Tiêu Chuẩn TCXDVN 365:2007.pdf (tiêu Chuẩn) | Tải Miễn Phí

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiêu chuẩn TCXDVN 365:2007 pdf Số trang Tiêu chuẩn TCXDVN 365:2007 101 Cỡ tệp Tiêu chuẩn TCXDVN 365:2007 909 KB Lượt tải Tiêu chuẩn TCXDVN 365:2007 0 Lượt đọc Tiêu chuẩn TCXDVN 365:2007 9 Đánh giá Tiêu chuẩn TCXDVN 365:2007 4 ( 13 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 101 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan tiêu chuẩn quy chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam quy chuẩn xây dựng TCXDVN 365:2007

Nội dung

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số 18 /2007/QĐ- BXD Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành TCXDVN 365:2007 "Bệnh viện đa khoa – Hướng dẫn thiết kế" BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Xây dựng; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam: TCXDVN 365:2007 "Bệnh viện đa khoa – Hướng dẫn thiết kế". Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Điều 3. Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3 - Website Chính Phủ - Công báo - Bộ Tư pháp - Vụ Pháp chế - Lưu VP, Vụ KHCN KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đã ký Nguyễn Văn Liên Tiêu chuẩn xây dựng Việt nam BỆNH VIỆN ĐA KHOA - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ General hospital - Guideline 1. Phạm vi áp dụng. Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 4470-1995 - Bệnh viện đa khoa – Yêu cầu thiết kế. 1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo các bệnh viện đa khoa. 1.2. Khi thiết kế các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện đông y, nhà điều dưỡng, trung tâm y tế, phòng khám, tư vấn sức khoẻ, có thể tham khảo tiêu chuẩn này. Chú thích: 1) Khi thiết kế cải tạo, đối với những quy định về diện tích, mật độ xây dựng, khoảng cách, các bộ phận trong các khoa phòng… phải được Bộ Xây dựng cho phép, có sự thoả thuận của Bộ Y tế và không được ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh. 2) Trong trường hợp bệnh viện đa khoa có những yêu cầu đặc biệt thì phải được ghi rõ trong báo cáo đầu tư và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3) Khi thiết kế bệnh viện đa khoa ngoài việc tuân theo những quy định trong tiêu chuẩn này còn phải tuân theo các văn bản pháp quy và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. 2. Tài liệu viện dẫn. Quy chế bệnh viện, Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 Bộ Y tế. 52 TCN- CTYT 39: 2005 Khoa cấp cứu- Khoa điều trị tích cực- chống độc- Tiêu chuẩn thiết kế 52 TCN- CTYT 38: 2005 Khoa phẫu thuật- Tiêu chuẩn thiết kế 52 TCN- CTYT 37: 2005 Khoa xét nghiệm- Tiêu chuẩn thiết kế 52 TCN- CTYT 40: 2005 Khoa chẩn đoán hình ảnh- Tiêu chuẩn thiết kế Hướng dẫn thực hiện đề án nâng cấp bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực giai đoạn 2005- 2008. TCVN 4470 : 1995 Hướng dẫn áp dụng Bệnh viện đa khoa yêu cầu thiết kế- Bộ Y tế. Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam. TCXDVN 276 : 2003 Công trình công cộng- Nguyên tắc cơ bản để thiết kế. TCVN 2737 : 1995 kế. Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết TCVN 2622 : 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trìnhYêu cầu thiết kế. TCVN 5687 : 1992 Thông gió, điều tiết không khí và sưởi ấm- Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4474 : 1987 kế. Thoát nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết TCVN 4513 : 1988 Cấp nước bên trong- Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 16 : 1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng. TCXD 29 : 1991 Chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng. TCXD 25 : 1991 Đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 27 : 1991 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng- Tiêu chuẩn thiết kế. 3. Quy định chung. 3.1. Bệnh viện đa khoa là bệnh viện ít nhất phải có các khoa: điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, khoa sản- phụ, khoa nhi, khoa truyền nhiễm, các khoa kỹ thuật cận lâm sàng. 3.2. Bệnh viện đa khoa được thiết kế với quy mô và phân cấp quản lý trên cơ sở Quy chế bệnh viện được ban hành theo Quyết định số1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Chú thích : Quy mô bệnh viện đa khoa được xác định phụ thuộc vào dân số trên địa bàn phục vụ và phù hợp với quy hoạch mạng lưới bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt. Quy mô bệnh viện không phụ thuộc vào phân loại theo hạng bệnh viện. 3.3. Bệnh viện đa khoa được thiết kế với cấp công trình phù hợp với quy định trong Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình. 4. Yêu cầu về khu đất xây dựng và bố cục tổng mặt bằng. 4.1. Khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây : - Phù hợp với quy hoạch được duyệt, có tính đến phát triển trong tương lai; - Vệ sinh thông thoáng, yên tĩnh, tránh các khu đất có môi trường bị ô nhiễm. Trong khi xây dựng bệnh viện cũng như trong quá trình sử dụng không được gây ô nhiễm đến môi trường xung quanh. - Thuận tiện cho bệnh nhân đi lại và liên hệ với các khoa trong bệnh viện, phù hợp với vị trí khu chức năng được xác định trong qui hoạch tổng mặt bằng của đô thị. 4.2. Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa tính theo số giường bệnh, được qui định trong bảng 1. Bảng 1. Diện tích khu đất xây dựng bệnh viện đa khoa DIỆN TÍCH KHU ĐẤT QUY MÔ (SỐ GIƯỜNG ĐIỀU TRỊ) Từ 50 giường đến 200 giường (Bệnh viện quận huyện) Từ 250 giường đến 350 giường (Quy mô 1) Từ 400 giường đến 500 giường (Quy mô 2) Trên 550 giường (Quy mô 3) (m2) GIƯỜNG YÊU CẦU TỐI THIỂU CHO PHÉP (ha) 100 - 150 0,75 70 - 90 2,7 65 - 85 3,6 60 - 80 4,0 Chú thích : 1) Diện tích khu đất xây dựng quy định ở trên, không tính cho các công trình nhà ở và phúc lợi công cộng phục vụ cho đời sống cán bộ công nhân viên. Các công trình này được xây dựng ngoài khu đất xây dựng bệnh viện. 2) Diện tích khu đất xây dựng không tính đến hồ ao, suối, nương đồi quá dốc không sử dụng được cho công trình. 3) Trường hợp diện tích đất xây dựng các bệnh viện trong đô thị không đảm bảo được quy định trong bảng 1, khuyến khích thiết kế bệnh viện hợp khối, cao tầng nhưng phải tuân thủ và đảm bảo dây chuyền hoạt động của bệnh viện. 4) Diện tích khu đất xây dựng phải có diện tích dự phòng cho việc mở rộng và phát triển của bệnh viện trong tương lai. 4.3. Trên khu đất xây dựng bệnh viện, phải dành phần đất riêng cho khu lây đảm bảo mật độ xây dựng, mật độ cây xanh và dải cây cách ly. 4.4. Mật độ xây dựng cho phép từ 30% ÷ 35% diện tích khu đất. 4.5. Khoảng cách giới hạn cho phép từ đường đỏ đến : a) Mặt ngoài tường của mặt nhà : - Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ : không nhỏ hơn 15m. - Nhà hành chính quản trị và phục vụ : không nhỏ hơn 10m. b) Mặt ngoài tường đầu hồi : - Nhà bệnh nhân, nhà khám bệnh và khối kỹ thuật nghiệp vụ : không nhỏ hơn 10m. 4.6. Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất giữa nhà và công trình bố trí riêng biệt đối với nhà bệnh nhân, được quy định trong Bảng 2. Bảng 2. Khoảng cách ly vệ sinh nhỏ nhất giữa nhà và công trình đối với nhà bệnh nhân LOẠI NHÀ HOẶC CÔNG TRÌNH KHOẢNG CÁCH LY VỆ SINH NHỎ NHẤT GHI CHÚ (m) -Khu lây trên 25 giường 20 Có dải cây cách ly - Trạm cung cấp hoặc biến thế điện, hệ thống cấp nước, nhà giặt, sân phơi quần áo. 15 - Trạm khử trùng tập trung, lò hơi, trung tâm cung cấp nước nóng. 15 - Nhà xe, kho, xưởng sửa chữa nhỏ, kho chất cháy. 20 - Nhà xác, khoa giải phẫu bệnh lí, lò đốt bông băng, bãi tích thải rác, khu nuôi súc vật, thí nghiệm, trạm xử lí nước bẩn. 20 Có dải cây cách ly Chú thích : Ngoài việc đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh như quy định ở trên còn cần phải bảo đảm khoảng cách phòng cháy, chữa cháy qui định trong tiêu chuẩn “TCVN 2622 :1995 - Phòng chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”. Khoảng cách trên có thể tăng hoặc giảm trong trường hợp điều kiện khí hậu đặc biệt. 4.7. Mật độ diện tích cây xanh cho phép từ 40% ÷ 50% tổng diện tích khu đất xây dựng. 4.8. Chiều rộng nhỏ nhất của dải đất trồng cây bảo vệ, cách ly qui định như sau: - Dải cây bảo vệ quanh khu đất : 5m. - Dải cây cách ly : 10m. 4.9. Trong bệnh viện không được trồng các loại cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, sâu bọ, loại cây dễ đổ, giữ ẩm và loại cây có nhựa độc. 4.10. Trong tổng mặt bằng khu bệnh viện, cần bố trí các đường đi lại hợp lí và phải có sơ đồ hướng dẫn cụ thể. Phải bố trí các đường đi lại và vận chuyển riêng biệt cho : - Nhân viên và khách; - Người bệnh; - Khu truyền nhiễm trên 25 giường và người bệnh truyền nhiễm; - Thực phẩm và đồ dùng sạch; - Xác, rác và đồ vật bẩn; - Xe cứu hoả trong trường hợp có sự cố. 4.11. Trong bệnh viện phải có các loại đường đi : - Cho xe cấp cứu, xe chữa cháy, xe vận chuyển, xe thăm bệnh nhân đặc biệt, người tàn tật; - Liên hệ với các công trình nội trú, kỹ thuật nghiệp vụ- cận lâm sàng và khám bệnh; - Dạo chơi, đi bộ cho người bệnh. 5. Nội dung công trình và giải pháp thiết kế. 5.1. Giải pháp bố cục mặt bằng kiến trúc bệnh viện đa khoa phải đảm bảo yêu cầu : - Hợp lí, không chồng chéo giữa các bộ phận và trong từng bộ phận; - Điều kiện vệ sinh và phòng bệnh tốt nhất cho khu chữa bệnh nội trú; - Nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai; - Cổng và phòng đợi khám phải có sơ đồ chỉ dẫn đến từng khoa; - Mỗi khoa phải có bảng chỉ dẫn đến từng phòng, ban cụ thể. Sơ đồ bố trí các khối trong bệnh viện đa khoa xem trên hình B1-phụ lục B. 5.2. Bố cục từng ngôi nhà, từng bộ phận của các khối trong bệnh viện đa khoa phải đảm bảo các yêu cầu: - Buồng bệnh riêng cho nam nữ; Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng biệt; - Cách ly giữa người có bệnh truyền nhiễm của các nhóm bệnh khác nhau trong khoa lây; - Riêng biệt giữa thuốc men, thức ăn, đồ dùng sạch với đồ vật bẩn, nhiễm khuẩn, xác, rác... 5.3. Chiều cao thông thuỷ của các gian phòng trong bệnh viện được qui định là 3,6m và được phép tăng giảm trong các trường hợp sau : - Tăng đến 4,2m cho phòng X-quang (tuỳ loại thiết bị), phòng mổ (tuỳ loại đèn); - Giảm đến 3,30m cho các phòng sinh hoạt, hành chính quản trị, bếp kho và xưởng sửa chữa nhỏ; nhà giặt, nhà xe, nhà xác; - Giảm đến 2,4m cho các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ dùng bẩn. Chú thích: Trong trường hợp sử dụng điều hoà không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. 5.4. Chiều rộng thông thuỷ tối thiểu cho hành lang, cửa đi và cầu thang trong bệnh viện được qui định như sau : a) Hành lang trong đơn nguyên nội trú và khám bệnh : - Có kết hợp chỗ đợi : không nhỏ hơn 2,7m đến 3,0m; - Không kết hợp chỗ đợi : không nhỏ hơn 2,1m đến 2,4m (hành lang bên); không nhỏ hơn 2,4m đến 2,7m (hành lang giữa); - Hành lang của cán bộ công nhân viên: không nhỏ hơn 1,5m. b) Cửa đi : - Có di chuyển giường đẩy (hoặc cáng) : không nhỏ hơn 1,2m; - Không di chuyển giường đẩy (hoặc cáng): không nhỏ hơn 1,0m; c) Cầu thang và đường dốc được quy định trong Bảng 3. Bảng 3. Chiều rộng và độ dốc cầu thang CHIỀU RỘNG LOẠI THANG Thang chính Thang phụ THÔNG THUỶ (m) ĐỘ DỐC CHIẾU NGHỈ (m) Không nhỏ hơn 1,5 Không lớn hơn 1:2 Không nhỏ hơn 2,4 Không nhỏ hơn 1,2 Không lớn hơn 1:1 Không nhỏ hơn 1,4 - Không lớn hơn 1:10 Không nhỏ hơn 1,9 Đường dốc Chú thích: Đối với bệnh viện có các khối điều trị trên 3 tầng hoặc có quy mô từ 150 giường trở lên cần bố trí thang máy chuyên dụng có thể vận chuyển cáng cho bệnh nhân nặng, bệnh nhân không tự đi lại được, bệnh nhân là người khuyết tật. d) Lối vào, hành lang, cửa đi, khu vực khám bệnh, buồng bệnh, khu vệ sinh và nơi dịch vụ công cộng phải đảm bảo cho người tàn tật tiếp cận sử dụng. Yêu cầu thiết kế theo “TCXDVN 264: 2002 - Nhà và công trình - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”. e) Yêu cầu thiết kế cửa đóng mở tự động nhất là ở khoa xét nghiệm, khoa giải phẫu, khoa giải phẫu bệnh. 5.5. B1) Nội dung công trình bệnh viện đa khoa gồm có : (xem phụ lục B, hình (5.6) - Khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú; (5.7) - Khối chữa bệnh nội trú; (5.8) - Khối kỹ thuật nghiệp vụ - cận lâm sàng - thăm dò chức năng; (5.9) - Khối hành chính quản trị và dịch vụ tổng hợp. (5.10) - Khối kỹ thuật - hậu cần và công trình phụ trợ; 5.6. Khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú (xem phụ lục B) 5.6.1. Trong dây chuyền của bệnh viện đa khoa, khối khám và điều trị ngoại trú là nơi tiếp xúc đầu tiên với bệnh nhân, được bố trí gần cổng chính liên hệ thuận tiện với khối kỹ thuật nghiệp vụ- cận lâm sàng nhất là khoa hồi sức cấp cứu, khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa thăm dò chức năng và khối khám và điều trị bệnh nội trú. 5.6.1.1. Chức năng khối khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú. - Khám bệnh, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú, thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu. - Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật. - Tổ chức dây chuyền khám sức khỏe theo nhiệm vụ được giao. - Khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo quy định, có đủ thiết bị y tế và biên chế phục vụ theo phân hạng của bệnh viện. 5.6.1.2. Tổ chức: khoa khám đa năng và điều trị ngoại trú ở tất cả các quy mô, cơ cấu, số lượng chỗ khám xem trong bảng 4. 5.6.1.3. Bố trí không gian. - Tiếp đón, phát số. - Khám bệnh, cấp cứu. - Thực hiện thủ thuật chuyên khoa. - Bố trí dây chuyền phòng khám một chiều, thuận tiện; có phòng khám truyền nhiễm riêng, lối đi riêng. Khu vực đón tiếp và chờ khám cần có diện tích thích hợp, diện tích phòng chờ được tính thêm hệ số 2- 2,5 dành cho người nhà bệnh nhân. Bảng 4. Số lượng chỗ khám tính theo quy mô giường bệnh Số chỗ khám bệnh Bệnh viện Quy mô 1 Quy mô 2 Quy mô 3 250-350 giường 400-500 giường Trên 550 giường Hạng III Hạng III Hạng II Hạng I 1. Nội 2 - 5 chỗ 6 - 8 chỗ 9 - 11 chỗ trên 12 chỗ 20 4 chỗ khám bố trí 01 phòng thủ thuật chữa bệnh 2. Ngoại 1 - 2 chỗ 4 - 6 chỗ 7 - 8 chỗ trên 9 chỗ 15 4 chỗ khám bố trí 01 phòng thủ thuật chữa bệnh 3. Sản 1 chỗ 2 - 3 chỗ 3 - 5 chỗ trên 6 chỗ 4. Phụ 1 chỗ 1 chỗ 2 chỗ trên 3 chỗ 12 Đặt tại khoa phụ, sản 5. Nhi 1 chỗ 4 - 6 chỗ 7 - 8 chỗ trên 9 chỗ 14 4 chỗ khám bố trí 01 phòng thủ thuật chữa bệnh 1 - 2 chỗ 2 – 3 chỗ 3 chỗ trên 4 chỗ 6 Kết hợp khám và chữa 7. Tai mũi họng 1 chỗ 2 – 3 chỗ 3 chỗ trên 4 chỗ 6 Kết hợp khám và chữa 8. Mắt 1 chỗ 2 – 3 chỗ 3 chỗ trên 4 chỗ 6 3 chỗ khám bố trí 01 phòng thủ thuật chữa bệnh 9. Truyền nhiễm 1 chỗ 2 chỗ 3 - 4 chỗ trên 5 chỗ 7 Chỗ khám, chữa cách ly 10. Y học cổ truyền 1 chỗ 2 – 3 chỗ 3 chỗ trên 4 chỗ 6 11. Các chuyên khoa khác 1 chỗ 2 chỗ 3 - 4 chỗ trên 5 chỗ 7 12 - 17 chỗ 29 - 41 chỗ 47 - 59 chỗ trên 65 chỗ 100 Chuyên khoa 6. Răng hàm mặt Tổng cộng quận,huyện 50-200 giường Tỷ lệ Ghi chú (%) Đặt tại khoa YHCT This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Đề thi mẫu TOEIC Đồ án tốt nghiệp Hóa học 11 Lý thuyết Dow Tài chính hành vi Trắc nghiệm Sinh 12 Bài tiểu luận mẫu Thực hành Excel Đơn xin việc Mẫu sơ yếu lý lịch Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Bệnh Viện 365