Tiêu Chuẩn Thiết Kế Phòng đặt Máy Phát điện

Máy phát điện công nghiệp hay dân dụng loại có vỏ chống ồn (vỏ giảm âm) đều được thiết kế cấp bảo vệ là IP66, IP67. Tức là chịu được nước và bụi hay nói cách khác là để được ngoài trời mà không cần che đậy.

Với các dự án có mặt bằng rộng việc để máy phát điện ngoài trời thuận tiện cho việc đấu nối, vận hành và sửa chữa bảo dưỡng. Nhưng có những dự án việc để máy phát điện diesel ngoài trời gây nhiều bất lợi về diện tích để máy, độ ồn khi sử dụng ảnh hưởng đến khu dân cư, mất mỹ quan cho công trình và khu vực…

Do đó:

– Việc xây dựng nhà chứa máy phát điện hay phòng đặt máy phát điện là cần thiết. Vị trí phòng máy có thể đặt ở tầng hầm, tầng kỹ thuật của các tòa nhà cao ốc, chung cư hoặc phòng máy có thể xây dựng ở vị trí bên ngoài tòa nhà, phân xưởng để đảm bảo mỹ quan và độ ồn khi thiết bị hoạt động.

Việc xây dựng phòng đặt máy phát điện diesel cần tính toán kỹ lưỡng để kết hợp hài hòa với kết cấu tòa nhà, nhà máy, thuận tiện cho việc đi dây hay kết nối với các hệ thống khác, việc di chuyển máy vào phòng, bảo dưỡng sửa chữa thuận tiện, mỹ quan chung cho cả khu vực, những yếu tố này cần có sự tư vấn của kỹ sư thiết kế để đảm bảo việc hài hòa tổng thể của dự án.

Về cơ bản việc xây dựng một phòng đặt máy phát điện diesel cần biết trước: Công suất máy phát điện, kích thước của tổ máy, phương án vận chuyển máy vào phòng.

Sau đây là một phòng máy tiêu chuẩn:

Chiều rộng phòng máy = chiều rộng máy + chiều rộng 2 bên máy với tường (tối thiểu mỗi bên là 80 cm). Nếu phòng có đặt bồn dầu dự phòng hoặc các tủ khác thì phải tính thêm chiều rộng (dài) bồn dầu dự phòng + tủ hoặc thiết bị khác.Ảnh từ Máy Phát Điện Miền Bắc

Chiều dài phòng máy = chiều dài máy + chiều dài chụp thoát gió + khoảng cách tối thiểu 100 cm. Nếu phòng có đặt bồn dầu dự phòng hoặc các tủ khác thì phải tính thêm chiều dài bồn dầu dự phòng + tủ hoặc thiết bị khác.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Cách âm Phòng Máy Phát điện