác hại cơ học nếu không có biện pháp bảo vệ bổ sung.

7.8. Phải sắp xếp dây và cáp điện bên trong hộp cáp theo thứ tự, ngay ngắn để không khí lưu thông và tản nhiệt dễ dàng.

7.9. Hộp cáp phải được treo hoặc đỡ sau mỗi cự ly 1,5 m và phải ở tư thế co dãn tự do trên các giá đỡ hoặc quang treo.

7.10. Quang treo hoặc giá đỡ phải được cố định vào các kết cấu xây dựng hoặc được hàn vào các mã thép cấy trong kết cấu bê tông của trần.

7.11. Hộp cáp kim loại phải được tiếp đất và được nối vào dây tiếp đất gần nhất (nhưng không được dùng bản thân hộp cáp kim loại làm dây tiếp đất cho một bộ phận thiết bị khác)

8. Lắp đặt cáp và dây điện trong hệ thống ống luồn dây

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.2. Phải áp dụng hệ thống ống luồn dây kim loại cứng để bảo vệ cáp ở khu vực sản xuất, bổ sung cho hệ thống khay cáp.

8.3. Hệ thống ống luồn dây phải được lắp đặt hoàn chỉnh trước khi luồn cáp vào ống. Vì mục đích này trong ống luồn dây phải có sẵn dây mồi để kéo cáp vào ống. Tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với hệ thống ống luồn dây đặt trong kết cấu bê tông đúc sẵn.

8.4. Đối với hệ thống ống luồn dây đặt trong kết cấu bê tông đúc sẵn, dây và cáp có thể được luồn sẵn trước khi đổ bê tông, nhưng phải có biện pháp bảo vệ các đầu ống không để vữa hoặc bê tông lọt vào trong ống. Đồng thời phải bảo vệ các đầu dây thò ra ngoài miệng ống không bị đứt gãy.

8.5. Đối với hệ thống ống luồn dây đặt trong kết cấu bê tông đúc sẵn không được để ống luồn dây hoặc cáp chịu tác dụng của sức căng cơ học nảy sinh trong quá trình lắp đặt và đổ bê tông.

8.6. Trước khi đổ bêtông trùm lên các ống luồn dây, các ống này phải được cố định sao cho chiều dày của bê tông sau khi đông kết bao bọc quanh tiết diện ống luồn dây tại bất kỳ điểm nào cũng không nhỏ hơn 15 mm.

8.7. Tổng tiết diện của cáp hoặc dây điện luồn trong ống đặt sẵn trong bê tông không được vượt quá 40% tiết diện ống luồn dây.

8.8. Phải cố định vững chắc tuyến ống luồn dây cứng bằng kẹp ôm hoặc bằng phương pháp khác đã được phê duyệt sau mỗi cự ly không lớn hơn 2 m đối với ống luồn dây kim loại và không lớn hơn 1 m đối với ống luồn dây PVC cứng.

8.9. Ống luồn dây kim loại và phụ kiện đặt trong môi trường ẩm thấp, không khí có tính ăn mòn, phải được mạ kẽm nóng hoặc sơn phủ bằng vật liệu chống gỉ và chống ăn mòn.

8.10. Ống luồn dây kim loại có chiều dài liên tục phải có ren ở hai đầu miệng ống.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.12. Số cút ống luồn dây trên một tuyến ống phải hạn chế sao cho tổng số góc ở tất cả các cút ống không được vượt quá 4 góc vuông. Khi gặp trở ngại, có thể nới rộng bán kính cong của cút ống để tạo thuận lợi cho việc lắp đặt. Góc của cút ống luồn dây không được nhỏ hơn 90°. Khi uốn ống không được làm thu nhỏ đường kính trong của ống.

8.13. Ống luồn dây của cáp trung áp phải dễ nhận biết nhờ màu sắc tương phản và phải treo biển cảnh báo.

8.14. Ống luồn dây kim loại phải đảm bảo tính liên tục về điện. Ống luồn dây kim loại phải được tiếp đất và được nối vào dây tiếp đất gần nhất.

8.15. Khi lắp đặt ống luồn dây, phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn nước xâm nhập.

8.16. Trước khi luồn cáp, phía trong ống luồn dây phải được làm sạch kỹ. Phải sử dụng dây mồi để kéo cáp trong ống, tuy nhiên không được dùng dầu mỡ hoặc vật liệu bôi trơn khi kéo cáp qua ống vì như vậy có thể làm hỏng cách điện của cáp.

8.17. Trên tuyến ống dài ở những khâu thu hẹp phải bù trừ co dãn nhiệt bằng mối nối co dãn.

8.18. Khi đặt tuyến ống luồn dây cần chọn vị trí các hộp nối và các phụ kiện thuận tiện cho việc tiếp cận sửa chữa.

8.19. Chỉ được dùng ống luồn dây và phụ kiện bằng vật liệu không cháy để bảo vệ:

- Cáp cấp nguồn cho thiết bị báo cháy, chữa cháy, thiết bị sơ tán người và thang máy.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.20. Ống luồn dây và cáp điện vào các thiết bị phải bố trí các gioăng đệm chống chất lỏng theo đường ống vào thiết bị.

8.21. Các gioăng đệm của các phụ kiện ống phải chống được tác dụng ăn mòn của các vật liệu tiếp cận với chúng.

8.22. Các ống luồn dây PVC đặt nổi trong các khu vực không có tác dụng ăn mòn có thể là ống cứng có phụ kiện không ren.

8.23. Các ống luồn dây Polyetylen đặt chìm trong tường gạch trát vữa xi măng hoặc thạch cao ở các văn phòng hoặc khu vực tương tự phải được cố định sao cho bề mặt phía ngoài của ống còn sâu hơn mặt tường hoàn thiện ít nhất 15 mm.

8.24. Các mối nối ống luồn dây kim loại có ren phải có vòng đệm bằng vật liệu dẫn điện có tác dụng chống ăn mòn và không có hại cho cách điện của cáp.

8.25. Các ống luồn dây ngoài trời phải là ống cứng PVC hoặc ống thép mạ kẽm nhiệt đới hóa.

8.26. Cút luồn dây cứng phài có bán kính cong (ứng với cung uốn trong) đủ lớn để cáp bên trong ống được uốn theo quy định của Bảng 1. Nhưng trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính ngoài của ống.

8.27. Lỗ xả nước đọng của hệ thống ống luồn dây không kín phải đặt ở điểm thấp nhất tại những nơi có độ ẩm ngưng tụ.

8.28. Trong thời gian thi công, các lỗ hở tạm trong hệ thống ống đi dây phải được nút kín hoặc được đậy kín cẩn thận nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của ẩm mốc, vật lạ.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.30. Giá đỡ ống luồn dây phải được đặt nhờ các bộ phận cố định của kết cấu xây dựng có sẵn.

8.31. Các ống luồn dây dự phòng, phải được đặt gần chỗ nối cáp vào thiết bị để cho việc đặt cáp trong tương lai được dễ dàng.

8.32. Chỉ được đặt hộp nối cáp cho tuyến ống luồn dây chôn dưới đất khi có văn bản thỏa thuận của kỹ sư phụ trách giám sát thi công phần điện của chủ đầu tư.

8.33. Vít, bu lông và phụ kiện để bắt chặt ống luồn dây phải được kỹ sư phụ trách giám sát thi công phần điện của chủ đầu tư phê duyệt trước khi sử dụng. Không được sử dụng gỗ để cố định ống luồn dây và chỉ được dùng khoan điện hoặc khoan khí nén để khoan lỗ phục vụ việc cố định luồn dây.

8.34. Chỉ được khởi công đặt tuyến ống khi đã xác định được vị trí tuyến ống dựa theo bản vẽ của cơ quan tư vấn thiết kế.

8.35. Khi cắt ống luồn dây phải cắt thẳng góc với trục của ống.

8.36. Trước khi lắp đặt, ống luồn dây và phụ kiện phải qua kiểm tra để bảo đảm không có khuyết tật về điện và cơ:

- Kiểm tra bằng mắt về sức bền, độ rắn chắc, chất lượng đường hàn và mối nối, lớp sơn phủ, mạ kẽm v.v...

- Kiểm tra về tính liên tục về điện của ống luồn dây kim loại.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.1. Cáp điện đặt trực tiếp trong đất phải là loại có lớp đai thép hoặc lưới thép bảo vệ hoặc có vỏ bọc kim loại. Với các loại cáp có cấu tạo khác thì phải có phần vỏ bảo vệ bên ngoài bằng vật liệu tương tự.

9.2. Phải đánh dấu tuyến cáp ngầm ở mỗi nơi tuyến cáp đổi hướng và sau mỗi khoảng 25 m dọc theo tuyến cáp chạy thẳng bằng cọc đánh dấu đặt ở vị trí không có người qua lại.

9.3. Cọc đánh dấu tuyến cáp phải là cọc bê tông hình hộp chữ nhật đáy vuông 100 x 100 mm cao 300 mm chôn thẳng đứng ngập trong đất 200 mm. Trên đỉnh cọc dọc theo đường chéo của hình vuông có ghi mũi tên sơn đỏ chỉ hướng đi của tuyến cáp. Có thể sử dụng sứ hình trụ để thay thế cho cọc đánh dấu tuyến cáp ở những vị trí giao thông đi lại (vỉa hè, lòng đường ...).

9.4. Khi đặt cáp trực tiếp trong đất phải lót dưới cáp và phủ trên cáp một lớp cát hoặc đất mịn mềm dày ít nhất 100 mm. Suốt dọc tuyến phải đánh dấu và đậy cáp bằng một lớp băng thép hoặc tấm PVC cứng hoặc gạch đất sét nung xếp ngang (cấm dùng gạch silicat). Đặt ở độ sâu vừa đủ để tránh cho cáp khỏi các phá hoại cơ học có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, sau đó lấp đất đầm chặt.

9.5. Khi lấp lại đất không được để đá, vật liệu lát nền, gỗ cháy dở, vật cứng cạnh sắc, nhọn hoặc chất lọt xuống mương đặt cáp.

9.6. Trừ trường hợp đặc biệt, độ sâu đặt cáp trực tiếp trong đất đối với cáp có điện áp đến 24 kV không được nhỏ hơn 0,7 m. Nếu có nhiều lớp cáp chôn trong mương thì độ sâu này tính cho lớp cáp trên cùng. Trong phạm vi 5 m trước khi dẫn cáp vào nhà, độ sâu đặt cáp được phép giảm đến 0,5 m.

9.7. Khi đặt cáp trực tiếp trong đất, khoảng cách hở giữa hai cáp xếp cạnh nhau trong cùng một lớp cáp hoặc giữa hai lớp cáp là 100 mm đối với cáp hạ áp và là 250 mm đối với cáp trung áp. Không quy định khoảng cách hở giữa hai cáp điều khiển.

9.8. Khi đặt cáp trực tiếp trong đất phải đảm bảo khoảng cách hở giữa tuyến cáp trung áp và tuyến cáp hạ áp hoặc các loại cáp khác không nhỏ hơn 250 mm.

9.9. Không được đặt cáp trực tiếp trong các vùng đất có hóa chất ăn mòn. Trường hợp bắt buộc phải đặt cáp trong vùng đất như thế thì phải chọn loại cáp vừa có lớp bọc thép, vừa có lớp bọc chì và ngoài cùng là lớp vỏ PVC. Nếu lớp vỏ chì không được bọc PVC thì phải đặt sợi cáp vừa nói trong ống chất dẻo cách điện.

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.11. Phải đặt cáp trong rãnh cáp xây hoặc đúc bằng bêtông ở những nơi không tiện đào xới khi cần bảo trì hoặc thay thế cáp. Rãnh cáp phải có nắp đậy bằng tấm đan bêtông hoặc tấm thép chống trơn trừ khu vực dưới đáy tủ, bảng điện.

9.12. Nếu rãnh cáp có đáy không sâu quá 500 mm so với mặt sàn hoàn thiện thì có thể đặt cáp trực tiếp trên đáy rãnh cáp.

9.13. Nếu rãnh cáp có đáy sâu quá 500 mm so với mặt sàn hoàn thiện thì phải đặt cáp trên các giá đỡ cố định vào thành rãnh cáp sau mỗi cự ly 1 m. Tất cả các giá đỡ cáp phải hàn vào thanh tiếp đất chạy suốt dọc chiều dài rãnh cáp.

9.14. Cáp luồn qua thành rãnh cáp để đi ra ngoài phải luồn trong ống cứng có miệng nhẵn, không có cạnh sắc hoặc thô ráp (làm hư tổn cách điện của cáp).

9.15. Đáy của rãnh cáp phải dốc về phía các hố ga hoặc chỗ đặt bơm nước đọng và phải tính đến khả năng mở rộng công trình trong tương lai.

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. Phạm vi áp dụng

...

...

...Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Quy định chung

5. Nối đất, nối và bịt đầu cáp

6. Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong khay và thang cáp

7. Lắp đặt cáp và dây điện trong hộp cáp

8. Lắp đặt cáp và dây điện trong hệ thống ống luồn dây

9. Đặt cáp trực tiếp trong đất và đặt cáp trong rãnh cáp

Đã xem: Đánh giá:

Thuộc tính TCVN TCVN9208:2012

Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN9208:2012
Cơ quan ban hành***
Người ký***
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoĐã biết
Lĩnh vựcXây dựng, Điện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download TCVN TCVN9208:2012

PDFFile văn bản gốc (11.7MB)
DOCFile văn bản word (247.5KB)

Lược đồ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9208:2012 về Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9208:2012 về Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp
Loại văn bảnTiêu chuẩn Việt Nam
Số hiệuTCVN9208:2012
Cơ quan ban hành***
Người ký***
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoĐã biết
Lĩnh vựcXây dựng, Điện - điện tử
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản liên quan Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9208:2012 về Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

Văn bản gốc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9208:2012 về Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

Lịch sử hiệu lực Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9208:2012 về Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong các công trình công nghiệp

Từ khóa » Tiêu Chuẩn đi ống điện âm Sàn