Tiểu đường ăn ổi được Không? - Thaythuocvietnam
Tiểu đường là một trong ba bệnh lý có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới (cùng với ung thư và bệnh tim mạch). Ở người tiểu đường, chế độ ăn đặc biệt quan trọng do ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Vậy, tiểu đường ăn ổi được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Nội dung bài viết
- 1. Giá trị dinh dưỡng của ổi
- 2. Tiểu đường ăn ổi được không?
- 2.1. Tiểu đường CÓ ăn ổi được
- 2.2. Tác dụng của ổi với bệnh nhân tiểu đường
- Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể:
- Cung cấp nước và điện giải:
- Tăng cường miễn dịch:
- Làm chậm quá trình hấp thu đường:
- Chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu:
- 2.3. Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
- 3. Tiểu đường ăn ổi như thế nào?
- 4. Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn ổi
1. Giá trị dinh dưỡng của ổi
Ổi là một trong những trái cây dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng trong 100g ổi:
Có thể thấy, ổi ngoài cung cấp năng lượng còn bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chất xơ, protein, canxi, các loại vitamin…). Trong đó, tỉ lệ đường chiếm 10% (10g/ 100g ổi).
Có 3 loại đường chính trong ổi: Fructose ( khoảng 59%), Glucose ( khoảng 36%) và Saccarose ( khoảng 5%) – Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (healthaliciousness.com). Chính vì vậy, ổi có vị ngọt tự nhiên, được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên, khi bị tiểu đường, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi ăn thực phẩm ngọt, kể cả trái cây, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, tiểu đường ăn ổi được không trở thành lo ngại của khá nhiều người.
2. Tiểu đường ăn ổi được không?
2.1. Tiểu đường CÓ ăn ổi được
Thực phẩm có 2 chỉ số liên quan đến đường huyết:
- GI: Tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm.
- GL: Hàm lượng đường chứa trong thực phẩm, thể hiện mức độ làm tăng đường huyết. .
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng thực phẩm có chỉ số GI cao (tốc độ làm tăng đường huyết cao), tuy nhiên, chỉ số GL của thực phẩm đó phải thấp (hàm lượng đường thấp).
Với ổi, GI khá cao, tuy nhiên GL lại thấp, nên người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ổi mà không hề nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe. Không những thế, ổi còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh.
2.2. Tác dụng của ổi với bệnh nhân tiểu đường
Theo y học cổ truyền, ổi có tính ấm, vị ngọt chua, có công dụng kiện vị cố tràng (tốt cho tiêu hóa), dùng trong chữa trị bệnh đường ruột và cải thiện bệnh tiểu đường.
Ổi mang lại nhiều tác dụng tích cực cho bệnh nhân tiểu đường, giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, tránh để bệnh tiến triển nặng hơn:
Cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể:
Bệnh nhân tiểu đường thường thiếu năng lượng và hay đói do có thể không dự trữ đường. Ăn ổi giúp bổ sung năng lượng và dưỡng chất mà không làm tăng đường máu, an toàn cho người bệnh.
Cung cấp nước và điện giải:
Tiểu đường gây ra triệu chứng tiểu nhiều (do lượng đường trong nước tiểu cao, kéo theo thải nhiều nước), dẫn đến cơ thể mất nước và điện giải. Ăn nhiều ổi phần nào giúp bù đắp được lượng đã mất đó.
Tăng cường miễn dịch:
Hàm lượng vitamin C dồi dào trong ổi, cùng với các chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng, ngăn ngừa hiệu quả biến chứng nhiễm trùng do tiểu đường.
Làm chậm quá trình hấp thu đường:
Trong 100g ổi chứa 3-6g chất xơ, có tác dụng ngăn cản ngăn cản hấp thu đường, làm giảm lượng đường trong máu sau ăn. Ngoài ra, chất xơ còn làm giảm Triglycerid, giảm LDL, tăng HDL, tránh các biến chứng xơ vữa động mạch dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu:
Hai thành phần carotenoid và pholypheol tuy chiếm hàm lượng nhỏ nhưng lại có tác dụng chống oxy hóa, giúp thành mạch không bị tấn công bởi các gốc tự do. Nhờ đó, ăn ổi là một trong những cách đơn giản, hiệu quả để phòng tránh biến chứng mạch máu do tiểu đường gây ra.
Như vậy, ổi không những an toàn, bổ dưỡng mà còn mang lại nhiều lợi ích, hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả mà người bệnh nên sử dụng.
2.3. Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
Đây là 1 typ đặc biệt của bệnh tiểu đường, chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể mẹ tăng nhu cầu Insulin do cần cung cấp năng lượng lớn cho thai phát triển. Vậy, ăn ổi có an toàn khi mẹ đang gặp phải tiểu đường thai kỳ không?
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi, mẹ nên hạn chế ăn đồ ngọt, kể cả ổi. Mẹ nên ăn ổi với tần suất ít hơn (khoảng 3 lần/ tuần), kết hợp với một số thực phẩm dinh dưỡng ít đường khác giúp kiểm soát tốt đường huyết.
Bên cạnh đó, mẹ cần khám thai định kỳ để tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ ăn cũng như cách phòng ngừa các biến chứng của tiểu đường thai kỳ.
3. Tiểu đường ăn ổi như thế nào?
Để ổi có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường cao nhất, bạn cần biết cách ăn ổi khoa học. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn:
- Ăn ổi trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ: Đây là thời điểm giúp hấp thu nhiều chất dinh dưỡng nhất do không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nhờ đó, các thành phần trong ổi được phát huy tác dụng, cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân.
- Mỗi ngày chỉ ăn 140g ổi (tương đương 2 quả): Ổi chứa Tanin – hoạt chất gây ra táo bón khi cơ thể hấp thu quá lượng cho phép. Do đó, để tránh tình trạng trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh chỉ nên ăn 140g ổi mỗi ngày.
- Giãn cách thời gian ăn: Do dự trữ năng lượng ở người bệnh kém, nên bạn nên chia thành 2 bữa, mỗi bữa 1 quả và khoảng cách giữa 2 bữa nên là 6 tiếng.
- Để cả vỏ khi ăn: Vỏ ổi chứa các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa biến chứng tim mạch hiệu quả, không nên gọt vỏ khi ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh tiểu đường bị táo bón, cần gọt vỏ để loại bỏ tanin – tác nhân gây táo bón nặng hơn.
4. Lưu ý cho bệnh nhân tiểu đường khi ăn ổi
Có nhiều hình thức ăn ổi nên người tiểu đường nên lưu ýBên cạnh những tác dụng tích cực, ổi sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng nếu bệnh nhân tiểu đường chủ quan khi ăn. Vì vậy, khi ăn ổi, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Chọn ổi chín, không dập nát, đảm bảo vệ sinh: Cần tránh ăn quả xanh do chứa nhiều tanin, dễ gây táo bón. Bên cạnh đó, khi mua cần chú ý tránh mua phải ổi sử dụng hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, thuốc tăng trưởng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Ăn ổi nguyên quả, không thay bằng nước ép ổi: Ăn nguyên quả để hấp thu hàm lượng dinh dưỡng tối đa trong ổi, đặc biệt là chất xơ – thành phần làm chậm hấp thu đường, ngăn ngừa mỡ máu, xơ vừa động mạch. Thành phần này sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn chỉ uống nước ép.
- Ổi chỉ có tác dụng hỗ trợ tiểu đường: Ổi không điều trị tận gốc bệnh. Do đó, bên cạnh ăn ổi, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn hợp lý (giảm đường, giảm lipid, bổ sung protein và điện giải..), tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
Như vậy, có thể khẳng định: Tiểu đường có ăn ổi được. Tuy nhiên, cần ăn ổi một cách hợp lý, khoa học để đạt tác dụng tốt nhất.
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về ngoài tiểu đường ăn ổi được không? hay những thông tin trên, bạn có thể để lại bình luận phía dưới để được chúng tôi giải đáp tận tình nhé.
Xem thêm
https://thaythuocvietnam.vn/tieu-duong-co-dung-duoc-sam-khong/
Từ khóa » đường ổi
-
Người Bị Tiểu đường ăn ổi được Không? Ăn ổi Có Tác Dụng Gì?
-
Ăn ổi Sai Cách Làm Tăng đường Huyết: Nguy Hiểm Khôn Lường - 24H
-
Bệnh Tiểu đường CÓ ăn được ổi - 6 Công Dụng Của ổi Với Người Bị ...
-
Người Bị Bệnh Tiểu đường ăn ổi được Không? Lá ổi Chữa Tiểu đường?
-
3 Lợi ích Của Quả ổi Trong Việc Kiểm Soát Bệnh Tiểu đường
-
Mẹ Bầu Bị Tiểu đường Thai Kỳ ăn ổi được Không?
-
Ăn ổi đề Cả Vỏ Tốt Hay Xấu đối Với Người Bệnh Tiểu đường
-
Tiểu đường Có được ăn ổi Không? Ăn ổi Như Thế Nào Cho đúng Với ...
-
Ăn ổi Xanh Tốt Cho Bệnh Tiểu đường | Ala
-
Người Bị Bệnh Tiểu đường ăn ổi được Không?
-
Tiểu đường ăn ổi được Không, ăn Như Thế Nào Là đúng?
-
10 Lợi ích Của ổi Mà Bạn Không Ngờ Tới
-
8 Tác Dụng Tuyệt Vời Từ Quả ổi Có Thể Bạn Chưa Biết