Tiêu Chuẩn Thiết Kế Thang Thoát Hiểm Nhà Cao Tầng - Quy định Mới ...
Có thể bạn quan tâm
Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm để đảm bảo an toàn cho những người dân sinh sống và làm việc trong tòa nhà khi có hỏa hoạn hoặc nguy hiểm xảy ra là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong thiết kế các công trình cao tầng. Hiểu được tầm quan trọng của chủ đề này, Nội thất My House xin được gửi tới các bạn những thông tin đúng nhất về tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm được Nhà nước và bộ luật xây dựng quy định trong bài viết dưới đây.
- Định nghĩa thang thoát hiểm là gì?
- Thang thoát hiểm có vai trò như thế nào?
- Các loại thang thoát hiểm
- a) Các loại cầu thang bộ:
- b) Các loại buồng thang bộ thông thường:
- c) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:
- Cầu thang thoát hiểm được thiết kế theo những tiêu chuẩn nào?
- Tiêu chuẩn lối thoát nạn cho nhà cao tầng
- Điều kiện để đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho nhà cao tầng
- Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như thế nào?
- Khoảng cách xa nhất mà tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định
- Quy định về chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang, vế thang
- Chiều cao cửa đi và lối đi đạt tiêu chuẩn
- Cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai
- Quy định số lượng bậc thang đạt chuẩn
- Quy trình thiết kế – thi công thang thoát hiểm
Định nghĩa thang thoát hiểm là gì?
Thực tế, cầu thang thoát hiểm là bộ phận không thể thiếu bên cạnh cầu thang máy đối với những công trình nhà cao tầng như khách sạn, nhà hàng, các tòa nhà văn phòng, thiết kế chung cư,.. Nó có vai trò là lối đi khẩn cấp quạ trọng cho con người khi các tòa nhà này xảy ra các sự cố nguy hiểm liên quan tới cháy nổ.
Thang thoát hiểm có vai trò như thế nào?
Loại thang thoát hiểm này có vai trò là lối đi khẩn cấp quạ trọng cho con người khi các tòa nhà này xảy ra các sự cố nguy hiểm liên quan tới cháy nổ.
Đặc biệt không chỉ có vai trò bảo đảm an toàn tính mạng cho con người những lúc xảy ra hỏa hoạn, động đất,… Các loại thang thoát hiểm với hình thức thiết kế đa dạng, đẹp mắt còn góp phần tạo tính thẩm mỹ ấn tượng, tăng độ an toàn cho công trình.
Thông thường trong thiết kế, cầu thang thoát hiểm luôn được bố trí gần thang máy, trong những trường hợp khi thang máy có trục trặc hay mất điện thì cầu thang bộ là phương tiện di chuyển duy nhất và thiết yếu. Chính vì vậy trong các công trình nhà cao tầng hiện nay thì không thể thiếu cầu thang bộ thoát hiểm.
Các loại thang thoát hiểm
Theo mục 2.5 Cầu thang và buồng thang bộ QCVN 06:2010/BXD thì cầu thang và buồng thang bộ dùng để thoát nạn được phân thành các loại như sau:
a) Các loại cầu thang bộ:
+ Loại 1 – cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang; + Loại 2 – cầu thang bên trong nhà, để hở; + Loại 3 – cầu thang bên ngoài nhà, để hở; (Để hở tức là không được đặt trong buồng thang).
b) Các loại buồng thang bộ thông thường:
+ L1 – có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng (để hở hoặc lắp kính); + L2 – được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái (để hở hoặc lắp kính);
1 – Cầu thang bộ loại 1 (cầu thang kín, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang và cửa ra vào có khả năng chịu lửa (ngăn cháy). Tường phía ngoài có thể có lỗ mở.
2- Cầu thang bộ loại 2 (cầu thang bộ hở, trong nhà): Cầu thang bên trong nhà, không được bao bọc kín bởi kết cấu buồng thang, không gian cầu thang thông với các không gian khác của nhà.
3- Cầu thang bộ loại 3 (cầu thang bộ hở, ngoài nhà): Cầu thang nằm phía ngoài nhà và không có buồng thang.
4- Buồng thang bộ loại L1: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng ở tường ngoài trên mỗi tầng.
5- Buồng thang bộ loại L2: Kết cấu bao bọc cầu thang bộ trong nhà, có khả năng chịu lửa (ngăn cháy), có lỗ mở lấy ánh sáng từ trên mái của buồng thang.
c) Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói:
+ N1 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài nhà theo một lối đi hở (khoảng thông thoáng này thường ở dạng logia hoặc ban công). Lối đi qua khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói;
+ N2 – có áp suất không khí dương (áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy;
+ N3 – có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương (áp suất không khí dương trong khoang đệm là thường xuyên hoặc khi có cháy).
Cầu thang thoát hiểm được thiết kế theo những tiêu chuẩn nào?
Cầu thang thoát hiểm cần có những tiêu chuẩn nhất định đảm bảo được an toàn cho người sử dụng. Mời bạn cùng tham khảo qua:
Tiêu chuẩn lối thoát nạn cho nhà cao tầng
Theo quy đinh, trong nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối thoát nạn, điều này nhằm bảo đảm an toàn cho con người khi có cháy nổ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chữa cháy hoạt động làm nhiệm vụ.
Thiết kế lối thoát nạn cho nhà cao tầngCụ thể đối với nhà cao tầng có diện tích mỗi tầng lớn hơn 300m2 thì hành lang chung hoặc lối đi phải đảm bảo có ít nhất hai lối thoát ra hai cầu thang thoát hiểm.
Ngược lại nếu diện tích mỗi tầng nhỏ hơn 300m2 thì cho phép thiết kế một cầu thang thoát nạn ở một phía, còn phía kia phải thiết kế ban công nối với thang thoát nạn bên ngoài hì theo tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng.
Lưu ý: Ban công nối với thang thoát hiểm bên ngoài phải chứa đủ số người được tính trong các phòng trên tầng nhà đó.
Điều kiện để đảm bảo lối thoát nạn an toàn cho nhà cao tầng
Cầu thang thoát hiểm nhà cao tầng cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Đi từ các phòng ở tầng 1 tòa nhà trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài.
- Dựa vào tiêu chuẩn thang thoát hiểm thì khi đi từ các phòng ở bất kì tầng nào đó (trừ tầng 1) ra hành lang có lối ra: Hành lang an toàn hay cầu thang an toàn từ đó có lối đi ra khỏi nhà; Cầu thang, hành lang ngoài nhà, có lối đi ra khỏi tòa nhà.
- Đi từ các phòng bất kì vào phòng bên cạnh ở cùng tầng tòa nhà (trừ tầng 1) từ đó sẽ có lối thoát như chỉ dẫn như chúng tôi vừa đưa ở 2 ý trên.
Cầu thang an toàn và hành lang an toàn phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như thế nào?
- Kết cấu chịu lực và kết cấu bao che phải đạt giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 60 phút.
Vì tính chất thoát hiểm vô cùng qua trọng nên cầu thang thoát hiểm phải đảm bảo kết cấu chịu lực hơn những loại cầu thang bộ bình thường khác. Đặc biệt trong trường hợp có sự cố sẩy ra thì số lượng người di chuyển bằng loại cầu thang này là rất lớn, vì thế trong thiết kế phải yêu cầu kết cấu chịu lực trọng tải rất lớn.
Ngoài ra nếu có xảy ra động đất thì cầu thang có trụ vững được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào kết cấu chịu lực của nó. Chính vì vậy trong trong những tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng thì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu được chú ý.
2. Cửa ngăn cháy phải tự động đóng và được làm từ vật liệu không cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 45 phút.
Cửa ngăn cháy là một bộ phận và cũng là một tiêu chí thang thoát hiểm nhà cao tầng hàng đầu không thể thiếu. Loại cửa này đóng vai trò giúp ngăn chặn hỏa hoạn tối ưu nhất khi ta di chuyển trên cầu thang thoát hiểm. Trong thiết kế cầu thang thoát hiểm, cửa ngăn cháy, các kiến trúc sư luôn sử dụng các vật liệu chống cháy để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
3. Buồng thang thoát hiểm có thông gió điều áp, điều hòa hút gió và không bị tụ khói ở buồng thang
4. Phải có đèn chiếu sáng sự cố.
5. Thang phải thông thoáng từ mặt đất lên các tầng và có lối lên mái trong những trường hợp khẩn cấp
Khoảng cách xa nhất mà tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng quy định
Khoảng cách này được tính từ cửa đi của phòng xa nhất đến lối thoát gần nhất (không kể các phòng vệ sinh, nhà tắm), không được lớn hơn.
Cụ thể như sau:
- 50m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài và 25m đối với phòng chỉ có một thang hoặc một lối ra ngoài của nhà phụ trợ;
- 40m đối với phòng giữa hai thang hay hai lối ra ngoài và 25m đối với phòng chỉ có một thang hay một lối ra ngoài của nhà công cộng, nhà ở tập thể hoặc căn hộ.
Quy định về chiều rộng tổng cộng của cửa, lối thoát nạn, hành lang, vế thang
Theo tiêu chuẩn cụ thể quy định là cứ 1m cho l00 người. Nhưng nhất định không được nhỏ hơn:
- 0,8 m dành cho cửa đi
- 1m cho các lối đi
- 1,4m dành cho hành lang
- 1,05m cho vế thang của tòa nhà
Chiều cao cửa đi và lối đi đạt tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn thang thoát hiểm trong tòa nhà cao tầng đòi hỏi chiều cao cửa đi và lối đi trên đường thoát nạn phải bảo đảm không thấp hơn 2m, đối với tầng hầm, tầng chân tường thì không thấp hơn 1,9m, đối với tầng hầm mái không được thấp hơn 1,5 m.
Cho phép sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai
Đối với tiêu chuẩn thang thoát hiểm trong nhà cao tầng thì việc sử dụng thang chữa cháy làm lối thoát nạn thứ hai là điều được cho phép nếu đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thang có chiều rộng tối thiểu là 0,7m.
- Góc nghiêng lớn nhất so với mặt nằm ngang không được lớn hơn 600.
- Thang có tay vịn cao 0,8m.
Quy định số lượng bậc thang đạt chuẩn
Số lượng bậc thang của mỗi vế thang được cho phép không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 18 bậc. Góc nghiêng lớn nhất của thang thoát hiểm là 1:1,75. Đặc biệt không được dùng thang xoáy ốc hoặc bậc thang hình dẻ quạt làm thang thoát nạn trong tòa nhà.
Ngoài ra để thiết kế được một hệ thống đầy thang thoát hiểm nhà cao tầng đủ tiêu chuẩn cần có những yêu tố như sau:
- Dữ liệu về mặt bằng thi công.
- Dữ liệu của tòa nhà ( con người, những số liệu kết cấu,…)
- Phương án thi công cụ thể ( an toàn, tiến độ,…)
- Công việc đánh giá tổng quan mặt bằng
- Công việc về đảm bảo đầy đủ thủ tục Pháp lý.
- Trình bản vẽ thiết kế của dự án.
- Mô tả các bản vẽ kết cấu cụ thể.
- Phân tích bản vẽ.
Quy trình thiết kế – thi công thang thoát hiểm
Cuối bài viết, chúng tôi mời bạn tham khảo thêm quy trình thi công thang thoát hiểm nhà cao tầng đúng nhất.
- Tiến hành khảo sát mặt bằng thi công.
- Đo đạc và lấy số liệu tòa nhà thuộc dự án.
- Lấy số liệu đầy đủ về mặt bằng thi công.
- Tư vấn cho người dùng về mặt bằng, kết cấu, thiết kế, thi công cầu thang thoát hiểm.
- Đảm bảo phương án thiết kế đã bao gồm các tính toán về số liệu con người, lực ảnh hưởng chuẩn tiêu chuẩn thang thoát hiểm nhà cao tầng.
- Đưa ra phương án công tác thi công (đảm bảo thi công, an toàn, tiến độ)
- Đảm bảo các thủ tục trước khi thi công dự án hợp Pháp và đúng với quy định ban hành.
- Định giá và lên giá thầu với doanh nghiệp chủ quản.
- Ký kết và bắt đầu các công đoạn chế tạo cấu kiện.
06/01/2020 – KTS Hồ Văn Việt
Rate this postTừ khóa » Chiều Rộng Vế Thang Thoát Hiểm
-
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THANG THOÁT HIỂM | TƯ VẤN XÂY DỰNG
-
Tiêu Chuẩn Thang Thoát Hiểm Mới Nhất Và đẩy đủ Nhất Năm Hiện Nay
-
Những Tiêu Chuẩn Về Thang Thoát Hiểm Cần Phải Biết - WEDO
-
Tiêu Chuẩn Kích Thước Thang Thoát Hiểm đầy đủ - Nội Thất An Lộc
-
Kích Thước Thang Thoát Hiểm Ngoài Trời Theo Tiêu Chuẩn
-
7 Tiêu Chuẩn Thiết Kế Thang Thoát Hiểm Mới Nhất Và đầy đủ Nhất
-
Quy định Về Lối Thoát Hiểm Trong PCCC Cho Nhà Cao Tầng Nhà Xưởng
-
6 Tiêu Chuẩn Thiết Kế Cầu Thang Thoát Hiểm Nhà Cao Tầng
-
Tiêu Chuẩn Chính Xác Về Cầu Thang Thoát Hiểm Cần Biết - Tiền Land
-
Tiêu Chuẩn Thiết Kế Thang Thoát Hiểm Mới Nhất Và đầy đủ Nhất
-
Tiêu Chuẩn Thang Thoát Hiểm Bạn Cần Tuân Thủ - Nội Thất
-
QUY ĐỊNH THIẾT KẾ LỐI THOÁT NẠN CHO NHÀ CAO TẦNG
-
[DOC] TIÊU CHUẨN QUỐC GIA