Tiêu Chuẩn Xây Dựng Tường Gạch Trong Nhà ở

Mục lục bài viết

Toggle
  • Tiêu chuẩn xây dựng tường gạch trong nhà ở
    • Kích thước cơ bản của tường gạch khi thi công
    • Kích thước cơ bản của viên gạch
    •  Các tiêu chuẩn xây dựng tường gạch
    • Tiêu chuẩn xây dựng tường gạch đúng kỹ thuật
    • Cụ thể tiêu chuẩn xây dựng tường gạch như sau:
      • Tiêu chuẩn vật liệu thi công tường gạch
      • Tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch thông thường
      • Chi phí ước tính
    • Tiêu chuẩn khi thi công tường gạch
    • Tiêu chuẩn trình tự khi xây dựng
      • Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ thi công
      • Phương pháp trộn vữa
      • Tiến hành các bước thi công
    • Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn xây dựng tường gạch
      • Chỉ tiêu về vật liệu
      • Chỉ tiêu chất lượng khối xây
    • Các nguyên tắc tiêu chuẩn khi xây dựng tường gạch
    • Tiêu chí chọn gạch để xây dựng tường gạch phù hợp

Tiêu chuẩn xây dựng tường gạch trong nhà ở

Chắc hẳn các bạn khi có nhu cầu xây tường gạch cho gia đình mình đều mong muốn việc thi công đảm bảo chất lượng, mang lại thẩm mỹ cũng như đem lại sự bền vững cho công trình. Và ở bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một vài thông tin liên quan đến tiêu chuẩn xây dựng tường gạch cho nhà ở của bạn.

Tham khảo thêm

  • Định mức gạch xây tường 220 và những điều cần biết
  • 1 thiên gạch bằng bao nhiêu viên?
  • 1 vạn gạch bằng bao nhiêu viên?

Trong xây dựng nhà ở, tường là kết cấu chịu lực tạo độ cứng và độ ổn định cho công trình, bao che và ngăn cách các không gian bên trong và không gian thiên nhiên bên ngoài công trình với nhau đồng thời có thêm nhiều chức năng khác nhau như trang trí, làm đẹp… cho công trình. Dù ở bất cứ hạng mục công trình nào thì việc xây tường gạch cũng sẽ đảm bảo cho ngôi nhà bạn được an toàn, chính vì thế việc nắm rõ một số tiêu chuẩn xây dựng tường gạch khi thi công sẽ mang lại hiệu quả và đảm bảo chất lượng thi công một cách tốt nhất.

Tiêu chuẩn xây dựng tường gạch trong nhà ở

Kích thước cơ bản của tường gạch khi thi công

Trên thực thế, việc xây tường gạch không theo một tiêu chuẩn nhất định bắt buộc nào, tuy nhiên có nhiều quy chuẩn xây tường về kỹ thuật cần phải tuân thủ để đảm bảo độ bền vững cho công trình và đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

Kích thước cơ bản của viên gạch

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại gạch để xây tường nhưng tiêu chuẩn xây dựng tường gạch và cấu tạo của một viên gạch tiêu chuẩn của Việt Nam không có quá nhiều khác biệt trừ loại vữa xây dựng. Kích thước tiêu chuẩn cơ bản của mỗi viên gạch cụ thể như sau:

  • Kích thước:220 x105 x 55mm
  • Nặng: 2,5 ÷ 3kg/viên.
  • Cường độ chịu lực ép của viên gạch máy: R = 75 ÷ 200kG/cm2.
  • Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: R = 35 ÷ 75 kG/cm2.

Chiều dài của gạch tiêu chuẩn phải bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch cộng thêm mạch vữa 10mm, để trong quá trình xây dựng vẫn có thể thoải mái xoay dọc hoặc ngang viên ngạch mà gạch vẫn ăn khớp với nhau, tạo sự ổn định cho kết cấu tổng thể của tường.

 Các tiêu chuẩn xây dựng tường gạch

Hiện nay, tiêu chuẩn xây dựng tường gạch phổ biến và thông thường nhất đáp ứng được các kích thước sau:

  • Tường đơn hay còn gọi là tường một gạch: dày 105mm, kể cả hai lớp vữa trát 2 bên là 130 ÷ 140mm còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.
  • Tường 2 gạch: độ dày khoảng 220mm, kể cả vữa trát là 25cm còn thường gọi là tường 22 hay tường đôi.
  • Tường 3 gạch: độ dày tầm dày 335mm, kể cả vữa trát là 37cm còn được gọi là tường 33 dùng trong nhà xây gạch cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.
  • Tường 4 gạch: tường dày 450mm, kể cả vữa là 48cm.
  • Về chiều cao của tường phải đảm bảo đủ độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng và tải trọng ngang của công trình mà không bị đổ, không bị nứt nẻ và không bị biến dạng trong suốt quá trình thi công và sau khi hoàn thành. Tuy nhiên tùy theo chiều dày của tường cũng như mác vữa xây mà sẽ ảnh hưởng đến chiều cao tường.
  • Với mác vữa 75; 50 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên  ≤ 20
  • Với mác 25 thì tỷ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên ≤ 13

 Các tiêu chuẩn xây dựng tường gạch

Trong quá trình xây tường gạch, lưu ý chiều dài của tường tốt nhất nên bằng bội số chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm để giảm được số lượng chặt gạch và đảm bảo phát huy được tối ưu và giúp cho công trình của bạn kiên cố và vững chãi hơn.

Tiêu chuẩn xây dựng tường gạch đúng kỹ thuật

Chúng ta đều biết việc thi công xây dựng một bức tường đúng chuẩn kỹ thuật không phải là một điều đơn giản. Cần phải biết 1m2 tường cần bao nhiêu viên gạch, 1m2 tường 200 bao nhiêu viên gạch, định mức trát 1m2 tường, định mức xây tô 1m2 tường… để có thể tạo nên những công trình đẹp, bền mà an toàn và yên tâm sử dụng nhất.

Cụ thể tiêu chuẩn xây dựng tường gạch như sau:

Tiêu chuẩn vật liệu thi công tường gạch

– Tiêu chuẩn về gạch: Loại gạch được sử dụng để xây tường phổ biến nhất hiện nay là gạch nung (gạch đỏ, gạch chỉ), gạch không nung, gạch silicat, gạch than xỉ… Tuy nhiên để có một công trình bền vững, nhất thiết chúng ta cần dùng gạch nung đỏ. Một viên gạch đỏ thông thường theo tiêu chuẩn sẽ có kích thước: 220 x 105 x 55mm. Và khối lượng rơi vào khoảng 2,5 kg/viên. Khi đó, chiều dài viên gạch thông thường sẽ bằng 2 lần chiều rộng cộng thêm 10mm mạch vữa.

– Tiêu chuẩn vữa xây: Là vật liệu dùng để kết dính gạch, có độ chịu lực khác nhau. Mạch vữa xây thường có chiều rộng từ 10-12mm.

Tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch thông thường

– Với tường 10 (không bao gồm trát)

+ Số lượng gạch: Tùy từng loại gạch mà có thể dao động từ 55 viên – 70 viên.

+ Cát: 0,02-0,05 m3

+ Xi măng để xây: 5kg

– Với tường 20 (không bao gồm trát)

+ Số lượng gạch: Dao động 110 – 170 viên tùy loại gạch

+ Cát: Khoảng 0,04-0,08m3

+ Xi măng xây: Khoảng 10kg

Riêng việc trát 1m2 tường hết bao nhiêu xi măng? Với tường 10, các bạn sẽ cần khoảng 12kg và gấp đôi nếu là tường đôi.

Chi phí ước tính

Giá nhân công xây 1m2 tường tính đến thời điểm hiện tại rơi vào khoảng 120-150.000đ/m2 chưa tính vật liệu xây dựng bạn tự mua, bạn chỉ cần cộng với chi phí vật liệu bỏ ra và chi phí công nhân là có thể biết xây 1m2 tường hết bao nhiêu tiền.

Tùy vào cách tính m2 xây dựng mà nhà thầu sẽ cho bạn đơn giá khác nhau về chi phí. Ở đây bạn cần nắm rõ thêm về cách tính xi măng xây nhà cũng như biết rõ bảng kê nguyên vật liệu xây nhà để hoạch toán chi phí chính xác hơn.

Tiêu chuẩn khi thi công tường gạch

– Các viên gạch xây phải theo hàng, phẳng mặt, không xô lệch, trừ những đoạn theo ý đồ của thiết kế. Thông thường tường xây đảm bảo phẳng mặt, vuông góc với phương lực tác dụng.

– Khi thi công công trình tường gạch, các mạch vữa xây theo phương ngang hay dọc trong cùng 1 lớp xây phải được thực hiện vuông góc.

Tiêu chuẩn khi thi công tường gạch

– Tiêu chuẩn xây dựng tường gạch cần đảm bảo là xây không trùng mạch. Mạch vữa đứng của lớp xây cần lệch nhau về cả phương dọc lần phương ngang. Đây là nguyên tắc chung cần tuân thủ trong xây dựng.

– Xây tường gạch bắt đầu từ dưới lên trên, khi đã thực hiện xong phần cốt thép xây dựng, bề mặt được xử lý tốt nhất.

– Có một đội ngũ nhân công lành nghề, phối hợp nhịp nhàng, chuyên nghiệp. Tuân thủ theo thiết kế để tường xây hoàn hảo và bền đẹp nhất.

Tiêu chuẩn trình tự khi xây dựng

  • Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ thi công

Một trong những tiêu chuẩn xây tường đầu tiên là phải có dụng cụ, chuẩn bị dụng cụ tốt. Các dụng cụ này sẽ được vệ sinh, làm sạch trước khi thực hiện thi công. Vệ sinh vị trí thi công, chuẩn bị chỗ để vật liệu, gạch, xi măng, cát, vữa. Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây…

Bố trí các điểm trộn vữa thuận tiện, ướt nước và nguồn nước sẵn cho thi công.

  • Phương pháp trộn vữa

Trộn vữa là một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo chất lượng, độ bền cho công tình tường gạch, công trình nhà. Tại đây công nhân sẽ tiến hành đong cát, xi măng theo ước tính định sẵn hoặc được nhà thầu phân công đồng ý và giám sát. Hoặc là họ dùng máy trộn vữa loại B251 hoặc là họ tiến hành trộn vữa bằng tay theo tỷ lệ quy định. Sau đó chuyển đến vị trí xây, trộn thêm với nước và tiến hành thi công.

  • Tiến hành các bước thi công

Điều này rất quan trọng trong trình tự thi công để đảm bảo tiêu chuẩn xây tường gạch tốt nhất. Đầu tiên công nhân sẽ tiến hành làm sạch bề mặt cần xây dựng. Thực hiện lấy mốc đồng thời trải vữa lớp dưới dày khoảng 15 – 20mm. Đặt gạch xây rồi thực hiện phương pháp miết mạch đứng dày trên 5mm.

Tiếp theo công nhân sẽ tiến hành xây một lớp nữa để kiểm tra tim cốt. Thi công trải vữa xây liên tục và nối tiếp nhau để xây hàng kế tiếp cho bức tường. Đến khi đến cốt lanh tô thì dừng lại, lắp lanh tô và xây tiếp phần tường phía trên lanh tô một cách đều đặn và thẳng hàng.

Đối với góc cạnh, xây nhỡ, gạch sẽ được chặt, cắt để phù hợp với kích thước tường, khối cần xây. Công nhân thi công phải xây tường từ dưới lên trên. Thực hiện xây tường chính trước rồi mới tới tường phụ, xung quanh tiến hành xây trước, sau đó xây vào các bức tường bên trong.

Gạch xây bị khô phải tiến hành tưới nước để gạch không hút nước từ vữa, khi đó sẽ tạo được liên kết tốt giữa các mạch khi xây. Xử lý bề mặt tiếp giáp giữa các khối xây bằng một lớp hồ dầu. Lý do cần thiết bởi vì sẽ tạo được sự liên kết của gạch với khung, dầm, cột.

Để đảm bảo công trình tường xây đạt tiêu chuẩn xây tường gạch, thẳng và phẳng, chúng ta thường xuyên thả dây nhợ và quả dọi. Các mạch vữa của chúng ta thông thường sẽ dao động từ 8 – 12mm. Mạch vữa nằm ngang được bố chí dày hơn mạch dọc nhằm đảm bảo mạch no vữa, không thiếu độ kết dính.

Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn xây dựng tường gạch

Chỉ tiêu về vật liệu

– Vật liệu gạch xây của chúng ta phải đảm bảo kích thước, đủ độ cứng, chịu được áp lựa, giống thiết kế.

– Vật liệu gạch có độ ẩm cần thiết, đảm bảo sạch sẽ.

– Vữa xây đúng tiêu chuẩn.

– Xi măng đúng công năng sử dụng.

– Cát xây đúng chuẩn, không tạp chất, sử dụng để trộn vữa tốt.

Chỉ tiêu chất lượng khối xây

– Định dạng tường phẳng, đúng thiết kế, đảm bảo an toàn, chất lượng.

– Khối xây không được rỗng, mấp mô, chắc, đặc, không lung lay, mạch vữa miết gọn.

– Các lớp gạch thi công của chúng ta cần đảm bảo thẳng hàng, ngang bằng nhau, không dính vữa bẩn bừa bãi.

– Thi công góc cạnh khối xây được thực hiện đúng theo thiết kế.

– Trong khi xây và sau khi xây phải thực hiện tưới ẩm để dưỡng tường, đảm bảo tiêu chuẩn xây tường.

Các nguyên tắc tiêu chuẩn khi xây dựng tường gạch

Theo các KTS, tiêu chuẩn xây trát tường cần đảm bảo một vài nguyên tắc chính sau đây:

– Khi xây phải xây từ dưới lên trên, áp dụng nguyên tắc tường chính xây trước và tường phụ xây sau, xung quanh xây trước và trong xây sau.

– Trong quá trình xây tường, gạch xây phải đảm bảo cho tường phẳng và thẳng, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.

Các nguyên tắc tiêu chuẩn khi xây dựng tường gạch

– Có thể xây theo 2 cách là 3 dọc 1 ngang hoặc 5 dọc 1 ngang để đảm bảo cho tường đứng vững.

– Chú ý về mặt vữa dao động từ 8 tới 12 mm, mạch vữa nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc và bảo đảm mạch no vữa và được xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây. Việc này sẽ giúp điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.

– Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.

– Khi thi công tường gạch không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây

– Để đảm bảo cho tường luôn thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải chú ý giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.

– Lưu ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên hoặc xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ thật kỹ để tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

– Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà phải được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.

– Một tiêu chuẩn thi công xây tường cơ bản không thể không nhắc đến là việc không được trùng mạch, các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.

– Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ.

-Trường hợp xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp để đảm bảo tính liên kết giữa gạch với nhau được tối đa nhất.

– Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước……sau này.

– Khi xây tường cao không được trồng gạch để đứng lên mà phải có biện pháp thuê dàn giáo xây dựng để hỗ trợ.

Tiêu chí chọn gạch để xây dựng tường gạch phù hợp

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại gạch để xây tường, tùy theo từng nhu cầu và mục đích sử dụng của công trình bạn có thể lựa chọn loại gạch phù hợp nhất. Thêm vào đó, tùy thuộc vào mục đích và vị trí của tường gạch xây mà việc lựa chọn kiểu xếp gạch cũng khác nhau. Để tạo tính thẩm mỹ cho công trình, bạn có thể ưu tiên lựa chọn gạch đất nung, đây có thể nói là loại gạch chắc chắn, có chất lượng tốt giúp cho công trình của bạn kiên cố vàn vững chãi hơn. Bạn cũng đừng quên kiểm nghiệm chất lượng gạch và chọn đơn vị uy tín để mua gạch xây tường nhằm đảm bảo tuổi thọ cho tường gạch và chất lượng công trình.

Trên đây là một vài chia sẻ liên quan đến tiêu chuẩn xây dựng tường gạch, hy vọng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết giúp bạn kiểm soát quá trình thi công, nghiệm thu… công trình hoàn thiện và bền vững hơn.

Rate this post Xem thêm:
  • Giấy dán tường cao cấp có giá bao nhiêu và gồm những loại nào. 
  • Giấy dán tường Hàn Quốc An toàn không, giá bao nhiêu, có tốt không ?
  • Tấm lợp polycarbonate – tấm lợp an toàn, đảm bảo và chất lượng cho bạn
  • Vẽ tranh tường tại Đồng Tháp uy tín chuyên nghiệp
  • Nhóm Tứ hành xung tuổi Tỵ gồm những tuổi nào? Cách hoá giải thế nào ?

Từ khóa » Chiều Dày Lớp Vữa Xây Tường