Tiêu Chuẩn Quốc Gia (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt

TCVN là viết tắt của cụm từ Tiêu chuẩn Việt Nam, dùng làm ký hiệu tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam.

Các TCVN do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và các bộ, ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Hiện nay đã có hàng nghìn TCVN bao gồm tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản; thuộc các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, an toàn, điện, điện tử, công nghệ thông tin...

Các tiêu chuẩn có ảnh hưởng khá rộng rãi là: TCVN 5712 định nghĩa chuẩn cho bộ mã ABC với cách nhập liệu Telex; TCVN 6909 định nghĩa chuẩn mã hóa tiếng Việt như là một tập con của bộ mã Unicode 3.1; TCVN ISO 9001 (tương đương với ISO 9001) về các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng.

Các thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tiêu chuẩn hoá: hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định, bao gồm các quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn
  2. Tiêu chuẩn cơ bản: tiêu chuẩn bao trùm một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những điều khoản chung cho một lĩnh vực cụ thể
  3. Tiêu chuẩn thuật ngữ: tiêu chuẩn liên quan đến những thuật ngữ, thường kèm theo các định nghĩa và đôi khi có chú thích, minh hoạ, ví dụ
  4. Tiêu chuẩn thử nghiệm: tiêu chuẩn liên quan đến những phương pháp thử, đôi khi có kèm theo các điều khoản khác liên quan để thử nghiệm, ví dụ như lấy mẫu, sử dụng phương pháp thống kê, trình tự các phép thử
  5. Tiêu chuẩn sản phẩm: tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm phải thoả mãn nhằm tạo ra tính thoả dụng của sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đó
  6. Tiêu chuẩn quá trình: tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một quá trình phải thoả mãn, nhằm tạo ra tính thoả dụng của quá trình đó
  7. Tiêu chuẩn dịch vụ: tiêu chuẩn quy định những yêu cầu mà một dịch vụ phải thoả mãn, nhằm tạo ra tính thoả dụng của dịch vụ đó
  8. Tiêu chuẩn tương thích: tiêu chuẩn quy định những yêu cầu có liên quan đến tính tương thích của các sản phẩm hoặc các hệ thống tại các nơi chúng tiếp nối với nhau
  9. Tiêu chuẩn danh mục đặc tính: tiêu chuẩn nêu danh mục các đặc tính mà các giá trị hoặc dữ liệu khác của các đặc tính đó sẽ được quy định cụ thể cho một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ.

Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:)[1]. Ví dụ: TCVN 4980:2006 là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 4980, được công bố năm 2006.

Trường hợp tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, ký hiệu tiêu chuẩn gồm ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc tế để trong ngoặc đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự. Ví dụ: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998).

Hoặc có thể thể hiện như sau:

TCVN 111:2006 ISO 15:1998

là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 111 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 15:1998 và được công bố năm 2006.

Trường hợp đặc biệt, khi tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) về hệ thống quản lý (ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000 và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác), ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm ký hiệu TCVN đứng trước, ký hiệu ISO đứng sau một ký tự, sau đó là số hiệu tiêu chuẩn ISO được chấp nhận và năm ban hành tiêu chuẩn quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm (:).

Ví dụ: ký hiệu TCVN ISO 14001:2006 là ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường và được công bố vào năm 2006.

Ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia thay thế bao gồm số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia được thay thế, năm công bố tiêu chuẩn quốc gia thay thế được phân cách bằng dấu hai chấm (:) và được đặt sau ký hiệu TCVN.

Ví dụ: TCVN công bố năm 2006 để thay thế TCVN 289:2000 được ký hiện là TCVN 289:2006.

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam hiện nay được xây dựng theo hình thức sử dụng các ban kỹ thuật.

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn là tổ chức tư vấn kỹ thuật về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn cụ thể.

Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn là tổ chức trực thuộc ban kỹ thuật tương ứng để triển khai hoạt động trong chuyên ngành hẹp thuộc lĩnh vực tiêu chuẩn của ban kỹ thuật.

Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập.

Thành viên ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia bao gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia.

Danh sách Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Ký hiệu Tên ban kỹ thuật
1. TCVN/JTC 1 Công nghệ thông tin
2. TCVN/JTC1/1 Mã ký tự tiếng Việt
3. TCVN/TC 01 Vấn đề chung về Tiêu chuẩn hoá
4. TCVN/TC 4 Ổ lăn, ổ đỡ
5. TCVN/TC 5 Phụ tùng đường ống bằng kim loại
6. TCVN/TC 6 Giấy, các tông và bột giấy
7. TCVN/TC 8 Đóng tàu và công trình biển
8. TCVN/TC 10 Bản vẽ kỹ thuật
9. TCVN/TC 11 Nồi hơi và bình chịu áp lực
10. TCVN/TC 12 Đại lượng và đơn vị đo lường
11. TCVN/TC 17 Thép
12. TCVN/TC 21 Thiết bị phòng cháy chữa cháy
13. TCVN/TC22 Phương tiện giao thông đường bộ
14. TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp
15. TCVN/TC26 Đồng và hợp kim đồng
16. TCVN/TC 27 Nhiên liệu khoáng rắn
17. TCVN/TC 28 Sản phẩm dầu mỏ và dầu bôi trơn
18. TCVN/TC 30 Đo lưu lượng lưu chất trong ống dẫn kín
19. TCVN/TC 33 Vật liệu chịu lửa
20. TCVN/TC 38 Vật liệu dệt
21. TCVN/TC 39 Máy công cụ
22. TCVN/TC 43 Âm học
23. TCVN/TC 45 Cao su thiên nhiên
24. TCVN/TC 46 Thông tin tư liệu
25. TCVN/TC 47 Hóa học
26. TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh
27. TCVN/TC 58 Chai chứa khí
28. TCVN/TC 61 Chất dẻo
29. TCVN/TC 68 Tài chính ngân hàng tiền tệ
30. TCVN/TC 69 Áp dụng các phương pháp thống kê
31. TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong
32. TCVN/TC 71 Bê tông cốt thép
33. TCVN/TC 74 Xi măng và vôi
34. TCVN/TC 79 Kim loại màu và hợp kim của chúng
35. TCVN/TC 82 Khai khoáng
36. TCVN/TC 84 Dụng cụ y tế để tiêm
37. TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân
38. TCVN/TC 86 Máy lạnh
39. TCVN/TC 91 Chất hoạt động bề mặt
40. TCVN/TC 94 Phương tiện bảo vệ cá nhân
41. TCVN/TC 96 Cần cẩu
42. TCVN/TC 120 Sản phẩm da
43. TCVN/TC 126 Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá
44. TCVN/TC 129 Quặng nhôm
45. TCVN/TC131 Hệ thống truyền dẫn chất lỏng
46. TCVN/TC 133 Hệ thống cỡ số và thiết kế quần áo
47. TCVN/TC 134 Phân bón vi sinh vật
48. TCVN/TC 135 Thử không phá huỷ
49. TCVN/TC 138 Ống và phụ tùng đường ống
50. TCVN/TC 146 Chất lượng không khí
51. TCVN/TC 147 Chất lượng nước
52. TCVN/TC 154 Quá trình, các yếu tố dữ liệu, tài liệu trong công nghiệp, hành chính
53. TCVN/TC 160 Thủy tinh trong xây dựng
54. TCVN/TC 157 Dụng cụ tránh thai
55. TCVN/Tc 159 Ergonomi
56. TCVN/TC 164 Thử cơ lý kim loại
57. TCVN/TC 166 Đồ gốm, thủy tinh tiếp xúc với thực phẩm
58. TCVN/TC 174 Đồ kim hoàn
59. TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng
60. TCVN/TC 178 Thang máy và băng tải trở khách
61. TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em
62. TCVN/TC 189 Sản phẩm gốm xây dựng
63. TCVN/TC 190 Chất lượng đất
64. TCVN/TC199 An toàn máy
65. TCVN/TC 200 Chất thải rắn
66. TCVN/TC 207 Quản lý môi trường
67. TCVN/TC 210 Quản lý chất lượng trang thiết bị y tế
68. TCVN/TC/E 1 Máy điện và khí cụ điện
69. TCVN/TC/E2 Thiết bị điện gia dụng
70. TCVN/TC/E 3 Thiết bị điện tử dân dụng
71. TCVN/TC/E 5 Kỹ thuật thử cao áp
72. TCVN/TC/E4 Dây và cáp điện
73. TCVN/TC/E 6 Phát thanh - truyền hình
74. TCVN/TC/E 7 Cáp quang
75. TCVN/TC/E 8 Thiết bị hệ thống điện mặt trời
76. TCVN/TC/E9 Tương thích điện từ
77. TCVN/TC/E10 An toàn thiết bị công nghệ thông tin
78. TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ
79. TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động thực vật
80. TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm
81. TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm và các chất nhiễm bẩn
82. TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ
83. TCVN/TC/F6 Dinh dưỡng và thức ăn kiêng
84. TCVN/TC/F7 Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
85. TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt
86. TCVN/TC/F9 Đồ uống
87. TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả
88. TCVN/TC/F11 Thủy sản
89. TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa
90. TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu
91. TCVN/TC/F14 Kiểm tra thực phẩm xuất nhập khẩu và hệ thống chứng nhận
92. TCVN/TC/F15 Dư lượng thuốc thú y trong thực phẩm
93. TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê
94. TCVN/TC/F17 Thức ăn chăn nuôi
95. TCVN/TC/F18 Đường, sản phẩm đường và mật ong
96. TCVN/TC/M9 Thiết bị đo khối lượng và tỷ trọng
97. TCVN/TC 228 Du lịch và các dịch vụ có liên quan

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Việt Nam) Lưu trữ 2006-07-18 tại Wayback Machine
  • Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam Lưu trữ 2016-07-12 tại Wayback Machine
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Của