Tiêu Chuẩn TCVN 7957:2008 Tiêu Chuẩn Thiết Kế Mạng Lưới Công ...
Có thể bạn quan tâm
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7957:2008
THOÁT NƯỚC - MẠNG LƯỚI VÀ CÔNG TRÌNH BÊN NGOÀI - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Drainage and sewerage - External Networks and Facilities - Design Standard
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 7957:2008 do Công ty cổ phần Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE) soát xét lại trên cơ sở Tiêu chuẩn TCXDVN "Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế", Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THOÁT NƯỚC - MẠNG LƯỚI VÀ CÔNG TRÌNH BÊN NGOÀI - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
Drainage and sewerage - External Networks and Facilities - Design Standard
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu bắt buộc hoặc khuyến khích áp dụng để thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng và nâng cấp các hệ thống thoát nước (mạng lưới thoát nước và công trình bên ngoài) của các đô thị, khu dân cư tập trung và khu công nghiệp.
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế các hệ thống thoát nước còn phải tuân theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan khác đã được Nhà nước ban hành.
2 Tài liệu viện dẫn
TCVN 7222:2002, Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
TCVN 6772: 2000, Chất lượngnước - Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép TCXDVN 33:2006, Cấp nước- Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5942-1995, Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt.
TCVN 5945:2005, Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
TCVN 7382-2004, Chất lượngnước - nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải.
3 Qui định chung
3.1 Khi thiết kế hệ thống thoát nước việc lựa chọn sơ đồ và các giải pháp cơ bản phải phù hợp với Quy hoạch xây dựng của các đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp.
3.2 Khi lựa chọn hệ thống và sơ đồ thoát nước phải đánh giá kinh tế, kĩ thuật, mức độ đảm bảo vệ sinh của các công trình thoát nước hiện có và khả năng tiếp tục sử dụng chúng.
3.3 Khi thiết kế thoát nước cho các điểm dân cư, cho phép sử dụng các kiểu hệ thống thoát nước: chung, riêng một nửa, riêng hoàn toàn hoặc hệ thống hỗn hợp tuỳ theo địa hình, điều kiện khí hậu, yêu cầu vệ sinh của công trình thoát nước hiện có, trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
3.4 Đối với hệ thống thoát nước mưa, nếu điều kiện cho phép có thể sử dụng hệ thống mương máng hở và phải chú ý xử lý phần nước mưa bị nhiễm bẩn.
3.5 Hệ thống thoát nước của các xí nghiệp công nghiệp thường thiết kế theo kiểu riêng hoàn toàn, nhưng trong các trường hợp cụ thể có thể kết hợp thu gom toàn bộ hoặc một phần nước thải sản xuất với nước thải sinh hoạt.
3.6 Khi thiết kế thoát nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần xem xét:
- Khả năng thu hồi các chất quí có trong nước thải sản xuất.
- Khả năng giảm lượngnước thải sản xuất xả ra môi trường bên ngoài bằng cách áp dụng quá trình công nghệ hợp lí, sử dụng hệ thống cấp nước tuần hoàn toàn bộ, một phần hoặc lấy nước thải của phân xưởng này để sử dụng cho phân xưởng khác.
Ghi chú: Chỉ cho phép sử dụng nước thải sinh hoạt đã được xử lý và khử trùng để cấp nước cho sản xuất.
3.7 Nước đã sử dụng qua quá trình sản xuất nếu không bị nhiễm bẩn cần nghiên cứu để sử dụng lại. Khi không thể sử dụng lại thì cho phép xả vào nguồn tiếp nhận hoặc vào hệ thống thoát nước mưa.
3.8 Việc xả nước thải sản xuất vào hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải đô thị cần phải căn cứ vào thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất, chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của hệ thống thoát nước và yêu cầu vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Trong trường hợp này, nước thải sản xuất phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Không ảnh hưởng xấu tới sự hoạt động của đường cống thoát nước và công trình xử lý nước thải.
- Có nồng độ chất lơ lửng và chất nổi không quá 500 mg/l.
- Không chứa các chất có khả năng phá hủy vật liệu, dính bám lên thành ống hoặc làm tắc cống thoát nước và các công trình khác của hệ thống thoát nước.
- Không chứa các chất dễ cháy (dầu, xăng) và các chất khí hoà tan có thể tạo thành hỗn hợp nổ trong đường ống hoặc công trình thoát nước.
- Không chứa các chất độc có nồng độ ảnh hưởng xấu tới quá trình xử lý sinh học hoặc tới việc xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
CHÚ THÍCH: Nếu nước thải sản xuất không đảm bảo các yêu cầu nói trên phải xử lý sơ bộ tại chỗ. Mức độ xử lý sơ bộ cần phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường và đơn vị thoát nước địa phương.
3.9 Khi nối đường cống thoát nước thải của các cơ sở sản xuất vào mạng lưới của đô thị thì từng cơ sở phải có cống xả và giếng kiểm tra riêng, đặt ngoài phạm vi cơ sở.
Ghi chú: Cho phép đặt cống dẫn chung nước thải sản xuất các nhà máy, xí nghiệp sau giếng kiểm tra của từng cơ sở.
3.10 Nước thải có chứa các chất độc hại và vi trùng gây dịch bệnh trước khi xả vào mạng lưới thoát nước của đô thị hoặc khu dân cư phải được khử độc và khử trùng.
3.11 Không cho phép xả nhiều loại nước thải vào cùng một mạng lưới thoát nước, nếu như việc trộn các loại nước thải với nhau có thể tạo thành các chất độc, khí nổ hoặc các chất không tan với số lượng lớn.
3.12 Không được xả nước thải sản xuất có nồng độ chất ô nhiễm cao tập trung thành từng đợt. Trường hợp khối lượngvà thành phần nước thải thay đổi quá lớn trong ngày cần phải thiết kế bể điều hoà.
3.13 Ngoài việc tuân thủ các qui định nêu trong tiêu chuẩn này, sơ đồ công nghệ và phương pháp xử lý, các thông số để tính toán công trình xử lý và bùn cặn nước thải sản xuất còn cần phải dựa theo các quy định, các tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các xí nghiệp công nghiệp tương ứng, các tài liệu của cơ quan nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm quản lý các công trình tương tự.
3.14 Mức độ xử lý nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận được xác định bằng tính toán trên cơ sở đảm bảo các điều kiện vệ sinh theo quy định của các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và được cơ quan quản lý môi trường chấp thuận.
3.15 Các công trình xử lý nước thải của cơ sở công nghiệp nên bố trí trong phạm vi đất đai của cơ sở đó.
3.16 Khoảng cách vệ sinh từ các công trình xử lý và trạm bơm nước thải tới ranh giới xây dựng nhà ở công cộng và các xí nghiệp thực phẩm (có xét tới khả năng phát triển của các đối tượng đó) được qui định như sau:
- Đối với các công trình xử lý và trạm bơm nước thải sinh hoạt lấy theo Bảng 1
- Đối với các công trình xử lý và trạm bơm nước thải sản xuất không nằm trong địa giới của xí nghiệp, nếu được bơm và xử lý hoặc kết hợp bơm và xử lý cùng với nước thải sinh hoạt thì lấy theo tiêu chuẩn vệ sinh qui định khi thiết kế các công trình vệ sinh theo các tiêu chuẩn thiết kế các xí nghiệp công nghiệp do Nhà nước hay các Bộ chủ quản ban hành, nhưng không thấp hơn các qui định trong Bảng 1.
Bảng 1
Tên công trình | Khoảng cách ly vệ sinh tính bằng m, theo công suất tính toán của công trình, nghìn m3/d | |||
Dưới 0,2 | Từ 0,2 đến 5 | Từ 5 đến 50 | >50 | |
1. Công trình xử lý cơ học và sinh học có sân phơi bùn 2. Công trình xử lý cơ học và sinh học có xử lý bùn cặn bằng thiết bị cơ khí. 3. Bãi lọc ngầm 4. Cánh đồng tưới 5. Hồ sinh học 6. Mương ô xy hóa tuần hoàn 7. Trạm bơm | 150 100 200 150 200 150 15 | 200 150 300 200 200 200 20 | 400 300 - 400 300 400 20 | 500 400 - - - - 30 |
CHÚ THÍCH:
1. Khi không đảm bảo được khoảng cách tối thiểu trên, thì phải có các giải pháp công nghệ phù hợp để đảm bảo được điều kiện vệ sinh và phải được cơ quan quản lý môi trường địa phương chấp thuận.
3. Nếu trong địa giới của trạm xử lý nước thải cơ học và sinh học công suất dưới 50m3/d có bãi lọc ngầm diện tích dưới 0,5 ha thì khoảng cách trên lấy bằng 100m.
4. Khoảng cách ly vệ sinh đối với bãi lọc ngầm công suất dưới 15 m3/d lấy 15 m.
5. Khoảng cách ly vệ sinh của bệ tự hoại là 5m, giếng thấm là 8m.
6. Khoảng cách ly trong Bảng 1 cho phép tăng lên nhưng không quá 2 lần nếu khu dân cư xây dựng ở cuối hướng gió chủ đạo so với trạm xử lý, cho phép giảm đi nhưng không quá 25% nếu khu dân cư xây dựng ở vị trí có hướng gió thuận lợi theo quan điểm vệ sinh.
7. Nếu làm khô bùn cặn chưa được ổn định bằng sân phơi bùn thì khoảng cách vệ sinh phải được tính toán phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường và được cơ quan quản lý môi trường địa phương chấp thuận.
8. Đối với các công trình cải tạo, tùy từng trường hợp ngoại lệ có thể áp dụng khác với qui định trong bảng này nhưng phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lí môi trường địa phương.
3.17 Không được xả nước mưa trong các trường hợp sau:
- Trực tiếp vào các khu vực dùng làm bãi tắm.
- Vào các khu vực trũng không có khả năng tự thoát nước và dễ tạo thành đầm lầy.
- Vào khu vực xói mòn, nếu thiết kế không có biện pháp gia cố bờ.
3.18 Phải xét tới khả năng đưa công trình vào từng giai đoạn xây dựng và trường hợp cần thiết vận hành toàn bộ công trình cũng như khả năng phát triển trong tương lai khi vượt quá công suất tính toán của công trình.
GHI CHÚ: Việc đưa công trình vào sử dụng theo từng giai đoạn xây dựng hay vận hành toàn bộ phải xuất phát từ điều kiện vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
3.19 Các giải pháp kỹ thuật cơ bản được thiết kế phải dựa trên cơ sở so sánh chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án đề xuất. Phương án được chọn là phương án kinh tế và đảm bảo khả năng thực hiện một cách thuận lợi.
4. Tiêu chuẩn thải nước và tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát Nước
4.1 Tiêu chuẩn thải nước và hệ số không điều hoà
4.1.1 Tiêu chuẩn thải nước đô thị bao gồm nước thải sinh hoạt và dịch vụ xác định theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượngvà từng giai đoạn xây dựng.
4.1.2 Hệ số không điều hoà ngày của nước thải đô thị hoặc khu dân cư Kd lấy bằng 1,15 -1,3 tuỳ theo đặc điểm của từng đô thị.
Hệ số không điều hoà chung K0 lấy theo Bảng 2, phụ thuộc vào lưu lượng nước thải trung bình ngày qtb.
Bảng 2
Hệ số không điều hoà chung K0 | Lưu lượngnước thải trung bình qtb (l/s) | ||||||||
5 | 10 | 20 | 50 | 100 | 300 | 500 | 1000 | ≥ 5000 | |
K0 max | 2,5 | 2,1 | 1,9 | 1,7 | 1,6 | 1,55 | 1,5 | 1,47 | 1,44 |
K0 min | 0,38 | 0,45 | 0,5 | 0,55 | 0,59 | 0,62 | 0,66 | 0,69 | 0,71 |
CHÚ THÍCH:
1. Khi lưu lượng trung bình nằm giữa các số trong Bảng 2 thì hệ số không điều hoà chung xác định bằng cách nội suy.
2. Hệ số không điều hoà K0 lấy theo Bảng 2 cho phép áp dụng khi lượngnước thải sản xuất không vượt quá 45% tổng lưu lượngnước thải đô thị.
3. Khi lưu lượng trung bình của nước thải nhỏ hơn 5 l/s thì K0 lấy bằng 5.
4.1.3 Sự phân bố lưu lượngnước thải của đô thị và khu dân cư theo các giờ trong ngày xác định theo biểu đồ dùng nước. Nếu không có biểu đồ dùng nước thì sự phân bố này có thể căn cứ theo tài liệu quản lí của đối tượng thoát nước tương tự.
4.1.4 Tiêu chuẩn và hệ số không điều hoà nước thải sinh hoạt từ các xí nghiệp công nghiệp, từ các nhà ở hoặc công trình công cộng riêng rẽ thì xác định theo tiêu chuẩn thoát nước bên trong nhà.
4.1.5 Tiêu chuẩn và hệ số không điều hoà nước thải sản xuất từ các cơ sở công nghiệp phải xác định theo tài liệu công nghệ sản xuất.
4.1.6 Lưu lượng tính toán của nước thải sản xuất từ các cơ sở công nghiệp được xác định như sau:
- Đường ống thoát nước từ các phân xưởng xác định theo lưu lượng giờ lớn nhất;
- Đường ống dẫn chung của toàn nhà máy theo đồ thị xả nước từng giờ;
- Đường ống dẫn chung của một nhóm nhà máy theo đồ thị thải nước từng giờ có xét tới thời gian chảy của nước thải trong đường ống.
4.2. Tính toán lưu lượngvà điều hoà dòng chảy nước mưa
4.2.1 Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống (l/s) được xác định theo công thức tổng quát sau:
Q= q.C.F (1)
q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha )
C - Hệ số dòng chảy
F - Diện tích lưu vực mà tuyến cống phục vụ (ha)
Hệ số dòng chảy C phụ thuộc vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P, xác định theo Bảng 5.
4.2.2 Cường độ mưa tính toán có thể xác định bằng biểu đồ hoạc công thức khác nhau, nhưng nên có đối chiếu so sánh để đảm bảo độ chính xác cao:
a. Theo biểu đồ quan hệ I – D – F (cường độ mưa-thời gian-tần suất) được lập cho từng vùng lãnh thổ.
b. Theo công thức Wenzel
(2)
Trong đó:
i- Cường độ mưa (mm/h);
Td - Thời gian mưa ( phút);
f - Chu kỳ lặp lại trận mưa;
C - Hệ số phụ thuộc chu kỳ lặp lại trận mưa.
c. Theo công thức:
(3)
Trong đó:
q - Cường độ mưa (l/s.ha);
t - Thời gian dòng chảy mưa (phút);
P- Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán (năm);
A,C,b,n- Tham số xác định theo điều kiện mưa của địa phương, có thể chọn theo Phụ lục B; đối với vùng không có thì tham khảo vùng lân cận.
Số liệu mưa cần có chuỗi thời gian quan trắc từ 20 đến 25 năm bằng máy đo mưa tự ghi, thời gian mưa tối đa là 150 – 180 phút.
Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P đối với khu vực đô thị phụ thuộc vào qui mô và tính chất công trình, xác định theo Bảng 3.
Bảng 3
Tính chất đô thị | Qui mô công trình | ||
Kênh, mương | Cống chính | Công nhánh khu vực | |
Thành phố lớn, loại I Đô thị loại II, III Các đô thị khác | 10 5 2 | 5 2 1 | 2-1 1- 0,5 0,5-0,33 |
CHÚ THÍCH: Đối với các đô thị hay khu vực đô thị địa hình đồi núi, khi diện tích lưu vực thoát nước lớn hơn 150 ha, độ dốc địa hình lớn hơn 0,02 nếu tuyến cống chính nằm ở vệt trũng của lưu vực thì không phân biệt quy mô đô thị, giá trị P cần lấy lớn hơn quy định trong bảng, có thể chọn P bằng 10 - 20 năm dựa trên sự phân tích độ rủi ro tổng hợp và mức độ an toàn của công trình.
Đối với các khu công nghiệp tập trung, chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P phụ thuộc vào tính chất khu công nghiệp và được xác định theo Bảng 4.
Bảng 4
Tính chất khu công nghiệp | Giá trị P |
Khu công nghiệp có công nghệ bình thường Khu công nghiệp có các cơ sở sản xuất có yêu cầu đặc biệt | 5 - 10 10 -20 |
Khi thiết kế tuyến thoát nước ở những nơi có các công trình quan trọng (như tuyến tàu điện ngầm, nhà ga xe lửa, hầm qua đường,… hoặc trên những tuyến đường giao thông quan trọng mà việc ngập nước có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng thì chu kỳ P lấy lớn hơn so với quy định trong Bảng 3, có thể giá trị P lấy bằng 25 năm. Đối với khu vực có địa hình bất lợi có thể lấy cao hơn (50 hoặc 100 năm) dựa trên sự phân tích tổng hợp độ rủi ro và yêu cầu an toàn.
4.2.3 Đối với thành phố lớn có nhiều trạm đo mưa cần phân tích độ tương quan của lượng mưa của các trạm để xác định hệ số phân bố mưa theo điểm và diện tích. Trong trường hợp chỉ có một trạm đo mưa thì lưu lượng tính toán cần nhân với hệ số phân bổ mưa rào n. Nếu không có tài liệu nghiên cứu ở trong nước thì có thể sử dụng biểu đồ được tổ chức khí tượngThế giới thành lập, hoặc theo qui định ở Phụ lục B.
4.2.4 Hệ số dòng chảy C xác định bằng mô hình tính toán quá trình thấm. Trong trường hợp không có điều kiện xác định theo mô hình toán thì đại lượng C, phụ thuộc tính chất mặt phủ của lưu vực và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P, được chọn theo Bảng 5.
Bảng 5
Tính chất bề mặt thoát nước | Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P (năm) | ||||
2 | 5 | 10 | 25 | 50 | |
Mặt đường atphan Mái nhà, mặt phủ bêtông Mặt cỏ, vườn, công viên (cỏ chiếm dưới 50%) - Độ dốc nhỏ 1-2% - Độ dốc trung bình 2-7% - Độ dốc lớn | 0,73 0,75 0,32 0,37 0,40 | 0,77 0,80 0,34 0,40 0,43 | 0,81 0,81 0,37 0,43 0,45 | 0,86 0,88 0,40 0,46 0,49 | 0,90 0,92 0,44 0,49 0,52 |
CHÚ THÍCH:Khi diện tích bề mặt có nhiều loại mặt phủ khác nhau thì hệ số C trung bình xác định bằng phương pháp bình quân theo diện tích.
4.2.5 Đường quá trình mưa thiết kế được lựa chọn dựa trên một số trận mưa điển hình. Thời gian kéo dài của quá trình mưa phụ thuộc vào qui mô đô thị hoặc qui mô khu vực đô thị, có thể lấy từ 3h đến 6h. Quá trình mưa thiết kế phụ thuộc tính chất mưa ở từng vùng lãnh thổ. Có thể sử dụng biểu đồ I-D-F để thiết lập đường quá trình mưa thiết kế.
4.2.6 Tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa nói chung được thực hiện theo hai bước:
- Bước 1: Xác định sơ bộ kích thước công trình (bằng phương pháp cường độ giới hạn hoặc phương pháp Rational).
- Bước 2: Kiểm tra kết quả tính toán ở bước 1 bằng mô hình thuỷ lực, nếu xét thấy cần thiết thì điều chỉnh kết quả tính ở bước 1.
- Tính toán hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn phải tuân theo các qui định từ muc 4.2.7 đến 4.2.12.
4.2.7 Thời gian dòng chảy mưa đến điểm tính toán t (phút), được xác định theo công thức:
t = to + t1 +t2 (4)
Trong đó:
to -Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rãnh đường, có thể chọn từ 5 đến 10 phút. Nếu trong tiểu khu có đặt giếng thu nước mưa thì đó là thời gian chảy đến cống của đường phố (thời gian tập trung bề mặt) xác định theo quy định ở điều 4.2.8. Riêng đối với khu vực mà tính chất đô thị chưa rõ rệt thì xác định theo quy định ở điều 4.2.10;
t1-Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu (khi trong giới hạn tiểu khu không đặt giếng thu nước mưa) xác định theo chỉ dẫn ở điều 4.2.8;
t2 - Thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán xác định theo chỉ dẫn điều 4.2.9 .
4.2.8. Thời gian nước mưa chảy theo rãnh đường t1 (phút) xác định theo công thức:
(5)
Trong đó:
L1 - Chiều dài rãnh đường (m);
V1 - Tốc độ chảy ở cuối rãnh đường (m/s).
4.2.9 Thời gian nước mưa chảy trong cống đến tiết diện tính toán xác định theo công thức:
(6)
Trong đó:
L2 - Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (m);
V2 - tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương đương (m/s).
4.2.10 Đối với khu vực đô thị mà hệ thống thoát nước mưa chưa rõ rệt (không bố trí giếng thu, không có rãnh đường) thì thời gian tập trung nước mưa bề mặt (t0 + t1) được xác định theo công thức sau:
(phút) (7)
Trong đó:
n - Hệ số nhám Maning
L - Chiều dài dòng chảy (m)
Z - Hệ số mặt phủ, lấy theo bảng 3-5
I - Cường độ mưa (mm/phút)
i - Độ dốc bề mặt
Bảng 6
Loại mặt phủ | Hệ số Z |
- Mái nhà mặt đường nhựa - Mặt đường lát đá - Mặt đường cấp phối - Mặt đường ghép đá - Mặt đường đất - Công viên, đất trồng cây (á sét) - Công viên, đất cây xanh (á cát) - Bãi cỏ | 0,24 0,224 0,145 0,125 0,084 0,038 0,020 0,015 |
CHÚ THÍCH: Khi diện tích bề mặt có nhiều loại mặt phủ khác nhau thì hệ số Z trung bình xác định bằng phương pháp bình quân theo diện tích.
4.2.11 Diện tích thu nước tính toán cho mỗi đoạn cống có thể lấy bằng toàn bộ hay một phần diện tích thu nước sao cho lưu lượng tính toán là lưu lượng lớn nhất.
4.2.12 Vườn cây và công viên không có mạng lưới thoát nước mưa thì không xét đến diện tích lưu vực và hệ số dòng chảy. Nhưng nếu mặt đất ở đó có độ dốc nghiêng về phía đường phố lớn hơn hoặc bằng 0,008 thì dải đất dọc theo đường có bề rộng 50 - 100 m phải được tính vào lưu vực thoát nước.
4.2.13 Điều hoà dòng chảy nước mưa, bao gồm cả việc làm chậm dòng chảy bằng biện pháp thấm và chứa, nhằm mục đích giảm lưu lượngđỉnh, lưu lượngcủa hệ thống thoát nước, giảm tác động tiêu cực do nước mưa gây ra, giữ ổn định nước ngầm và tạo cảnh quan môi trường.
Các công trình thấm bao gồm: công trình thấm tự nhiên và công trình nhân tạo.
Các công trình chứa bao gồm: bể chứa, hồ chứa, hồ điều hoà và các khu đất trũng trong các vườn cây, bãi cỏ, có thể chứa tạm thời trong khi mưa.
4.2.14 Khi thiết kế hồ điều hoà cần bảo đảm các yêu cầu:
Cửa dẫn nước vào hồ và xả nước ra khỏi hồ phải bố trí hợp lý để thuận tiện trong việc khống chế và điều khiển mức nước trong hồ, phù hợp với diễn biến trận mưa và bảo đảm cảnh quan hồ đô thị.
Khi vận hành hồ điều hòa, cần tính đến việc thay nước hồ để đảm bảo các điều kiện vệ sinh (trung bình mỗi năm 2 lần thay nước).
Độ sâu lớp nước tính từ mực nước tối thiểu đến đáy hồ không nhỏ hơn 1m.
4.2.15 Xác định thể tích điều hoà của hồ W (m3) bằng biểu đồ lưu lượng nước mưa chảy vào và xả ra khỏi hồ theo mức nước trung bình và mức nước lớn nhất.
Đối với những công trình nhỏ, không yêu cầu độ chính xác cao, khi áp dụng phương pháp cường độ giới hạn có thể tính toán thể tích điều hòa công thức sau:
W = K. Qn.t (8)
Trong đó :
Qn - Lưu lượng tính toán nước mưa chảy tới hồ (m3/s);
t - Thời gian mưa tính toán của toàn bộ các lưu vực thuộc tuyến cống tới miệng xả vào hồ (căn cứ theo bảng tính thuỷ lực mạng lưới thoát nước mưa);
K - Hệ số, phụ thuộc đại lượng a , lấy theo Bảng 7.
Bảng 7
a | K | a | K | a | K |
0,1 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 | 0,5 1,1 0,85 0,69 0,58 0,5 | 0,4 0,45 0,5 0,55 0,6 0,65 | 0,42 0,36 0,3 0,25 0,21 0,16 | 0,7 0,75 0,8 0,85 0,9 | 0,13 0,1 0,07 0,04 0,02 |
CHÚ THÍCH: a là tỷ lệ giữa lưu lượng nước mưa đã được điều tiết chảy vào tuyến cống sau hồ Qx và lưu lượng nước mưa tính toán chảy vào hồ Qn: .
4.3 Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước thải
4.3.1 Khi tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước tự chảy hoặc có áp, lưu lượng tính toán là lưu lượng nước thải lớn nhất. Để tính toán thuỷ lực cũng có thể sử dụng công thức Maning.
Q = 1/n x A x R2/3 x I1/2 (9)
Trong đó:
Q – Lưu lượng tính toán (m3/s);
I - Độ dốc thuỷ lực;
R- Bán kính thuỷ lực (m);
A – Tiết diện cống (m2);
n – Hệ số nhám Manning.
Hệ số nhám n lấy theo Bảng 8.
Bảng 8
Loại cống và mương | Hệ số nhám Manning (n) |
Cống: - Bê tông cốt thép - ống gang - ống thép - ống nhựa | 0,013 0,012 0,012 0,011 |
Loại cống và mương | Hệ số nhám Manning (n) |
Mương: - Mái cỏ - Mái xây đá - Mái bê tông - Mái bê tông và đáy bê tông | 0,03 0,025 0,022 0,015 |
4.3.2 Khi tính toán thuỷ lực đường ống dẫn bùn cặn có áp lực (dẫn cặn tươi, cặn đã lên men, bùn hoạt tính) phải xét đến chế độ chuyển động, tính chất lí học và đặc điểm bùn cặn.
4.4 Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước chung, nửa riêng và tính toán miệng xả hỗn hợp nước mưa và nước thải vào nguồn tiếp nhận
4.4.1 Mạng lưới thoát nước chung phải đảm bảo tiêu thoát được lượngnước mưa trong thời gian mưa có cường độ tính toán. Các đoạn cống có tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt và nước thải sản suất trên 10 l/s phải kiểm tra điều kiện thủy lực trong mùa khô. Tốc độ dòng chảy nhỏ nhất phụ thuộc độ đầy của cống hoặc mương, lấy theo Bảng 9.
Bảng 9
Độ đầy tương ứng với lưu lượng mùa khô (cm) | Tốc độ nhỏ nhất của nước thải (m/s) |
10 - 20 21 - 30 31 - 40 41 - 60 61 - 100 100 - 150 > 150 | 0,75 0,8 1,0 1,1 1,2 1,3 1,5 |
CHÚ THÍCH: Nếu các ngôi nhà đã có bể tự hoại thì tốc độ nhỏ nhất cho phép giảm 30%.
4.4.2 Lưu lượng tính toán của đoạn cống chung trước miệng xả thứ nhất xác định bởi tổng lưu lượng trong mùa khô Qkh (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) và lưu lượngnước mưa.
Lưu lượng tính toán Qn của đoạn ống phía sau miệng xả xác định theo công thức sau:
Qn = Qkh + n0.Q’kh + Qm (10)
Trong đó:
Qkh - Tổng lưu lượng trung bình của nước thải của đoạn cống tính toán;
Q’kh - Tổng lưu lượng nước thải của các lưu vực phía trước miệng xả;
n0 – Hệ số pha loãng, xác định theo điều 3.27;
Qm - Lưu lượng nước mưa của các lưu vực trực tiếp của các đoạn cống phía sau miệng xả;
4.4.3 Khi kiểm tra điều kiện thuỷ lực mạng lưới thoát nước chung trong mùa khô thì lưu lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất xác định tương tự như đối với mạng lưới thoát nước riêng hoàn toàn.
4.4.4 Bố trí miệng xả hỗn hợp nước mưa và nước thải và xác định hệ số pha loãng n0 phải căn cứ theo điều kiện vệ sinh, chế độ thuỷ văn, khả năng tự làm sạch và tính chất sử dụng của nguồn tiếp nhận. Hệ số pha loãng n0 thường chọn từ 1 đến 3, phụ thuộc vào vị trí cống xả trên mạng lưới thoát nước. Đối với các miệng xả đầu lưu vực thoát nước, n0 chọn bằng 3; đối với các miệng xả cuối lưu vực n0 chọn bằng 1.
Khi lựa chọn nguồn tiếp nhận để bố trí miệng xả hỗn hợp nước mưa và nước thải, ngoài việc tuân theo các quy định nêu trên còn phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Sông phải có dòng chảy liên tục, vận tốc tối thiểu không dưới 0,3m/s. Lưu lượng dòng chảy sông tham gia pha loãng phải lớn hơn 5 lần so với lưu lượng nước thải.
- Hồ tự nhiên hay nhân tạo phải có dung tích và chiều sâu lớn, có dòng chảy liên tục và khả năng thay nước hồ trung bình 4 - 5 lần trong một năm.
CHÚ THÍCH: Hiện nay trong nhiều dự án thoát nước đô thị bố trí các miệng xả nước thải vào các ao hồ nhỏ, nông nằm trong thành phố lại không có điều kiện thay nước, được coi là giải pháp tạm thời, khi được cải tạo bằng hệ thống cống riêng tại các điểm xả này phải bố trí giếng tách nước thải.
4.4.5 Lưu lượnghỗn hợp nước mưa và nước thải dẫn đến trạm xử lý về mùa mưa có thể sơ bộ lấy bằng 2 - 2,5 lần lưu lượng trung bình của nước thải về mùa khô.
4.4.6 Lưu lượng tính toán hỗn hợp nước thải qmix (l/s) của tuyến cống chung trong hệ thống thoát nước riêng một nửa xác định theo công thức:
qmix = qcit + Sqlim (11)
Trong đó: qcit – Lưu lượng tính toán của nước thải sinh hoạt và sản xuất có tính đến hệ số không điều hoà (l/s).
Sqlim – lưu lượngnước mưa bị nhiễm bẩn cần được xử lý, bằng tổng lưu lượng giới hạn của nước mưa qlim đưa vào trong tuyến cống chung từ mỗi giếng tách nước đến đoạn cống tính toán (l/s).
4.4.7 Lưu lượngnước mưa bị nhiễm bẩn cần xử lý qlim (l/s) xác định theo quy định tại điều 4.2.1 của tiêu chuẩn này với chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P = 0,5-1,0 năm, điều đó đảm bảo lượng nước mưa đưa xử lý không dưới 70% tổng lượng nước mưa bị nhiễm bẩn.
4.4.8 Các tuyến cống thoát nước thải và nước mưa trong hệ thống thoát nước nửa riêng tính toán theo tiêu chuẩn của các mạng lưới tương ứng trong hệ thống riêng hoàn toàn.
4.5 Đường kính nhỏ nhất của cống và độ đầy tính toán trong cống và mương
4.5.1 Đường kính nhỏ nhất của cống thoát nước qui định như sau:
Bảng 10
Loại hệ thống thoát nước | Đường kính nhỏ nhất D (mm) | |
Trong tiểu khu | Đường phố | |
Hệ thống thoát nước sinh hoạt Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống thoát nước chung | 150 200 300 | 200 400 400 |
Ống nối từ giếng thu nước mưa đến đường cống có đường kính D = 200 mm – 300 mm.
CHÚ THÍCH:
1. Các khu dân cư có lưu lượngnước thải dưới 500 m3/d cho phép dùng ống D200 mm đặt ở đường phố.
2. Trong các trường hợp đặc biệt, ống thoát nước thải sản xuất cho phép có đường kính dưới 200 mm.
3. Trong điều kiện kĩ thuật sản xuất cho phép, các đường cống nhỏ nhất trong hệ thống thoát nước sinh hoạt và thoát nước chung nên áp dụng kiểu có tiết diện hình ôvan.
4.5.2 Độ đầy tính toán lớn nhất của đường cống phụ thuộc vào đường kính cống và lấy như sau:
+ Đối với cống D = 200 - 300 mm, độ đầy không quá 0,6 D
+ Đối với cống D = 350 - 450 mm, độ đầy không quá 0,7 D
+ Đối với cống D =500 - 900 mm, độ đầy không quá 0,75 D
+ Đối với cống D trên 900 mm, độ đầy không quá 0,8 D.
CHÚ THÍCH:
1 - Đối với mương có chiều cao H từ 0,9m trở lên và tiết diện ngang có hình dáng bất kì độ đầy không được quá 0,8 H;
2 - Cống thoát nước mưa và cống thoát chung được thiết kế chảy đầy hoàn toàn
3. Đối với tuyến cống đầu tiên là tuyến cống không tính toán, độ đầy của cống không quy định.
4.5.3 Mương thoát nước mưa xây dựng trong phạm vi các nhóm nhà ở, chiều sâu dòng nước không được vượt quá 1m, và bờ mương phải cao hơn mức nước cao nhất từ 0,2 m trở lên.
4.6 Vận tốc tính toán của nước thải
4.6.1 Vận tốc dòng chảy nước thải nhỏ nhất phụ thuộc vào thành phần và kích thước của các hạt lơ lửng trong nước thải, bán kính thuỷ lực hoặc độ đầy của cống hay mương.
Đối với nước thải sinh hoạt và nước mưa, vận tốc chảy nhỏ nhất Vmin ứng với độ đầy tính toán lớn nhất của cống qui định như sau:
- Cống có đường kính 150 – 200 mm Vmin = 0,7 m/s
- Cống có đường kính 300 – 400 mm Vmin = 0,8 m/s
- Cống có đường kính 400 – 500 mm Vmin = 0,9 m/s
- Cống có đường kính 600 – 800 mm Vmin = 1 m/s
- Cống có đường kính 900 – 1200 mm Vmin = 1,15 m/s
- Cống có đường kính 1300 – 1500 mm Vmin = 1,2 m/s
- Cống có đường kính > 1500 mm Vmin = 1,3 m/s
Đối với nước thải sản xuất, vận tốc dòng chảy nhỏ nhất nên lấy theo qui định của cơ quan chuyên ngành hoặc theo các tài liệu nghiên cứu.
CHÚ THÍCH:
1. Đối với các loại nước thải sản xuất, có tính chất giống với nước thải sinh hoạt thì vận tốc chảy nhỏ nhất lấy theo nước thải sinh hoạt.
2. Đối với nước mưa có chu kì lặp lại trận mưa tính toán P nhỏ hơn hay bằng 0,5 năm, vận tốc nhỏ nhất là 0,7 m/s.
3. Đối với các loại cống đầu mạng lưới không đảm bảo vận tốc nhỏ nhất như đã qui định hoặc độ đầy tính toán dưới 0,2 D thì nên xây dựng các giếng tẩy rửa.
4.6.2 Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong cống của nước thải đã lắng hoặc đã xử lý sinh học cho phép lấy bằng 0,4 m/s.
4.6.3 Vận tốc dòng chảy lớn nhất của nước thải trong cống bằng kim loại không quá 8m/s, trong cống phi kim loại không quá 4 m/s.
Đối với nước mưa lấy tương ứng bằng 10 và 7 m/s.
4.6.4 Vận tốc dòng chảy tính toán của nước thải trong ống siphon không được nhỏ hơn 1m/s; tốc độ dòng chảy của nước thải trong đoạn cống nối với ống siphon không được lớn hơn tốc độ chảy trong ống siphon.
4.6.5 Vận tốc dòng chảy nhỏ nhất trong ống áp lực dẫn bùn (cặn tươi, cặn đã phân huỷ, bùn hoạt tính,..) đã được nén lấy theo Bảng 11.
Bảng 11
Độ ẩm của bùn % | Vận tốc chảy tính toán trong đường ống áp lực dẫn bùn (m/s) phụ thuộc vào đường kính ống dẫn bùn D (mm) | |
D = 150 - 200 | D = 250 - 400 | |
92 93 94 95 96 97 98 | 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0 0,9 0,8 | 1,5 1,4 1,3 1,2 1,1 1,0 0,9 |
4.6.6 Vận tốc lớn nhất trong mương dẫn nước mưa và nước thải sản xuất được phép xả vào nguồn tiếp nhận lấy theo Bảng 12.
Bảng 12
Tên loại đất hay kiểu gia cố | Vận tốc chảy lớn nhất (m/s) ứng với chiều sâu dòng nước H = 0,4-1m |
- Gia cố bằng các tấm bê tông - Đá vôi, sa thạch - Đá lát có vữa - Cát nhỏ, cát vừa, pha sét - Cát thô, pha sét gầy - Pha sét - Sét - Lớp cỏ ở đáy mương - Lớp cỏ ở thành mương | 4 4 3-3,5 0,4 0,8 1,0 1,2 1,0 1,6 |
CHÚ THÍCH: Khi chiều sâu dòng nước H nằm ngoài khoảng giá trị 0,4 - 1m, vận tốc ở bảng trên phải nhân với hệ số điều chỉnh K.
+ Nếu H dưới 0,4 m hệ số K= 0,85.
+ Nếu H trên 1 m hệ số K=1,25.
4.7 Độ dốc cống, mương và rãnh thoát nước
4.7.1 Độ dốc nhỏ nhất của cống imin phải chọn trên cơ sở đảm bảo vận tốc dòng chảy nhỏ nhất đã qui định cho từng loại đường cống và kích thước của chúng.
Độ dốc cống nối từ giếng thu nước mưa đến cống thoát nước lấy bằng 0,02.
4.7.2 Độ dốc của rãnh đường, mương thoát nước mưa lấy theo Bảng 13.
Bảng 13
Các hạng mục | Độ dốc nhỏ nhất của rãnh đường, mương |
- Rãnh đường mặt phủ atphan - Rãnh đường mặt phủ bằng đá dăm hay đá tảng - Rãnh đường rải cuội, sỏi | 0,003 0,004 0,005 |
4.7.3 Kích thước nhỏ nhất của của các loại mương có tiết diện hình thang lấy như sau: Chiều rộng đáy lấy 0,3m sâu 0,4m. Độ taluy lấy theo Bảng 14.
Bảng 14
Loại đất ở lòng mương | Độ ta luy |
+ Cát mịn + Cát nhỏ, vữa và thô a) Loại rời và có độ chặt trung bình b) Chặt + Pha cát + Pha sét và sét + Đất sỏi và đất lẫn cuội + Đất đá và đất chịu nước + Đá phong hoá + Đá | 1:3 1:2 1:15 1:1,5 1:1,25 1:1,125 1:0,5 1:0,25 1:0,1 |
5. Sơ đồ và hệ thống thoát nước
5.1. Sơ đồ và hệ thống thoát nước cho các khu dân cư
5.1.1. Đối với các điểm dân cư có thể lựa chọn các kiểu hệ thống thoát nước cơ bản như đã quy định tại điều 3.3 của tiêu chuẩn này. Trong thực tế, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, hiện trạng thoát nước và tính chất đô thị, có thể áp dụng linh hoạt các kiểu hệ thống:
- Hệ thống thoát nước chung: chỉ nên áp dụng đối với các đô thị cũ đã có mạng lưới thoát nước kiểu chung hoặc các đô thị có những điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- Khi lập quy hoạch thoát nước cần xem xét khả năng có thể cải tạo cống chung thành cống riêng hoàn toàn trong tương lai.
- Hệ thốngthoát nước riêng: áp dụng cho các khu vực đô thị mới, đô thị mở rộng, khu dân cư tập trung có mật độ dân cư cao (trên 200 người/ha).
- Hệ thống thoát nước hỗn hợp: áp dụng cho các thành phố lớn.
Trong các khu đô thị cũ nước mưa trên mái nhà, trong sân vườn,… thường thoát chung với nước thải sinh hoạt. Việc cải tạo để tách thành hai hệ thống riêng biệt gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp này ta có hệ thống riêng không hoàn toàn.
Hệ thống nửa riêng áp dụng cho các khu vực đô thị mới, có tiêu chuẩn môi trường cao, để đảm bảo điều kiện vệ sinh cho các nguồn nước, hồ chứa hay bãi tắm.
5.1.2. Đối với các điểm dân cư nhỏ dưới 5.000 người, phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm và các điều kiện khác có thể áp dụng kiểu riêng không hoàn toàn hoặc cống chung đơn giản.
CHÚ THÍCH: Cống chung đơn giản là loại cống hộp có đậy đan bằng bê tông cốt thép chủ yếu để thoát nước mặt đường. Nước thải sinh hoạt đã có xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trong từng ngôi nhà.
5.1.3 Đối với khu vực đồi núi có thể áp dụng hệ thống thoát nước riêng không hoàn toàn trong đó nước mưa xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, nước thải có thể vận chuyển tự chảy hoặc bằng áp lực.
5.1.4 Có thể áp dụng mô hình quản lý tập trung cho một hoặc một số điểm dân cư hoặc một nhóm các ngôi nhà biệt lập hoặc phối hợp với nước thải khu vực sản xuất.
5.1.5 Có thể tổ chức thoát nước phân tán khi mật độ dân cư thấp (dưới 200 người/ha) và điều kiện vệ sinh cho phép, đặc biệt không có nguy cơ gây ô nhiễm đất, nguồn cấp nước.
Trong trường hợp tổ chức thoát nước phân tán có thể áp dụng các loại công trình xử lý nước thải như sau:
- Bể tự hoại các kiểu;
- Bể tự hoại cùng với các công trình xử lý trong đất;
- Aeroten thổi khí kéo dài;
- Hồ sinh học và bãi lọc trồng cây.
5.2 Những đặc điểm thiết kế mạng lưới thoát nước các cơ sở công nghiệp
5.2.1 Số lượng mạng lưới thoát nước sản xuất trong phạm vi cơ sở công nghiệp được xác định dựa vào thành phần, lưu lượng, nhiệt độ, khả năng sử dụng lại nước thải và sự cần thiết phải xử lý sơ bộ các loại nước thải này.
5.2.2 Trong phạm vi các cơ sở công nghiệp, phụ thuộc vào thành phần của nước thải có thể đặt đường ống thoát nước trong rãnh kín, mương hở, trong đường hầm (tunnel) hoặc trên cầu dẫn.
5.2.3 Khoảng cách từ thành của đường hầm (tunnel) đến các cống dẫn nước thải chứa các chất ăn mòn, các chất độc dễ bay hơi hoặc gây cháy nổ (có tỉ trọng khí và hơi nước nhỏ hơn 0,8 so với không khí) lấy không dưới 3m. Khoảng cách các đường ống này đến các tầng ngầm không dưới 6m.
5.2.4 Các thiết bị khoá chặn, kiểm tra và đấu nối trên đường cống dẫn nước thải có chứa các chất độc, dễ bay hơi, dễ gây cháy nổ phải đảm bảo kín tuyệt đối.
5.2.5 Tuỳ theo vào thành phần, nồng độ và nhiệt độ của nước thải sản xuất có tính ăn mòn mà sử dụng các loại ống (ống sành, sứ, thuỷ tinh, PVC, composite, thép lót cao su, gang tẩm nhựa đường, …) cho hợp lý.
CHÚ THÍCH: Các loại ống làm bằng pôlyetilen, ống gang tẩm nhựa đường, ống lót cao su, được sử dụng khi nhiệt độ nước thải không quá 60o C. Các loại ống chất dẻo khác phải theo chỉ dẫn áp dụng của nhà sản xuất.
5.2.6 Xảm miệng bát của cống dẫn nước thải có tính axít bằng sợi amiăng tẩm bi tum và chắn ngoài bằng vữa xi măng chịu axít.
5.2.7 Phải có biện pháp bảo vệ các công trình trên mạng lưới thoát nước thải có tính ăn mòn khỏi tác hại do hơi và nước; và phải đảm bảo không cho nước thẩm lậu vào đất.
5.2.8 Lòng máng của giếng thăm trên cống dẫn nước thải có tính ăn mòn phải làm bằng vật liệu chịu ăn mòn.
Thang lên xuống trong các giếng này không được làm bằng kim loại dễ bị ăn mòn.
CHÚ THÍCH: Nếu đường kính ống dẫn nước dưới 600 mm nên lót lòng máng dẫn bằng các đoạn ống nhựa bổ đôi hoặc các vật liệu chống ăn mòn thích hợp khác.
5.2.9 Giếng xả nước thải chứa các chất dễ cháy, dễ nổ của các phân xưởng phải có tấm chắn thuỷ lực, còn trên mạng lưới bên ngoài thì phải theo tiêu chuẩn thiết kế xí nghiệp công nghiệp hoặc các qui định của các cơ quan chuyên ngành.
5.2.10 Ở các khu vực kho, bể chứa nhiên liệu, các chất dễ cháy, các chất độc, axít và kiềm không có nước thải bẩn thì nước mưa nên dẫn qua giếng phân phối có van. Trong trường hợp bình thường thì xả vào hệ thống thoát nước mưa, khi xảy ra sự cố thì xả vào bể chứa dự phòng.
5.3 Sơ đồ thoát nước bề mặt bị nhiễm bẩn của các điểm dân cư và khu công nghiệp.
5.3.1 Đối với các khu dân cư có hệ thống thoát nước riêng nếu chưa xét đến yêu cầu xử lý nước mặt bị nhiễm bẩn (nước mưa đợt đầu, nước rửa đường, sân, bãi,..), thì khi lập quy hoạch tổng thể thoát nước phải xem xét đến yêu cầu này để tạo khả năng thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên trước mắt trong những điều kiện thuận lợi khuyến khích áp dụng các biện pháp đơn giản (thấm, chứa) để giảm bớt mức độ ô nhiễm do nước bề mặt.
5.3.2 Khi xả nước mưa vào khu vực bãi tắm và khu vực nuôi trồng thuỷ sản phải có biện pháp giảm ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước của từng đối tượng.
5.3.3 Đối với khu công nghiệp, cần thực hiện yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt các loại nước mưa và nước bề mặt khác. Nước bề mặt bị nhiễm bẩn phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Nước bề mặt tuy được coi là không bị nhiễm bẩn cũng cần phải tập trung vào hồ chứa để kiểm soát trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
6. Mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng lưới
6.1 Nguyên tắc vạch tuyến và lắp đặt cống
6.1.1 Khi phân lưu vực và vạch tuyến mạng lưới thoát nước cần chú ý tới điều kiện tự nhiên và qui hoạch chung của đô thị, phải tận dụng tới mức tối đa điều kiện địa hình để xây dựng các tuyến cống tự chảy.
Đối với đô thị cải tạo cần nghiên cứu sử dụng lại mạng lưới thoát nước hiện có.
6.1.2 Bố trí mạng lưới thoát nước trên mặt bằng tổng thể cũng như khoảng cách tối thiểu tính từ mặt ngoài cống tới các công trình và hệ thống kỹ thuật khác phải tuân theo Quy chuẩn xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng, phù hợp với quy hoạch tổng thể đô thị đồng thời có xem xét đến điều kiện
cụ thể của từng tuyến đường.
Khi bố trí tuyến cống thoát nước phải nghiên cứu khả năng sử dụng cơ giới để thi công.
6.1.3 Khi bố trí một vài đường cống áp lực song song với nhau khoảng cách giữa mặt ngoài ống phải đảm bảo khả năng thi công và sửa chữa khi cần thiết.
Khoảng cách giữa các đường cống B nên lấy không nhỏ hơn các trị số sau, tuỳ theo vật liệu chế tạo, áp lực trong cống và điều kiện địa chất.
- Khi đường kính cống đến 300 mm: B = 0,7 m
- Khi đường kính cống từ 400 đến 1000 mm: B = 1, 0 m
-Khi đường kính cống trên 1000 mm: B = 1,5 m
CHÚ THÍCH: Khi cần thiết phải giảm khoảng cách B theo qui định này thì đường cống phải đặt trên nền bê tông.
6.1.4 Khi bố trí đường cống trên các tuyến phố phải đồng thời bố trí các tuyến cống phụ (cống cấp 3 hoặc cấp 4) để thực hiện việc đấu nối vào nhà.
Khi đấu nối các cống trong nhà với cống đô thị phải có giếng kiểm tra. Giếng kiểm tra là mốc giới quy định phạm vi trách nhiệm bảo trì của đơn vị thoát nước đô thị và hộ thoát nước.
6.1.5 Trên mạng lưới thoát nước thải cần xây các miệng xả dự phòng để xả nước thải vào hệ thống thoát nước mưa hoặc vào nguồn tiếp nhận khi xảy ra sự cố. Việc xây dựng và xác định vị trí đặt miệng xả phải có sự thoả thuận của đơn vị thoát nước và cơ quan quản lý môi trường địa phương.
6.1.6 Trong phạm vi khu dân cư, đường ống thoát nước áp lực không được đặt nổi hoặc treo trên mặt đất.
CHÚ THÍCH: Nếu cống thoát nước đi qua các hố sâu, sông, hồ hoặc khi đặt đường ống thoát nước ở ngoài phạm vi khu dân cư, cho phép đặt trên mặt đất hoặc treo trên cầu cạn.
6.2 Góc ngoặt của ống, nối ống, độ sâu đặt ống
6.2.1 Góc nối giữa hai tuyến cống thoát nước không nhỏ hơn 900.
CHÚ THÍCH: Cho phép lấy tuỳ ý góc nối nếu nối cống qua giếng chuyển bậc kiểu thẳng đứng hoặc nối giếng thu nước mưa với giếng chuyển bậc.
6.2.2 Những chỗ cống đổi hướng cần xây dựng giếng thăm lòng máng lượn cong với bán kính, không nhỏ hơn bán kính giếng. Khi đường kính cống từ 1200 mm trở lên, cho phép xây dựng cống lượn cong với bán kính không nhỏ hơn 5 lần bán kính cống và phải có giếng thăm ở hai đầu đoạn cống cong.
6.2.3 Nối cống có đường kính khác nhau trong giếng thăm theo cốt đỉnh cống, hoặc theo mức nước tính toán.
6.2.4 Nối rãnh với cống kín phải qua giếng thăm có hố lắng cặn và song chắn rác.
6.2.5 Độ sâu đặt cống nhỏ nhất hmin tính đối với đỉnh ống qui định như sau:
- Đối với các cống có đường kính dưới 300 mm đặt ở khu vực không có xe cơ giới qua lại hmin = 0,3 m .
- Ở chỗ có xe cơ giới qua lại, hmin = 0,7 m. Trong trường hợp đặc biệt khi chiều sâu nhỏ hơn 0,7 m thì phải có biện pháp bảo vệ cống.
CHÚ THÍCH: Độ sâu đặt cống lớn nhất xác định theo tính toán, tuỳ thuộc vào vật liệu làm cống, điều kiện địa kỹ thuật và địa chất thủy văn, phương pháp thi công và các yếu tố kỹ thuật khác.
6.3 Ống, gối đỡ ống, phụ tùng và nền đặt ống
6.3.1 Có thể sử dụng các loại cống sau đây để thoát nước:
a) Cống tự chảy: cống bê tông cốt thép không áp, cống bê tông, cống fibrô xi măng sản xuất bằng phương pháp ly tâm, cống sành và các loại cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép.
b) Cống có áp: dùng ống bê tông cốt thép có áp, ống fibrô xi măng, ống gang, ống thép không rỉ và các loại ống bằng chất dẻo.
CHÚ THÍCH:
- Tất cả các loại cống ngoài việc phải đảm bảo độ bền cơ học, độ chống thấm, còn phải đảm bảo độ nhẵn bề mặt phía trong theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Khi lựa chọn loại cống thoát nước cần tính đến việc dùng vật liệu địa phương để làm cống và các điều kiện thi công tại chỗ khác (điều kiện địa kỹ thuật, mực nước ngầm v.v…).
- Cho phép dùng ống gang để thoát nước tự chảy và ống thép để thoát nước áp lực trong các trường hợp sau:
- Khi đặt cống ở những khu vực khó thi công, đất lún, đất trương nở hoặc sình lầy, khu vực đang khai thác mỏ, có hiện tượngcastơ, ở những chỗ đi qua sông hồ, đường sắt hoặc đường ô tô, khi giao nhau với đường ống cấp nước sinh hoạt, khi đặt cống trên cầu dẫn hoặc ở những nơi có thể có những chấn động cơ học.
- Khi đặt cống trong môi trường xâm thực, cần dùng các loại cống không bị xâm thực hoặc phải có các biện pháp bảo vệ cống khỏi xâm thực.
- Ống thép phải có lớp chống ăn mòn kim loại ở mặt ngoài. ở những chỗ có hiện tượng ăn mòn điện hoá phải có biện pháp bảo vệ đặc biệt.
6.3.2 Khi sử dụng ống nhựa cứng cần xem xét biện pháp bảo vệ ống bằng lớp bọc bên ngoài.
6.3.3 Kiểu nền đặt cống phụ thuộc khả năng chịu lực của đất và các tải trọng cơ học lên cống. Cống thoát nước có thể đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên được đầm kĩ. Trong trường hợp đất yếu phải làm nền nhân tạo để đặt cống.
Cần dựa vào điều kiện tự nhiên, trình độ thi công và khả năng sử dụng vật liệu địa phương để lựa chọn kiểu nền đặt cống thích hợp.
6.3.4 Trên đường cống thoát nước áp lực cần thiết phải đặt các van, van xả, mối nối co giãn,… trong các giếng thăm.
6.3.5 Độ dốc đường cống áp lực về phía van xả không được nhỏ hơn 0,001.
Đường kính của van xả phải đảm bảo tháo cạn đoạn cống không quá 3 giờ. Nên xả nước vào hệ thống thoát nước mưa hoặc vào nguồn nước mặt nếu đảm bảo các điều kiện vệ sinh. Trường hợp không thể xả được thì phải xây dựng trạm bơm cục bộ hoặc chuyển nước thải bằng ôtô xitec.
6.3.6 Tại những vị trí tuyến cống đổi hướng dòng chảy, nếu ứng suất không chuyển được vào chỗ nối cống thì phải dùng gối tựa.
CHÚ THÍCH:
- Trong các trường hợp sau đây cho phép không dùng gối tựa:
- Ống áp lực kiểu miệng bát với áp suất làm việc tới 100 N/cm2 và góc ngoặt đến 100.
- Ống có áp bằng thép hàn đặt dưới đất với góc ngoặt đến 300 trong mặt phẳng thẳng đứng.
6.4 Mối nối ống
6.4.1 Cống kiểu miệng bát nối bằng gioăng cao su và cống hai đầu trơn nối bằng đai bê tông chỉ sử dụng với các tuyến cống có đường kính nhỏ.
6.4.2 Yêu cầu đối với mối nối các đường cống thoát nước áp lực được dựa theo tiêu chuẩn thiết kế cấp nước.
6.5 Giếng thăm
6.5.1 Trong mạng lưới thoát nước thải, giếng thăm cần đặt ở những chỗ:
- Nối các tuyến cống.
- Đường cống chuyển hướng, thay đổi độ dốc hoặc thay đổi đường kính.
- Trên các đoạn cống đặt thẳng, theo một khoảng cách nhất định, phụ thuộc vào kích thước cống lấy theo Bảng 15.
Bảng 15
Đường kính ống D (mm) | Khoảng cách giữa các giếng thăm (m) |
150-300 400-600 700-1000 Trên 1000 | 20-30 40 60 100 |
CHÚ THÍCH: Đối với các ống đường kính D400-600 mm nếu độ đầy dưới 0,5 D và vận tốc tính toán bằng vận tốc nhỏ nhất thì các khoảng cách giữa các giếng lấy bằng 30 m.
6.5.2 Trong giếng thăm, mép máng phải nằm ngang với cốt đỉnh cống có đường kính lớn nhất.
Trong các giếng thăm có cống đường kính từ 700 mm trở lên cho phép làm sàn công tác ở một phía của máng. Sàn cách tường đối diện không nhỏ hơn 100 mm. Trong các giếng thăm có cống đường kính từ 2000 mm trở lên cho phép đặt sàn công tác trên dầm công xôn; khi đó kích thước phần hở của máng không được nhỏ hơn 2000x2000 mm.
6.5.3 Kích thước trên mặt bằng của giếng thăm quy định như sau:
a) Cống có đường kính nhỏ hơn hay bằng 800 mm, kích thước bên trong giếng thăm bằng: D = 1000 mm hoặc a x b = 1000 x 1000 mm).
b) Cống có đường kính D từ 800 mm trở lên, kích thước giếng thăm là chiều dài bằng 1200 mm và chiều ngang D+500 mm).
c) Miệng giếng có kích thước nhỏ nhất là 600x700 mm hoặc đường kính 700 mm.
CHÚ THÍCH:
- Giếng nhỏ có chiều rộng không quá 700 mmm, chiều sâu không quá 1,20 m.
- Giếng được làm bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép. Giếng chỉ xây bằng gạch đối với các công trình thoát nước ở các khu dân cư hoặc đô thị nhỏ.
6.5.4 Kích thước mặt bằng giếng thăm ở những chỗ ngoặt phải xác định theo điều kiện bố trí máng cong trong giếng.
6.5.5 Chiều cao phần công tác của giếng (tính từ sàn công tác tới dàn đỡ cổ giếng) thường lấy bằng 1,8 m. Các giếng có độ sâu dưới 1,8 m thì không có cổ giếng.
6.5.6 Trong giếng phải có thang để phục vụ cho công việc bảo trì. Thang có thể gắn cố định lên thân giếng hoặc thang di động.
Khoảng cách giữa các bậc thang là 300 mm. Bậc thang đầu tiên cách miệng giếng 0,5 m.
6.5.7 Trong những khu vực xây dựng hoàn thiện, nắp giếng đặt bằng cốt mặt đường. Trong khu vực trồng cây, nắp giếng cao hơn mặt đất 50-70 mm, còn trong khu vực không xây dựng là 200 mm. Nếu có yêu cầu đặc biệt (tránh ngập nước mưa) nắp giếng có thể đặt cao hơn.
6.5.8 Giếng thăm trong hệ thống thoát nước mưa có cấu tạo tương tự như đối với nước thải nhưng riêng phần đáy giếng cần có hố thu cặn. Tuỳ theo mức độ hoàn thiện của các khu vực được thoát nước mà chiều sâu hố thu cặn lấy từ 0,3 - 0,5 m.
6.5.9 Phải chống thấm cho thành và đáy giếng. Nếu giếng xây gạch thì lớp chống thấm phải cao hơn mực nước ngầm 0,5 m.
6.5.10 Nắp giếng thăm và giếng chuyển bậc có thể làm bằng gang hoặc bê tông cốt thép, chịu được tải trọng tiêu chuẩn H30.
Nếu dùng nắp bê tông cốt thép thì miệng giếng phải có cấu tạo thích hợp để tránh bị sứt, vỡ do va đập của xe cộ cũng như khi đóng mở nắp.
Kích thước nắp bê tông cốt thép phải đảm bảo việc đậy, mở nắp thuận tiện.
CHÚ THÍCH:
- Trường hợp nắp giếng đặt trên đường có xe tải trọng lượnglớn thì phải tính toán thiết kế riêng.
- Trong một đô thị hoặc một khu vực đô thị nắp đậy phải làm cùng một loại.
6.5.11 Khi tuyến cống nằm trên lòng đường cao tốc có mật độ giao thông lớn, cho phép xây dựng hố thăm nằm trên hè phố và nối với cống bằng đường hầm. Chiều cao của hầm bằng chiều cao của cống lớn nhất, đáy hầm cao hơn đáy cống 0,3 m.
6.6 Giếng kiểm tra và giếng đấu nối vào cống đô thị
6.6.1 Giếng kiểm tra (xem điều 6.1.4) có mặt bằng hình tròn hoặc vuông kích thước 400x400 mm hoặc 600x600 mm. Giếng này thường bố trí trên hè phố ít khi mở nên nắp giếng có thể làm bằng bê tông cốt thép.
Giếng đấu nối vào cống đô thị có thể cấu tạo đơn giản. Trong trường hợp tuyến phố xây dựng theo kiểu nhà chia lô có nhiều cống đấu nối gần nhau.
6.7 Giếng rửa cống
6.7.1 Các đoạn cống đầu mạng lưới của hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn thường không đảm bảo tốc độ tự rửa sạch nên bố trí các giếng rửa cống nửa tự động hay thủ công.
6.8 Giếng chuyển bậc
6.8.1 Giếng chuyển bậc được xây dựng để:
- Chuyển nước thải, nước mưa xuống cống có độ sâu lớn hơn.
- Đảm bảo tốc độ chảy của nước trong ống không vượt quá giá trị cho phép hoặc để tránh thay đổi đột ngột tốc độ dòng chảy.
- Khi cần tránh các công trình ngầm.
- Khi xả nước theo phương pháp xả ngập.
CHÚ THÍCH: Đối với ống có đường kính nhỏ hơn 600mm nếu chiều cao chuyển bậc nhỏ hơn 0,3 m cho phép thay thế giếng chuyển bậc bằng giếng thăm có đập tràn dòng chảy êm.
6.8.2 Giếng chuyển bậc với chiều cao dưới 3m trên các đường cống có đường kính từ 600 mm trở lên nên xây kiểu đập tràn.
6.8.3 Giếng chuyển bậc với chiều cao dưới 3 m trên các đường cống có đường kính dưới 500 mm nên làm kiểu có một ống đứng trong giếng, tiết diện không nhỏ hơn tiết diện ống dẫn đến.
Phía trên ống đứng có phễu thu nước, dưới ống đứng là hố tiêu năng có đặt bản kim loại ở đáy.
CHÚ THÍCH: Đối với các ống đứng có đường kính dưới 300mm cho phép dùng cút định hướng dòng chảy thay thế cho hố tiêu năng.
6.8.4 Khi chiều cao chuyển bậc lớn hơn qui định trong điều 6.8.2 và 6.8.3, cho phép cấu tạo giếng theo thiết kế riêng. Các kiểu giếng thường áp dụng cho trường hợp này là: giếng kiểu bậc thang, đập tràn xoáy,...
6.9 Giếng thu nước mưa
6.9.1 Giếng thu nước mưa đặt ở rãnh đường với khoảng cách xác định theo tính toán, ngoài ra còn phải bố trí giếng thu ở chỗ trũng, các ngả tư đường và trước dải đi bộ qua đường.
Khi đường phố rộng dưới 30 m và không có giếng thu ở bên trong tiểu khu thì khoảng cách giữa các giếng thu có thể lấy theo Bảng 16.
Bảng 16
Độ dốc dọc đường phố | Khoảng cách giữa các giếng thu (m) |
Nhỏ hơn hoặc bằng 0,004 Từ 0,004 đến 0,006 Từ 0,006 đến 0,01 Từ 0,01 đến 0,03 | 50 60 70 80 |
CHÚ THÍCH:
1. Qui định này không áp dụng đối với giếng thu kiểu hố bó vỉa (giếng thu hàm ếch).
2. Khi chiều rộng đường phố lớn hơn 30m hoặc khi độ dốc lớn hơn 0,03 thì khoảng cách giữa các giếng thu không lớn hơn 60m.
3. Đối với các đô thị có cường độ mưa lớn, đường phố có nhiều lá cây hoặc rác thải thì nên áp dụng kiểu giếng thu kết hợp (vừa thu mặt đường vừa thu bó vỉa) hoặc tăng chiều dài giếng thu gấp đôi so với loại giếng thu thông thường.
4. Đối với những khu vực thấp (thường là các ngã tư đường) nơi hội tụ nhiều dòng nước thì số lượng giếng thu phải tăng lên gấp đôi.
5. Đối với khu đô thị vùng đồi núi, đường phố thường có độ dốc lớn tại các điểm đặt giếng thu cần hạ thấp mặt đường khoảng 0,1m hoặc tạo ra góc ngoặt để tăng khả năng thu nước của các giếng thu.
6.9.2 Chiều dài của đoạn ống nối từ giếng thu đến giếng thăm của đường cống không lớn hơn 40m.
6.9.3 Cho phép nối các cống thoát nước mưa của ngôi nhà vào giếng thu nước mưa.
6.9.4 Đáy của giếng thu nước mưa phải có hố chứa cặn chiều sâu từ 0,3 - 0,5 m và cửa thu phải có song chắn rác. Mặt trên song chắn rác đặt thấp hơn rãnh đường khoảng 20 - 30 mm.
6.9.5 Đối với hệ thống thoát nước chung trong các khu dân cư, giếng thu phải có khoá thuỷ lực để ngăn mùi; chiều cao lớp nước không nhỏ hơn 0,1m. Đối với các đô thị ở vùng có lượng bốc hơi hàng năm lớn nên áp dụng loại khoá thuỷ lực kết hợp trong giếng thăm (giếng nối với giếng thu). Mặc dù có khoá thuỷ lực nhưng trong mọi trường hợp vẫn cần chú ý thông hơi cho mạng lưới cống thoát nước.
6.9.6 Nối mương hở với cống kín bằng giếng thăm có hố thu cặn, phía miệng hố phải đặt song chắn rác có khe hở không quá 50mm; đường kính đoạn ống nối xác định bằng tính toán nhưng không nhỏ hơn 300 mm.
6.9.7 Đối với mạng lưới thoát nước mưa khi độ chênh cốt các đáy cống nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 m, đường kính cống dưới 1500 mm và tốc độ không quá 4m/s thì cho phép nối cống bằng giếng thăm. Khi độ chênh cốt lớn hơn phải có giếng chuyển bậc.
6.10 Ống luồn qua sông, suối, kênh
6.10.1 Đường kính ống luồn qua sông, suối không nhỏ hơn 150 mm.
Số ống luồn làm việc bình thường ít nhất là hai, ống bằng thép có lớp phủ chống ăn mòn và được bảo đảm khỏi các tác động cơ học. Mỗi đường ống phải được kiểm tra khả năng dẫn nước theo lưu lượng tính toán có xét tới mức dâng cho phép.
Nếu lưu lượngnước thải không đảm bảo tốc độ tính toán nhỏ nhất thì chỉ sử dụng một đường ống làm việc và một đường ống để dự phòng.
Ngoài hai đường ống làm việc xây dựng thêm một đường ống dự phòng khi cần xả sự cố.
Khi thiết kế ống luồn qua sông sử dụng làm nguồn cấp nước phải xin phép cơ quan quản lí tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan vệ sinh dự phòng địa phương.
Khi thiết kế ống luồn qua sông có tàu thuyền qua lại phải theo các qui định an toàn đường sông và phải được phép của cơ quan quản lí đường sông.
CHÚ THÍCH: Khi đi qua các khe, thung lũng khô cho phép đặt một đường ống luồn.
6.10.2 Khi thiết kế ống luồn, nên lấy:
- Đỉnh ống luồn nằm sâu, cách đáy sông tối thiểu là 0,5 m.
- Trong đoạn sông có tầu thuyền qua lại nhiều thì chiều sâu đó không được nhỏ hơn 1 m.
- Góc nghiêng của đoạn ống chếch ở hai bờ sông không lớn hơn 200 so với phương ngang.
- Khoảng cách mép ngoài giữa hai ống luồn không nhỏ hơn 0,7 - 1,5 m, phụ thuộc vào áp lực nước trong ống.
6.10.3 Trong các giếng thăm đặt ở cửa vào, cửa ra và giếng xả sự cố phải lắp đặt phai chắn. Bố trí giếng xả sự cố phải được phép của cơ quan quản lý tài nguyên nước và môi trường địa phương.
6.10.4 Nếu giếng thăm xây dựng ở các bãi bồi ven sông thì phải dự tính khả năng không để cho giếng ngập vào mùa nước lớn.
6.10.5 Đối với hệ thống thoát nước chung thì phải kiểm tra một đường ống luồn để đảm bảo điều kiện thoát nước trong mùa khô theo các tiêu chuẩn đã qui định.
6.11 Đường ống qua đường
6.11.1 Khi xuyên qua đường sắt, đường ôtô tải trọng lớn hoặc đường phố chính thì đường cống thoát nước phải đặt trong ống bọc hoặc đường hầm.
6.11.2 Trước và sau đoạn cống qua đường phải có giếng thăm và trong trường hợp đặc biệt phải có thiết bị khoá chắn.
6.11.3 Hồ sơ thiết kế cống qua đường phải được sự chấp thuận của các cơ quan liên quan.
6.12 Cống xả nước thải, nước mưa và giếng tràn nước mưa
6.12.1 Cống xả nước thải vào sông hồ phải đảm bảo điều kiện pha loãng tốt nước nguồn với nước thải và không ảnh hưởng đến mỹ quan và môi trường khu vực.
Cống xả vào sông cần bố trí ở những chỗ có thể tăng cường chuyển động rối của dòng chảy (chỗ co hẹp, thác ghềnh...). Tuỳ theo điều kiện xả nước thải đã xử lý vào sông mà áp dụng kiểu xả: xả ven bờ hoặc xả giữa lòng sông, xả tập trung hoặc xả khuyếch tán.
Khi xả nước thải đã xử lý vào hồ chứa nước, miệng xả phải ngập sâu dưới nước.
6.12.2 Ống dẫn nước thải xả giữa lòng sông và xả ngập sâu dưới nước phải bằng thép có lớp chống ăn mòn và được đặt trong rãnh. Miệng xả giữa lòng sông, xả ven bờ và xả ngập nước đều phải được gia cố bằng bê tông.
Cấu tạo miệng xả phải xét tới các yếu tố tầu thuyền đi lại, mực nước sông, ảnh hưởng của sóng, điều kiện địa chất, sự thay đổi lòng sông,...
6.12.3 Cống xả nước mưa có thể áp dụng các kiểu:
1. Khi không gia cố bờ - kiểu mương hở.
2. Khi gia cố bờ - kiểu miệng xả ống kín.
CHÚ THÍCH: Để ngăn ngừa hiện tượngnước chảy ngược từ nguồn tiếp nhận vào hệ thống cống (trong các trường hợp mức nước trong nguồn tiếp nhận cao hơn mức nước trong cống), tại các miệng xả cần phải lắp đặt van cửa chống chảy ngược.
6.12.4 Giếng tràn nước mưa của hệ thống thoát nước chung phải có đập tràn để ngăn nước thải (CSO). Kích thước và cấu tạo đập tràn phụ thuộc vào lưu lượng nước xả vào nguồn, các mức nước trong cống và nguồn tiếp nhận. Giếng tràn nước mưa phải có ngăn lắng cát và song chắn rác.
6.12.5 Vị trí miệng xả nước thải hoặc nước mưa và cấu tạo của nó cần phải được sự chấp thuận của các cơ quan quản lí tài nguyên và môi trường và cơ quan quản lý đường sông địa phương.
Khi thiết kế mạng lưới thoát nước cần xem xét bố trí các công trình xử lý sơ bộ (lắng cát hoặc lắng cặn) tại các vị trí giếng tràn (CSO) để đảm bảo nước mưa hoặc hỗn hợp nước mưa và nước thải không gây tác động xấu đến điều kiện vệ sinh của nguồn tiếp nhận.
6.13 Thoát khí cho mạng lưới thoát nước
6.13.1 Việc thoát khí cho mạng lưới thoát nước thải được thực hiện thông qua ống đứng trong nhà hoặc khe hở trên các giếng thăm.
6.13.2 Các thiết bị thoát khí đặc biệt được bố trí ở các cửa vào ống luồn qua sông, trong các giếng thăm (ở những chỗ tốc độ dòng chảy hạ thấp trong các cống có đường kính lớn hơn 400mm) và trong các giếng chuyển bậc khi độ cao chuyển bậc trên 1m và lưu lượngnước thải trên 50 l/s.
6.13.3 Trong những trường hợp đặc biệt cho phép thiết kế hệ thống thoát khí cưỡng bức.
6.13.4 Trong trường hợp thoát khí tự nhiên cho mạng lưới thoát nước bên ngoài dẫn các loại nước thải có chứa chất độc hại và chất dễ gây cháy nổ thì tại mỗi điểm đấu nối cống trong nhà vào cống bên ngoài phải bố trí các ống đứng thoát khí có đường kính không nhỏ hơn 200 mm.
7. Trạm bơm nước thảI và trạm bơm không khí
7.1 Yêu cầu chung
7.1.1 Theo mức độ tin cậy, trạm bơm nước thải và trạm bơm không khí được phân biệt thành ba loại, nêu trong Bảng 17.
Bảng 17
Phân loại theo độ tin cậy | Đặc tính làm việc của trạm bơm |
Loại I Loại II Loại III | Không cho phép ngừng hay giảm lưu lượng Cho phép ngừng bơm nước thải không quá 6 giờ Cho phép ngừng bơm nước thải không quá 1 ngày |
CHÚ THÍCH: Việc ngừng bơm nước thải quy định cho trạm bơm loại II và loại III có xét đến điều kiện công nghệ sản xuất hay là ngừng cấp nước không quá 1 ngày cho các khu dân cư dưới 5.000 người.
7.1.2 Khi thiết kế trạm bơm nước thải sản xuất là nước nóng, nước có chứa các chất dễ cháy nổ, các chất độc hại thì ngoài việc tuân thủ theo quy định của tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các tiêu chuẩn của các ngành công nghiệp tương ứng.
7.2 Trạm bơm nước thải
7.2.1 Lựa chọn máy bơm, thiết bị và đường ống dẫn nước thải được lựa chọn phụ thuộc vào lưu lượng tính toán, chiều cao cột nước cần bơm, tính chất hoá lý của nước thải và cặn lắng, có tính đến các đặc tính của máy bơm và đường ống cũng như việc đưa công trình vào sử dụng theo từng đợt. Số lượng máy bơm dự phòng xác định theo Bảng 18.
Bảng 18
Nước thải sinh hoạt hoặc nước thải sản xuất có tính chất gần với nước thải sinh hoạt | Nước thải có tính ăn mòn | ||||
Số máy bơm | |||||
Số máy bơm làm việc | Số máy bơm dự phòng theo độ tin cậy của trạm bơm | Số máy bơm làm việc | Số máy bơm dự phòng áp dụng cho tất cả các loại trạm bơm | ||
Loại I | Loại II | Loại III | |||
1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 |
2 | 2 | 1 | 1 | 2 - 3 | 2 |
3 và nhiều hơn | 2 | 2 | 1 và 1 để trong kho | 4 | 3 |
- | - | - | - | 5 và nhiều hơn | Không nhỏ hơn 50% |
CHÚ THÍCH:
1. Trong trạm bơm nước mưa không có máy bơm dự phòng, trừ trường hợp khi gặp sự cố mà nước mưa không thể xả được.
2. Khi cải tạo nhằm tăng công suất trạm bơm đối với trạm bơm loại III để bơm nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất có tính chất gần với nước thải sinh hoạt thì cho phép không có bơm dự phòng nhưng phải có bơm sẵn trong kho.
7.2.2 Trạm bơm nước thải sinh hoạt và nước mặt bị ô nhiễm phải được xây dựng thành công trình riêng biệt.
Trạm bơm nước thải sản xuất cho phép xây dựng hợp khối trong nhà sản xuất hay trong nhà phụ trợ sản xuất. Trong gian máy của trạm bơm cho phép đặt các loại bơm để bơm các loại nước thải khác nhau, trừ trường hợp đối với nước thải nóng, nước thải có chứa các chất dễ cháy nổ và các chất độc hại.
Cho phép đặt máy bơm để bơm nước thải sinh hoạt trong nhà phụ trợ của trạm xử lý nước thải.
7.2.3 Trên tuyến ống dẫn nước thải vào trạm bơm phải có van chặn và có thể đứng trên mặt đất để đóng mở được.
7.2.4 Số lượngđường ống áp lực đối với trạm bơm loại I không nhỏ hơn 2 và phải đảm bảo khi có sự cố một đường ống ngừng làm việc thì ống dẫn còn lại phải đảm bảo tải 100% lưu lượngtính toán; khi đó phải xét đến việc sử dụng máy bơm dự phòng.
Đối với trạm bơm loại II và loại III cho phép chỉ có một đường ống áp lực.
7.2.5 Nên sử dụng loại bơm chìm làm máy bơm nước thải , nếu sử dụng các loại bơm khác thì phải bố trí lắp đặt máy bơm có khả năng tự mồi nước. Trường hợp đặc biệt máy bơm phải bố trí cao hơn mức nước trong ngăn thu thì cần có biện pháp mồi nước cho nó.
Cốt trục máy bơm bùn cặn luôn đặt thấp hơn mức bùn trong ngăn chứa bùn.
7.2.6 Mỗi máy bơm cần có một ống hút riêng.
7.2.7 Vận tốc nước thải hay bùn cặn trong ống hút và ống đẩy phải đảm bảo để không gây lắng cặn. Đối với nước thải sinh hoạt thì vận tốc nhỏ nhất lấy theo quy định tại điều 4.6.1.
7.2.8 Trong các trạm bơm bùn cặn cần phải có biện pháp rửa ống hút và ống đẩy. Trong trường hợp đặc biệt cho phép rửa các ống này bằng biện pháp cơ học.
7.2.9 Để bảo vệ máy bơm khỏi bị tắc nghẽn thì trong ngăn thu nước thải cần lắp đặt song chắn rác thủ công, song chắn rác cơ giới hoặc song chắn rác kết hợp nghiền rác.
Khi khối lượngrác dưới 0,1 m3/d cho phép sử dụng song chắn rác thủ công. Bề rộng của khe hở song chắn rác lấy nhỏ hơn 10 - 20 mm so với đường kính cửa vào của máy bơm.
Khi sử dụng song chắn rác cơ giới hoặc song chắn rác kết hợp nghiền rác, số lượngthiết bị dự phòng được lấy theo Bảng 19.
Bảng 19
Loại song chắn rác | Số lượng | |
Làm việc | Dự phòng | |
1. Song chắn rác cơ giới có khe hở - trên 20 mm - 16 - 20 mm | 1 đến 3 trên 3 | 1 2 |
2. Song chắn rác kết hợp nghiền rác - đặt trên ống dẫn - đặt trên kênh mương | 1 đến 3 1 đến 3 trên 3 | 1 (thủ công) 1 2 |
3. Song chắn rác thủ công | 1 | - |
7.2.10 Vận tốc nước thải ứng với lưu lượnglớn nhất qua khe hở của song chắn rác cơ giới là 0,8 - 1 m/s, qua song chắn rác kết hợp nghiền rác là 1,2 m/s.
7.2.11 Nếu trong trạm bơm sử dụng song chắn rác cơ giới thì phải có máy nghiền rác. Rác sau khi nghiền nhỏ được xả vào trước song chắn rác. Nếu khối lượngrác trên 1,0 T/ngày cần có máy nghiền rác dự phòng.
7.2.12 Khối lượngrác lấy từ song chắn rác có thể tính sơ bộ theo Bảng 20.
Bảng 20
Chiều rộng khe hở của song chắn rác (mm) | Số lượng rác lấy ra từ song chắn rác tính cho một người (l/năm) |
16 - 20 25 - 35 40 - 60 60 - 80 90 - 100 | 8 3 2,3 1,6 1,2 |
Khối lượngriêng của rác lấy khoảng 750 kg/m3, hệ số không điều hoà giờ của rác đưa tới trạm bơm sẽ sơ bộ lấy bằng 2.
7.2.13 Khi xác định kích thước mặt bằng của gian máy, chiều rộng tối thiểu của lối đi giữa các bộ phận lồi nhất của máy bơm, ống dẫn và động cơ lấy như sau:
a) Giữa các tổ máy - nếu động cơ điện có điện áp nhỏ hơn 1000 V thì chiều rộng nhỏ nhất 1 m. Nếu động cơ có điện áp trên 1000 V thì chiều rộng 1,2 m.
b) Giữa tổ máy và tường trạm bơm:
- Trong trạm bơm kiểu giếng lấy bằng 0,7 m.
- Trong các trạm bơm kiểu khác lấy bằng 1 m.
c) Trước các bảng điện - 2 m
d) Giữa phần lồi các bộ phận cố định của thiết bị: 0,7 m.
Trong các trạm bơm phải có sàn lắp máy, kích thước của sàn phải đảm bảo chiều rộng của lối đi ở xung quanh thiết bị không nhỏ hơn 0,7 m, kể cả khi đưa thiết bị nâng cẩu tới vị trí lắp.
CHÚ THÍCH:
1. Trong các trạm bơm đặt sâu sử dụng động cơ điện áp dưới 1000 V và đường kính ống hút dưới 200mm, cho phép đặt các máy bơm cách tường gian máy nhỏ nhất là 0,25 m, nhưng chiều rộng lối đi giữa các tổ máy phải theo đúng qui định nói trên.
2. Cho phép đặt 2 máy bơm có động cơ điện công suất tới 125 KW điện áp dưới 1000 V trên cùng một bệ móng không cần để lối đi giữa 2 máy nhưng phải bảo đảm lối đi xung quanh của máy có chiều rộng không nhỏ hơn 0,7 m.
7.2.14 Chiều cao phần trên mặt đất của gian máy (tính từ sàn lắp máy tới mặt dưới của dầm mái) phụ thuộc vào các thiết bị nâng chuyển, chiều cao của máy bơm, chiều dài của dây cáp (từ 0,5 - 1m), khoảng cách từ sàn lắp tới tổ máy bơm (không lớn hơn 0,5m), kích thước của thiết bị nâng chuyển (tính từ móc tới mặt dưới của dầm mái).
7.2.15 Để quản lý các phụ tùng và thiết bị, trạm bơm cần được trang bị thiết bị nâng chuyển:
- Nếu trọng lượngthiết bị dưới 1 tấn thì dùng palăng treo cố định hoặc dầm cẩu treo điều khiển bằng tay.
- Nếu trọng lượng thiết bị dưới 5 tấn dùng dầm cẩu treo điều khiển bằng tay.
- Nếu trọng lượng thiết bị trên 5 tấn dùng cần trục điều khiển bằng điện.
CHÚ THÍCH: Khi cẩu thiết bị với chiều cao từ 6m trở lên hoặc chiều dài gian máy trên 18m cần dùng thiết bị nâng chuyển chạy điện.
7.2.16 Sàn gian máy phải có hố thu nước rò rỉ và phải có máy bơm hoặc biện pháp thu nước rò rỉ riêng. Độ dốc của sàn về phía hố thu nước rò rỉ lấy 0,01 - 0,02.
7.2.17 Thể tích của ngăn thu trạm bơm xác định theo lưu lượng nước thải, công suất và chế độ làm việc của máy bơm nhưng không được nhỏ hơn của một máy bơm công suất lớn nhất làm việc trong 5 phút.
Ngăn thu của các trạm bơm công suất lớn hơn 100.000 m3/d cần chia ra hai ngăn nhưng không được làm tăng thể tích chung.
Thể tích ngăn thu của trạm bơm cặn tươi, cặn đã lên men hoặc bùn hoạt tính xác định theo khối lượng của bùn cần xả ra từ các bể lắng, bể mêtan, bùn hoạt tính tuần hoàn và bùn hoạt tính dư.
Thể tích nhỏ nhất của ngăn thu của trạm bơm bùn dùng để bơm bùn cặn lắng ra ngoài phạm vi trạm xử lý xác định bằng công suất của một máy bơm làm việc trong 15 phút. Nếu bùn cặn từ các công trình xử lý đưa tới ngăn chứa không liên tục trong thời gian máy bơm hoạt động thì thể tích ngăn chứa cho phép giảm bớt.
Ngăn chứa của trạm bơm bùn cho phép sử dụng để làm thiết bị định lượnghoặc để chứa nước khi thau rửa đường ống dẫn bùn.
7.2.18 Trong ngăn chứa bùn phải có thiết bị sục bùn và rửa bể. Độ dốc của đáy bể về phía hố thu nước không được nhỏ hơn 0,1.
7.2.19 Ngăn thu của trạm bơm nước thải có thể chia thành nhiều phần riêng biệt để tách các loại nước thải khác nhau nếu như chúng cần xử lý riêng hoặc khi xáo trộn với nhau tạo thành các loại khí độc hoặc lắng cặn.
7.2.20 Khoảng cách từ mặt ngoài của ngăn thu các loại nước thải sản xuất có chứa các chất dễ cháy nổ và chất độc hại tới các công trình khác được qui định như sau:
- Đến nhà của trạm bơm không nhỏ hơn 10 m.
- Đến các nhà xưởng khác không nhỏ hơn 20 m.
- Đến các nhà công cộng không nhỏ hơn 100 m.
7.2.21 Kết cấu ngăn thu nước thải có chứa các chất ăn mòn hoặc các chất độc hại phải bảo đảm không để các chất này ngấm vào đất; đối với loại nước thải có chất ăn mòn phải có các biện pháp chống ăn mòn.
7.2.22 Gian máy của trạm bơm nước thải có tính ăn mòn cần có các biện pháp chống ăn mòn cho các kết cấu xây dựng (sàn, móng v.v... ).
7.2.23 Trong các trạm bơm nước thải có tính ăn mòn, có các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất độc dễ bay hơi nên đặt đường ống và phụ tùng trên mặt sàn và phải thuận tiện kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết, số lượngvan nên dùng ở mức ít nhất.
CHÚ THÍCH: Khi đặt đường ống trong rãnh cần có biện pháp thông gió cho rãnh hoặc lấp rãnh bằng cát.
7.2.24 Phía trước trạm bơm nước thải trong hệ thống thoát nước chung hoặc hệ thống nửa riêng cần phải có bể lắng cát.
7.2.25 Trong trạm bơm cần có khu vực phụ trợ sinh hoạt (thiết bị vệ sinh, tắm thay quần áo). Diện tích nhà phụ trợ phụ thuộc vào công suất trạm bơm, quy định trong Bảng 21.
Bảng 21
Công suất trạm bơm (m3/d) | Diện tích phụ trợ (m2) | ||
Khu phục vụ | Xưởng | Kho | |
Đến 5.000 Từ 5.000 đến 15.000 Từ 15.000 đến 100.000 Trên 100.000 | - 8 12 20 | - 10 15 25 | - 6 6 10 |
CHÚ THÍCH:
1. Khu phụ trợ trong các trạm bơm đặt trong các nhà máy, xí nghiệp và công trình xử lý có thể không cần thiết nếu đã có những công trình tương tự trong ngôi nhà gần đó. Khi khoảng cách trên 50m thì cần có thiết bị vệ sinh bố trí trong trạm bơm.
2. Trong các trạm bơm không có người phục vụ thường xuyên thì không cần có phòng phụ trợ.
7.3 Trạm bơm không khí
7.3.1 Trạm bơm không khí phải được bố trí gần nơi sử dụng và gần thiết bị phân phối điện nằm trong phạm vi trạm xử lý nước thải. Trong nhà trạm bơm không khí cho phép đặt các thiết bị lọc không khí, các máy bơm để bơm nước kĩ thuật và xả cạn bể aerôten, máy bơm bùn hoạt tính, các thiết bị điều khiển tập trung, các thiết bị phân phối, máy biến áp, các phòng sinh hoạt và các thiết bị phụ trợ khác.
7.3.2 Khi thiết kế trạm bơm không khí phải xét tới khả năng tăng công suất thiết kế bằng cách đặt các máy cấp khí bổ sung hoặc thay thế bằng các máy có công suất lớn hơn.
7.3.3 Trạm bơm không khí phải được cấp điện liên tục.
7.3.4 Công suất, loại máy và số lượngmáy bơm không khí phải lựa chọn dựa trên tính toán công nghệ của các công trình được cấp khí, có chú ý tới các đặc điểm cấu tạo của các công trình này.
7.3.5 Khi công suất của trạm bơm không khí trên 5000 m3/h ít nhất phải có 2 máy làm việc, khi công suất nhỏ hơn thì cho phép lắp đặt 1 máy làm việc. Số máy dự phòng quy định như sau:
- Khi 3 máy làm việc - 1 máy dự phòng.
- Khi 4 máy làm việc trở lên - 2 máy dự phòng.
7.3.6 Trong trường hợp cần thiết có thể cấp dầu tập trung cho các máy bơm không khí .
7.3.7 Cần phải cấp nước làm mát liên tục cho các ổ trục của các cụm máy và các bộ phận làm nguội dầu của máy bơm khí. Chất lượngvà nhiệt độ của nước làm mát phải đảm bảo theo đúng yêu cầu của hãng sản xuất máy bơm cấp khí.
7.3.8 Gian máy phải tách riêng với các phòng khác và có cửa trực tiếp thông ra bên ngoài.
7.3.9 Khi bố trí các thiết bị trong gian máy cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Lối đi giữa các tổ máy và tường nhà:
- Từ phía máy bơm khí không nhỏ hơn 1,5 m.
- Từ phía động cơ điện: đủ để tháo rôto.
b) Lối đi giữa các phần lồi của các tổ máy không ít hơn 1,5 m.
7.3.10 Để quản lí các phụ tùng và thiết bị, trạm bơm không khí phải có thiết bị nâng chuyển theo qui định ở điều 7.2.16.
7.3.11 Thiết bị để trao đổi không khí phải được thiết kế theo qui định về thông gió, cấp nhiệt và điều hoà không khí hoặc theo sự chỉ dẫn của cơ quan tư vấn chuyên ngành.
Không khí phải được lọc sạch trong bộ lọc kín. Bố trí các bộ lọc khí phải đảm bảo khả năng tháo gỡ từng chiếc để thay thế và phục hồi.
Khi có 3 bộ lọc khí làm việc thì cần một bộ lọc dự phòng, nếu lớn hơn ba thì cần 2 bộ dự phòng.
CHÚ THÍCH:
1. Nếu phân phối không khí trong aeroten bằng các ống khoan lỗ thì cho phép dùng không khí không cần lọc sạch.
2. Khi công suất của trạm bơm không khí trên 20 nghìn m3/h thì mỗi tổ máy phải có buồng thu và lọc khí riêng biệt.
7.3.12 Vận tốc chuyển động của không khí qui định:
- Trong các buồng lọc: dưới 4 m/s
- Trong các máng dẫn: dưới 6 m/s
- Trong các ống dẫn: từ 10 m/s đến 40 m/s
7.3.13 Khi tính toán ống dẫn nên chú ý tới hiện tượngtăng nhiệt độ lên khi không khí bị nén và đảm bảo chênh áp nhỏ nhất giữa các ngăn của công trình được cấp khí.
CHÚ THÍCH: Trị số tính toán tổn thất áp lực trong các thiết bị phân phối khí có xét tới sức cản tăng theo thời gian sử dụng.
7.3.14 Nếu dùng ống thép thành mỏng, hàn điện, làm ống dẫn không khí có áp, cần có biện pháp chống ồn và cách nhiệt cho ống khi đặt trong nhà.
8. Các công trình xử lý nước thải
8.1 Các qui định chung
8.1.1 Phương pháp và mức độ xử lý nước thải phụ thuộc vào lưu lượngvà thành phần, tính chất nước thải, đặc điểm nguồn tiếp nhận và các yêu cầu vệ sinh khi xả nước thải vào nguồn và các điều kiện cụ thể của địa phương,…. Nước thải khi xả vào nguồn phải đáp ứng quy định của các tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
Phải cố gắng tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có như ao, hồ, bãi đất trồng cây v.v... để xử lý nước thải. Chỉ khi các phương pháp xử lý bằng điều kiện tự nhiên không cho phép hay không thể áp dụng, mới xây dựng các công trình xử lý nước thải nhân tạo. Phải cố gắng tận dụng nước thải đã xử lý cho sản xuất nông nghiệp hoặc cho các mục đích kinh tế khác.
Bùn cặn của nước thải phải được xử lý trước khi sử dụng làm phân bón hoặc cho các mục đích khác.
CHÚ THÍCH: Mức độ xử lý nước thải nên giới hạn theo hiệu quả xử lý mà các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đảm bảo được.
8.1.2 Công suất trạm xử lý nước thải được xác định tuân theo những qui định sau đây:
- Công suất:
Q = 0,8 a N (m/d) (12)
Trong đó: a - tiêu chuẩn cấp nước; N-số người được cấp nước.
Thông thường số người được cấp nước ít hơn số dân đô thị, phụ thuộc tỷ lệ số dân được đấu nối với hệ thống thoát nước đô thị m.
N = m No (13)
Trong đó: m - hệ số đấu nối; No - số dân trong khu vực tính toán.
- Lưu lượng tối đa trong mùa khô:
(m/h) (14)
- Lưu lượng tối đa trong mùa mưa:
(m/h) (15)
Trong đó: k - hệ số không điều hoà giờ; n - hệ số pha loãng.
8.1.3 Công suất của trạm xử lý nước thải của khu công nghiệp tập trung được xác định dựa vào lượng nước thải của từng nhà máy đưa về trạm. Trong trường hợp không có số liệu này thì công suất của trạm xử lý nước thải Q(m3/d) được xác định theo công thức sau đây:
Q= qxF (16)
Trong đó:
q -Tiêu chuẩn nước thải (m3/ha.d), phụ thuộc vào loại hình sản xuất trong khu công nghiệp; đối với loại hình sản xuất ít nước thải, q sơ bộ lấy bằng 15-25 m3/ha.d; đối với loại hình sản xuất có lượng nước thải trung bình q lấy bằng 30 đến 40 m3/ha.d và đối với loại hình sản xuất nhiều nước thải q lấy bằng 50 đến 70 m3/ha.d.
F- Diện tích khu công nghiệp mà hệ thống thoát nước thải phục vụ, ha.
8.1.4 Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất khi đưa tới trạm xử lý sinh học luôn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- pH không nhỏ hơn 6,5 và không lớn hơn 8,5
- Nhiệt độ không dưới 10oC và không trên 40oC
- Tổng hàm lượng của các muối hoà tan (TDS) không quá 15g/l
- BOD5 khi đưa vào bể lọc sinh học hoặc aeroten đẩy không quá 500mg/l; Khi đưa vào aerôten kiểu phân phối nước phân tán không quá 1000mg/l.
- Nồng độ các chất hữu cơ không vượt quá qui định ghi trong Bảng 22 và các chất độc hại không vượt quá quy định nêu trong Bảng 23. Nước thải không chứa mỡ không hoà tan, nhựa và dầu mazut.
- Không chứa các chất hoạt động bề mặt không thể oxy hoá được trong các công trình xử lý.
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng không được thấp hơn qui định trong Bảng 24.
Bảng 22
Các chất | BOD5 (mg/mg của các chất phải xét) | COD (mg/mg của các chất phải xét) | Nồng độ giới hạn cho phép đối với nước thải xử lý trong các aerôten trộn (mg/l) | Tốc độ ôxy hoá trung bình khi xử lý trong aerôten trộn (mg BOD5/ g chất khô bùn hoạt tính / giờ) | Nồng độ cho phép (mg/l), trong nước thải đô thị (xử lý sinh học hoàn toàn trong các aerôten với liều lượng bùn 1,8g/l, thời gian thổi khí 7 giờ) |
Anilin Axetandehyt Axeton Axit benzonic Butanol Glixêrin Caprolactam Andehit crotonic Metanol Propanol Toluen Axit axêtic Phenol Etanol Dietyl hecxanol | 1,9 1,07 1,68 1,61 1,8 0,86 1,8 1,6 1,05 1,68 1,1 0,86 1,18 1,45 1,55 | 2,4 1,88 2,17 1,97 2,58 1,23 2,12 2,5 1,5 2,4 1,87 1,06 2,38 2,08 2,55 | 100 750 600 150 600 1150 300 400 950 600 200 200 1000 700 400 | 9 12 28 14 15 30 22 3,5 23 18 8 26 14 19 100 | 6 20 40 15 10 90 25 6 30 12 15 45 15 14 6 |
CHÚ THÍCH:
1. Tốc độ ôxy hoá trung bình của hỗn hợp gồm nhiều chất phải xác định bằng thực nghiệm. Khi không xác định được bằng thực nghiệm thì mới đựơc tính theo giá trị trung bình cộng của tốc độ ôxy hoá đối với từng chất (tính theo tỉ lệ của khối lượngvà BOD5 của các chất) trong thời gian thổi khí.
2. Khi nối cống thoát nước của các xí nghiệp công nghiệp vào hệ thống thoát nước đô thị thì nồng độ tính toán của các chất là nồng độ trong dòng chảy chung.
Bảng 23
Tên gọi các chất | Nồng độ cho phép của riêng từng chất trong nước thải khi đưa tới các công trình xử lý sinh học hoàn toàn (mg/l) | Mức độ loại trừ các chất bẩn trong quá trình xử lý hoàn toàn (%) |
Dầu và sản phẩm dầu mỏ (1) Chất hoạt tính bề mặt tổng hợp (2) -Chất dễ oxy hoá anion -Chất dễ oxy hoá không iôn -Chất trung gian anion -Chất trung gian không iôn Formalđêhit Sunfit Đồng Kali Cadmi Crôm hoá trị 3 Kẽm Thuốc nhuộm lưu hoá Thuốc nhuộm tổng hợp Asen (3) Xyanua Thuỷ ngân Chì Côban | 25 20 50 20 20 25 1 0,5 0,5 0,1 2,5 1 25 25 0,1 1,5 0,005 0,1 1 | 85 - 90 80 90 60 75 80 99,5 80 50 60 20 70 90 70 50 - - 50 20 |
CHÚ THÍCH:
1. Sản phẩm dầu mỏ là các chất ít vón cục hoặc không vón cục, tan trong dung dịch hecxen.
2. Nếu trong nước thải có các hợp chất hoạt tính bề mặt anion và không lớn, nồng độ chung của các hợp chất này không vượt quá 20 mg/l.
3. Không kể Ferocyanua.
Bảng 24
Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và sản xuất | Hàm lượngnhỏ nhất phải có của các chất dinh dưỡng | |
Tổng nitơ (mg/l) | Tổng phốt pho (mg/l) | |
BOD5 Tính cho mỗi 100 mg/l (đối với công trình xử lý sinh học hiếu khí) | 5 | 1 |
COD Tính cho mỗi 350 mg/l (đối với công trình xử lý sinh học yếm khí) | 5 | 1 |
CHÚ THÍCH:
1. Sau khi xem xét hiệu quả xử lý và mức độ pha loãng trong nguồn tiếp nhận nồng độ cho phép của các chất trong Bảng 23 và Bảng 24 có thể phải giảm xuống để đảm bảo yêu cầu vệ sinh của nguồn tiếp nhận.
2. Khi cần giảm BOD5 của nước thải đưa vào công trình xử lý sinh học thì nên dùng nước thải đã làm sạch để pha loãng.
3. Khi xả nước thải sản xuất vào mạng lưới thoát nước đô thị, tỷ lệ COD: BOD5 không được vượt quá 1,5.
8.1.5 Nếu các qui định nêu trong điều 8.1.4 không được thoả mãn thì nước thải sản xuất trước khi xả vào hệ thống thoát nước của khu dân cư, phải được xử lý sơ bộ.
8.1.6 Các yêu cầu đối với nước thải sản xuất cần xử lý sinh học trong các công trình xử lý riêng của cơ sở công nghiệp hay trong hỗn hợp với nước thải sản xuất với nước thải sinh hoạt được chỉnh lí theo tài liệu thực nghiệm hoặc tài liệu của các cơ sở công nghiệp tương tự.
8.1.7 Khi thiết kế công trình làm sạch cho các đô thị xây dựng mới thì tuỳ theo mức độ tiện nghi và các điều kiện địa phương, lượngchất bẩn tính cho một người dân để xác định nồng độ chất bẩn của nước thải sinh hoạt có thể xác định sơ bộ theo Bảng 25.
Số lượng và chế độ thải nước, thành phần và nồng độ chất bẩn trong nước thải sản xuất được xác định theo tài liệu công nghệ.
Bảng 25
Các đại lượng | Khối lượng(g/người. ngày) |
Chất rắn lơ lửng (SS) BOD5 của nước thải đã lắng BOD5 của nước chưa lắng Nitơ của các muối amôni (N –NH4) Phốt phát (P2O5) Clorua (Cl-) Chất hoạt động bề mặt | 60 -65 30 -35 65 8 3,3 10 2- 2,5 |
CHÚ THÍCH:
- Nếu trong đô thị các hộ thải nước đã có bể tự hoại thì cần xem xét để giảm lượngchất lơ lửng. Theo kinh nghiệm nước thải sau khi được xử lý qua bể tự hoại nồng độ SS giảm khoảng 55% đến 65%.
- Khi xả nước thải sinh hoạt của các xí nghiệp công nghiệp vào mạng lưới thoát nước của khu dân cư thì không cần tính bổ sung các chất bẩn chứa trong các loại nước đó.
8.1.8 Lựa chọn vị trí và diện tích khu đất xây dựng trạm xử lý nước thải phải tuân theo các thiết kế qui hoạch và xây dựng của đối tượng cần được thoát nước, có chú ý đến các giải pháp công trình đô thị bên ngoài (đường sắt, đường ô tô, cấp nước, hơi nhiệt, điện,...). Vị trí trạm xử lý trạm xử lý nước thải phải đáp ứng quy định của điều 3.16 của tiêu chuẩn này hoặc các điều quy định liên quan nêu trong TCVN 7222:2002- Yêu cầu chung về môi trường đối với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
8.1.9 Khu đất xây dựng trạm xử lý thường bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo của mùa hè so với khu vực xây dựng nhà ở và phía dưới điểm dân cư theo chiều dòng chảy của sông.
Khu đất xây dựng phải có độ dốc đảm bảo nước thải tự chảy được qua các công trình và thoát nước mưa thuận lợi, khu đất xây dựng trạm phải bố trí ở nơi không ngập lụt và có mực nước ngầm thấp.
CHÚ THÍCH: Cho phép bố trí trạm xử lý ở đầu hướng gió nhưng khoảng cách ly vệ sinh phải lấy tăng lên theo qui định ở điều 3.16.
8.1.10 Quy hoạch trạm xử lý nước thải phải bảo đảm sử dụng hợp lí khu đất cho giai đoạn dự tính cũng như cho giai đoạn phát triển tương lai. Bố trí các công trình phải đảm bảo:
- Khả năng xây dựng theo từng đợt.
- Khả năng mở rộng công suất khi lưu lượngnước thải tăng.
- Chiều dài các đường ống kĩ thuật phải ngắn nhất (mương dẫn, ống dẫn v.v...).
- Thuận tiện cho quản lí và sửa chữa.
8.1.11 Khi thiết kế trạm xử lý nước thải cần xét đến khả năng hợp khối công trình cũng như hạn chế mùi hôi lan truyền ra môi trường xung quanh.
8.1.12 Các công trình xử lý nước thải cần bố trí ngoài trời, chỉ trong trường hợp đặc biệt và có lí do xác đáng mới được làm mái che.
8.1.13 Trong trạm xử lý nước thải cần có các thiết bị sau đây:
a) Thiết bị để phân phối đều nước thải đến các công trình đơn vị.
b) Thiết bị để cho công trình tạm ngừng hoạt động, tháo cặn và thau rửa công trình, đường ống dẫn khi cần thiết.
c) Thiết bị để xả nước khi xảy ra sự cố ở trước và sau các công trình xử lý cơ học và phải có lối đi lại dễ dàng tới các thiết bị đóng mở.
d) Thiết bị đo lưu lượng nước thải, bùn cặn lắng, bùn hoạt tính tuần hoàn và bùn hoạt tính dư, không khí, hơi nước, năng lượng v.v...
e) Thiết bị lấy mẫu tự động và dụng cụ tự ghi các thông số chất lượng nước thải, và bùn cặn lắng.
8.1.14 Máng dẫn trong trạm xử lý nước thải phải tính theo lưu lượng ớn nhất trong 1 giây nhân với hệ số 1,4.
8.1.15 Ngoài các công trình công nghệ chính, tuỳ theo công suất của trạm và điều kiện địa phương cần xây dựng các công trình phụ trợ và phục vụ (tham khảo Phụ lục D).
8.1.16 Khu vực trạm xử lý nước thải phải có hàng rào bảo vệ, phải được hoàn thiện và chiếu sáng. Tuỳ theo điều kiện địa phương có thể có biện pháp chống xói lở bờ ta luy do mưa. Trong trường hợp cần thiết tuỳ theo mức yêu cầu của kĩ thuật an toàn mà có hàng rào cho từng công trình riêng biệt.
8.2 Song chắn rác
8.2.1 Trong thành phần các công trình xử lý nước thải phải có song chắn rác, chiều rộng khe hở của song chắn rác bằng 15 - 20mm.
8.2.2 Số lượng và kích thước song chắn rác, tốc độ nước chảy qua khe hở, lượng rác lấy ra từ song chắn, khoảng cách giữa các thiết bị v.v... theo qui định ở điều 7.2.9 và 7.2.13.
8.2.3 Khi khối lượngrác lớn trên 0,1 m3/d nên cơ giới hoá khâu lấy rác và nghiền rác. Nếu lượng rác nhỏ hơn 0,1 m3/d thì sử dụng song chắn rác thủ công.
8.2.4 Rác đã được nghiền nhỏ cho phép đổ vào trước song chắn rác hoặc đưa về bể mêtan.
8.2.5 Cốt sàn của nhà đặt song chắn rác phải cao hơn mức nước cao nhất trong mương dẫn ít nhất 0,5m.
8.2.6 Tổn thất áp lực qua song chắn rác xác định theo công thức đối với song chắn rác còn sạch rồi tăng lên với hệ số 3.
8.2.7 Để có thể thay thế khi cần thiết, trước và sau song chắn rác phải có cửa phai và phải có thiết bị xả cạn nước cho mương dẫn.
CHÚ THÍCH:
- Nếu dùng song chắn rác thủ công thì chỉ cần làm sẵn các khe phai để sử dụng khi cần thiết.
- Rác vớt lên được chứa trong thùng có nắp đậy và chuyên chở đến nơi xử lý chất thải rắn.
- Rác hữu cơ nghiền cũng đưa vào xử lý cùng với bùn cặn bùn hữu cơ của trạm xử lý nước thải.
8.2.8 Để lắp ráp và sửa chữa song chắn rác máy nghiền rác và các thiết bị khác cần có các thiết bị nâng chuyển theo qui định ở điều 7.2.15.
8.2.9 Trong nhà đặt song chắn rác nên kết hợp bố trí máy bơm cát của bể lắng cát.
8.3 Bể lắng cát
8.3.1 Đối với các trạm xử lý nước thải công suất trên 100 m3/d cần có bể lắng cát. Lựa chọn loại bể lắng cát cần dựa vào công suất trạm, sơ đồ công nghệ xử lý nước thải và bùn cặn.
8.3.2 Số bể hoặc số đơn nguyên làm việc đồng thời của bể lắng cát không nhỏ hơn 2, khi cào cát bằng máy thì phải có bể dự phòng.
(Mời xem tiếp trong file tải về)
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xây Dựng 51 2008
-
Tiêu Chuẩn Xây Dựng Quốc Gia TCXDVN 51:2008 Về Thoát Nước
-
[PDF] TCXDVN 51-2008
-
Tiêu Chuẩn Thoát Nước TCXDVN 51-2008 - Giá Xây Dựng
-
Tiêu Chuẩn Mạng Lưới Thoát Nước TCXDVN 51-2008 - Egro
-
Tiêu Chuẩn Thoát Nước Ngoài Nhà TCXDVN 51-2008 - Egro
-
TCXDVN 51 2008 Thoat Nuoc , Mang Luoi Va Con Trinh Ben ... - 123doc
-
TCXDVN 51 2008 Thoat Nuoc , Mang Luoi Va Con Trinh Ben Ngoai
-
[PDF]TCXDVN 51:2008.pdf - TailieuMienPhi
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Thoát Nước – Mạng Lưới Bên Ngoài Và Công Trình
-
Thoát Nước - Mạng Lưới Và Công Trình Bên Ngoài - Tiêu Chuẩn Thiết Kế
-
Các Tiêu Chuẩn Việt Nam Của Bộ Xây Dựng | Trần-Đông A
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Thoát Nước
-
[PDF] TIÊU CHUẨN TCXDVN-51:2008 BỘ XÂY DỰNG PPS - 5pdf