[ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ ] – MỐI HÀN THEO JIS – ~ THIS IS … ~
Có thể bạn quan tâm
Trong khi thiết kế đã rất nhiều lẫn các bạn phải thiết kế các chi tiết phải hàn lại với nhau. Và các bạn sẽ băn khoăn thật sự nếu như không biết các kí hiệu trong các chi tiết hàn Gần đây hay phải làm việc với các chi tiết phải hàn trong khi chả có tí kinh nghiệm nào về hàn hay bản vẽ về hàn cả. Trong các sách giáo khoa thì viết rất chung chung và dàn trải. Bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn tiêu chuẩn về hình dạng, kích thước và kí hiệu mối hàn trong bản vẽ cơ khí theo tiêu chuẩn JIS.
Đầu tiên là việc giải thích lại kí hiệu :
nhìn vào chỗ này cũng hoa mắt ngất luôn hết muốn đọc. nhưng khi muốn tra cứu trên bản vẽ thì cái này có vẻ thuận tiện.
1-Kiểu hàn T
Gọi là kiểu hàn T cho dễ nhớ vì nó được dùng khi hàn các chi tiết có dạng chữ T như hàn thêm gân tăng cứng chẳng hạn.
Kí hiệu ở khung xanh dương :
– Kí hiệu hình là cờ là hàn tại hiện trường thi công hoặc lúc lắp ráp
– Kí hiệu khoanh tròn là hàn vòng quanh.
– Nếu có cả cờ, cả vòng tròn thì là hàn xung quanh tại hiện trường.
Tiếp theo là chữ được giải thích ở khung xanh lá cây:
– C (chipping) là sau khi hàn xong phần xỉ hàn phải được xử lí như dùng chổi thép để đánh.
– G (Grinder)là dùng máy mài cầm tay để mài bề mặt hàn cho đẹp giảm lồi lõm…
– M là dùng máy móc (ở đây là máy lớn chứ không như cái máy mài cầm tay G kia) để gia công chỗ hàn để nó thành mặt phẳng hoặc đạt nhám yêu cầu.
– F (Free) là không chỉ định gì.
Thường thì với nghề chế tạo máy tự động chứ không phải thì công công trình lớn gì nên cái này khá ít gặp. chỉ có hàn xung quanh khi gặp chi tiết tròn thôi.
Tiếp theo là hình mối hàn và kích thước mối hàn liên tục:
Trong hình dưới nếu hàn cả 2 phía thì kí hiệu như hình trái, 6 là độ rộng chân hàn. nếu hàn 1 phía thì như hình bên phải.tam giác hướng xuống là hàn phía chỉ thị, nếu tam giác ở trên là hàn phái đối diện. nếu chỉ thị độ dài đoạn hàn thì thêm số sau tam giác.
Hàn không liên tục.
Không phải lúc nào cũng cần hàn liên tục mà có khi hàn ngắt đoạn. Như hình dưới sẽ thấy có 2 kiểu là hàn đối xứng 2 phía hình trên, và hàn so le hình dưới.
Nếu hàn đối xứng thì 2 tam giác trên và dưới trùng vị trí, nếu hàn so le thì 2 tam giác sẽ lệch vị trí của nhau. Số 50 là chỉ độ dài đoạn hàn, (3) là số mối hàn tham khảo, 200 là cách nhau giữa 2 mối hàn.
Giờ đến chuyện khó hơn 1 tí: số 6 đấy dựa vào đâu quyết định? Lúc thì 2, lúc tận 8, rồi có khi hình khác nọ kia…
Trong tiếng nhật phần kim loại nóng chảy có kích thước 6 kia gọi là すみ肉.
Tùy vào độ dày tấm mà độ rộng của suminiku này sẽ khác nhau. Bài này cũng chỉ nói về hàn thép tấm như hình trên thôi.
Theo như một số “truyền thuyết” thì độ rộng mối hàn khi hàn tấm kiểu này là khoảng 70% độ dày tấm dày hơn. Hoặc có thể xem hình bên dưới để tham khảo(chưa tìm thấy chuẩn).
trong đó t là độ dày tấm. f là độ rộng mối hàn. hàn gián đoạn thì có thêm độ dài w, và cách nhau lượng p
2-Kiểu hàn L
Gọi là kiểu hàn L cho dễ nhớ vì nó được dùng khi hàn các chi tiết có dạng chữ L, chính xác trong tiếng nhật thì kiểu hàn này gọi là hàn dáng Rê, hay dáng V. và là 1 trong các kiểu hàn Kaisaki (mở trước) nghĩa là phải có gia công trước khi hàn. bao gồm dáng I, dáng V, Dáng Rê, dáng K, dáng J, dáng X, dáng U, dáng J hai phía, dáng H(hoặc U hai phía)
Tìm mãi k ra cái bản vẽ nào trên mạng nên tự vẽ tay cho nhanh.
Như trong hình bên dưới. cái hàn 6 phía dưới là hàn kiểu T ở trên, còn cái 6 có thêm 90 độ là dạng hàn đang nói tới. ở đây 6 là độ sâu mối hàn, 0 là khoảng cách giữa tấm đứng và tấm nằm, 90 độ là rãnh V được tạo ra trước khi hàn có góc 90 độ, hình cong bên dưới là cho phép lõm nếu muốn có thêm công việc mài tay sau khi hàn thì thêm chữ G ở dưới nữa.
Lưu ý: hiện tại bài này mới ở mức độ kiến thức căn bản. với những chi tiết đơn giản, không đòi hỏi cường độ làm việc cao hay gì phức tạp. mang tính chất ứng dụng thực tế với dạng chi tiết này nhiêu hơn.
Còn nếu để bàn sâu về hàn, với những thứ đòi hỏi tính toán bền này kia thì không thể áp dụng được bài viết này.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Thiết Kế Mối Hàn
-
TIÊU CHUẨN MỐI HÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ MỐI HÀN - PHẦN 1
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 6008:2010 Về Thiết Bị áp Lực - Mối Hàn
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 5401:1991 Về Mối Hàn - Luật Minh Khuê
-
Tiêu Chuẩn Nghiệm Thu Mối Hàn - UNI GROUP
-
[PDF] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9392:2012
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 6170-11:2020 Giàn Cố định Trên Biển
-
Phương Pháp Hàn Kết Cấu Thép Và Tiêu Chuẩn Mối Hàn | Vietmysteel
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 11244-12:2018 Quy Trình Hàn Vật Liệu ...
-
Chiều Cao đường Hàn Kết Cấu Thép? - Kiến Trúc Phương Anh
-
[PDF] TCVN Về đường ống áp Lực Bằng Thép
-
Tiêu Chuẩn Kiểm Tra Chất Lượng Mối Hàn Trong Thi Công đường ống ...
-
[PDF] QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẾ TẠO, KIỂM TRA ...
-
[PDF] TCVN 5575 : 2012 KẾT CẤU THÉP – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ