Tiểu đường Tuýp 2 Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Thuốc • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tiểu đường tuýp 2 là một dạng bệnh tiểu đường phổ biến ở người lớn. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Vậy, bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì và có triệu chứng như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Mời bạn cùng HelloBacsi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu chung
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là tình trạng đường trong máu quá cao. Bệnh tiểu đường có hai dạng chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2 (hay từng được gọi là bệnh tiểu đường khởi phát ở người lớn).
Ở bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2 hay đái tháo đường tuýp 2), cơ thể của bạn tạo ra không đủ hoặc sử dụng insulin không hiệu quả.
Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào. Nếu không có insulin, quá nhiều glucose sẽ tích tụ trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu…
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng tiểu đường tuýp 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
- Nhìn mờ
- Mệt mỏi
- Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói
- Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Vết thương lâu lành
- Đau và tê ở chân hoặc tay
- Sụt cân không rõ nguyên nhân
- Nhiễm trùng thường xuyên
- Tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
- Các vùng da trên cơ thể bị sạm đen, thường là ở nách và cổ (dấu gai đen).
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
Nguyên nhân tiểu đường type 2 là do các tế bào mỡ, gan và cơ không phản ứng phù hợp với insulin. Tình trạng này gọi là đề kháng insulin. Kết quả là glucose không thể vào trong tế bào để giúp bạn dự trữ năng lượng và dẫn đến lượng glucose trong máu quá cao gây ra hiện tượng tăng đường huyết. Ngoài ra, việc tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin cũng là một nguyên nhân dẫn đến tiểu đường tuýp 2.
Những nguyên nhân gây ra tình trạng kháng insulin bao gồm:
- Thừa cân hoặc béo phì: lượng chất béo và calo quá nhiều có thể khiến cơ thể bạn khó sử dụng insulin hiệu quả
- Di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 (đái tháo đường tuýp 1), tiền sử gia đình và gene cũng đóng vai trò gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.
Những ai thường mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
Đái tháo đường tuýp 2 là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Trong số những người bệnh tiểu đường, có đến khoảng 95% là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Ngoài ra, những người bị béo phì và ít vận động cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn bình thường.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm:
- Cân nặng: Cơ thể bạn càng có nhiều mỡ thì các tế bào càng trở nên đề kháng với insulin
- Lười vận động: Bạn càng ít vận động thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng cao. Hoạt động thể chất giúp bạn kiểm soát cân nặng, sử dụng glucose như một nguồn năng lượng và làm cho các tế bào trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em có bệnh tiểu đường tuýp 2
- Chủng tộc: Mặc dù vẫn không rõ ràng lý do tại sao, nhưng một số dân tộc – trong đó có người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á – có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng khi bạn già đi, đặc biệt là sau 45 tuổi. Điều này có thể là do bạn có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm cơ và tăng cân theo độ tuổi. Nhưng bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi
- Tiểu đường thai kỳ: Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi đang thai, nguy cơ tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 sau này tăng lên. Nếu bạn đã sinh con nặng hơn 4 kg, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang – một tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, rậm lông và béo phì – làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu bạn có ít HDL-cholesterol “tốt”, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên. Triglyceride là một loại chất béo có trong máu. Người có nhiều triglyceride có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bác sĩ có thể cho bạn biết nồng độ cholesterol và triglyceride trong máu của bạn là bao nhiêu.
Biến chứng
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận.
- Bệnh tim và mạch máu. Bệnh tiểu đường có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao và hẹp mạch máu, một tình trạng gọi là xơ vữa động mạch.
- Tổn thương thần kinh ở các chi. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh. Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm hỏng hoặc phá hủy các dây thần kinh. Điều đó có thể dẫn đến ngứa ran, tê, nóng rát, đau hoặc cuối cùng là mất cảm giác thường bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan lên trên.
- Tổn thương thần kinh khác. Tổn thương các dây thần kinh của tim có thể góp phần gây ra nhịp tim không đều. Tổn thương thần kinh trong hệ thống tiêu hóa có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Tổn thương thần kinh cũng có thể gây rối loạn cương dương.
- Bệnh thận. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể dẫn đến bệnh thận mãn tính hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể hồi phục. Điều đó có thể yêu cầu lọc máu hoặc ghép thận.
- Tổn thương mắt. Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng về mắt, chẳng hạn như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp, đồng thời có thể làm hỏng các mạch máu của võng mạc, có khả năng dẫn đến mù lòa.
- Nhiễm trùng da. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề về da, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.
- Hoại tử. Nếu không được điều trị, vết cắt và vết phồng rộp có thể trở thành nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể khó lành. Tổn thương nghiêm trọng có thể gây hoại tử và phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc chân.
- Khiếm thính. Các vấn đề về thính giác phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường.
- Chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Béo phì có thể là yếu tố góp phần chính cho cả hai điều kiện.
- Mất trí nhớ. Bệnh tiểu đường loại 2 dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các rối loạn khác gây ra chứng mất trí nhớ. Kiểm soát kém lượng đường trong máu có liên quan đến sự suy giảm trí nhớ và các kỹ năng tư duy khác nhanh hơn.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2?
Bác sĩ có thể chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2 thông qua các xét nghiệm máu sau:
- Đo đường huyết lúc đói
- Xét nghiệm dung nạp glucose
- Xét nghiệm hemoglobin A1C
- Xét nghiệm đường huyết bất kì.
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bạn có thể sẽ cần đến gặp bác sĩ mỗi 1-3 tháng một lần, để bác sĩ có thể:
- Kiểm tra huyết áp
- Kiểm tra bàn chân
- Kiểm tra mắt
- Xét nghiệm hemoglobin A1C (3-6 tháng 1 lần để biết bệnh tiểu đường của bạn đã được kiểm soát hay chưa).
Các kiểm tra này sẽ giúp bạn và bác sĩ kiểm soát được diễn tiến của bệnh tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện những kiểm tra sau đây hằng năm:
- Xét nghiệm nồng độ cholesterol và triglyceride mỗi 6 tháng – 1 năm
- Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để đề phòng biến chứng răng miệng
- Thực hiện các xét nghiệm để đảm bảo rằng thận của bạn vẫn đang hoạt động tốt (như xét nghiệm microalbumin niệu và tỷ số albumin/creatinin niệu).
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2?
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Nhiều bệnh nhân có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục. Các quy định của chế độ ăn uống mới cho phép bạn có nhiều lựa chọn về thực phẩm hơn. Song, nên tránh các thức ăn có nhiều đường và nhiều chất béo xấu. Tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng và giữ lượng đường ở mức ổn định, đồng thời giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn.
Tuy nhiên với một số bệnh nhân, chế độ ăn uống và tập thể dục là chưa đủ mà họ còn cần phải dùng đến thuốc. Các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là các loại thuốc giúp cơ thể sử dụng glucose tốt hơn. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Tiêm insulin dưới da
- Biguanides như metformin
- Sulfonylureas như glimepiride, gliclazide
- Thiazolidinediones như rosiglitazone, pioglitazone
- Thuốc ức chế alpha-glucosidase như acarbose hoặc miglitol
- Thuốc ức chế ức chế DPP-4 như linagliptin, vildagliptin
- Meglitinides như nateglinide, repaglinide
- Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển glucose sodium (SGLT) 2 như dapagliflozin, canagliflozin, empaglifozin…
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng một vài lưu ý dưới đây:
- Giữ mức đường huyết gần mức bình thường
- Tập thể dục thể thao và ăn uống điều độ
- Giữ cân nặng ở mức lành mạnh
- Ăn đủ bữa mỗi ngày
- Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng
- Hạn chế tối thiểu việc sử dụng đồ uống có cồn
- Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng
- Bỏ thuốc lá
- Chăm sóc bàn chân kỹ lưỡng, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng – 1 năm
- Đến bệnh viện ngay nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống
- Đến bệnh viện ngay nếu bạn có lượng đường huyết cao hoặc thấp bất thường.
- Không hút thuốc
- Không uống rượu mạnh hoặc các dung dịch có nhiều đường.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Chẩn đoán Tiểu đường Tuýp 2
-
Chẩn đoán Và điều Trị đái Tháo đường Tuýp 2 - Vinmec
-
Chẩn đoán đái Tháo đường Type 2 - Vinmec
-
Hướng Dẫn Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh đái Tháo đường Tuýp 2
-
Chẩn đoán Tiểu đường Tuýp 2 - Hello Bacsi
-
Đái Tháo đường: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Chẩn đoán Và điều Trị đái Tháo đường Type 2 (tiểu đường Tuýp 2)
-
Tiểu đường Tuýp 2 (đái Tháo đường) - Sở Y Tế Quảng Trị
-
Đái Tháo đường (DM) - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Tổng Quan Về Bệnh đái Tháo đường Type 2
-
Phân Biệt Các Loại Bệnh Tiểu đường Như Thế Nào? - Vinamilk
-
Tiểu đường Type 2 ở Trẻ Em (đái Tháo đường)
-
So Sánh Tiểu đường Type 1 Và Type 2 Khác Nhau ở điểm Nào?
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh đái Tháo đường Týp 2 (Phác đồ 63 – 2020)