Tiêu Chuẩn Thi Tuyển Phi Công Dân Sự | Kiến Thức Chuyên Ngành
Có thể bạn quan tâm
- Đào tạo phi công
- Huấn luyện PPL
- Huấn luyện CPL & IR/ME
- Huấn luyện lý thuyết ATP
- Huấn luyện MCC/ JET FAM
- Huấn luyện UPSET RECOVERY
- Huấn luyện PPL không chuyên
- Khóa đào tạo khác
- Anh văn Hàng không
- Bay trải nghiệm SIM
- Bay hướng nghiệp Tecnam P2008
- Gia hạn chứng chỉ IR
- Pre-Type Rating
- Hợp tác đào tạo
- E-Learning
Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Hàng không khẳng định, tiêu chuẩn sức khỏe với phi công dân dụng không khắt khe như phi công quân sự.
Bác sĩ Bạch Đăng Đồng, Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Hàng không là người tuyển chọn những phi công dân dụng phục vụ thương mại đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1993. Hơn 20 năm tuyển chọn và chăm sóc sức khỏe cho những người lái máy bay, ông Bạch Đăng Đồng chứng kiến nhiều thay đổi trong việc giám tuyển sức khỏe phi công ở Việt Nam.
Thay đổi tiêu chuẩn để đáp ứng yêu cầu thực tế
Bác sĩ Bạch Đăng Đồng bắt đầu giám định lứa phi công dân dụng đầu tiên của Việt Nam vào năm 1993. Thời điểm đó, tiêu chuẩn tuyển chọn phi công dân dụng phục vụ mục đích thương mại được lấy theo tiêu chuẩn phi công quân sự. Vì vậy, các quy chuẩn rất chặt chẽ và rất khó để các ứng viên qua được vòng kiểm tra sức khỏe.
“Khi gửi các học viên đã qua vòng sơ tuyển sang Australia học, các bác sĩ ở nước bạn còn ngạc nhiên vì sao Việt Nam mình tuyển chọn gắt gao như vậy. Tiêu chuẩn này dần được thay đổi vì những điều khoản chặt chẽ không cần thiết và gây hạn chế nguồn nhân lực”, bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhớ lại.
Tiêu chuẩn tuyển chọn phi công quân sự khắt khe hơn phi công dân dụng phục vụ mục đích thương mại.
Cuối những năm 1999, Trung tâm Y tế Hàng không bắt tay vào nghiên cứu tiêu chuẩn sức khoẻ của phi công dân dụng dựa trên so sánh với tài liệu của hàng không quốc tế, Hiệp hội các nhà chức trách hàng không châu Âu, Cục Hàng không Liên bang Mỹ. Tài liệu đều cho thấy tiêu chuẩn của Việt Nam cao hơn rất nhiều. Các chuyên gia dựa vào đó để điều chỉnh và phối hợp với Bộ Y Tế, Bộ Giao thông Vận tải để ra mắt và áp dụng Thông tư liên tịch số 18/2012 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không.
Theo thông tư số 18/2012, phi công phải đạt đủ các tiêu chuẩn về ngoại hình như: chiều cao từ 165cm trở lên với nam và 160cm với nữ, cân nặng, không dị tật… Ngoài ra, còn có các tiêu chuẩn sâu về hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, các bệnh lý không cho phép….
Bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định những tiêu chuẩn này đã bớt khắt khe hơn quy định giám tuyển phi công quân sự trước đó. “Hiện nay các hãng bay ra đời nhiều đáp ứng nhu cầu di chuyển, vận chuyển của nhịp sống hiện đại vì vậy cần rất nhiều phi công. Việt Nam không thể duy trì những tiêu chuẩn quá cứng nhắc mà không cần thiết, tự trói buộc mình. Cần có tiêu chuẩn đúng, được Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế chấp nhận và hệ thống quản lý tốt để có nguồn phi công đáp ứng nhu cầu của các hãng bay”, bác sĩ cho biết.
Ông Bạch Đăng Đồng cũng nêu quan điểm thay đổi không có nghĩa là nới lỏng, dễ dãi mà bắt kịp xu thế thế giới và tạo điều kiện để Việt Nam có nguồn phi công dồi dào, thậm chí xuất khẩu phi công cho Lào, Camphuchia…
Để trở thành phi công dân dụng cần trải qua các vòng tuyển chọn sức khỏe nghiêm ngặt.
Phi công dân dụng không cần theo tiêu chuẩn quân sự
Lý giải nguyên nhân phi công dân dụng không cần “trói buộc” tiêu chuẩn sức khỏe theo tiêu chuẩn quân sự, bác sĩ Bạch Đăng Đồng chỉ ra nguyên nhân chính do yêu cầu làm việc khác nhau.
“Cùng làm việc trên không nhưng nhiệm vụ của phi công quân sự là chiến đấu, phi công dân dụng là chuyên chở, vận chuyển. Phi công quân sự phải thực hiện động tác liên tục, đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Có khi đưa máy bay lên cao tới 90km rồi đột ngột xuống thấp, bắn đạn… Trong khi đó, phi công dân dụng chủ yếu đòi hỏi quan sát thiết bị, liên lạc không đối không, không đối đất”, bác sĩ chia sẻ.
Vì nhiệm vụ công việc khác nhau, phi công dân dụng không cần đáp ứng các yêu cầu sức khỏe giống phi công quân sự.
Trong quá trình giám tuyển sức khỏe, phi công quân sự phải khám qua 3 giai đoạn (khám sơ bộ, khám chi tiết, xét nghiệm cận lâm sàng.và khám lần cuối trước khi nhận chứng chỉ bay), phi công dân dụng cũng khám qua 3 giai đoạn như vậy nhưng đơn giản hoá thủ tục để giảm bớt những công đoạn không cần thiết, tránh vất vả cho thí sinh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Qua quá trình giám tuyển thí sinh, bác sĩ Bạch Đăng Đồng đã gặp nhiều thí sinh rất tự tin vì mình cao to, khỏe mạnh, rèn luyện thể thao thường xuyên nhưng vẫn bị loại vì ngồi trên ghế xoay để khám tiền đình được 30 giây là không chịu nổi. Tuy nhiên, có những thí sinh nhìn hơi thấp bé, chỉ đủ tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng tự ti và lo lắng sẽ không đỗ nhưng lại vượt qua vòng khám sức khỏe dễ dàng. Không ít thí sinh đùa vui phòng khám sức khỏe là “điểm chết của những giấc mơ bay”.
Sau khi đã trở thành phi công dân dụng, việc khám sức khỏe vẫn được tiến hành thường xuyên để đảm bảo an toàn bay. Với phi công dưới 40 tuổi, việc khám sức khỏe diễn ra định kỳ một lần mỗi năm. Phi công trên 40 tuổi cần đi khám sức khỏe nửa năm một lần. Những phi công đạt điều kiện sẽ được cấp chứng chỉ kèm chứng chỉ bay. Phi công không đủ tiêu chuẩn sức khỏe sẽ tạm nghỉ để điều trị phục hồi cho đến khi đảm bảo yêu cầu.
“Sức khỏe là yêu cầu quan trọng với phi công vì vậy những ai đam mê nghề, muốn theo học, đang học hay đang làm việc đều cần giữ sức khỏe thể chất và tinh thần tốt”, bác sĩ Bạch Đăng Đồng nhận định.
Bài kiểm tra tiền đình khi khám sức khỏe cho học viên thi tuyển Phi công.
Nguồn: vnexpress.net
Tin tức khác Việt Nam trước cơ hội bứt phá vào chuỗi cung ứng hàng khôngViệt Nam đang nắm bắt cơ hội vàng gia nhập chuỗi cung ứng hàng không toàn cầu, tận dụng lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào và chi phí cạnh tranh để bứt phá mạnh mẽ.
Xem thêm > Phi công huyền thoại của Việt Nam kể chuyện lần đầu học lái máy bayTheo Trung tướng Nguyễn Đức Soát, học lái máy bay đòi hỏi am hiểu rộng không chỉ về các thiết bị, cấu tạo máy bay, phi công còn phải biết về khí tượng thủy văn.
Xem thêm > Aviation News 13/12: Lượng nhiên liệu hàng không bền vững ‘tăng quá thấp với kỳ vọng’Lượng nhiên liệu hàng không bền vững ‘tăng quá thấp với kỳ vọng’, Philippine Airlines tăng tải cho mùa cao điểm… là những tin chính trong bản tin hôm nay.
Xem thêm > Lộ diện nhà đầu tư Dự án bảo dưỡng máy bay số 1 sân bay Long ThànhNhà đầu tư trúng thầu Dự án đầu tư và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng máy bay số 1 là Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay
Xem thêm > TRỞ THÀNH PHI CÔNG Thi tuyển đầu vào Huấn luyện bay PPL Huấn luyện CPL & IR/ME Huấn luyện lý thuyết ATP Huấn luyện MCC / JET FAM Huấn luyện JET FAM Huấn luyện tại Airlines Đăng ký ngay Liên hệ tư vấn +84 905 325 860 +84 909 345 860 vft@bayviet.com.vn THÔNG TIN KHÁC Lịch Tuyển sinh Tải Brochure Đào tạo phi công Tin tức – Sự kiện Về chúng tôi Lịch tuyển sinh và hướng nghiệp E-learning Đào tạo khác Liên hệ+84 905 325 860 / +84 909 345 860
vft@bayviet.com.vn
Trụ sở chính 117 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
Cơ sở huấn luyện bay Sân bay Rạch Giá - 418 Cách Mạng Tháng Tám, P.Vĩnh Lợi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Tin tức – Sự kiện Về chúng tôi Lịch tuyển sinh và hướng nghiệp E-learning Đào tạo khác Liên hệ Copyright © 2024 Viet Flight TrainingDesigned by Rocket Digital Chính sách bảo mật | Điều khoản sử dụngTừ khóa » Tiêu Chuẩn Khám Tuyển Phi Công Quân Sự
-
Thông Báo: Khám Tuyển Phi Công Quân Sự Năm Học 2022-2023
-
Thông Báo Khám Tuyển Phi Công Quân Sự Năm Học 2022-2023
-
Quy Trình Khám Tuyển Phi Công Quân Sự| VTV4 - YouTube
-
Quy Trình 'đãi Cát' Tuyển Phi Công Quân Sự - VnExpress
-
Phi Công Quân Sự được Khám Tuyển Như Thế Nào - VnExpress
-
VTV4 - Cận Cảnh Quy Trình Khám Tuyển Phi Công Quân Sự (phần 1/2)
-
Tiêu Chuẩn Phi Công - Thể Lực, Chức Năng Sinh Lý, Bệnh, Tật | Bay Việt
-
Thông Báo Khám Tuyển Phi Công Quân Sự Năm Học 2021-2022
-
BỘ TƯ LỆNH THỦ ĐÔ HÀ NỘI BAN CHQS QUẬN HÀ ĐÔNG
-
Tiêu Chuẩn Khám Sức Khỏe Quân đội Dành Cho Các Sĩ Tử
-
Khám Tuyển Tạo Nguồn Tuyển Sinh đào Tạo Phi Công Quân Sự Năm ...
-
Khám Tuyển Phi Công Quân Sự - Trang Chủ - Báo Bắc Ninh
-
Những Lầm Tưởng Về Yêu Cầu Sức Khỏe Phi Công Dân Dụng