Tiêu Chuẩn TCVN-7455 Là Gì? Quy Cách, Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu

Nếu bạn chưa biết và chưa nắm rõ những nội dụng của TCVN 7455, thì thật tiếc bạn sẽ không thể đánh giá được chất lượng công trình nhôm kính cường lực đang thi công. Vậy cụ thể TCVN 7455 là gì? Xem ngay nội dung Hoàng Phi Glass chia sẻ ngay sau đây.

TCVN 7455
TCVN 7455 quy định chi tiết các yếu tố đánh giá chất lượng của kính cường lực.

1. Quy định tiêu chuẩn TCVN 7455 là gì?

TCVN 7455:2013 là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kỹ thuật của kính cường lực sử dụng cho các công trình thi công lắp đặt cửa kính cường lực, vách kính, mái kính, sàn kính,… Tiêu chuẩn được biên soạn bởi Viện Vật liệu xây dựng, do Bộ Xây dựng đề nghị, thẩm định bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Cụ thể nội dung của tiêu chuẩn:

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn TCVN 7455 được áp dụng cho loại kính cường lực tôi nhiệt phẳng sử dụng cho các công trình xây dựng. Ngoài ra, tiêu chuẩn còn sử dụng cho kính cong tôi nhiệt để xác định độ dày, mức độ hoàn thiện cạnh và phá vỡ mẫu.

1.2. Tài liệu viện dẫn

Tiêu chuẩn kính cường lực TCVN 7455 được áp dụng đồng thời với các tài liệu viện dẫn gồm:

  • TCVN 7129:2002: Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.
  • TCVN 7526:2005: Kính xây dựng – Định nghĩa và phân loại.
  • TCVN 8261:2009: Kính xây dựng – Phương pháp thử – Xác định ứng suất bề mặt và ứng suất cạnh của kính bằng phương pháp quang đàn hồi không phá hủy sản phẩm.
  • TCVN 7368:2013: Kính xây dựng – Kính dán an toàn nhiều lớp – Phương pháp thử độ bền va đập.
tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN 7455
Kính cường lực sử dụng cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.

1.3. Giải thích kí hiệu

Phân loại Kí hiệu
Theo độ dày va đập – Loại I: Kí hiệu LI

– Loại II: Kí hiệu LII

Kính tôi nhiệt an toàn FT
Kính bán tôi HS

1.4. Yêu cầu kỹ thuật

Tiêu chuẩn sẽ đánh giá chất lượng của kính cường lực dựa trên các yếu tố gồm:

  • Kính vật liệu (Nguyên liệu sử dụng làm kính tôi nhiệt)
  • Kích thước sai lệch
  • Độ cong vênh của kính
  • Các khuyết tật ngoại quan
  • Kích thước cạnh cắt, lỗ khoan và rãnh
  • Ứng suất bề mặt kính
  • Độ bền va đập kính
  • Mức độ phá vỡ mẫu kính

Cụ thể các yếu tố sẽ được chia sẻ cụ thể ngay bên dưới đây.

Yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 7455
Mỗi loại kính sẽ có một độ dày tiêu chuẩn khác nhau.

2. Độ dày kính theo tiêu chuẩn TCVN 7455

Loại kính Chiều dày danh nghĩa (mm)
Kính vân hoa tôi nhiệt

3

4

5

6

8

10

Kính nổi tôi nhiệt

3

4

5

6

8

10

12

15

19

25

Kính phản quang tôi nhiệt

3

4

5

6

8

10

12

15

19

Xem thêm: [TƯ VẤN] Có Nên Làm Cửa Kính Cường Lực Không? Tư vấn thiết kế

3. Kích thước sai lệch theo tiêu chuẩn TCVN 7455

Quy cách kính cường lực sẽ cho phép độ sai lệch so với tiêu chuẩn trong một khoảng nhất định. Mức độ sai lệch này vẫn đảm bảo đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sử dụng.

3.1 Sai lệch theo kích thước của 1 cạnh

Sai lệch theo kích thước của 1 cạnh đối với kính vân hoa tôi nhiệt:

Độ dày danh nghĩa ≤ 1.000 Từ 1.000 ≥ 2.000 ≥ 2.000 – 3.000

3

4

5

6

+ 1

– 2

± 3 ± 3
8

10

± 3 ± 4 ± 4

Sai lệch theo kích thước của 1 cạnh đối với kính nổi tôi nhiệt:

Độ dày danh nghĩa ≤ 1.000 Từ 1.000 ≥ 2.000 ≥ 2.000 – 3.000

3

4

5

6

+ 1

– 2

± 3 ± 4

8

10

12

+ 2

– 3

± 3 ± 4
15 ± 4 ± 4 ± 4
19 ± 5 ± 5 ± 5
25 ± 6 ± 6 ± 6

Sai lệch theo kích thước của 1 cạnh đốivới kính phản quang tôi nhiệt:

Độ dày danh nghĩa ≤ 1.000 Từ 1.000 ≥ 2.000 ≥ 2.000 – 3.000

3

4

5

6

+ 1

– 2

± 3 ± 4

8

10

12

+ 2

– 3

± 3 ± 4
15 ± 4 ± 4 ± 4
19 ± 5 ± 5 ± 5

3.2. Sai lệch về độ cong vênh

Độ cong vênh Sai lệch cho phép (%)
Toàn phần ≤ 0.5
Cục bộ ≤ 0.3

Chú thích:

  • Cong vênh toàn phần được tính dựa vào kích thước đường chéo của tấm kính.
  • Cong vênh cục bộ được tính ở vị trí lồi nhất nhìn thấy được trong chiều dài kính 300mm.
tcvn 7455 về độ cong vênh
Kính cường lực cũng cần phải đảm bảo độ cong vênh tiêu chuẩn.

3.3. Các khuyết tật ngoại quan

Theo TCVN 7219:2002, công trình kính cường lực thi công và hoàn thiện không có: lỗ thủng, vết nứt hoặc vết xước xuất hiện trên bề mặt của kính.

3.4. Tiêu chuẩn hoàn thiện cạnh

Tất cả các hoạt động khoan, cắt và cưa với kính tôi nhiệt đều phải được thực hiện trước khi xử lý nhiệt và đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Hoàn thiện cạnh trước khi gia nhiệt cho từng tấm kính.
  • Những trường hợp hoàn thiện cạnh đặc biệt cần có sự thống nhất và đồng ý của các bên liên quan.
  • Biến dạng cạnh sau quá trình tôi đứng đối với khoảng cách móc treo và cạnh trên là 20mm
  • Biến dạng cạnh sau quá trình tôi đứng ngay tại vị trí móc treo ≤ 2mm.
  • Các loại cạnh nghiêng có thể được tạo từ nhiều loại hoàn thiện cạnh khác nhau.

3.5. Tiêu chuẩn lỗ khoan

Tiêu chuẩn TCVN 7455 cho lỗ khoan áp dụng với kính có lỗ khoan tròn và có độ dày của kính lớn hơn 4mm.

TCVN 7455 về lỗ khoan
Lỗ khoan trên kính cũng cần phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đặt ra.

1. Đường kính lỗ khoan: Đường kính lỗ khoan sẽ phải nhỏ hơn độ dày của tấm kính. Trường hợp, lỗ khoan có kích thước nhỏ hơn thì cần phải có sự bàn bạc bởi các bên liên quan.

2. Vị trí của lỗ khoan trên tấm kính sẽ được quyết định bởi các yếu tố:

  • Độ dày danh nghĩa của tấm kính.
  • Kích thước chiều rộng và chiều dài của tấm kính.
  • Đường kính lỗ khoan.
  • Hình dạng của tấm kính.
  • Số lượng lỗ khoan.

Vị trí giới hạn lỗ khoan của tấm kính có 4 lỗ khoan tối đa

  • Mép của lỗ khoan đến cạnh của tấm kính cách nhau không nhỏ hơn 2 lần độ dày của tấm kính.
  • 2 lỗ khoan cách nhau không nhỏ hơn 2 lần độ dày của tấm kính.
  • Mép lỗ khoan và góc của tấm kính cách nhau không nhỏ hơn 6 lần độ dày của tấm kính.

Lưu ý: Trường hợp mép của lỗ khoan đến cạnh của tấm kính nhỏ hơn 35mm, thì cần thỏa thuận giữa các bên liên quan để xác định lại vị trí của lỗ khoan.

3. Sai lệch về đường kính lỗ khoan

Đường kính lỗ khoan Sai lệch cho phép (mm)
Từ 4 – 20 ± 1.0
> 20 – 100 + 2.0
> 100 Thỏa thuận

4. Vị trí của lỗ khoan: Cho phép sai lệch theo hai chiều không quá ±1.6mm. Vị trí được tính từ tâm của lỗ khoan. Trường hợp sai số vị trí lỗ khoan nhỏ hơn, thì cần có sự thỏa thuận của các bên liên quan.

3.6. Tiêu chuẩn rãnh và cạnh cắt

tiêu chuẩn kính cường lực
Cách cạnh cắt phải được mài dũa thật mịn.

Các rãnh và cạnh cắt thực hiện trên tấm kính phải được lượn tròn. Bán kính đường lượn tròn không nhỏ hơn độ dày của tấm kính. Mặt trong rảnh và cạnh cắt cần mài và đánh bóng kỹ.

Độ dày tấm kính Sai lệch cho phép (mm)
< 12mm ± 1.6
≥ 12mm ± 3.0

3.7. Ứng suất bề mặt của kính

Loại kính Ứng suất bề mặt cho phép (MPa)
FT ≥ 69
HS  24 – 69

3.8. Tiêu chuẩn độ bền và số lượng mảnh vỡ kính

Tiêu chuẩn kính TCVN 7455 không quy định độ bền và số lượng mảnh khi kính cường lực vỡ với kính bán tôi. Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng với kính tôi nhiệt an toàn.

Tên chỉ tiêu L I L II
Độ bền và số lượng mảnh vỡ kính 1 2
Độ bề va đập con lắp Không vỡ Khối lượng 65cm2 mẫu thử
Phá vỡ mẫu với kính dày < 5mm 15
Phá vỡ mẫu với kính dày ≥ 5mm 40

Chú thích: Khối lượng mẫu thử bằng chiều dày của kính nhân với tỷ trọng thủy tinh (2.5g/cm3).

số lượng mảnh vỡ kính tcvn 7455
Đánh giá chất lượng của kính dựa trên số lượng mảnh vỡ kính.

4. Quy cách kính theo tiêu chuẩn TCVN 7455

Quy cách kính cường lực theo tiêu chuẩn 7455:2013 sẽ được quy định cho phần tem mác, đóng gói, bảo quản và vận chuyển.

4.1. Tem mác trên tấm kính

Tem mác được in và dán trên tấm kính phải có những thông tin sau:

  • Ký hiệu của kính.
  • Cơ sở sản xuất.
  • Số lượng các tấm kính hoặc số m2 trong một bao gói.
  • Ngày tháng sản xuất.

4.2. Đóng gói

Kính cường lực phải được đóng gói trong kiện chuyên dụng có cùng kích thước và cùng loại. Khi đóng gói cần phải sử dụng thêm các vật liệu đệm ló để đảm bảo chất lượng của kính.

Trên từng kiện kính đều phải có dấu hiệu cảnh báo dễ vỡ.

Bảo quản và đóng gói kính theo tiêu chuẩn TCVN 7455
Đóng gói và bảo quản kính nơi khô thoáng và có kệ để chuyên dụng.

4.3. Bảo quản kính

Quy định trong bảo quản kính cường lực gồm:

  • Các kiện kính phải được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Các kiện được sắp xếp theo cùng loại, cùng kích thước trên các giá đỡ chuyên dụng.
  • Các kiện được đặt nghiêng khoảng 10 – 15 độ theo chiều thẳng đứng.

4.4. Vận chuyển

Vận chuyển kiện kính bằng các phương tiện chuyên dụng, được chèn và cài chặt. Kiện kính phải được đảm bảo an toàn, không bị tác động gì trong suốt quá trình vận chuyển.

quy cách kính cường lực chất lượng
Một bộ kính cường lực chất lượng sẽ đảm bảo một công trình bền đẹp.

Đó là toàn bộ những nội dung thông tin cơ bản của tiêu chuẩn TCVN áp dụng cho kính cường lực. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, nếu bạn còn vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ nhé!

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Kính Xây Dựng