Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất - Việt Nam - Hoa Kỳ
Có thể bạn quan tâm
Thép xây dựng hiện nay đang được sử dụng và tiêu thụ với sản lượng lớn nhất trong các loại thép được sản xuất hiện nay, được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng… Và tiêu chuẩn thép xây dựng được đặt ra để đảm bảo chất lượng thép xây dựng nhập khẩu hay sản xuất trong nước.
Sắt thép là một vật liệu xây dựng cần thiết của cuộc sống, có mặt quanh ta, và quan trọng đối với mọi công trình. Thép xây dựng được sử dụng vô cùng rộng rãi trong các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà xưởng, thủy điện, hạ tầng giao thông… Việc sản xuất thép xây dựng luôn phải dựa trên các tiêu chuẩn thép xây dựng riêng biệt cho từng loại bởi nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình.
-
Phân loại thép xây dựng:
Trước khi bước vào phân loại thép xây dựng chúng ta cần hiểu được thép xây dựng là gì. Thép thực chất là hợp kim giữa sắt và cacbon trong đó thành phần carbon không vượt quá 2.14% và ngoài ra còn thêm một số những thành phần hợp kim khác như lưu huỳnh, phốt pho, mangan…với hàm lượng thấp.
Để dễ dàng phân biệt các loại thép xây dựng người ta phân loại thép xây dựng dựa vào các yếu tố khác nhau
Người ta thường phân loại thép xây dựng dựa vào thành phần hóa học, mục đích sử dụng hay chất lượng thép.
-
Theo thành phần hóa học:
– Thép cacbon: Là loại thép chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thép, được chia thành thép nhiều cacbon và thép ít cacbon. Thép ít cacbon có hàm lượng cacbon không vượt quá 0.25% có đặc tính là dẻo dai, dễ uốn tuy nhiên độ cứng và độ bền lại tương đối thấp. Còn thép chứa nhiều cacbon thì hàm lượng không vượt quá 2.14%, có độ bền tốt và khả năng chịu áp lực cao.
– Thép hợp kim: Có độ bền cao hơn so với thép cacbon, được chia thành thép hợp kim thấp, thép hợp kim trung bình, thép hợp kim cao.
-
Theo mục đích sử dụng:
– Thép kết cấu: Thường có khối lượng rất lớn và nặng nhất, dùng để sản xuất, chế tạo và sử dụng trong công nghiệp xây dựng, lắp ráp và chế tạo máy cơ khí…
– Thép dụng cụ: Độ cứng cao, khả năng chịu lực và chịu mài mòn tốt, dùng để sản xuất dụng cụ gia dụng, dụng cụ đo lường…
– Thép tính chất vật lý đặc biệt: Là tính chất từ và tính chất hệ số nở dài nhỏ
– Thép tính chất hóa học đặc biệt: Tính chất hóa học đặc biệt của thép sẽ xác định xem thép chịu nóng, thép không gỉ hay thép bền nóng…
-
Theo chất lượng thép:
– Chất lượng bình thường: Chứa 0.06% lưu huỳnh và 0.07% phốt pho
– Chất lượng tốt: Chứa 0.035% lưu huỳnh và 0.035% phốt pho
– Chất lượng cao: Chứa 0.025% lưu huỳnh và 0.025% phốt pho
-
Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam:
Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam hiện nay tuân theo 2 quy tắc phổ biến nhất là TCVN 1651 – 1985 và TCVN 1651 – 2008. Sau đây là tiêu chuẩn thép xây dựng đối với một số loại thép xây dựng phổ biến:
Thép cuộn:
- Thép cuộn dạng dây, cuộn tròn, bề mặt trơn nhẵn và có đường kính thông thường là ϕ 6mm, ϕ 8mm, ϕ 10mm.
- Được cung cấp ở dạng cuộn có trọng lượng trung bình từ 750kg/cuộn đến 2000kg/cuộn
- Yêu cầu kỹ thuật: Tính cơ lý của thép phải đảm bảo về các yêu cầu giới hạn chảy, giới hạn bền, độ giãn dài được xác định bằng phương pháp thử kéo và thử uốn ở trạng thái nguội. Tính cơ lý của từng loại thép và phương pháp thử được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn thép xây dựng.
- Mác thép thường được sử dụng: CT3, SWRM12…
Thép thanh vằn:
Tiêu chuẩn thép thanh vằn
- Thép thanh vằn hay còn gọi là thép vân, thép cốt bê tông, mặt ngoài có gân, đường kính từ 10mm đến 51mm ở dạng thanh có chiều dài 11,7mm/thanh và xuất xưởng ở dạng bó, khối lượng trung bình từ 1.500kg/bó đến 3.000kg/bó.
- Đường kính phổ biến của thép thanh vằn: ϕ10, ϕ12, ϕ14, ϕ16, ϕ18, ϕ20, ϕ22, ϕ25, ϕ28, ϕ32.
- Yêu cầu kỹ thuật: Tính cơ lý của thép phải đảm bảo về các yêu cầu giới hạn chảy, giới hạn bền, độ giãn dài, được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Tính cơ lý của từng loại thép và phương pháp thử được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn thép xây dựng.
- Mác thép thường được sử dụng: SD295, SD390, CII, CIII, Gr60, Grade460, SD490, CB300, CB400, CB500.
-
Bộ tiêu chuẩn thép xây dựng đang được áp dụng phổ biến hiện nay:
Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008
- Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASTM A615/A615M-08
- Tiêu chuẩn Anh Quốc: BS 4449:1997
Bảng tiêu chuẩn thép xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, Nhật bản và Hoa Kỳ
Trên đây là các tiêu chuẩn thép xây dựng đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Dựa vào những tiêu chuẩn này bạn có thể xác định được loại thép xây dựng đó có đảm bảo chất lượng hay không. Điều này là vô cùng quan trọng bởi trong xây dựng thì thép là vật liệu kết cấu chính. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ là những thông tin hữu ích với các bạn.
Ngoài ra để tham khảo thêm về các loại thép xây dựng trên thị trường hiện nay cũng như giá bán bạn có thể đến với Công Ty Thép Mạnh Phát – nhà phân phối chính thức sắt thép các loại.
+ Cập nhật báo giá sắt thép xây dựng mới nhất tại Mạnh Phát
+ 1kg sắt phi 6 dài bao nhiêu mét
+ Tìm hiểu về trọng lượng riêng của thép là bao nhiêu
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất
-
[Tổng Hợp] 8+ Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất 2022
-
Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất Hiện Nay Như Thế Nào?
-
Bảng Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất Trên Thị Trường
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 1651-2:2018 Thép Cốt Bê Tông - Phần 2
-
Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất Năm 2022
-
TCVN 1651-1: 2018 Tiêu Chuẩn Thép Việt Nam Mới Nhất - Steelonline
-
Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất Hiện Nay
-
Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất
-
Các Tiêu Chuẩn Về Sắt Thép Xây Dựng - Sài Gòn CMC Tháng Bảy/2022
-
Tiêu Chuẩn Thép Xây Dựng Mới Nhất Hiện Nay
-
Tiêu Chuẩn Thép Là Gì? Có Mấy Loại
-
Danh Mục Tiêu Chuẩn Xây Dựng Hiện Hành