TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 52 trang )

Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtCHƯƠNG ITIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ1.1 KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHUẨNTiêu chuẩn là những quy định trong một lĩnh vực nào đó mà người hoạt động trong lĩnhvực đó phải tuân theo.Các tiêu chuẩn thường gặp:- Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam: TCVN- Tiêu chuẩn vùng: TCV- Tiêu chuẩn ngành: TCN- Tiêu chuẩn cơ sở: TC- Tiêu chuẩn quốc tế: ISOVí dụ: TCVN 8-20:20021.2 KHỔ GIẤY (TCVN 7285:2003)1.2.1 Khổ giấy theo dãy ISO-ABản vẽ được thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất, đảm bảo sự rõ ràng và độ chính xác cầnthiết.Các khổ giấy trong dãy ISO-A gồm khổ lớn nhất A0 có diện tích 1m2 và các khổ kháccó được bằng cách chia đôi cạnh dài của khổ giấy trước.1.2.2 Khổ giấy kéo dàiCác khổ giấy kéo dài là loại khổ giấy kết hợp cạnh ngắn thuộc khổ nhỏ và cạnh dàithuộc khổ lớn trong dãy ISO-A.Ví dụ: A3.1 (là khổ giấy kết hợp cạnh ngắn của khổ A3 và cạnh dài của khổ A1)Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-1-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật1.3 QUY CÁCH TRÌNH BÀY BẢN VẼ (TCVN 7285:2003)Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-2-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật1.3.1 Lề và khung bản vẽTất cả các khổ giấy phải có lề. Lề trái rộng 20 mm, lề này thường dùng để đóng bản vẽthành tập. Các lề khác rộng 10 mm.Khung bản vẽ để giới hạn vùng vẽ được vẽ bằng nét liền có chiều rộng nét 0,7 mm.1.3.2 Dấu định tâmĐể dễ dàng định vị bản vẽ khi sao chép, mỗi bản vẽ phải có 4 dấu định tâm. Các dấu nàyđặt ở hai trục đối xứng của tờ giấy đã xén với dung sai đối xứng là 1 mm. Dấu định tâm vẽbằng nét liền có chiều rộng nét 0,7 mm bắt đầu ở mép ngoài của lưới tọa độvà kéo dài 10mm vượt qua khung bản vẽ.1.3.3 Lưới tọa độ (hệ thống tham chiếu lưới)Tờ giấy phải được chia thành các miền, Mỗi miền được tham chiếu bằng các chữ cáiviết hoa từ trên xuống dưới (không dùng chữ I và O) và các chữ số viết từ trái qua phải, đặtở cả hai cạnh của tờ giấy. Đối với tờ A4 chỉ đặt ở cạnh phía trên và bên phải. Chiều cao cácchữ cái và chữ số là 3,5 mm. Chiều dài mỗi miền là 50 mm bắt đầu từ trục đối xứng của tờgiấy đã xén (dấu định tâm). Lưới tọa độ vẽ bằng nét liền có chiều rộng 0,35 mm.1.3.4 Dấu xénĐể tiện xén giấy, phải có dấu xén đặt ở bốn góc tờ giấy. Các dấu này có dạng hai hìnhchữ nhật chồng lên nhau với kích thước 10 mm x 5 mm.1.3.5 Khung tênVị trí của khung tên đối với khổ giấy từ A0 đến A3 được đặt ở góc phải phía dưới củavùng vẽ. Các khổ giấy này được trình bày ngang.Khổ A4, bản vẽ được trình bày đứng, khung tên đặt ở cạnh ngắn hơn của vùng vẽ.Hướng đọc bản vẽ trùng với hướng đọc của khung tên.Mẫu khung tên sử dụng cho các bài tập của môn học quy định như sau:Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-3-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtChữ số ghi trong khung tên dùng chữ thường, theo quy định của TCVN về chữ và chữsố trên bản vẽ kỹ thuật. Riêng ô ghi <TÊN BÀI TẬP> dùng chữ hoa, khổ chữ phải lớn các ôkhác.Ví dụ cho 1 khung tên:1.4 TỶ LỆ (TCVN 7286:2003)Tỉ lệ là tỉ số giữa kích thước dài của một phần tử thuộc vật thể biểu diễn trong bản vẽgốc và kích thước thực của chính phần tử đó.Có 3 loại tỷ lệ được sử dụng trên bản vẽ kỹ thuật:- Tỉ lệ nguyên hình:1:1- Tỉ lệ thu nhỏ:1:2; 1:5; 1:10; 1:20; 1:50; 1: 100; 1:200; 1: 500; 1:1000; 1:2000; 1: 5000; 1:10000- Tỉ lệ phóng to:2:1; 5:1; 10:1; 20:1; 50:1Ký hiệu gồm chữ “TỈ LỆ” và tiếp theo là tỉ số, ví dụ TỈ LỆ 1:2. Nếu không gây hiểunhầm có thể không ghi từ “TỈ LỆ”.Khi cần dùng nhiều tỉ lệ khác nhau trên một bản vẽ, tỉ lệ chính được ghi trong khungtên, các tỉ lệ khác được ghi bên cạnh chú dẫn của phần tử tương ứng.1.5 NÉT VẼ (TCVN 8-20:2002)Tùy thuộc vào lọai và kích thước của bản vẽ, chiều rộng d của tất cả các nét vẽ phảichọn theo dãy số sau:0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4; 2 (mm)Chiều rộng các nét mảnh, đậm, và rất đậm tuân theo tỉ lệ 1:2:4Chiều rộng nét của bất kỳ đường nào phải như nhau trên suốt chiều dài của đường đó.Các nét của cùng một loại phải thống nhất chiều rộng trên cùng một bản vẽ.Dưới đây là một số loại đường nét thường dùng trên bản vẽ. Sinh viên cần tham khảothêm tài liệu cho các loại đường nét khác.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-4-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtChiều dài các phần tử trong các nét vẽ không liên tục, tương ứng với chiều rộng (d) củanét vẽ:Các nét vẽ cắt nhau thì tốt nhất cắt nhau bằng nét gạch.Khoảng cách tối thiểu giữa các đường song song là 0.7 mmThứ tự ưu tiên của đường nét:·····Đường bao thấy, cạnh thấyĐường bao khuất, cạnh khuấtNét cắtĐường trục, đường tâmĐường dóng.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-5-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật1.6 Chữ và chữ số (TCVN 7284:2003)1.6.1 Khổ chữ danh nghĩaLà chiều cao h của đường bao ngoài của chữ cái viết hoa.h= (0.13); 1.8; 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20 (mm)1.6.2 Kiểu chữLà loại nét trơn, không chân, được viết thẳng đứng hoặc nghiêng (góc nghiêng 75° sovới phương dòng chữ. Chiều rộng d của tất cả các nét chữ đều bằng nhau, d = 1/10 h.Ưu tiên cho kiểu chữ đứngCác kích thước:Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-6-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật1.6.3 Cấu tạo chữKiểu chữ đứngKiểu chữ nghiêng1.6.4 Cách viết chữKhi viết chữ cần phải kẻ đường dẫn. Khi viết chữ hoa hay kiểu chữ số thì kẻ 2 dòngsong song nhau và cách nhau bằng khổ chữ. Khi viết chữ thường thì kẻ 3 dòng: 2 dòng songsong nhau và cách nhau bằng khổ chữ và dòng thứ 3 cách dòng dưới 7/10 khổ chữ.Lưu ý các đường kẻ này phải thật nhạt (chỉ đủ để viết chữ) để tránh làm bẩn bản vẽ.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-7-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật1.7 Ghi kích thước (TCVN 7583-1:2006)1.7.1 Quy định chungKích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỉ lệ củacác hình biểu diễn.Thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ.Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần.Các kích thước nên đặt ở vị trí sao cho nó thể hiện rõ ràng nhất các yếu tố có liên quan.Các kích thước có liên quan nên nhóm lại một cách tách biệt để dễ đọc.Đơn vị đo:····Các kích thước chỉ được ghi cùng một đơn vị đoKhi có nhiều đơn vị đo kích thước được dùng trong một tài liệu, phải ghi mộtcách rõ ràng đơn vị.Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc (Ví dụ 30°20’10”)1.7.2 Các yếu tố của một khâu kích thướcMỗi một kích thước gọi là một khâu kích thước. Một khâu kích thước gồm 3 yếu tố:đường dóng, đường kích thước và con số kích thước.v Đường kích thướcLà yếu tố xác định phần từ cần ghi kích thướcĐường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-8-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtĐường kích thước phải được vẽ trong các trường hợp sau:· Kích thước dài song song với đoạn cần ghi kích thước.· Kích thước góc hoặc kích thước của một cung.· Các kích thước xuất phát từ tâm hình học của bán kính.Khi không đủ chỗ, đường kích thước có thể kéo dài và đảo chiều mũi tên.Khi một bộ phận bị cắt lìa, đường kích thước phải vẽ như không bị cắtNên tránh không cho đường kích thước giao nhau với bất kỳ đường nào khác nhưng nếukhông tránh được, đường kích thước phải vẽ liên tục.Các đường kích thước có thể không vẽ đầy đủ khi:· Vẽ các đường kích thước cho đường kính và chỉ vẽ cho một phần của yếu tố đối· xứng trong hình chiếu hoặc hình cắt.· Một nửa là hình chiếu và một nửa là hình cắt.Đường kích thước phải kết thúc bằng một dấu kết thúc (mũi tên, vạch xiên, chấm)thống nhất trên cùng bản vẽĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-9-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtNếu không đủ chỗ có thể thay các mũi tên đối nhau bằng một chấm hay vạch xiênv Đường dóngĐường dóng được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước một khoảng xấpxỉ 8 lần chiều rộng nét.Đường dóng nên vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước.Đường dóng có thể vẽ nghiêng nhưng chúng phải song song với nhauỞ chỗ có vát góc hay có cung lượn, đường dóng được vẽ từ giao điểm các đường bao.Đường kéo dài của các đường bao phải vượt quá giao điểm một khoảng xấp xỉ 8 lần chiềurộng nét.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-10-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtĐường dóng có thể bị ngắt quãng nếu khi vẽ liên tục sẽ gây mập mờ khó hiểu.v Giá trị kích thướcCác giá trị kích thước phải đặt song song với đường kích thước, ở gần điểm giữa đườngkích thước và ở phía trên đường kích thước một chút.Không cho bất kỳ đường nào cắt hoặc tách đôi giá trị kích thước.Các giá trị kích thước phải có hướng ghi theo hướng đọc bản vẽ theo hình sau:Nếu không đủ chỗ ghi, giá trị kích thước có thể đặt trên phần kéo dài của đường kíchthước hoặc ghi trên đường chú dẫn.1.7.3 Ghi kích thước đặc biệtv Đường kínhKý hiệu ⌀ phải đặt trước giá trị kích thước. Khi một đường kính có thể minh họa bởimột đầu mũi tên thì đường kích thước phải vượt qua tâm.Cho phép ghi kích thước tiết diện vật thể tròn xoay trên hình chiếu song song với trụctròn xoay.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-11-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtv Bán kínhCó ký hiệu R trước giá trị bán kính. Khi ghi các kích thước bán kính, chỉ được dùng mộtđầu mũi tên, đầu mũi tên đặt vào giao điểm của đường kích thước với cung.Khi tâm của bán kính vượt ra ngoài phạm vi vẽ, đường kích thước phải vẽ hoặc là bị cắtbớt hoặc là bị ngắt vuông góc tùy theo việc có cần hay không cần thiết phải xác định tâm.v Hình cầuĐược ghi kích thước theo đường kính hoặc bán kính và có chữ S trước giá trị kíchthước.v Cung, dây cung và gócv Hình vuôngCó ký hiệu  trước giá trị kích thước nếu hình vuông chỉ được ghi kíchthước trên một cạnh.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-12-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtv Các yếu tố lập lại và cách đều nhauCác yếu tố có cùng giá trị kích thước có thể ghi kích thước bằng cách chỉ rõ số lượngnhân “x” với giá trị kích thướcv Các chi tiết đối xứngCác kích thước của các yếu tố phân bố đối xứng chỉ phải ghi một lần.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-13-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtCHƯƠNG IIVẼ HÌNH HỌC2.1 DỰNG HÌNH2.1.1 Dựng các đường thẳng song song hoặc vuông góc với nhauDùng thước T hay eke để vẽ.2.1.2 Chia đoạn thẳng thành nhiều phần bằng nhauDùng phương pháp tỷ lệ· Qua A vẽ đường Ax bất kỳ· Trên Ax đặt n đoạn bằng nhau bằng các điểm1,2..,n· Nối n với B, từ 1, 2... vẽ song song với nB tađược các điểm chia trên đoạn thẳng2.1.3 Chia đường tròn thành nhiều phần bằng nhauv Chia 3, 6, 12- Chia vòng tròn (O, R) làm 3 phần bằng nhau····Dựng đường kính ABDựng (A, R)M, N = (A, R) ∩ (O, R)B, M, N là các điểm chia- Chia 6· Dựng (B, R)· P, Q = (B, R) ∩ (O, R)- Chia 12 tương tự.Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-14-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtv Chia 5Chia gần đúng vòng tròn (O, R) làm 5 phần bằng nhau······Dựng đường kính AB và CD vuông gócDựng (C, R)P, Q = (C, R) ∩ (O, R)M = PQ ∩ CDN = (M, MA) ∩ CDAN là cạnh ngũ giác đều nội tiếpv Chia 7Chia gần đúng vòng tròn (O, R) làm 7 phần bằng nhau·····Dựng đường kính ABDựng (B, R)M, N = (A, R) ∩ (O, R)P = MN ∩ ABMP là độ dài cạnh của thất giác đều nội tiếp2.1.4 Vẽ đa giác đềuĐọc sách tham khảo2.1.5 Vẽ độ dốc và độ cônv Độ dốcĐộ dốc i của đường thẳng AC đối với đường thẳngAB là i = tang(CAB) = tg αKý hiệu:hoặcVí dụ và cách vẽ độ dốcĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-15-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtv Độ cônĐộ côn của nón cụt tròn xoayk=(D - d)= 2iLvới i là độ dốc của đường sinh so với trục.Ký hiệu: ▷ hoặc ◁Ký hiệu và giá trị độ côn được ghi trên đường chú dẫn hoặc được ghi dọc trục (nếu đủchỗ)Ví dụ:2.2 VẼ NỐI TIẾP2.2.1 Vẽ tiếp tuyến2.2.2 Vẽ cung nối tiếpVẽ cung nối tiếp là vẽ một cung tròn nối đường thẳng với đường thẳng, đườngthẳng với cung tròn hoặc cung tròn với cung tròn sao cho có sự chuyển tiếp liên tục.Cung tròn phải vẽ để nối tiếp với những đường thẳng hay những cung tròn đã có gọi là cungnối tiếp.Cung tròn hay đường thẳng đã có trên bản vẽ gọi là các yếu tố đã biết.Thông thường, người ta cho biết hay chọn trước bán kính cung nối tiếp. Để vẽ đượccung nối tiếp ta cần xác định tâm cung nối tiêp.Nguyển tắc để xác định tâm cung nối tiếp là ta cần tìm giao điểm của 2 đường quỹtích tâmCó 3 dạng quỹ tích tâm phụ thuộc vào yếu tố đã biết:v Nếu yếu tố đã biết là đường thẳngĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-16-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtKết luận: Tâm cung nối tiếp sẽ nằm trên đường thẳng song song với đường thẳng đãbiết, và cách nó một khoảng bằng bán kính cung nối tiếp.v Nếu yếu tố đã biết là cung tròn- Tiếp xúc ngoàiKết luận: tâm cung nối tiếp sẽ nằm trên cung tròn,cung tròn này có tâm là tâm cung tròn đã biết, và có bánkính bằng TỔNG hai bán kính.- Tiếp xúc trongKết luận: Tâm cung nối tiếp sẽ nằm trên cung tròn,cung tròn này có tâm là tâm cung tròn đã biết, và có bánkính bằng HIỆU hai bán kính.v Ví dụĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-17-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtCHƯƠNG IIIPHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC3.1 CÁC PHÉP CHIẾU3.1.1 Phép chiếu xuyên tâm-Là phép chiếu có các tia chiếu luôn đồng quy tại một điểm. Điểm đồng quy đó gọi làtâm chiếu.Hình chiếu xuyên tâm của một đường thẳng không qua tâm chiếu là một đườngthẳng.Tính chất bảo toàn sự liên thuộc: nếu điểm thuộc đường thẳng thì hình chiếu củađiểm cũng phải thuộc hình chiếu của đường thẳng.SA CBB'C'A'P3.1.2 Phép chiếu song songLà phép chiếu xuyên tâm có tâm chiếu S là điểm vô tận. Như vậy phép chiếu songsong có các tia chiếu luôn song song với nhau và song song với hướng chiếu l.Các tính chất- Phép chiếu song song bảo toàn sự song song AB//CD →A’B’//C’D’.DClBAD'C'PA'B'Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-18-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật-Phép chiếu song song bảo toàn tỉ số đơn của 2 đoạn thẳng song song-Phép chiếu song song bảo toàn tỉ số đơn của 3 điểm thẳng hàng3.1.3 Phép chiếu vuông góc-Là phép chiếu song song có hướng chiếu l vuông góc với mặt phẳng chiếu P.AA'PĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-19-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật3.2 PHƯƠNG PHÁP HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC3.2.1 Biểu diễn điểmP13.2.1.1 Hệ thống hai mặt phẳng hình chiếuLấy 2 mặt phẳng-Mặt phẳng P1 thẳng đứngMặt phẳng P2 nằm ngangP1∩ P2 = x(P1, P2): hệ thống 2 mặt phẳng hình chiếu.A1P2AIIIAxxA2A2IIIBiểu diễn điểm AIVP2Chiếu vuông góc A lên P1 được điểm A1Chiếu vuông góc A lên P2 được điểm A2Xoay P2 quanh x (theo chiều mũi tên) cho đến trùng P1→ A2 sẽ đến thuộc P1Nhận xét- A1 Ax A2 thẳng hàng và vuông góc với x-Tên gọi-A1xP1 : mặt phẳng hình chiếu đứngP2 : mặt phẳng hình chiếu bằngx: trục hình chiếuA1 : hình chiếu đứng của điểm AA2 : hình chiếu bằng của điểm AAxA2Hai mặt phẳng P1 và P2 chia không gian làm 4 phần, mỗi phần được gọi là một góctư không gian và được đánh số thứ tự như hình vẽ.3.2.1.2 Hệ thống ba mặt phẳng hình chiếuP3P3Bổ sung mặt phẳng P3-P3 ^ P1, P3 ∩ P1 = z-P3 ^ P2, P3 ∩ P2 = yHình chiếu cạnh của điểm A-zA1A3AzAA3yP2Chiếu vuông góc A lên P3 được điểm A3Xoay P3 quanh z (theo chiều mũi tên) chođến trùng P1 → A3 sẽ đến thuộc P1AxxA2A2yP1Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-20-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtzNhận xét- A1 Az A3 thẳng hàng và vuông góc với z- Az A3 = A x A2A1AzA3Tên gọi-P3 : mặt phẳng hình chiếu cạnhA3 : hình chiếu cạnh của điểm Ax3.2.2 Đường thẳngyAxA2y3.2.2.1 Biểu diễnĐường thẳng được xác định bằng hai điểm phân biệt thuộc đường thẳng.3.2.2.2 Các đường thẳng đặc biệtv Đường thẳng song song với mặt phẳng hình chiếuĐường bằngĐịnh nghĩa: // P2Tính chất:-A1 B1 // x (tính chất đặc trưng)A2 B2=ABĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-21-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtĐường mặtĐịnh nghĩa: // P1Tính chất:-A2 B2 // x (tính chất đặc trưng)A1 B1=ABĐường cạnhĐịnh nghĩa: // P3Tính chất:-A1 B1 và A2 B2 ^ x(tính chất đặc trưng)A3 B3=ABv Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếuĐường thẳng chiếu bằngĐịnh nghĩa: ^ P2Tính chất:-A2 º B2 và A1 B1 ^ x(tính chất đặc trưng)A1 B1=AB= A2 B2Đường thẳng chiếu đứngĐịnh nghĩa: ^ P1Tính chất:-A1 º B1 và A2 B2 ^ x(tính chất đặc trưng)A2 B2=AB= A2 B2Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-22-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtĐường thẳng chiếu cạnhĐịnh nghĩa: ^ P3Tính chất:-A1 B1 // A2 B2 // x(tính chất đặc trưng)A1 B1 = AB = A2 B2-A3 º B33.2.3 Mặt phẳng3.2.3.1 Biểu diễnMặt phẳng được biểu diễn bằng các yếu tố xác định mặt phẳng-Ba điểm không thẳng hàng-Một điểm và một đường thẳng không chứa điểm-Hai đường thẳng cắt nhau-Hai đường thẳng song songB1B1A1A1C1xC1xC2C2A2A2B2B2D1B1B1C1C1A1xA1xC2B2A2A2D2B2C2Đặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-23-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuật3.2.3.2 Các mặt phẳng đặc biệtv Mặt phẳng vuông góc với mp hình chiếuMặt phẳng chiếu đứngĐịnh nghĩa: ^ P1Tính chất: Hình chiếu đứng suy biến thành đường thẳng(đặc trưng)Mặt phẳng chiếu bằngĐịnh nghĩa: ^ P2Tính chất: Hình chiếu bằng suy biến thành đường thẳng(đặc trưng)Mặt phẳng chiếu cạnhĐịnh nghĩa: ^ P3Tính chất:-Chứa ít nhất một đường thẳng chiếu cạnh (đặctrưng)Hình chiếu bằng suy biến thành đường thẳngv Mặt phẳng song song với mp hình chiếuMặt phẳng bằngĐịnh nghĩa: // P2Tính chất:-Hình chiếu đứng suy biến thành đường thẳngsong song với x (đặc trưng)Hình chiếu bằng của một hình phẳng có hìnhdạng và độ lớn bằng thậtĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-24-Tập bài giảng Vẽ Kỹ thuậtMặt phẳng mặtĐịnh nghĩa: // P1Tính chất:-Hình chiếu bằng suy biến thành đường thẳngsong song với x (đặc trưng)Hình chiếu đứng của một hình phẳng có hìnhdạng và độ lớn bằng thậtMặt phẳng cạnhĐịnh nghĩa: // P3Tính chất:-Hình chiếu đứng và bằng suy biến thành đườngthẳng vuông góc với x (đặc trưng)Hình chiếu cạnhcủa một hình phẳng có hìnhdạng và độ lớn bằng thật3.2.4 Đa diện3.2.4.1 Khái niệmĐa diện là một hình được tạo thành từ các đa giác phẳng. Các đa giác này từng đôimột có cạnh chung-Đỉnh của đa giác: đỉnh đa diện-Cạnh của đa giác: cạnh đa diện-Các đa giác: mặt của đa diệnĐa diện được xác định bằng đỉnh và cạnh của đa diệnSACBĐặng Lê Trầm Hương - BM HH & VKT - ĐHBK TpHCM-25-

Tài liệu liên quan

  • Pháp luật thời Lê đã xây dựng nên những quy định trong pháp luật về chế độ thừa kế hương hỏa Pháp luật thời Lê đã xây dựng nên những quy định trong pháp luật về chế độ thừa kế hương hỏa
    • 5
    • 1
    • 2
  • Cac tieu chuan co ban ve trinh bay ban ve Cac tieu chuan co ban ve trinh bay ban ve
    • 28
    • 1
    • 3
  • Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh góp phần xác định chính xác kết quả kinh doanh cho từng hoạt động tại Công  ty  cổ  phần  xây  dựng  và thương mại Tam Long Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh góp phần xác định chính xác kết quả kinh doanh cho từng hoạt động tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Tam Long
    • 129
    • 413
    • 1
  • các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ
    • 29
    • 942
    • 0
  • Đề tài: Đề tài: "Tìm hiểu về cổ vật thuộc một thời kì nào đó phân tích và nhận xét" potx
    • 7
    • 641
    • 0
  • Các Tiêu Chuẩn Cơ Bản Về Trình Bày Bãn Vẽ ppsx Các Tiêu Chuẩn Cơ Bản Về Trình Bày Bãn Vẽ ppsx
    • 6
    • 642
    • 0
  • tiêt1: TIEU CHUAN TRINH BAY BAN VE KI THUAT tiêt1: TIEU CHUAN TRINH BAY BAN VE KI THUAT
    • 2
    • 1
    • 1
  • Giáo án Công nghệ bài Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật Giáo án Công nghệ bài Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
    • 4
    • 696
    • 1
  • Vẽ kỹ thuật cơ bản phần 2 tiêu chuẩn trình bày bản vẽ Vẽ kỹ thuật cơ bản phần 2 tiêu chuẩn trình bày bản vẽ
    • 48
    • 1
    • 0
  • Công nghệ TIÊU CHUẨN TRÌNH bày bản vẽ kĩ THUẬT Công nghệ TIÊU CHUẨN TRÌNH bày bản vẽ kĩ THUẬT
    • 3
    • 534
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.51 MB - 52 trang) - TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Giấy Vkt