Tiêu Chuẩn Xây Tường Gạch Nhà ở Dân Dụng Mà Bạn Nên Biết

Một ngôi nhà đẹp trước hết phải là một ngôi nhà đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bộ phận có tính quyết định đến sự an toàn của ngôi nhà chính là tường bao xung quanh. Với vật liệu chính để xây tường là gạch, khi thi công một công trình cần chú ý đến những đặc điểm của gạch như về kích thước, chất lượng hay việc xây dựng sao cho đúng quy chuẩn để có độ bền cao về sau. Qua bài viết này Nội thất An Hưng sẽ chia sẻ với bạn tiêu chuẩn xây tường gạch nhà ở dân dụng, hãy cùng theo dõi ngay bây giờ nhé!

Như đã nói ở trên, tường là phần quan trọng, là khung xương của ngôi nhà, quyết định đến tính an toàn về lâu dài. Theo cách hiểu cơ bản nhất, tường là phần chịu lực tạo ra độ cứng, bao che, ngăn chắn giữa không gian bên trong nhà và không gian thiên nhiên bên ngoài công trình. Dù có là nhà ở thường, nhà ở cao cấp hay bất cứ một công tình nào đi chăng nữa thì việc xây tường gạch cũng đảm bảo cho ngôi nhà được an toàn. Chính bởi tầm quan trọng đó mà các thông số kỹ thuật, việc nắm rõ một số tiêu chuẩn cơ bản khi xây dựng sẽ giúp bạn có một nhà đảm bảo độ an toàn và sử dụng được lâu dài.

1. Chọn gạch tiêu chuẩn xây tường nhà ở dân dụng

Có rất nhiều loại gạch được xây tường được dùng hiện nay nhưng phổ biến hơn cả vẫn là loại gạch là từ đất nung như gạch đặc không lỗ, gạch chỉ có lỗ,gạch thông tâm,… Mới đây loại gạch không nung được sử dụng ngày càng phổ biến với nhiều những đặc tính nổi trội, phù hợp nhu cầu sử dụng của nhiều công trình.

Bằng mắt thường bạn có thể nhận thấy gạch đất nung ở từng lô gạch khác nhau sẽ cho những màu sắc chênh lệch nhau. Khi nung nóng sẽ xuất hiện một vài màu như màu đỏ, màu cam hay màu đỏ sẫm nhưng đâu mới là loại gạch tốt nhất? Có thể nói, xét trên thực tế quá trình xây dựng gạch đỏ cam là gạch được nhận xét là nung chuẩn xác nhất, gạch có màu đỏ cho thấy trong quá trình nung đã quá lửa, màu cam cho thấy gạch chưa đủ chín,…

Đồng thời bạn cũng cần lưu ý đến việc kiểm nghiệm độ chắc chắn, chịu lực của gạch. Hãy dùng lực đậm vỡ gạch, nếu gạch khi đập có tiếng trầm, ấm, bột sét rỉ xuống đất, cạnh mủn thì đây là gạch kém chất lượng. Nên chọn loại gạch có tiếng vang, trong, cạnh vỡ sắc bén, không vụn,…

Kích thước tiêu chuẩn để xây tường gạch cụ thể là:

  • Kích thước gạch khoảng 22cmx10.5cmx505cm.
  • Độ nặng của gạch là khoảng 2.5-3kg/viên.

Chiều dài của gạch tiêu chuẩn bằng 2 lần chiều rộng của viên gạch và cộng thêm với 10mm mạch vữa.

2. Nguyên tắc xây gạch trong nhà ở dân dụng

Khi xây gạch tường nhà cần xây các hang gạch cần phải đảm bảo ngang bằng, đứng thẳng, nằn trên một mặt phẳng, vuông góc, không trùng mạch vữa, đặc chắc, mạnh no đầy. Xây từ dưới xây lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, bên trong xây sau.

Để tránh hiện tượng trùng mạch tức là các mạch ở hàng gạch trên dưới trùng nhau. Để tránh được việc trùng mạch, tăng độ bền người ta sẽ dùng cách khóa mạch. Cứ 3-5 hàng gạch dọc sẽ có một hàng gạch ngang. Viên gạch ngang phải là gạch đặc (gạch đinh) để chống thấm cho tường và tránh được hiện tượng bị tụt đinh. Trong tường hợp không dùng gạch nagng để khóa mạch thì có thể dùng thép tăng cường để liên kết các hàng gạch với nhau.

Xây theo đợt cao khoảng 1,2 – 1,5m , đợi mạch vữa khô rồi mới xây tiếp . Mach vữa ướt không chịu được tải trọng nặng , dễ bị chảy xệ. Các bức tường dài , chia theo phân đoạn phù hợp để xây . Chỗ nối tiếp các phân đoạn với nhau , nên dùng mỏ giật cấp. Khi xây phải biết chọn viên gạch đúng tiêu chuẩn và đúng vị trí. Khi cầm viên gạch trong tay cần phải xoay viên gạch xem mặt nào cân đối, vuông vắn thì đặt phía ngoài.

Khi xây viên gạch phải đặt thật bằng phẳng, rải vữa đều, không nên một bên dày, một bên mỏng làm cho viên gạch bị nghiêng. Khi xây xong một viên gạch phải ngắm xem nó có bằng phẳng không, mặt gạch có thẳng theo dây không, nếu cao hơn, thấp hơn hoặc thò ra, thụt vào quá nhiều thì phải điều chỉnh ngay.

Đặc biệt để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây tường phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi. Cạch dưới của viên gạch phải đều với cạnh trên của viên gạch ở lớp dưới.

3. Phân loại các loại tường xây bằng gạch

Theo kết cấu công trình

- Tường chịu lực: là tường phải chịu trọng lượng bản thân và tải trọng của các kết cấu khác như sàn, mái và chịu tác động của ngoại lực (gió, bão,...). Tường chịu lực thường thấy trong các ngôi nhà cổ có bề dày từ 220mm đến 330mm hoặc thậm chí có thể dày hơn .

Loại tường này khi xây không được sử dụng gạch lỗ rỗng mà phải dùng tới gạch đặc. Tường chịu lực dày tối tiểu 220mm (tức 2 hàng gạch). Mạch vữa phải đặc, chắc chắn không có lỗ rỗng.

- Tường tự mang: là tường chỉ chịu trọng lượng bản thân. Đóng vai trò vách ngăn chia ngôi nhà thành các không gian khác nhau. Loại tường này có thể phá dỡ mà không ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, trong khi phá bỏ tường chịu lực mà không có biện pháp lý lại hết sức nguy hiểm.

Theo độ dày của tường

- Tường đôi: độ dày bằng chiều rộng của 2 viên gạch xây (220mm)

- Tường đơn: có thể gọi là tường con kiến, với độ dày bằng chiều rộng của một viên gạch (110mm).

Theo phương pháp hoàn thiện bề mặt:

- Tường trát vữa.

- Tường gạch trần.

3. Lưu ý về cách trộn vữa xây tường trong nhà ở dân dụng

Không chỉ cần chú ý đến việc xây đặt gạch ra sao cho hợp lý mà việc trộn vữa cũng rất quan trọng. Trộn đều cát và xi măng theo tỷ lệ đã chọn, sau đó cho nước sạch vào từ từ và trộn đều cho đến khi đạt được hỗn hợp có độ nhão vừa phải. Tuy nhiên không có thước đo rõ ràng cho việc này mà người thợ cần cảm nhận theo kinh nghiệm.

Nếu trong trường hợp vữa quá khó sẽ rất khó có thể thi công, không điều chỉnh được viên gạch như ý, vữa nhanh đông cứng. Chính vì thế cần cho tỷ lệ nước trộn vữa hợp lý. Nếu quá nhão thì gạch sẽ chảy xệ, không giữ vững được vị trí cần đặt gạch, vữa lâu khô, khó lấy được vị trí thẳng và phẳng như mong muốn. Đồng thời khi vữa khô sẽ rất khó lấy được độ chắc khỏe tốt nhất. Đặc biệt lưu ý thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn là không quá 1 tiếng.

4. Lưu ý về mạch vữa khi xây tường nhà ở dân dụng

Chiều rộng mạch vữa ngang khoảng 15-20mm và chiều rộng mạch vữa đứng là 8-12mm. Mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng. Các mạch vữa xây theo chiều ngang hay dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang hay hình tam giác trong một đường xây.

5. Yêu cầu về trình tự khi xây tường gạch nhà ở dân dụng

  • Cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để thực hiện quá trình xây dựng.
  • Vệ sinh làm sạch vị trí xây dựng trước khi xây.
  • Chuẩn bị chỗ để vật liệu: gạch, vữa.
  • Chuẩn bị nguồn nước thi công trộn vữa.
  • Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa.

Đặc biệt sau khi người thợ xây xong tường cần dùng bay cạo vữa thừa ra ngoài mạch nhưng mặt tường vẫn không sạch, còn rơi lại vữa thừa. Sau khi xây xong một tầng giàn giáo cần dùng chổi quét sạch mặt tường. Nếu không làm sạch tường thì có thể vữa rơi trên mặt tường sẽ đông cứng, sẽ rất khó làm sạch về sau, gây khó khăn cho quá trình trát tường và trang trí về sau.

Trên đây là những lưu ý của Nội thất An Hưng gửi đến bạn đọc về tiêu chuẩn xây tường gạch nhà ở dân dụng, với những gì chúng tôi chia sẻ hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức về việc xây dựng tường gạch cho nhà ở.

Từ khóa » Tiêu Chuẩn Xây Tường 100