Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 1651:1975 Về Thép Cán Nóng
Có thể bạn quan tâm
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1651 – 75
THÉP CÁN NÓNG
THÉP CỐT BÊ TÔNG
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thép tròn cán nóng mặt ngoài nhẵn hoặc có gân dùng làm cốt cho các kết cấu bê tông cốt thép thông thường và bê tông cốt thép có ứng lực trước.
1. CỠ LOẠI, THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC
1.1. Thép cán nóng mặt ngoài nhẵn hoặc có gân dùng làm cốt cho các kết cấu bê tông cốt thép thông thường và bê tông cốt thép có ứng lực trước (gọi tắt là cốt thép) được chia làm 4 nhóm theo tính chất cơ học: CI; CII; CIII; CIV.
1.2. Cốt thép nhóm CI là loại thép tròn nhẵn, cốt thép nhóm CII, CIII, CIV là loại thép tròn mặt ngoài có gân. Đối với mỗi nhóm cốt thép (CII, CIII, CIV) phải có hình dáng bên ngoài có gân phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn này.
1.3. Đường kính danh nghĩa của cốt thép và các trị số tra cứu phải phù hợp với chỉ dẫn ở bảng 1.
Bảng 1
Đường kính danh nghĩa d, mm | Diện tích mặt cắt ngang, cm2 | Khối lượng lý thuyết của 1m chiều dài, kg |
6 7 8 9 10 12 14 16 18 20 22 25 28 32 36 40 | 0,283 0,385 0,503 0,636 0,785 1,131 1,54 2,01 2,54 3,14 3,80 4,91 6,16 8,04 10,18 12,57 | 0,222 0,302 0,395 0,499 0,617 0,888 1,21 1,58 2,00 2,47 2,98 3,85 4,83 6,31 7,99 9,87 |
Chú thích. Đường kính danh nghĩa của cốt thép vằn tương đương với đường kính danh nghĩa của cốt thép tròn nhẵn có diện tích mặt cắt ngang bằng nhau.
1.4. Sai lệch cho phép về đường kính của cốt thép tròn nhẵn phải phù hợp với TCVN 1650 – 75. Thép cán nóng – Thép tròn.
1.5. Cốt thép vằn là thanh thép tròn với hai đường gân chạy dọc và các gờ đi theo ba đường xoắn vít. Đối với các thanh thép có đường kính từ 6mm đến 9mm, cho phép các gờ đi theo hai đường xoắn vít.
Kích thước và sai lệch của cốt thép vằn phải phù hợp với hình 1, hình 2 và bảng 2 trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này không quy định sai lệch về kích thước r và độ xê dịch của các gờ xoắn vít theo các phía cốt thép giới hạn bởi các gân dọc.
Ở những vị trí gặp nhau của các gờ xoắn vít với các gân dọc, cho phép tăng chiều rộng của các gờ lên (tính theo kích thước danh nghĩa b);
1mm – thanh có đường kính nhỏ hơn 10 mm;
1,5 mm – thanh có đường kính từ 10mm đến 32mm;
3mm – thanh có đường kính từ 36 mm đến 40 mm.
1.6. Cột thép nhóm CII phải có gờ xoắn vít như nhau ở cả hai phía (hình 1).
Cốt thép nhóm CIII phải có gờ xoắn vít khác nhau ở một phía theo xoắn bên phải, còn phía kia theo xoắn bên trái (hình 2).
Cốt thép nhóm CIV phải có hình dáng bên ngoài khác với CII và CIII.
Từ khóa » Cường độ Thép C2
-
Bảng Tra Cường độ Thép
-
Giải Đáp: Thép Aii Là Gì ? Giải Đáp: Thép C1 C2 C3 Là Gì - Ucancook
-
Dự đoán Xổ Số Miền Bắc Chính Xác - Di động V3.1.1 Tải Xuống
-
[PDF] Tiêu Chuẩn Quốc Gia Tcvn 5574 : 2012
-
Cốt Thép - Tiêu Chuẩn Quốc Gia
-
Bài Giảng Bê Tông Cốt Thép 1 C2 - 123doc
-
Thép Cii Là Gì ? Ký Hiệu Mác Thép Trên Thị Trường Giải Đáp
-
Giá Trị Cốt Thép Trong đơn Giá Xây Dựng Phần Thô
-
Cường độ Chịu Nén Của Thép Là Bao Nhiêu?
-
Mác Thép Là Gì ? Các Tiêu Chuẩn Của Mác Thép Chất Lượng
-
Hướng Dẫn 399/HD-SXD áp Dụng Tiêu Chuẩn Vật Liệu Xây Dựng Sử ...
-
Mác Thép Là Gì? Phân Biệt Thép CCT34, Thép SS400, Thép C45