Tiêu Diệt địch Hại Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Bằng Cây Anamu - Tép Bạc

Cùng sống trong môi trường ao nuôi, nếu động vật hoang dã có mật độ cao, chúng có thể cạnh tranh oxy và nguồn thức ăn nhân tạo do con người đưa xuống, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi và hạn chế sinh trưởng của vật nuôi.

Ấu trùng chuồn chuồn có thể tồn tại trong nước từ 1 – 3 năm và chúng ăn côn trùng trong nước, động vật không xương sống nhỏ và cả cá giống nuôi. Ảnh: thoughtco.com

Ở chuồn chuồn chỉ có giai đoạn thiếu trùng là sống trong nước (thiếu trùng thủy sinh). Cơ thể có thể trơn nhẵn hoặc nhám có mang những mấu nhỏ, thường được bao phủ bởi tảo sợi hoặc cặn bã. Thiếu trùng thủy sinh được tìm thấy trên thảm thực vật ngập nước, ở đáy ao, đầm lầy, dòng suối, trong những hồ nông, ít tìm thấy nước bị ô nhiễm và những dòng khác.

Ở Nigeria, việc sản xuất cá giống hoặc nuôi cá da trơn thương phẩm chủ yếu là bằng mô hình nuôi bán thâm canh bởi các hệ thống ương dưỡng hoặc ao mở. Cá con mới nở rất yếu và dễ tổn thương do đó ấu trùng chuồn chuồn rất dễ tấn công và ăn cá. Do đó, tỷ lệ sống của cá con từ các trại giống đến trang trại nuôi nói chung khá thấp; gây ra sự mất mát kinh tế. Để tăng sản lượng cá nuôi bằng việc loại bỏ định hại có trong ao nhưng không ảnh hưởng đến môi trường như formaldehide là biện pháp sử dụng các loại thảo dược. Một trong những loại thảo dược tiềm năng đó là cây Petiveria alliacea. Do đó, nghiên cứu này đã nghiên cứu khả năng sử dụng chiết xuất từ rễ của cỏ dại phổ biến ở tây nam Nigeria, có tên là P. alliacea, trong việc kiểm soát loài địch hại phổ biến trong ao ương nuôi cá da trơn Châu Phi là chuồn chuồn.

Petiveria alliacea còn gọi là cây anamu một loại cỏ dại được sử dụng trong y học thảo dược. Anamu từ lâu đã được sử dụng trong một số hệ thống y học dân gian để tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại bệnh tật.

Được biết đến với mùi tỏi mãnh liệt, anamu chứa nhiều hợp chất sulphurate. Các hợp chất này bao gồm một số chất chống oxy hoá. Trong đó rể cây anamu chứa nồng độ cao nhất của hợp chất sulphur và có mùi khó chịu nhất. Hợp chất lưu huỳnh chính là S-benzyl phenylmethane thiosulfinate (gọi là Petivericine) và các chủng khác bao gồm s-benzyl (2-hydroxyl) etan thiosulfinate, S - (2 - hydroxyetyl) phenylmethane thiosulfinate, và S- (2-hydroxyethy) 2- (hydroxyethane) thio sulfinate.

500g Rễ cây anamu được nghiền nát và được ngâm trong bình nước cất đậy kín 48h sau đó được dùng để chiết xuất dung dịch. Mỗi 500 g rễ tươi đồng nhất mang lại 12,41 g chiết xuất. Nghiên cứu cũng cho thấy sự xuất hiện của các hợp chất alkaloid, tannin, saponin, cardiac glycoside và flavonoid…là những chất độc hại cho cá và giáp xác do đó sự hiện diện của các hợp chất này chứng minh cho khả năng độc hại của nó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ rất thấp 0,01 mg/l nước chiết xuất dẫn đến tỷ lệ tử vong 80% của ấu trùng chuồn chuồn tại thời điểm phơi nhiễm 24 giờ.

Kiểm tra khử độc tính cho thấy khả năng sử dụng chiết xuất rể cây anamu như một loại thuốc trừ sâu mạnh chống lại các địch hại trong nuôi trồng thủy sản.

Các nhà khoa học cũng lưu ý nếu nông dân có ý định áp dụng gốc rễ của cây này như một công cụ trong việc vệ sinh trại giống hoặc ao ương để có kết quả hiệu quả nên chú ý đến nồng độ (Lc50) là 0,47 g/l. Số lượng dịch chiết này có thể lấy được từ 19,58 g rễ tươi.

Ngoài ra, rễ tươi mất hiệu lực sau 48 giờ khi tiếp xúc với không khí, nếu nghiền nát rể cây và để trong không khí khô thì sẽ không hiệu quả do sự thoát ra của các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Kỹ thuật trại nuôi cá và nông dân nuôi cá nên đảm bảo rằng cá giống được thả trong các ao ương ngoài phải trên ba tuần tuổi.

Báo cáo được đăng trên: Omicsonline

Từ khóa » Cách Bắt ấu Trùng Chuồn Chuồn