Tiêu Chuẩn Xây Tường Gạch, Kết Cấu Gạch đá đúng Kỹ Thuật

Nhắc đến công trình xây dựng người ta sẽ nghĩ ngay đến gạch đến tường. Bởi đây là phần áo bao quanh bảo vệ và che chở cho cả ngôi nhà của bạn. Vậy quy trình xây tường gạch như thế nào mới chuẩn, các tiêu chuẩn để đánh giá một tường gạch hợp lý, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cũng như đúng kỹ thuật. Hãy cùng CityA Homes tìm hiểu ngay nhé!

Quy Trình Xây Gạch Tường
Quy Trình Xây Gạch Tường

Danh mục bài viết

Toggle
  • Gạch không trát là gì?
  • Vì sao tường gạch không trát trở thành xu hướng thiết kế được yêu thích hiện nay?
    • Tường gạch không trát có độ bền cao
    • Nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình
    • Tiết kiệm chi phí xây dựng
  • Chức năng của tường gạch
  • Các tiêu chí chọn gạch xây tường nhà ở dân dụng
  • Các tiêu chuẩn xây tường gạch chuẩn
    • Tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà ở
    • Tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch thông thường
      • Với tường 10 (không bao gồm trát)
      • Với tường 20 (không bao gồm trát)
    • Tiêu chuẩn khi thi công xây tường
  • Phân loại các loại tường xây bằng gạch
    • Theo kết cấu công trình
    • Theo độ dày của tường
    • Theo phương pháp hoàn thiện bề mặt
  • Xây tường gạch không trát cần lưu ý gì?
    • Chọn gạch phù hợp với từng không gian
    • Đo góc thật chuẩn
    • Thi công cẩn thận và tỉ mỉ
    • Kiểm tra lại toàn bộ sau khi hoàn thiện
    • Tạo sự hài hòa với tổng thể không gian
    • Chống thấm cho tường gạch không trát
  • Một số kiểu xếp gạch
  • Kích thước tường gạch
    • Chiều cao của tường gạch bao nhiêu?
    • Chiều dài tường gạch bao nhiêu?
  • Nguyên tắc và kỹ thuật xây tường gạch trong các công trình xây dựng
    • Lưu ý cách trộn vữa xây tường
    • Những lưu ý về mạch vữa khi xây tường
  • Hướng dẫn các bước xây tường gạch đúng kỹ thuật
    • Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ thi công
    • Phương pháp trộn vữa
    • Tiến hành thi công xây tường đúng tiêu chuẩn
  • Các định mức xây tường gạch
    • Để thi công xây tường gạch cần bao nhiêu viên gạch
      • Định mức xây tường gạch ống 110
      • Định mức gạch xây loại tường gạch ống 220
      • Để thi công xây tường cần bao nhiêu viên gạch?
    • Định mức xây tường gạch ống 8x8x18 và các loại gạch khác
      • Tường 1m2
      • Tường 1m3
    • Định mức xây loại gạch ba banh
    • Định mức thi công xây gạch không nung
    • Định mức thi công xây gạch xi măng cốt liệu
  • Các mẫu tường gạch không trát cho từng không gian chức năng
    • Tường gạch trần cho mặt tiền ngôi nhà
    • Tường gạch trần trong phòng khách
    • Tường gạch trần trong phòng ngủ
    • Tường gạch trần trong phòng làm việc
    • Tường gạch trần ở mặt sau, tường rào
    • Xây tường gạch thô cho nhà bếp
    • Xây tường mộc mạc cho quán cà phê
  • Mẫu tường gạch trắng đẹp và ấn tượng
    • Boho Chic
    • High Contrast – (Độ tương phản cao)
    • Industrial Style – (Phong cách Công nghiệp)
    • Light and Airy – (theo hướng sáng sủa và thoáng mát)
    • Rustic Flair
    • Scandinavian
  • Những cách áp dụng tường gạch thô vào thiết kế nhà ở, công trình dân dụng
    • Tường gạch mộc cho không gian nhà hiện đại
    • Thiết kế tường gạch cổ gần gũi với thiên nhiên
    • Độc đáo, cá tính với phương pháp trang trí bằng tường gạch thô
  • Những kiểu tường gạch thô được áp dụng vào kiến trúc hiện hành
    • Nhà cấp 4 xây gạch thô
    • Nhà vườn gạch mộc
    • Nhà gạch mộc mái ngói
    • Nhà ống gạch mộc

Gạch không trát là gì?

Gạch không trát hay còn được gọi là tường gạch thô, là loại gạch được sử dụng trong thiết kế xây dựng theo hình khối vừa phải. Tường gạch thường phẳng và vuông vức nhờ các mặt gạch có các cạnh vuông vắn và đẹp mắt không họa tiết không trang trí. Được đưa vào trong xây dựng và tiến hành xây trực tiếp mà không trát giữ nguyên hình khối của viên gạch. Thường loại gạch này được sử dụng xây tường là gạch tuynel hoặc gạch block.

Vì sao tường gạch không trát trở thành xu hướng thiết kế được yêu thích hiện nay?

Tường gạch không trát có độ bền cao

Trải qua quy trình sản xuất gạch hiện đại và đạt tiêu chuẩn cho từng viên gạch mới đưa vào xây dựng, do đó gạch không trát đạt các chỉ tiêu về chất lượng như Tiêu chuẩn Việt Nam về gạch rỗng đất sét nung, có khả năng chịu lực cao, chống thấm nước tốt, góp phần tạo nên độ bền chắc cho tổng thể kết cấu của công trình. Bên cạnh đó, ưu điểm nổi bật của dòng gạch này là khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả, phù hợp với điều kiện khí hậu nắng nóng và ô nhiễm tiếng ồn ở môi trường đô thị hiện nay. Chịu được cường lực nhiệt độ cao cũng như sự thay đổi và biến đổi khí hậu trên toàn cầu nên dòng gạch này càng ngày càng được ưu chuộng rộng rãi.

Nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình

Một đặc điểm nổi bật của tường gạch này là màu sắc gạch dỏ cam đặc trung hay màu bê tông đơn giản, không cầu kỳ, tông màu không quá sặc sỡ và dễ dàng kết hợp với thiết kế tổng thể ngôi nhà, tạo cảm giác hài hòa, thân thuộc. Tường gạch trần tuy có phần hơi thô, tổng thể không gây ấn tượng mạnh ngay từ ánh nhìn đầu tiên nhưng càng ngắm lâu, ngắm kỹ càng thấy được vẻ đẹp mộc mạc, ngọt ngào, ấm áp mà nó mang lại. Thời gian sử dụng dù có dài bao nhiêu cũng không lo lắng bị phai màu, càng để lâu thì gạch càng mang vẻ cổ kính, phong trần tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian sống.

Tiết kiệm chi phí xây dựng

Đúng như với tên gọi của nó, tường gạch được xây dựng từ các viên gạch và được sắp xếp tạo bố cục, bỏ qua được công đoạn xây và trát nên khi xây tường gạch không trát, gia chủ có thể tiết kiệm đáng kể chi phí cho các bước trát vữa, sơn tường hay ốp lát đồng thời giúp rút ngắn thời gian thi công công trình nhà ở.

Mặt khác, chi phí của gạch không trát cũng không quá cao, pù hợp với mọi gia đình Việt. Trên thị trường hiện nay cũng có đa dạng các loại gạch khác nhau và giá thành cũng khác nhau từ thấp đến cao cho bạn thỏa sức lựa chọn theo nhu cầu, mục đích sử dụng. Nhìn chung, giá gạch trần rẻ hơn nhiều so với các loại gạch ốp lát khác.

Chức năng của tường gạch

Tường gạch đóng vai trò giới hạn, là phần phân cách không gian bên ngoài và bên trong, phân chia các không gian chức năng trong nhà để phân chia thành các khu các phòng, của toàn bộ ngôi nhà. Chẳng hạn như bức tường ngăn cách giữa phòng khách và phòng ngủ, tường ngăn cách phân chia không gian giữa phòng khách và phòng bếp, nhà ăn.

Tường gạch là một trong những bộ phận chủ lực tham gia vào kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Nó giữ chức năng tương tự như một phần kết cấu trong xây dựng nhà cửa. Ngoài ra, tường còn góp phần thể hiện tính thẩm mỹ nổi bật của công trình xây dựng. Các bức tường trong nhà được sơn màu hay tô vôi đẹp đẽ. Một số trường hợp gia chủ còn lựa chọn decor trang trí nội thất tường nhà hoặc sử dụng giấy dán tường, decal dán tường với mục đích khiến cho bức tường “vô hồn” trở nên lộng lẫy, tinh xảo, hiện đại hoặc sang trọng hơn.

Các tiêu chí chọn gạch xây tường nhà ở dân dụng

Chọn Gạch Xây Tường Chuẩn
Chọn Gạch Xây Tường Chuẩn

Trên thị trường hiện có rất nhiều loại gạch để xây tường, tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng và vị trí của tường gạch xây mà việc lựa chọn gạch cũng khác nhau. Bao gồm gạch chỉ thông tâm, gạch chỉ thủ công đặc, gạch chỉ máy đặc, gạch ba-banh hay còn gọi là xỉ than, gạch đất ong, gạch 4 lỗ và 6 lỗ đất nung.

Để tạo tính thẩm mỹ cũng như độ an toàn cho công trình, các chủ thầu thường ưu tiên lựa chọn gạch đất nung, đây có thể nói là loại gạch chắc chắn, có chất lượng tốt giúp cho công trình của bạn kiên cố vàn vững chãi hơn. Bạn cũng đừng quên kiểm nghiệm chất lượng gạch và chọn đơn vị uy tín để mua gạch xây tường nhằm đảm bảo tuổi thọ cho tường gạch và chất lượng công trình.

Tiêu chuẩn xây tường gạch và cấu tạo của một viên gạch tiêu chuẩn của Việt Nam như sau:

  • Kích thước: 220 x 105 x 55mm.
  • Nặng: 2,5 – 3 kg/viên.
  • Cường độ chịu lực ép (Mac) của viên gạch máy R = 75 – 200kg/cm2.
  • Cường độ chịu lực ép của gạch thủ công: R = 35 – 75kg/cm2.

Chiều dài gạch tiêu chuẩn bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch cộng thêm mạch vữa 10mm. Khi xây dựng có thể quay dọc hoặc đặt ngang viên gạch để ăn khớp với nhau. Với vữa xây, vữa là vật liệu dùng để kết dính các viên gạch thành một khối. Chiều rộng vữa của tường xây gạch là 10 – 12mm.

Các tiêu chuẩn xây tường gạch chuẩn

Tiêu chuẩn xây tường gạch trong nhà ở

Có rất nhiều cách để đánh giá tiêu chuẩn của tường gạch trong nhà ở, nhưng cách phổ biến nhất mà mọi người thường dùng để đánh giá chuẩn xác nhất đó là dựa vào số lượng gạch tường, cụ thể như sau:

  • Tường đơn hay còn gọi là tường một gạch, độ dày đạt chuẩn là 10,5cm, nếu gồm cả lớp vữa trát 2 bên thì tăng lên đến 10 – 14cm. Tường hay còn gọi là tường 10 hay tường con kiến.
  • Tường 2 gạch có độ dày trung bình khoảng 22cm, bao gồm cả vữa trát là 25cm. Tường này còn có tên gọi khác là tường 22 hay tường đôi.
  • Tường 3 gạch hay còn được gọi là tường 33 có độ dày tầm 33,5cm bao gồm cả vữa trát là 37cm. Tường gạch này thường được ứng dụng trong xây nhà cao hơn 3 tầng hoặc xây tường móng.
  • Tường 4 gạch có độ dày 45cm bao gồm cả vữa là 48cm.
  • Chiều cao của tường phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định dưới tác dụng của tải trọng đứng và tải trọng ngang để công trình có thể chịu lực và không bị đổ, không bị nứt hay biến dạng trong quá trình sử dụng.
  • Với mác vữa 75, 50 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 20
  • Với mác 25 thì tỉ lệ cao/dày (H/d) chỉ nên <= 13

Trong quá trình xây tường gạch, để giảm được số lượng chặt gạch, giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo phát huy được tối ưu và giúp cho công trình của bạn kiên cố và vững chãi hơn thì chiều dài của tường tốt nhất nên bằng bội số chiều dài của viên gạch cộng thêm chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm.

Tiêu chuẩn của 1m2 tường gạch thông thường

Với tường 10 (không bao gồm trát)

  • Số lượng gạch: Tùy từng loại gạch mà có thể dao động từ 55 viên – 70 viên.
  • Cát: 0,02-0,05 m3.
  • Xi măng để xây: 5kg.

Với tường 10, các bạn sẽ cần khoảng 12kg xi măng để trát và gấp đôi nếu là tường đôi, cứ thế nhân lên sẽ biết được khối lượng nguyên vật liệu để xây dựng.

Với tường 20 (không bao gồm trát)

  • Số lượng gạch: Dao động 110 – 170 viên tùy loại gạch
  • Cát: Khoảng 0,04-0,08m3
  • Xi măng xây: Khoảng 10kg
Các Tiêu Chuẩn Khi Xây Gạch Tường
Các Tiêu Chuẩn Khi Xây Gạch Tường

Tiêu chuẩn khi thi công xây tường

Trong xây dựng, thì cũng cần đặt ra các tiêu chuẩn riêng biệt, nhằm đánh giá chất lượng và mức độ hàn thành của công trình. Để đảm bảo tường gạch chất lượng, an toàn, đúng quy cách tiêu chuẩn cần tuân theo những yêu cầu kỹ thuật sau:

  1. Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực, tác dụng vào khối xây, phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.
  2. Mạch vữa phải vuông góc với nhau, tuyệt đối không được trùng nhau và phải lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc. Không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang hay hình tam giác ở góc khối xây.
  3. Sau khi khung bê tông cốt thép đã được hình thành, toàn bộ cốt pha sàn, dầm, hệ giằng chống đã được tháo dỡ hoàn toàn khi đó tường gạch mới được phép thực hiện. Bắt đầu xây dựng từ tầng dưới và lên các tầng trên.
  4. Phải có sự phân chia công việc rõ ràng và phối hợp nhịp nhàng giữa thợ chính và thợ phụ, đảm bảo công việc được thực hiện liên tục, trơn tru và không bị ngắt quãng. Đội ngũ công nhân chia thành tổ và phân công theo từng giai đoạn thi công.
  5. Mạch vữa dao động từ 8-12mm, mạch ngang phải dày hơn và vuông góc mạch dọc, đồng thời đảm bảo mạch no vữa. Không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây. Việc này sẽ giúp điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
  6. Ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên hoặc xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ thật kỹ để tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.
  7. Điều tối kỵ trong xây tường gạch là trùng mạch, do đó các mạch vữa phương đứng không được tiếp giáp nhau mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.
  8. Trường hợp xây đè tường cũ phải tiến hành vệ sinh tường cũ trước khi xây để đảm bảo tính liên kết giữa lớp gạch cũ và gạch mới. Hạn chế va chạm sau khi xây xong để khối xây đạt được cường độ nhất định.
  9. Trong khi xây, nên chú ý chừa những lỗ trống trên tường để sau này tiện cho việc lắp đặt các thiết bị như cửa, đèn, quạt, đường dây điện, ống nước.

Phân loại các loại tường xây bằng gạch

Theo kết cấu công trình

Tường chịu lực: Tường chịu lực thường thấy trong các ngôi nhà cổ có bề dày từ 220mm đến 330mm hoặc thậm chí có thể dày hơn. Là loại tường phải chịu trọng lượng của chính mình cộng với tải trọng của các kết cấu khác như sàn, mái và chịu tác động của ngoại lực (gió, bão,…). Tường có bề dày từ 220mm đến 330mm hoặc thậm chí có thể dày hơn.Loại tường này khi xây không được sử dụng gạch lỗ rỗng mà phải dùng tới gạch đặc. Tường chịu lực dày tối tiểu 220mm (tức 2 hàng gạch). Mạch vữa phải đặc, chắc chắn không có lỗ rỗng.

Tường tự mang: là tường chỉ chịu trọng lượng bản thân. Thường sử dụng làm vách ngăn để phân chia ngôi nhà thành các không gian khác nhau. Một ưu điểm nổi bật là loại tường này có thể phá dỡ mà không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, trong khi phá bỏ tường chịu lực mà không có biện pháp lý lại hết sức nguy hiểm.

Theo độ dày của tường

Theo độ dày của tường người ta chia ra làm 2 loại:

  • Tường đôi: độ dày bằng chiều rộng của 2 viên gạch xây, khoảng 22cm.
  • Tường đơn: có thể gọi là tường con kiến, với độ dày bằng chiều rộng của một viên gạch là 11 cm.

Theo phương pháp hoàn thiện bề mặt

The phương pháp hoàn thiện bề mặt người ta chia từng làm 2 loại là tường trát vừa và tường gạch trần.

Xây tường gạch không trát cần lưu ý gì?

Chọn gạch phù hợp với từng không gian

Việc đầu tiên, gia củ cần xem xét tổng thể ngôi nhà, những khu vự nào cần sử dụng gạch như thế nào cho phù hợp. Mỗi khu vực sẽ có những chất liệu gạch và màu sắc khác nhau. Đây là công đoạn đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều tường gạch xây không trát trong không gian gia đình mình, bởi rất dễ khiến công trình trở nên nặng nề và có phần thô. Thay vào đó, hãy sử dụng chúng cho một vài mảng tường để tạo điểm nhấn ở phòng khách hoặc khu vực hành lang…

Đo góc thật chuẩn

Trước khi tiến hành thi công bất kỳ công trình nào thì đội thợ cần dùng thước đo căn các góc thật chuẩn xác. Bằng không, trong quá trình xây dựng dễ bị méo, lệch tường, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới cấu trúc tổng thể của ngôi nhà.

Thi công cẩn thận và tỉ mỉ

Về cơ bản, quá trình xây tường gạch không trát khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu trong quá trình xây dựng chẳng may để xảy ra sai sót thì rất dễ hình thành nên những bức từng thô kệch, thiếu hài hòa, gây mất thẩm mỹ và thậm chí là ảnh hưởng đến tổng thể không gian chung của ngôi nhà.

Do đó, quá trình thi công cần được đảm bảo cẩn thận và tỉ mỉ, sao cho những viên gạch được gắn vuông vắn, hài hòa nhất. Sau thi công, gia chủ nên một lần nữa kiểm tra lại toàn bộ phần gạch đã xây để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho tường gạch và không gian ngôi nhà.

Kiểm tra lại toàn bộ sau khi hoàn thiện

Một công đoạn không thể thiếu trong bất kì công trình thi công nào đó là nghiệm thu, thợ thi công sau khi hoàn thiện tất cả các bước trên sẽ phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ phần gạch đã xây xem đã đáp ứng các tiêu chí chưa. Cùng với đó, phải lấy cán bay để lọc hết những phần vữa thừa để tránh gây mất thẩm mỹ cho tường gạch trần về sau. Cuối cùng, cần để tường gạch khô tự nhiên.

Tạo sự hài hòa với tổng thể không gian

Để tường gạch trông được đẹp mắt và thực sự chỉnh chu thì sự hài hòa với tổng thể không gian là điều vô cùng quan trọng đối với việc thiết kế. Để được như thế, bạn cần chú ý tới màu sắc, kiểu dáng của đồ nội thất. Tường gạch không trát có thể kết hợp với nội thất có kiểu dáng khác nhau, từ những mẫu sofa hiện đại đến bộ bàn ghế gỗ mộc mạc, đơn giản. Mảng tường ốp gạch trần ấm áp tương phản với đồ kim loại sáng bóng và lạnh trong phòng bếp tạo sự cân bằng cho không gian.

Chống thấm cho tường gạch không trát

Mộ đặc điểm của tường gạch không trát là khả năng thấm ẩm thường cao hơn rất nhiều so với tường đã được trát vữa. Vì vậy công đoạn chống thấm cho tường gạch không trát là vô cùng quan trọng. Nếu không chống thấm, khi nước thấm vào gạch theo thời gian sẽ khiến gạch bị mục, lâu dần xuống cấp, ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể công trình.

Một số kiểu xếp gạch

  • Cách xếp kiểu gạch không cần pallet
  • Cách xếp gạch lên pallet
  • Cách xếp dùng xe nâng kẹp gạch
  • Xếp gạch bằng máy

Kích thước tường gạch

Chiều cao của tường gạch bao nhiêu?

Chiều cao của tường gạch phụ thuộc nhiều vào độ cao của công tình hay mác vữa.

  • Với mác vữa 75 và 50 thì tỷ lệ chiều cao/chiều dày (H/d) chỉ nên bé hơn hoặc bằng 20.
  • Với mác 25 thì tỷ lệ chiều cao/chiều dày(H/d) chỉ nên bé hơn hoặc bằng 13.

Chiều dài tường gạch bao nhiêu?

Chiều dày và chiều cao của tường ảnh hưởng trực tiếp và đóng vai trò quyết định đến chiều dài của tường:

  • Nếu L = 1-2H (H là chiều cao của tường) thì nên tăng cường trụ đứng hoặc làm tường vuông góc.
  • Chiều dài tường gạch nên bằng bội số giữa chiều dài viên gạch cộng chiều dày mạch vữa 1 ÷ 1,2cm. Như thế sẽ giảm được lượng chặt gạch.

Nguyên tắc và kỹ thuật xây tường gạch trong các công trình xây dựng

Khối xây gạch , đá chỉ chịu lực tốt theo phương thẳng đứng . Nên tránh xây nghiêng lệch , méo mó sẽ làm giảm khả năng chịu lực của tường.

Khối xây bằng phẳng , vuông vức làm tăng tính thẩm mỹ , giảm nguyên vật liệu và nhân công ở giai đoạn hoàn thiện ( tô , trát…)

Tuyệt đối không được trùng mạch ngang. cho phép trùng mạch dọc tới 4-5 hàng gạch. Để tránh hiện tượng này người ta dùng cách khoá mạch .Cứ 3 đến 5 hàng gạch dọc thì sẽ có một hàng gạch ngang. Viên gạch ngang phải là gạch đặc ( gạch đinh ) để chống thấm cho tường và tránh hiện tượng bị tụt đinh.

Nguyên Tắc Và Kỹ Thuật Xây Tường Gạch Trong Các Công Trình Xây Dựng
Nguyên Tắc Và Kỹ Thuật Xây Tường Gạch Trong Các Công Trình Xây Dựng

Khi xây tường 220, hàng gạch dưới cùng bao giờ cũng phải quay ngang. Viên gạch quay ngang sẽ phân bố lại mạch xây và chia đều tải trọng sang 2 bên

Thông thường , người ta sản xuất gạch có chiều dài bằng 2 lần chiều rộng và bằng 3 lần chiều dày tính cả mạch vữa (10mm). Vì vậy khi thiết kế , nên cố gắng khai thách yếu tố này để khối xây được đẹp , tiết kiệm nhân công cắt gạch.

Không được xây tường quá cao (3-4m) nếu không có khung bê tông chịu lực.

Xây theo đợt cao khoảng 1,2 – 1,5m , đợi mạch vữa khô rồi mới xây tiếp . Mach vữa ướt không chịu được tải trọng nặng, dễ bị chảy xệ.

Lưu ý cách trộn vữa xây tường

  • Trộn đều cát và xi măng theo tỷ lệ đã chọn cho đến khi đồng nhất. Sau đó cho nước sạch vào từ từ và trộn đều cho đến khi đạt được hỗn hợp vữa có độ nhão vừa phải (cảm nhận theo kinh nghiệm).
  • Nếu vữa quá khô sẽ khó thi công, không điều chỉnh viên gạch được, nhanh bị đông cứng, nếu cần phải điều chỉnh hoặc đặt lại viên gạch thì vữa sẽ mất độ kết dính.
  • Nếu quá nhão thì gạch xây sẽ bị chảy xệ. không giữ vững được vị trí cần đặt, khó lấy được thẳng và phẳng. Vữa quá ướt khi đông cứng sẽ không đạt được độ chắc khoẻ tốt nhất.
  • Thời gian sử dụng vữa tốt nhất sau khi trộn không quá 1h.
Mạch Xây Tường Gạch
Mạch Xây Tường Gạch

Những lưu ý về mạch vữa khi xây tường

  • Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.
  • Chiều rộng mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
  • Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây.

Hướng dẫn các bước xây tường gạch đúng kỹ thuật

Chuẩn bị mặt bằng, dụng cụ thi công

Bước chuẩn bị này rất quan trọng, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của cả công trình của bạn. Vì vậy bạn cần vệ sinh làm sạch mặt bằng cần xây dựng cũng như các dụng cụ thi công sẽ được vệ sinh, làm sạch trước khi thực hiện thi công. Vệ sinh vị trí thi công, chuẩn bị chỗ để vật liệu, gạch, xi măng, cát, vữa. Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây như hộc gỗ hoặc hộc tôn.

Khi thực hiện tiêu chuẩn xây tường đúng kỹ thuật cần chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu (kích thước 50x50x40cm). Đồng thời chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt và nguồn nước để bắt đầu thi công.

Phương pháp trộn vữa

Vữa là một yếu tố vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo chất lượng, độ bền cho công tình tường gạch, công trình nhà. Vữa sẽ gồm cát và xi măng, được công nhân đong theo khối lượng có sẵn hoặc được giám sát công trình đồng ý.

Tiếp đó sử dụng máy trộn vữa loại B 251 hoặc tiến hành bằng tay trộn khô theo tỉ lệ sau đó mới chuyển đến vị trí xây rồi mới trộn nước để tiến hành xây dựng.

Tiến hành thi công xây tường đúng tiêu chuẩn

Tiến Hành Thi Công đúng Tiêu Chuẩn
Tiến Hành Thi Công đúng Tiêu Chuẩn
  1. Đây là bước quan trọng nhất, cần phải làm đúng quy trình và chuẩn xác nhất thì mới đảm bảo được tường gạch đẹp và vững chắc. Đầu tiên làm sạch bề mặt, sau đó tiến hành lấy mốc và trải lớp vữa dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm.
  2. Tiếp theo, xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô. Sau đó, xây tường phía trên lanh tô và tiến hành cắt kích thước gạch cho phù hợp với gối xây.
  3. Kiểm tra lại gạch, nếu gạch khô phải tiến hành tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa, như vậy sẽ tạo liên kết tốt trong xây dựng. Sau đó, tiến hành xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau. Sử dụng giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi kiểm tra thường xuyên để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng.

Khi thực hiện những tiêu chuẩn xây tường gạch, mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng. Có 1 số cách xây là 3 dọc 1 ngang, 5 dọc 1 ngang, hay 1 dọc 1 ngang…

Đến vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm phải tiến hành xây xiên, xây bằng gạch đinh và kết hợp miết hồ các lỗ trống để tránh tình trạng tường bị nứt về sau. Ở vị trí tiếp giáp giữa tường với mặt trên của đà, bạn nên xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.

Các định mức xây tường gạch

Để thi công xây tường gạch cần bao nhiêu viên gạch

Định mức xây tường gạch ống 110

  • Tường 10 có độ dày 110mm đúng bằng chiều dài viên gạch nên khi xây sẽ chồng các viên gạch lên nhau theo 1 hàng.
  • Chiều dày tường 110 sẽ bằng: bề dày gạch 100 mm + bề dày lớp vữa 2 bên khi trát tường ( 5mm x 2 = 10mm ) = 110 mm.
  • Thông thường thì xây 1m2 tường 10 sẽ sử dụng hết khoảng 55 viên gạch.

Định mức gạch xây loại tường gạch ống 220

Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị Chiều dày 30 cm
Chiều cao 16 m
Xây tường thẳng Vật liệu Gạch viên 550
Vữa m3 0.29
Vật liệu khác % 6.0
Nhân công 3.5/7 công 1.97
Máy thi công Máy trộn 80l ca 0.036
Máy vận thăng 0.8T ca 0.04
Vận thăng lồng 3T ca
Cẩu tháp 25T ca
Cẩu tháp 40T ca
Máy khác % 0.5

Để thi công xây tường cần bao nhiêu viên gạch?

Định mức xây tường 200 cần khoảng 110 viên gạch cho 1m2. Tuy nhiên thực tế tại công trình cho thấy đối với tường 200 trung bình cần 150 đến 158 viên gạch hoặc có thể hơn.

Định mức xây tường gạch ống 8x8x18 và các loại gạch khác

Tường 1m2

  • Xây tường bằng loại gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch ống 10x10x20 cm là 35 viên & 48 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch thẻ 5x10x20 cm là 70 & 48 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch ống 8x8x19 cm là 46,5 viên & 36 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống câu gạch thẻ dày 20 cm bằng gạch thẻ 4x8x19 cm là 93 viên & 36 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống dày 10cm 8x8x19 cm là 58 viên & 43 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống dày 20cm 8x8x19 cm là 118 viên & 51 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống dày 10cm 10x10x20 cm là 46 viên & 15 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống dày 20cm 10x10x20 cm là 90 viên & 33 lít vữa.

Tường 1m3

Tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của công trình cần xây dựng mà người ta sẽ lựa chọn những loại gạch:

  • Xây tường bằng loại gạch ống dày >30 cm 8x8x19 cm là 640 viên & 268 lít vữa.
  • Xây tường bằng loại gạch ống dày >30 cm 10x10x20 cm là 443 viên & 169 lít vữa.

Định mức xây loại gạch ba banh

  • Gạch ba banh thường có kích thước là 220×450 mm (2 ngang bằng một dọc), do đó chúng ta có thể tính ra được 1m2 diện tường xây sẽ dùng 10 viên gạch ba banh. Vậy ví dụ 1 mẫu nhà cấp 4 với diện tích 60m2 thì sẽ phải đóng khoảng 600 viên gạch.
  • Kích thước gạch loại nhỏ 110x140x280 mm thì 1m2 diện tường xây sẽ dùng khoảng 25 viên gạch, từ đó có thể tính được tổng số viên gạch để thi công xây nhà.

Định mức thi công xây gạch không nung

  • Công tác sử dụng gạch không nung được sử dụng để lập đơn giá xây dựng công trình; Làm cơ sở xác định dự toán chi phí xây dựng, tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình. Và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  • Đối với các loại gạch bê tông mã hiệu AE.82260; AE.82270; AE.82280; khi xây các bộ phận kết cấu khác thì mức hao phí nhân công được nhân với hệ số điều chỉnh K = 1,2.
  • Chiều cao ghi trong định mức dự toán là chiều cao tính từ cốt ± 0.00 theo thiết kế công trình đến cốt ≤ 4m; ≤ 16m; ≤ 50m và từ cốt ± 0.00 đến cốt > 50m.

Định mức thi công xây gạch xi măng cốt liệu

Loại công tác Đơn vị tính Vật liệu dùng cho 1 đơn vị định mức
Loại vật liệu Quy cách Đơn vị Số lượng
Xây tường gạch ống dày 20cm 1m2 Gạch ống 8x8x19 Viên 58
Xây tường gạch ống dày > 30cm 1m2 Gạch ống 8x8x19 Viên 640
Xây tường gạch ống dày 10 cm 1m2 Gạch ống 10x10x20 Viên 46
Xây tường gạch thẻ dày 20cm 1m2 Gạch ống  10x10x20 Viên 35

Các mẫu tường gạch không trát cho từng không gian chức năng

Tường gạch trần cho mặt tiền ngôi nhà

Tường Gạch Trần Cho Mặt Tiền Ngôi Nhà
Tường Gạch Trần Cho Mặt Tiền Ngôi Nhà

Tường gạch trần trong phòng khách

Tường Gạch Trần Trong Phòng Khách
Tường Gạch Trần Trong Phòng Khách

Tường gạch trần trong phòng ngủ

Tường Gạch Trần Trong Phòng Ngủ
Tường Gạch Trần Trong Phòng Ngủ

Tường gạch trần trong phòng làm việc

Tường Gạch Trần Trong Phòng Làm Việc
Tường Gạch Trần Trong Phòng Làm Việc

Tường gạch trần ở mặt sau, tường rào

Tường Gạch Trần ở Mặt Sau, Tường Rào
Tường Gạch Trần ở Mặt Sau, Tường Rào

Xây tường gạch thô cho nhà bếp

Xây Tường Gạch Thô Cho Nhà Bếp
Xây Tường Gạch Thô Cho Nhà Bếp

Xây tường mộc mạc cho quán cà phê

Xây Tường Mộc Mạc Cho Quán Cà Phê
Xây Tường Mộc Mạc Cho Quán Cà Phê

Mẫu tường gạch trắng đẹp và ấn tượng

Một màu trắng nhãn nhặn và sang trọng sẽ làm nổi bật thiết kế tường gạch của bạn, những mảng tường được nhấn nhá vô cùng hiện đại sang trọng và huyền bí.

Boho Chic

Tường Gạch Trắng Boho Chic Hiện đại
Tường Gạch Trắng Boho Chic Hiện đại

High Contrast – (Độ tương phản cao)

Tường Gạch Trắng High Contrast Mang Lại độ Tương Phản Cao
Tường Gạch Trắng High Contrast Mang Lại độ Tương Phản Cao

Industrial Style – (Phong cách Công nghiệp)

Tường Gạch Trắng Industrial Style Mang Vẻ đẹp Huyền Bí
Tường Gạch Trắng Industrial Style Mang Vẻ đẹp Huyền Bí

Light and Airy – (theo hướng sáng sủa và thoáng mát)

Tường Gạch Trắng Light And Airy độc đáo
Tường Gạch Trắng Light And Airy độc đáo

Rustic Flair

Tường Gạch Trắng Rustic Flair Tinh Tế
Tường Gạch Trắng Rustic Flair Tinh Tế

Scandinavian

Tường Gạch Trắng Scandinavian Sang Trọng
Tường Gạch Trắng Scandinavian Sang Trọng

Những cách áp dụng tường gạch thô vào thiết kế nhà ở, công trình dân dụng

Tường gạch mộc cho không gian nhà hiện đại

Gạch không trát là vật liêu rất phổ biến trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong những dạng công trình dân dụng và thông dụng nhất trong kiến trúc nhà ở. Ngày nay, gạch không trát không đóng vai trò là vật liệu tạo khối kiến trúc mà còn được sử dụng trong thiết kế trang trí không gian nhà hiện đại với các mảng tường gạch mộc. Với vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi của tường gạch mộc sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các không gian ấm cúng và vững chãi. Đồng thời với các gam màu trung tính của tường gạch không trát sẽ giúp các gia chủ dễ dàng kết hợp với đồ nội thất, do dó các ngôi nhà hiện đại ngày nay sử dụng tường gạch mộc như một loại vật liệu trang trí quan trọng cho kiến trúc nội thất và ngoại thất.

Thiết kế tường gạch cổ gần gũi với thiên nhiên

Gạch không trát mang vẻ đẹp cổ điển và ngẫu nhiên không theo bất cứ quy luật nào, được ứng dụng trong thiết kế tường gạch cổ để trang trí nhằm tạo nên một không gian mộc mạc hoài niệm giữa cuộc sống đô thị nhộn nhịp. Các thiết kế tường gạch không trát thường được sử dựng rộng rãi trong các không gian nhà hàng, các cửa hàng cũng như các quán cà phê.

Độc đáo, cá tính với phương pháp trang trí bằng tường gạch thô

Gạch thô được biết đến với vai trò là vật liệu phổ biến trong quá trình xây dựng, tuy nhiên càng về sau gạch thô được ứng dụng với chức năng thiết kế trang trí nhà ở là ốp tường trang trí bằng tường gạch thô. Màu mộc của tường gạch thô từ ngôi nhà cũ tái hiện gam màu của những vật dụng đầy tính hoài niệm kết hợp hài hòa giữa cũ và mới, không chỉ đem đến một không gian ấm áp và bình dị, những bức tường gạch thô còn tạo ra nét quyến rũ độc đáo mà không kém phần nổi bật cho không gian sống hiện đại ngày nay. Thiết kế tường gạch thô thường được ốp tường cho các không gian như phòng ngủ, phòng khách hoặc nhà bếp… Bởi vẻ đẹp thô mộc tự nhiên của đất gạch nung có thể dễ dàng kết hợp với các chất liệu khác trong trang trí nhà.

Những kiểu tường gạch thô được áp dụng vào kiến trúc hiện hành

Nhà cấp 4 xây gạch thô

Nhà cấp 4 gạch mộc tưởng chừng đơn giản, nhàm chán nhưng lại mang tới không gian độc đáo, phá cách mạnh mẽ. Nhà cấp 4 gạch mộc còn được gọi là nhà cấp 4 gạch thô. Khi xây dựng, gạch sẽ được để trần, không sơn trát.

Nhà Cấp 4 Gạch Mộc
Nhà Cấp 4 Gạch Mộc

Nhà vườn gạch mộc

Mẫu nhà vườn gạch mộc mang tới sự tinh tế độc đáo. Không cần phải quá khoa trương hay cầu kỳ, chỉ với những chậu cây nhỏ xinh, mái đỏ ấn tượng đã tạo nên một nét rất riêng của căn nhà vườn gạch mộc.

Nhà Vườn Gạch Mộc
Nhà Vườn Gạch Mộc

Nhà gạch mộc mái ngói

Nhà gạch mộc mái ngói cũng là một phong cách nhà ở rất được ưa chuộng hiện nay. Sự pha trộn tinh tế giữa nét truyền thống và hiện đại đã tạo nên không gian sống lý tưởng. Một nét đẹp khó có thể hòa lẫn.

Gạch Mộc Mái Ngói
Gạch Mộc Mái Ngói

Nhà ống gạch mộc

Không chỉ có nhà cấp 4, nhà vườn, nhà mái ngói được xây dựng theo kiểu nhà gạch mộc mà nhà ống cũng ứng dụng phong cách thiết kế này. Mẫu nhà ống được xây dựng như một khối hình hộp. Vẻ ngoài đơn giản, xen lẫn là các ô cửa kính vuông lấy ánh sáng cho ngôi nhà. Tổng thể ngôi nhà mang tới nét đẹp phá cách, đặc biệt còn rất tiết kiệm chi phí trong quá trình xây dựng.

Nhà ống Gạch Mộc
Nhà ống Gạch Mộc

Trên đây là những chia sẻ của CityA Homes liên quan đến tiêu chuẩn xây tường gạch chuẩn, đảm bảo chất lượng, độ bền của công trình giúp bạn kiểm soát quá trình thi công, nghiệm thu diễn ra thuận lợi hơn. Chúc bạn sẽ có những công trình thật vững chắc và đạt tiêu chuẩn nhé!

Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với CityA Homes thông qua các kênh sau:

  • Hotline: 0905 389 389
  • Email: [email protected]

CityA Homes hiện đang có chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng thiết kế nhà Đà Nẵng. CityA Homes sẽ hỗ trợ quý khách 24/24h với cam kết chất lượng tốt nhất!

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xây Tường 200