Tiêu Chuẩn Thiết Kế ống Thoát Nước Mưa Trên Mái - Xử Lý Chất Thải

Ống thoát nước mưa là hạng mục cực kỳ quan trọng khi xây dựng bất cứ công trình nào. Thiết kế đường ống thoát nước hợp lý không những đem lại hiệu quả sử dụng mà còn giúp tăng thêm bộ bền, thẩm mỹ cũng như tiết kiệm chi phí xây dựng. Do đó, lựa chọn chủng loại ống, đường kính ống thoát nước cũng như các yếu tố liên quan trong quá trình thiết kế, xây dựng là việc làm cần thiết để đem lại một công trình như ý muốn cả về thẩm mỹ lẫn kỹ thuật.

Thoát nước mưa trên mái

Hệ thống thoát nước mưa trên mái có vai trò rất quan trọng

Thực tế đã chứng minh được là tính toán hệ thống thoát nước mưa hợp lý sẽ đảm bảo mang tính thẩm mỹ cao cho công trình. Nếu hệ thống thoát nước mưa không đảm bảo thì lượng nước sẽ ảnh hưởng tùy theo mức độ đến kết cấu, thẩm mỹ, độ bền cũng như tăng giá thành đầu tư công trình.

Mục đích của thiết kế đường ống thoát nước mưa gia đình? Tại sao việc tính toán  kích thước ống thoát nước mưa lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong thi công?

  • Như tên của đường ống thoát nước mưa đã chứng tỏ vai trò của hạng mục nầy trong quá trình xây dựng.
  • Hệ thống ống thoát nước mưa là hệ thống đường ống, sê nô, mái thu nước, hệ thống hố ga…đảm bảo thu toàn bộ lượng nước mưa phát sinh và thoát nước đảm bảo kỹ thuật về lưu lượng.
  • Yêu cầu cần thiết của hệ thống thoát nước mưa là phải vận chuyển đủ khối lượng, lưu lượng nước thoát do mưa trong thời điểm lưu lượng mưa tăng đột biến.

Nguyên tắc thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái

  • Đường ống thoát nước mưa được bố trí sao cho ngắn nhất;
  • Độ dốc đảm bảo thoát nước mưa nhanh chóng nhất;
  • Đường kính ống thoát nước mưa phải đảm bảo duy trì tình trạng thoát nước trong thời điểm mưa to nhất.

Vì sao phải lắp đặt hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà.

Đây là câu trả lời không dễ cũng không khó. Để trả lời câu hỏi nầy phải yêu cầu phải hiểu cũng như nắm rõ nguyên tắc thoát nước mưa. Hệ thống thoát nước trên mái nhà là một phần trong hệ thống mái bao gồm: xà gồ, tôn, hệ thống thoát nước… Do có vai trò quan trọng như vậy nên khách hàng cần phải chú ý đến lắp đặt hệ thống thoát nước mái dốc cũng như mái bằng.

độ dốc thoát nước mưa

Đảm bảo độ đốc thoát nước mưa từ 2 – 5%

  • Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà đảm bảo thoát toàn bộ nước do mưa và gom về hệ thống thoát.
  • Đảm bảo không cho nước phát sinh gây nên hiện tượng thấm, chảy tràn ảnh hưởng đến kết cấu và thẩm mỹ của ngôi nhà.

Vai trò của hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà?

  • Đảm bảo cho toàn bộ lượng nước mưa phát sinh không tồn đọng trên mái, không thấm ngược vào nhà cũng như không gây nên hiện tượng trào ngược.
  • Thoát nước mưa tốt sẽ không gây nên hiện tượng ẩm mốc cũng như ảnh hưởng kết cấu và thẩm mỹ của công trình.
  • Nếu hệ thống thoát nước mưa không tốt cũng như không duy trì được khả năng thoát thì dễ dàng phát sinh nên vi sinh vật gây hại, ruồi, muỗi cũng như các loại vi khuẩn, nấm mốc…
  • Thiết kế hệ thống thoát nước mưa hợp lý góp phần làm tăng khả năng tận dụng các không gian lân cận như: phòng giải trí, phòng ngủ, phòng làm việc..

Xem thêm: Đơn giá hút hầm cầu Đà Nẵng năm 2020 như thế nào?

Cấu tạo hệ thống ống thoát nước mưa?

Tuy là hạng mục nhỏ như hệ thống thoát nước mưa trên mái cũng có cấu tạo thành nhiều hợp phần khác nhau như: máng hứng nước mưa, phễu thu, ống dẫn…

Tuy tất cả hệ thống thoát nước mưa đều có cấu tạo đơn giản như vậy nhưng khi thiết kế và thi công cần phải hoán đổi, thay thế cho phù hợp giữa thoát nước mưa mái dốc và thoát nước mưa mái bằng nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình thi công.

Tiêu chuẩn Thoát nước mưa trên mái? Đường kính ống thoát nước mưa?

  • Đường kính ống thoát nước mưa là chủ đề được rất nhiều người quan tâm cho dù là công trình lớn hay nhỏ. Xulychatthai.com.vn trong bài viết nầy sẽ đề cập đến cấu tạo, cách tính cũng như thi công hệ thống ống thoát nước mưa trên mái nhà.
  • Để tính toán hệ thống thoát nước mưa được hiệu quả thì nhất định cần phải tính toán được lượng mưa để từ đó đề ra những biện pháp thiết kế cũng như thi công đường ống thoát nước mưa hợp lý nhất.

Công thức tính lưu lượng thoát nước mưa trên mái? Xác định đường kính ống thoát nước mưa?

Xác định lưu lượng thoát nước mưa trên mái theo công thức sau:

 Q = K.S.q5/10000 (l/s)

Trongđó: S=Smái +0.3 Stường Với

    • Smái: diện tích của mái, được xác định bằng hình chiếu của mái;
    • Stường: Diện tích tường đứng trên mái hoặc tiếp xúc với mái(m2)
    • S: diện tích thu nước (m2)
    • K: hệ số lấy bằng 2
    • Q5: Cường độ l/s.ha tính cho địa phương có thời gian mưa 5 phút và chu kỳ vượt quá cường độ tính toán bằng 1 năm (p=1) tra trong phụ lục TCVN 4474 : 1987.
STT Trạm q5 (1/s.ha) Ghi chú
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

47

Bắc Cạn

Bắc Giang

Bảo Lộc

Buôn Mê Thuột

Bắc Quang

Cà Mau

Cửa Tùng

Đô Lương

Đà Lạt

Đà Nẵng

Hoà Bình

Hải Dương

Hà Giang

Hồng Gai

Hà Nam

Huế

Hưng Yên

Hà Nội

Lào Cai

Lai Châu

Móng Cái

Ninh Bình

Nam Định

Nha Trang

Phù Liễn

Plâycu

Phan Thiết

Quy Nhơn

Quảng Ngãi

Quảng Trị

Thành phố Hồ Chí Minh

Sơn La

Sóc Trăng

Sơn Tây

Sapa

Thái Bình

Tam Đảo

Tây Hiếu

Tuy Hoà

Thanh Hoá

Thái Nguyên

Tuyên Quang

Vinh

Văn Lí

Việt Trì

Vĩnh Yên

Yên Bái

421,9

433,3

506,26

387,7

611,14

507,4

384,28

450,30

416,2

370,6

384,6

450,4

390

478,9

433,3

370,6

450,4

484,6

450,4

391,2

524,5

507,4

433,3

281,68

461,8

392,26

326,14

342,1

416,2

421,9

496,0

370,6

450,4

484,6

262,3

484,6

547,3

404,8

356,92

427,6

564,4

440,14

450,40

452,68

509,68

472,06

478,9

Hà Tuyên

Liên Khương

Láng

Hà Nam Ninh

Chú thích: 

Đối với các địa điểm xây dựng, không có trong danh mục trên có thể lấy trị số cường độ mưa của các địa phương lân cận để tính toán.

Trị số Q5 ở một số địa phương

  • Tính toán số lượng ống đứng thu nước mưa cần thiết xác định theo công thức:

 nôđ  ≥ Q/qôđ Trong đó:

    • Q: Lưu lượng tính toán nước mưa trên mái (l/s)
    • qôđ: Lưu lượng tính toán của 1 ống đứng thu nước mưa lấy theo bảng 9 TCVN 4474 : 1987
Đường kính phễu thu hoặc ống đứng (mm) 80 100 150 200
Lưu lượng tính toán cho một phễu thu nước mưa 1/s

Lưu lượng tính toán nước mưa tính cho 1 ống đứng thu nước mưa 1/s

5

10

12

20

35

50

80
  • Tính toán chọn đường kính ống thoát nước ngang (nối chân các ống đứng) với độ đầy ≤ 0.8

Để làm rõ vấn đề trên cũng như đưa ra được ví đụ cụ thể thì xulychatthai.com.vn đưa ra một ví dụ thực tế như sau:

Ví dụ: Tính toán thoát nước mưa trên mái sân thượng và mái:

Đối tượng tính toán: sân thượng tòa nhà có diện tích 2780 m2, diện tích khác là 200m2. Địa điểm tính toán là Hà Nội. Hãy các định số ống và kích thước ống thoát cho tòa nhà trên: Lưu lượng nước mưa trên mái:

Qm= (K x F x q5)/10000 = (2 x (2780+200) x 484.6)/10000 = 289 l/s .

Q5 tại Hà Nội được tra là 484,6 lít/s.ha –> Lưu lượng thoát nước của mỗi cầu chắn rác trên mái (33 ống, 33 cầu chắn rác) => 289/33 ~ 9 l/s. –> Cầu chắn rác DN100 có khả năng thoát tối đa 12 l/s (theo bảng 9 TCVN 4474-1987).–> Chọn cầu chắn rác DN100.

– Ngoài ra còn có tổng diện tích thu nước sân vườn khác là 500 m² => Qsv = 48,46 ~ 50 l/s.– Lưu lượng thoát nước của mỗi ống DN100: 50/16~4 l/s.–> Ống DN100 có khả năng thoát tối đa 10 l/s (theo TCVN 4474-1987).–> Chọn ống thoát DN100.

.>>> Có thể bạn quan tâm: Thiết kế đường ống nước nhà vê sinh, nhà tắm đúng chuẩn

Kinh nghiệm thiết kế hệ thống thoát nước mưa giành cho nhà ở dân dụng

Theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của đơn vị Trung tâm kinh doanh và tư vấn Môi trường chúng tôi thì sẽ cung cấp cho khách hàng một vài quy tắc chung để lựa chọn ống thoát nước mưa sao cho hợp lý mà không nhất thiết phải tính toán cụ thể theo công thức trên. Đối với nhà ở thông thường với diện tích sàn 100m2 thì sẽ bố trí 4 ống Ø60 còn đối với công trình lớn thì bố trí ống Ø90 với số lượng tùy vào thực tế.

kinh nghiệm thiết kế hệ thống thoát nước mưa

Tính toán, thiết kế hệ thống thoát nước mưa cho nhà mái bằng

Đối với nhà mái bằng, cần phải thoát nước mưa tốt để hạn chế nước thấm vào bê tông đảm bảo độ bền kết cấu cũng như tính thấm mỹ của công trình. Việc quan trọng nhất trong thiết kế hệ thống ống thoát nước mưa chính là tính toán, xác định được độ dốc tối ưu để thoát nước tốt và triệt để nhất.

Độ dốc tối ưu để thoát nước cho nhà mái bằng:

Để đảm bảo khả năng thoát nước được tốt nhất thì độ dốc yêu cầu từ 2% đến 5%. Đối với nhà mái bằng thông thường độ dốc thoát nước được xác định bằng 2 cách như sau:

  • Đối với kết cấu chịu lực nghiêng tức là nhà mái bằng nhưng đã tạo độ dốc sẵn hoặc kết cấu chịu lực phằng thì cần phải gia cố lớn điều chỉnh độ dốc  nhằm đảm bảo độ dốc như yêu cầu. Nếu độ dốc chưa đảm bảo thì cần thiết phải đúc và lắp các tấm panel sao cho độ dốc yêu cầu phải đạt từ 2% đến 5%.
  • Đối với kết cấu chịu lực nằm ngang thì thêm vào lớp điều chỉnh độ dốc phía trên nhằm tạo nên độ đốc như yêu cầu từ 2 – 5%

Cách bố trí hệ thống thoát nước mưa nhà mái bằng

Bộ phận quan trọng nhất trong hợp phần nầy chính là sê nô mái, được thiết kế dưới viền mái sao cho nước mưa chảy trực tiếp xuống sê nô và từ sê nô chảy vào phễu thu. Trong trường hợp nầy yêu cầu độ dốc từ 1 -2 %. Sau đó chảy xuống đất hoặc thoát ra đường cống chung.

Trong thiết kế các công trình dân dụng và công nghiệp thì đường ống thoát nước mưa có thể được bố trí trong hoặc ngoài sao cho thuận lợi và tiết kiệm diện tích nhất. Đối với công trình thấp cũng như lượng mưa nhỏ thì có thể chảy tự do mà không cần máng còn đối với công trình cao thì phải có đường máng dẫn trực tiếp xuống đất hoặc cống công cộng.

Đối với một số công trình dân dụng hiện nay thì nhằm tăng tính thẩm mỹ thì người ta sử dụng phương pháp thoát nước mưa bên trong tức là mước mưa đi âm tường và âm sàn rồi xuống cống chung. Hệ thống nầy tuy có tính thẩm mỹ cao nhưng dễ xảy ra sự cố cũng như khó giải quyết khi các sự cố xảy ra.

Cấu tạo các hợp phần thoát nước mưa mái bằng: Sê nô và phễu thu

Sê nô là gì?

Sê nô là một hợp phần của hệ thống thoát nước mưa trong nhà hay nói cách khác sê nô là máng hứng nước mưa mái nhà hay máng hứng nước

Kích thước sê nô phụ thuộc rất nhiều vào khẩu độ cũng như lưu lượng thoát nước mưa trên mái.

Phân loại sê nô:

Sê nô được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế. Nhất là các loại sê nô lắp ghép. Trong sê nô lắp ghép chúng tôi chia ra 2 loại đó là:

  • Sê nô đúc liền khối với panel thành một cấu kiện lớn;
  • Sê nô được đúc thành cấu kiện độc lập.

Lưu ý: Sê nô là nơi chứa nước mưa tạm thời nên rất dễ bị thấm, dột do đó khi xây dựng cần phải chống thấm kỹ càng.

Yêu cầu thoát nước mưa của sê nô được tốt thì độ dốc yêu  cầu thường từ 2%

Đới với sê nô mái bằng thì sê nô được cấu tạo từ tấm bê tông kiểu panel hoặc bê tông cốt thép. Lưu ý khi thieetrs kế sê nô cần phải có chiều sâu tối thiểu 20 cm, chiều rộng tối thiểu 20 cm. Được xây tô bằng vữa mác 75, chống thấm bằng chất chống thâm chuyên nghiệp hoặc xi măng nguyên chất.

sê nô là gì
Chi tiết Sê nô có vai trò quan trọng trong hệ thống thoát nước

Đối với bố trí thoát nước mưa trong sê nô thì thường bố trí 10m sẽ lắp 1 ống 60mm nhằm thu được toàn bộ lượng nước mưa thoát.

Phễu thu và lưới chắn rác

Phễu thu là bộ phận đầu tiên thu nước mưa, yêu cầu đặt phễu thu phải ở vị trí cuối của mái dốc cũng như thuận lợi để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ công trình.

Công ty Xử lý chất thải Đà Năng chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thông tắc ống nước, ống thoát nước mưa, ống thoát nước thải. Khi khách hàng có bất cứ nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0935.22.17.22 để được báo giá chi tiết nhất.

Từ khóa » độ Dốc Máng Xối