Tiểu Không Tự Chủ ở Bà Bầu Và Những Sự Thật Ngỡ Ngàng được Tiết Lộ

Ngày viết: 18/05/2021 - Cập nhật ngày 18/03/2024.

Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu

Biên tập: Khánh Toàn

Tình trạng són tiểu (tiểu không tự chủ) ở bà bầu khi mang thai là hiện tượng rất dễ gặp. Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ thường đi tiểu nhiều và bị són tiểu. Hiện tượng này xảy ra do hệ tiết niệu của nữ giới có sự thay đổi. Hiện tượng són tiểu tuy khá phổ biến nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và sinh hoạt trong cuộc sống của người phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu với sự tham vấn y khoa bởi Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường!

Mục lục

  • 1. Hệ tiết niệu nữ giới thay đổi như thế nào khi mang thai?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị són tiểu khi mang thai là gì?
  • 3. Cách khắc phục tình trạng bà bầu són tiểu khi mang thai phổ biến
  • 4. Phân biệt hiện tượng són tiểu và rỉ ối khi mang thai ở phụ nữ
  • 5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nguồn gốc thiên nhiên hỗ trợ điều trị tiểu són ở phụ nữ mang thai

1. Hệ tiết niệu nữ giới thay đổi như thế nào khi mang thai?

Són tiểu khi mang thai do bàng quang bị chèn ép
Khi mang thai, áp lực khoang bụng tăng khiến bàng quang bị chèn ép gây ra hiện tượng són tiểu

Khi mang thai, phụ nữ có thể bị són tiểu – 1 biểu hiện của chứng tiểu không tự chủ. Bà bầu có thể bị són tiểu khi ho, cười, hắt hơi hay trong các hoạt động thể chất như tập thể dục, cúi gập người,…

Theo Cleveland Clinic – Hệ thống y tế hàn lâm phi lợi nhuận Mỹ

Theo cấu tạo của cơ thể người phụ nữ, bàng quang nằm dưới tử cung. Vì thế, khi mang thai, em bé lớn dần sẽ tạo áp lực lên bàng quang khiến bàng quang bị nén lại và có ít không gian chứa nước tiểu hơn. Điều này làm cho bà bầu thường xuyên có cảm giác buồn tiểu. Hiện tượng són tiểu (bệnh tiểu không tự chủ) khi mang thai ở các giai đoạn của thai kỳ sẽ có biểu hiện khác nhau:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi Hormone khiến gia tăng sản xuất nước tiểu, tử cung cũng mở rộng dù thai nhi còn rất nhỏ vẫn tạo áp lực lên bàng quang. Vì thế, bà bầu sẽ thấy đi tiểu nhiều trong thời gian này;
  • Trong các tháng giữa thai kỳ: Hiện tượng tiểu nhiều, són tiểu khi mang thai sẽ giảm bớt vì tử cung đã ở vị trí cao hơn, cách xa bàng quang nên áp lực sẽ ít đi;
  • Trong các tháng cuối thai kỳ: Lúc này thai nhi đã lớn và sẽ di chuyển xuống vùng xương chậu và sẽ tạo áp lực rất lớn lên bàng quang. Vì thế bà bầu sẽ thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần và rất dễ bị són tiểu khi mang thai trong những tháng cuối này.
Cần đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mắc chứng đi tiểu không tự chủ
Cần đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mắc chứng đi tiểu không tự chủ

2. Nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị són tiểu khi mang thai là gì?

  1. Thay đổi hormone cơ thể trong thai kỳ: Mang thai sẽ dẫn tới thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và ảnh hưởng tới niêm mạc bàng quang và niệu đạo của người phụ nữ. Từ đó có thể phát triển thành triệu chứng són tiểu;
  2. Bàng quang bị chèn ép: Quá trình mang thai khiến áp lực ở ổ bụng người phụ nữ tăng lên khiến các cơ bàng quang hoạt động không tốt, không giữ được nước tiểu và gây ra hiện tượng són tiểu;
  3. Cơ thắt niệu đạo suy yếu: Cơ thắt niệu đạo có chức năng ngăn nước tiểu chảy ra. Tuy nhiên khi mang thai, bàng quang phải chịu lực ép lớn khiến các cơ bàng quang và niệu đạo hoạt động quá tải trong thời gian dài khiến chúng bị suy yếu gây rò rỉ nước tiểu;
  4. Bàng quang tăng hoạt: Khi mang thai, tử cung lớn sẽ đè và ép thành bàng quang. Các cơ vòng bàng quang và cơ sàn chậu luôn trong tình trạng bị gây áp lực nên dẫn tới phải hoạt động quá mức. Vì thế khi bàng quang chịu 1 lực co thắt mạnh như khi ho, hắt hơi, gập người,…thì các cơ này có thể tự động mở ra gây són tiểu;
  5. Hệ quả của việc sinh nở: Phụ nữ đã mang thai và sinh con có thể bị són tiểu do các cơ đáy chậu bị suy yếu dẫn tới bàng quang tăng hoạt khiến đi tiểu nhiều lần;
  6. Dây thần kinh kiểm soát bàng quang bị tổn thương: Trong quá trình mang thai và đặc biệt là lúc chuyển dạ, sự co giãn ở các cơ vùng chậu và bàng quan khiến cho các dây thần kinh bị ảnh hưởng làm việc nhận tín hiệu không chính xác cũng gây ra hiện tượng són tiểu;
  7. Sa cơ quan vùng chậu: Phụ nữ sau khi sinh có thể bị sa các cơ quan ở vùng chậu như: Tử cung, âm đạo, trực tràng,…ra khỏi vị trí ban đầu và gây ra són tiểu và tiểu không tự chủ;
  8. Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi mang thai, các cơ tử cung tăng lên gây chèn ép đường tiết niệu khiến nước tiểu bị ứ đọng và có thể trào ngược lên tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm;
  9. Táo bón: Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, ít chất xơ khiến bà bầu phải rặn sẽ gây tăng áp lực ổ bụng dẫn tới són tiểu;
  10. Tác dụng phụ của một vài loại thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây lợi tiểu như thuốc huyết áp, an thần,…
Tiểu không tự chủ ở bà bầu và những sự thật ngỡ ngàng được tiết lộ
Bà bầu bị són tiểu khi mang thai nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng khó chịu này?

Tình trạng của bạn đang như thế nào? Hãy để lại thông tin tại đây để Nhà thuốc liên hệ tư vấn sớm nhất!

3. Cách khắc phục tình trạng bà bầu són tiểu khi mang thai phổ biến

Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu cho biết: “Đối với phụ nữ mang thai nên tránh việc điều trị sử dụng thuốc nhất có thể để tránh các tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và thai nhi. Vì thế, các phương pháp vật lý trị liệu hoặc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên luôn được khuyến khích sử dụng.”

Đối với bà bầu bị són tiểu khi mang thai, hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp sau đây để cải thiện tình trạng, từ đó dứt điểm triệu chứng khó chịu này:

  • Không nhịn tiểu quá lâu: Khi thấy có dấu hiệu buồn tiểu, mẹ bầu nên đi tiểu ngay, tránh việc nhịn tiểu lâu rồi chạy vào nhà vệ sinh để tiểu gấp;
  • Giữ gìn vệ sinh: Dùng băng vệ sinh hàng ngày và thay quần lót thường xuyên để tránh tạo môi trường ẩm ướt gây viêm nhiễm;
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, các loại đậu, yến mạch, ngũ cốc, bánh mì,…Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, rượu, bia, cà phê,…;
  • Uống nhiều nước: Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng khi việc đi tiểu không tự chủ được thì tốt nhất nên uống ít lại thì là hoàn toàn sai. Uống ít nước sẽ khiến nước tiểu bị cô đặc có thể khiến bà bầu đi tiểu ra cặn trắng và gây kích thích bàng quang hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến chứng tiểu nhắt. Vì vậy, nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, nên uống trước 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ;
  • Tập các bài tập hỗ trợ: Các bài tập Kegel hay bài tập Yoga tư thế cây cầu đơn giản những rất hiệu quả giúp tăng cường sức mạnh nhóm cơ sàn chậu và làm giảm tình trạng tiểu không tự chủ, tiểu nhiều, tiểu són,…;
  • Tập luyện và lập kế hoạch đi tiểu: Mẹ bầu nên ghi chú thời gian đi tiểu mỗi ngày, từ đó lên kế hoạch đi tiểu phù hợp. Thường phụ nữ mang thai đi tiểu từ 6 – 8 lần/ngày, thời gian giãn cách giữa 2 lần đi tiểu được cho là lý tưởng nhất là từ khoảng 2 – 4 giờ. Vì thế chẳng hạn mẹ bầu có thể lập kế hoạch đi tiểu mỗi 1 tiếng, sau đó tập nhịn khi buồn tiểu để tăng thời gian giữa 2 lần đi tiểu lên 1 tiếng rưỡi, 2 tiếng và nhiều hơn như khi bình thường.
Chế độ dinh dưỡng cũng tác động đến chứng đi tiểu không tự chủ ở phụ nữ mang thai
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai không chỉ để đảm bảo dinh dưỡng mà còn có thể giúp phòng ngừa chứng tiểu không tự chủ

Nếu sau khi thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng són tiểu, tiểu không tự chủ không giảm thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.

4. Phân biệt hiện tượng són tiểu và rỉ ối khi mang thai ở phụ nữ

Nhiều mẹ bầu thường nhẫm lẫn giữa 2 hiện tượng són tiểu khi mang thai và rỉ nước ối. Vì thế, mẹ bầu cần phân biệt rõ ràng để tránh nhẫm lẫn như sau:

  • Són tiểu: Thường xảy ra khi hoạt động thể chất mạnh, ho, hắt hơi, cười. Lượng nước tiểu ít, màu vàng và có mùi đặc trưng của nước tiểu;
  • Rỉ ối: Túi ối nếu bị vỡ sẽ khiến nước tràn ra nhiều. Nước ối sẽ chảy ra từ vùng kín. Nước ối thường trong, không mùi, có thể kèm mủ hoặc máu.
Mẹ bầu cần phân biệt rõ ràng hiện tượng són tiểu và rò rỉ nước ối
Mẹ bầu cần phân biệt rõ ràng hiện tượng són tiểu và rò rỉ nước ối để biết cần phải làm gì

5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nguồn gốc thiên nhiên hỗ trợ điều trị tiểu són ở phụ nữ mang thai

Bà bầu bị són tiểu khi mang thai không nên sử dụng các sản phẩm thuốc để tránh tác dụng phụ mà chỉ nên áp dụng các phương pháp ở trên để cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ trong quá trình mang thai. Chỉ dùng Thuốc trị tiểu không tự chủ khi có chỉ định của bác sĩ. Sau khi sinh con và trong thời gian cho con bú, chị em cũng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc. Sau 2 khoảng thời gian mang thai và cho con bú, nếu hiện tượng són tiểu và tiểu không tự chủ vẫn tiếp diễn, các chị em có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ.

Một số hoạt chất có chứa oxybutynin, tolterodin, darifenacin có tác dụng thư giãn bàng quang
Một số hoạt chất có chứa oxybutynin, tolterodin, darifenacin có tác dụng thư giãn bàng quang có thể sử dụng cho bà bầu, tuy nhiên chỉ được sử dụng khi chỉ định từ bác sĩ

Bảo Niệu Đức Thịnh là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nguồn gốc 100% thảo dược gồm các vị thuốc quý như: Ích trí nhân, Hoàng kỳ, Đương quy, Đẳng sâm, Bạch linh, Bạch mao căn, Cam thảo, Thỏ ty tử, Viễn chí,…được kết hợp theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền. Sản phẩm có tác dụng củng cố, khôi phục chức năng chế ước bàng quang, tăng cường chức năng thận. Nhờ đó, Bảo Niệu Đức Thịnh giúp hỗ trợ điều trị chứng tiểu không tự chủ, tiểu són, phòng ngừa bệnh tái phát và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà không gây tác dụng phụ.

Bên cạnh đó, Bảo Niệu Đức Thịnh cũng hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiểu khác như: Đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,…Sản phẩm được bào chế dạng viên nén và viên hoàn dựa theo bài thuốc lâu đời của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường với hơn 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc cứu người; được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc nên mang lại sự yên tâm cho người dùng.

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng tiểu không tự chủ, tiểu són ở phụ nữ mang thai
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng tiểu không tự chủ, tiểu són ở phụ nữ mang thai

Nút đặt mua sản phẩm Bảo Niệu Đức Thịnh

Như vậy bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng Són tiểu khi mang thai. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp các mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng són tiểu của chính mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để được các chuyên gia đến từ Bảo Niệu Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Chủ đề liên quan: bà bầu bị són tiểu, Bệnh tiểu không tự chủ ở nữ giới, Điều trị bệnh tiểu không tự chủ bằng đông y, Điều trị bệnh tiểu không tự chủ bằng tây y, són tiểu khi mang thai

Từ khóa » Tiểu Không Kiểm Soát Khi Mang Thai