Tiểu đường Có ăn được Khoai Lang Không? Nên ăn Loại Nào? Và ...

Tiểu đường có ăn được khoai lang không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân tiểu đường vì nghĩ khoai chứa nhiều tinh bột. Tuy nhiên, lại có nhiều thông tin cho rằng khoai lang tốt cho người tiểu đường. Bài viết dưới đây, đội ngũ Dược sĩ Mypharma sẽ giải đáp thắc mắc trên. Bạn cùng đón đọc để có hiểu biết chính xác nhất.

Nội dung bài

  • 1. Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?
  • 2. Các loại khoai lang nên dùng cho người tiểu đường
    • 2.1. Khoai lang tím cho người tiểu đường
    • 2.2. Khoai lang vàng cho người bị tiểu đường
    • 2.3. Khoai lang Nhật Bản cho người mắc tiểu đường
  • 3. Cách dùng khoai lang cho người tiểu đường
  • 4. Những người không nên sử dụng khoai lang
    • 4.1. Những người đang đói
    • 4.2. Những người bị bệnh thận
    • 4.3. Người có hệ tiêu hóa kém
  • 5. Người tiểu đường ăn gì cùng với khoai lang
    • 5.1. Những món ăn nên dùng cho người tiểu đường
    • 5.2. Những món ăn không nên ăn

1. Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

khoai lang

Khoai lang là loại rau củ giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không? Khoai lang là loại rau củ giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai lang chứa:

  • Năng lượng: 86 calo
  • Protein: 0,8 gam
  • Lipid: 0,2 gam
  • Glucid: 28,5 gam
  • Chất xơ: 1,3 gam
  • Carbohydrate: 20,1 gam
  • Đường: 4.2 gram
  • Vitamin: A, B1, B6, C, E,…
  • Chất khoáng: Kali, phospho, sắt, magie, mangan,…
Thành phần của khoai lang

Khoai lang chứa lượng lớn chất chống oxy hóa tốt cho người đái tháo đường

Bạn thắc mắc bệnh tiểu đường có được ăn khoai lang không?Vì là loại củ có hàm lượng tinh bột cao nhiên nhiều người nghĩ bệnh nhân tiểu đường không nên ăn khoai lang. Tuy nhiên khoai lang lại rất an toàn cho người tiểu đường bởi:

  • Lượng calo thấp: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn ít năng lượng giúp tăng độ nhạy của insulin. Trong 100g khoai lang chứa 86 calo, đây là lượng ít vừa đủ. Vì vậy, ăn khoai lang thường xuyên có thể duy trì được lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
  • Nhiều chất xơ: Nhờ lượng chất xơ cao, ăn khoai lang giúp người tiểu đường cải thiện được các rối loạn tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa trơn tru, tránh tình trạng táo bón.
  • Giàu vitamin, protein, khoáng chất: Khoai lang giúp hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể do chứa nhiều vitamin, protein, khoáng chất. Khoai lang cũng là thực phẩm giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho người tiểu đường.
  • Giàu chất chống oxy hóa: Khoang lang chứa một lượng đáng kể vitamin A dạng beta-caroten và vitamin C với khả năng chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó, sử dụng khoai lang thường xuyên giúp người tiểu đường giảm nguy cơ biến chứng tim mạch như xơ vữa, đột quỵ, tai biến,…

Tóm lại, khoai lang là thực phẩm tương đối lành mạnh và an toàn với người bệnh đái tháo đường. Bạn hoàn toàn có thể ăn khoai lang như bình thường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì và không nên ăn rau gì?

2. Các loại khoai lang nên dùng cho người tiểu đường

Tiểu đường có nên ăn khoai lang gì? Có 3 loại khoai lang tốt cho người tiểu đường là:

2.1. Khoai lang tím cho người tiểu đường

Khoai lang tím cho người tiểu đường

Khoai lang tím có giá trị GL thấp tốt cho người đái tháo đường

Tiểu đường có nên ăn khoai lang tím không? Khoai lang tím có cả vỏ và thịt củ đều màu tím. Khi chín, phần thịt có màu tím sẫm hơn, vị ngọt bùi, thơm nhẹ rất dễ ăn. Đây là loại củ tương đối dễ tìm mua và được ưa chuộng nhất trên thị trường.

Khoai lang tím tốt cho bệnh nhân tiểu đường nhờ có giá trị GL (chỉ số hấp thụ tinh bột) thấp. Bên cạnh đó, trong khoai tím còn có chứa anthocyanin, hợp chất này đóng vai trò ngăn ngừa béo phì và tăng nhạy cảm insulin ở người tiểu đường.

2.2. Khoai lang vàng cho người bị tiểu đường

Khoai lang vàng cho người bị tiểu đường

Khoai lang vàng có hàm lượng chất xơ cao tốt cho người bị tiểu đường

Khoai lang vàng có thịt màu vàng hoặc vàng cam, vỏ củ có màu cam hoặc cam hơi tím. Ăn thấy vị ngọt nhẹ, mềm, thường không bị bở bởi có lượng tinh bột thấp.

Vì lượng tinh bột thấp hơn nên khoai lang vàng cũng là loại khoai người tiểu đường nên ăn. Ngoài ra, khoai lang vàng cũng có hàm lượng chất xơ tương đối cao. Bạn nên ăn khoai lang luộc thay vì nướng hay rán bởi khoai luộc có GI (chỉ số đường huyết) thấp hơn.

2.3. Khoai lang Nhật Bản cho người mắc tiểu đường

Khoai lang Nhật Bản cho người mắc tiểu đường

Khoai lang Nhật Bản ít tinh bột nhất nên khi chín khoai mềm, không bị khô hay bở

Khoai lang Nhật Bản có ruột màu vàng đặc trưng nhưng vỏ lại màu tím. Loại khoai này ít tinh bột nhất nên khi chín khoai mềm, không bị khô hay bở, kết cấu gần giống khoai lang mật.

Khoai lang Nhật là loại khoai nổi tiếng dùng để chiết tinh chất Caiapo. Caiapo đã được thử nghiệm và đánh giá là có tác dụng giảm đường máu và giảm cholesterol hiệu quả. Vì vậy, sử dụng khoai lang Nhật thường xuyên giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng ở người tiểu đường.

3. Cách dùng khoai lang cho người tiểu đường

Khoai lang luộc cho người tiểu đường

Người bị tiểu đường nên dùng khoai lang luộc, không nên dùng khoai lang chiên, rán

Ở trên bạn đã biết bệnh tiểu đường có nên ăn khoai lang không? Mặc dù khoai lang tương đối tốt, tuy nhiên mỗi ngày người tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 200 – 400g. Khi sử dụng khoai lang, bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa tinh bột khác như: cơm, bún, bánh mì,… Đồng thời, cần kết hợp các loại thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Các loại khoai lang khác nhau sẽ có chỉ số GI và GL khác nhau (đây là 2 loại chỉ số đánh giá mức độ hấp thụ tinh bột và đường huyết của thực phẩm). Bên cạnh đó, cách chế biến khác nhau cũng làm thay đổi chỉ số này. Cụ thể:

  • Khoai luộc bình thường: GI = 44 (thấp), GL = 11 (trung bình).
  • Khoai bỏ vỏ, cắt khúc để luộc: GI = 46, GL = 15.
  • Khoai chiên: GI = 75 (cao), GL = 24 (cao).
  • Khoai nướng: GI = 82, GL = 37.

Như vậy, vậy bạn nên dùng khoai lang luộc, không nên dùng khoai lang chiên, rán. Người tiểu đường cũng nên ăn cả vỏ, không ăn khoai sống và không ăn vào buổi tối.

4. Những người không nên sử dụng khoai lang

Những đối tượng sau không nên sử dụng khoai lang:

4.1. Những người đang đói

Bạn không nên ăn khoai lang khi đang đói bởi khoai lang có đường, ăn nhiều sẽ gây tăng tiết dịch dạ dày. Hiện tượng này gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, nóng ruột, đầy đụng, sinh hơi. Tuy nhiên tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể luộc khoai thật chín để loại bỏ bớt men và sử dụng nước trà gừng làm giảm các triệu chứng kể trên.

4.2. Những người bị bệnh thận

Khoai lang chứa nhiều chất khoáng như kali. Chất này nếu dư thừa có thể gây ra những tác hại đáng kể với cơ tim, loạn nhịp hoặc yếu tim. Vì vậy, người bị bệnh thận, người giảm khả năng thải trừ kali không nên ăn khoai lang.

4.3. Người có hệ tiêu hóa kém

Khoai lang làm tăng tiết dịch vị, gây các chứng khó tiêu, đầy hơi. Vì vậy người có hệ tiêu hóa kém nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

5. Người tiểu đường ăn gì cùng với khoai lang

5.1. Những món ăn nên dùng cho người tiểu đường

Những món ăn nên dùng cho người tiểu đường

Những món ăn nên dùng cho người tiểu đường

Khoai lang không thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Do đó, bạn cần bổ sung những nhóm dưỡng chất khác bao gồm đạm, chất béo, vitamin từ các loại thực phẩm khác như:

  • Thịt cá: Người tiểu đường nên ăn thịt nạc, thịt gà bỏ da chế biến bằng cách hấp hoặc luộc.
  • Các loại đậu, đỗ: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,…
  • Các thực phẩm chứa chất béo không no: Nên ăn dầu thực vật thay vì mỡ động vật, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, điều,…), mỡ cá,…
  • Rau, củ chứa nhiều chất xơ: Bông cải xanh, củ cải, cải bó xôi, măng tây, cải bắp, cà rốt,…

Có thể bạn quan tâm:

  • 11 loại sinh tố cho người tiểu đường không gây tăng đường huyết
  • Người tiểu đường ăn gì để tăng cân?
  • Mật ong và bệnh tiểu đường: Thực hư công dụng, cách dùng & đối tượng không nên sử dụng

5.2. Những món ăn không nên ăn

Những món ăn không nên cho người tiểu đường ăn

Những món ăn không nên cho người tiểu đường ăn

Ngoài ra, một số món ăn không nên ăn cùng khoai lang khi bị đái tháo đường như:

  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột: Hàm lượng tinh bột trong 200 – 400g khoai lang là vừa đủ cung cấp năng lượng cho người tiểu đường. Vì vậy bạn không cần bổ sung tinh bột từ thực phẩm khác như bánh mì, ngô, cơm,…
  • Trứng: Lượng protein trong trứng tương đối cao nên cơ thể cần nhiều thời gian để tiêu hóa hết. Tương tự vậy, khoai lang cũng là một trong những thực phẩm gây đầy hơn. Vì thế không nên ăn trứng và khoai lang cùng lúc.
  • Chuối: Chuối được khuyến cáo là không nên ăn sau khoai lang trong vòng 1 giờ. Điều này sẽ làm tăng chứng khó tiêu, đầy hơi hay ợ nóng.
  • Cà chua: Quả cà chua chứa nhiều chất mang tính acid. Khi ăn cùng khoai lang, các chất này sẽ làm tăng chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu do khoai lang gây ra.

Vậy bệnh tiểu đường có được ăn khoai lang không? Người tiểu đường không những ăn được khoai lang mà còn nên ăn khoai lang để duy trì đường huyết ổn định. Ngoài ra, bạn cần ăn khoai ở mức độ vừa đủ kết hợp bổ sung dinh dưỡng, luyện tập thường xuyên và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Việc này vừa giúp kiểm soát tốt đường huyết vừa giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Nếu còn băn khoăn tiểu đường có ăn được khoai lang không và ăn như thế nào, bạn vui lòng liên hệ Dược sĩ Gia đình MyPharma 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

5/5 (1 Review)

Từ khóa » Chỉ Số Gi Của Khoai Lang Tím