Tiểu Luận Cao Học, Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Đại cương
Tiểu luận cao học, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.63 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiLịch sử xã hội loài người từ trước đến nay trải qua năm hình thái kinhtế xã hội với bốn kiểu nhà nước là Nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản vàXHCN. Cả bốn kiểu nhà nước này đều có liên hệ mật thiết với pháp quyền.Nhà nước pháp quyền mà chúng ta quan niệm không phải là một kiểu nhànước gắn liền với một giai cấp như nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản, xãhội chủ nghĩa, mà là một hình thức tổ chức nhà nước, một trình độ phát triểncủa nhà nước về phương diện tổ chức quyền lực để bảo đảm Hiến pháp vàpháp luật giữ địa vị tối cao. Hay nói một cách khác đó là hệ thống các tưtưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạt động của bộmáy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nướcquản lý xã hội theo pháp luật.Quan điểm xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam đã được thể hiện trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo nhà nước ta. Từ khicòn hoạt động bí mật đến sau Cách mạng Tháng Tám thành công, quan điểmnày đã được khẳng định ngay trong Hiến pháp năm 1946 và tiếp theo đượcthể hiện ngày càng rõ nét hơn phù hợp với từng giai đoạn cách mạng trongcác bản Hiến pháp 1959, 1980. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từngkhẳng định : "Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân, baonhiêu quyền hạn đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trungương đều do dân cử". Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 vàHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đều khẳngđịnh : "Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân".Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnhcải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cườngpháp chế, trong đó nhiệm vụ cốt lõi là xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa.Trên cơ sở đó và trong khuôn khổ của môn học, nhằm nhận thức rõ hơnvề vấn đề này, em chọn đề tài Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở Việt Nam hiện nay làm đề tài cho nghiên cứu.2. Tình hình nghiên cứuTrong chính trị học, nhà nước là phạm trù trung tâm nên được sự quantâm nghiên cứu hàng đầu của các nhà khoa học chính trị. Hơn nữa, nhà nướckhông chỉ có các nhà khoa học chính trị nghiên cứu mà còn được các nhà luậthọc… nghiên cứu. Chính vì vậy vấn đề nhà nước nói chung mà nhà nướcpháp quyền XHCN ở nước ta nói riêng đã được sự quan tâm nghiên cứu khákỹ lưỡng của nhiều nhà khoa học. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứucụ thể như sau:- Phó GS.TS Bùi Xuân Đức với cuốn “Đổi mới, hoàn thiện nhà nướctrong giai đoạn hiện nay”, NXB Tư pháp, H.2007-TS. Lê Văn Thảo, “Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạocủa Đảng”, Nxb Tư Pháp. H.2006- Nguyễn Văn Thanh, “Bước đầu tìm hiểu về vấn đề xây dựng nhànước pháp quyền Việt Nam”, NXB Thanh niên, H.2006Song do cầu của môn học và với cách tiếp cận mới, em xin làm rõ hơnvấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu* Mục tiêuĐề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề nhà nước pháp quyền nóichung và thực trạng việc xây dựng nhà nước XHCN Việt Nam nói riêng để từđó đưa ra những quan điểm cơ bản về phương hướng xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam trong thời gian tới.* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài- Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về nhà nước pháp quyền nóichung và Nhà nước pháp quyền XHCN nói riêng- Phản ánh thực trạng quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNở nước ta.- Đưa ra những quan điểm và phương hướng xây dựng nhà nước phápquyền XHCN ở nước ta trong thời gian tới.4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng lý luận, phương pháp luậnnghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp thu thập tàiliệu, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, hệ thống, so sánh…5. Kết cấu đề tàiNgoài phần mở đầu, kết kuận và danh mục tài liệ tham khảo, đề tàigồm 3 chương 8 tiếtChương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀNVÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyềnTrong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũngnhư trong giới nghiên cứu khoa học nói rất nhiều về vấn đề nhà nước phápquyền. Vậy nhà nước pháp quyền là gì? Phải hiểu nó như thế nào mới đúng?Nhà nước pháp quyền không phải là vấn đề mới lạ, mà là một phạm trùcó nguồn gốc lịch sử. Sự ra đời và phát triển của tư tưởng: “Nhà nước phápquyền” gắn liền với sự ra đời và phát triển của dân chủ, của tư tưởng loại trừsự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật. Nhà nước pháp quyềnđòi hỏi phải có sự thống nhất giữa tính tối cao của pháp luật với hình thứcpháp lý của tổ chức, thực hiện quyền lực Nhà nước. Đó là hai yếu tố khôngthể thiếu được khi nói đến Nhà nước pháp quyền nói chung.Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội có mối quan hệ mậtthiết với nhau. Nhà nước tồn tại không thể thiếu pháp luật, ngược lại thiếuNhà nước, pháp luật trở nên vô nghĩa. Bởi vì, pháp luật do Nhà nước banhành và đảm bảo thực hiện. Nhà nước cần đến pháp luật vì thông qua phápluật, dựa vào pháp luật, nhà nước mới quản lý được đời sống xã hội. Dựa trênpháp luật và các công cụ khác, Nhà nước thiết lập một trật tự xã hội. Tuy vậy,lịch sử cho thấy không phải khi nào có nhà nước, có pháp luật là có ngay Nhànước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền không phải là kiểu nhà nước xét theohọc thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã hội. Nhà nước pháp quyền rađời ở một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội.Nhà nước pháp quyền từ quan điểm, tư tưởng đã dần trở thành thực tếlịch sử.Trong khoa học pháp lý bàn về khái niệm Nhà nước pháp quyền vẫncòn nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau. Có ý kiến cho rằng Nhànước pháp quyền là một hình thức nhà nước. Ý kiến khác lại cho rằng Nhànước pháp quyền là một phương thức quản lý xã hội và thực hiện quyền lựcnhà nước. Nhiều ý kiến cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nướcpháp quyền XHCN, nhưng nhà nước pháp quyền XHCN ở trình độ phát triểncao hơn nhà nước pháp quyền tư sản.Tuy vậy, Nhà nước pháp quyền được hiểu tập trung theo hai khía cạnhchủ yếu sau:Ở nghĩa chung nhất, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong đó phápluật thống trị trong xã hội. Nhà nước phải điều chỉnh được các quan hệ xã hộibằng pháp luật, một quốc gia nào đó chủ yếu điều chỉnh bằng văn bản dướiluật thì quốc gia đó chưa đủ về chất của Nhà nước pháp quyền.Mặt khác, Nhà nước pháp quyền còn được hiểu là một hình thức tổchức Nhà nước và hoạt động chính trị quyền lực công khai, thể hiện mối quanhệ bình đẳng giữa các cá nhân và Nhà nước dựa trên cở sở của pháp luật.Tại hội thảo về Nhà nước pháp quyền của các nước cùng sử dụng tiếngPháp, tổ chức tại Bê-nanh tháng 9 năm 1991, từ các giác độ khác nhau, luậtgia của trên 40 nước đã đưa ra các quan điểm như sau:Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà ở đó quyền và nghĩa vụ của tất cảvà của mỗi người được pháp luật ghi nhận và bảo hộ; Nhà nước pháp quyềnđược định nghĩa chung là một chế độ mà ở đó Nhà nước và các cá nhân phảituân thủ pháp luật, tức là một thứ bậc các quy phạm pháp luật được bảo đảmthực hiện bằng toà án độc lập; Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tôn trọng giátrị cao nhất của con người; Nhà nước phải tuân thủ pháp luật và bảo đảm chocông dân được chống lại chính sự tuỳ tiện của Nhà nước, Nhà nước đề ra phápluật đồng thời phải tuân thủ pháp luật, tự đặt cho mình và các thiết chế củamình trong khuôn khổ pháp luật. Phải có các cơ chế khác nhau để kiểm tra tínhhợp pháp và hợp hiến của pháp luật cũng như các hành vi của bộ máy hànhchính...đặc điểm của Nhà nước pháp quyền là Nhà nước phải tạo ra cho côngdân sự bảo đảm rằng người ta không bị đòi hỏi cái ngoài hoặc trên những điềuđược quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền là một chếđộ mà ở đó Hiến pháp thống trị, nhưng phải là một Hiến pháp được xây dựngtrên sự tự do và quyền công dân được bảo đảm thực hiện.Trong cuốn tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội IX củaĐảng có định nghĩa: Nhà nước pháp quyền mà chúng ta quan niệm không phảilà một kiểu nhà nước, trong lịch sử chỉ có bốn kiểu nhà nước: chủ nô, phongkiến, tư sản, xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền nói một cách khái quát làhệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức,hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước phápquyền là nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật. Đương nhiên, bao giờ phápluật cũng mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền.Tại bài viết về “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, dodân và vì dân” của Chủ tịch nước Trần Đức Lương đăng trên Tạp chí Cộngsản số 1/ 2002 có đoạn viết: Nhà nước pháp quyền, nói một cách khác là hệthống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức, hoạtđộng của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền lànhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và đề cao quyền con người, quyềncông dân.Như vậy, lý luận về nhà nước pháp quyền là hệ thống các quan điểm, tưtưởng rất phức tạp, phong phú và có nhiều cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cậnnhà nước pháp quyền dưới giác độ tư tưởng, lý luận, bàn về các quan điểm,quan niệm về nhà nước pháp quyền. Lý luận về Nhà nước pháp quyền và Nhànước pháp quyền XHCN đang còn là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trongchương trình khoa học và công nghệ cấp Nhà nước KX - 04.Khái niệm Nhà nước pháp quyền có nhiều cách tiếp cận khác nhau,nhưng chung quy lại Nhà nước pháp quyền là khái niệm bao hàm những nộidung rất phong phú, chứa đựng những đặc trưng, những mặt cơ bản, ghi nhậnmột trạng thái phát triển, một trình độ phát triển của Nhà nước và tiến bộ xãhội. Tựu chung các ý kiến thường lấy các dấu hiệu đặc trưng để xác định nộihàm của khái niệm nhà nước pháp quyền, như: tính tối cao của Luật, sự phâncông quyền lực, dân chủ và bảo đảm quyền con người, trách nhiệm qua lạigiữa nhà nước và công dân; tính độc lập của nền tư pháp... Theo đó: Nhànước pháp quyền hiểu chung nhất là Nhà nước được tổ chức và hoạt độngtrên cơ sở pháp luật, trong đó mọi chủ thể kể cả nhà nước đều phải tuân thủnghiêm chỉnh pháp luật - một hệ thống pháp luật có tính phổ biến cao (đề caotính tối cao của Hiến pháp và luật), phù hợp với ý chí, thể hiện đầy đủ nhữnggiá trị cao cả nhất của xã hội, của con người.1.2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam1.2.1. Bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt NamChủ nghĩa duy vật lịch sử và thực tiễn chỉ ra cho chúng ta thấy rằng bấtkỳ nhà nước nào cũng là nền chuyên chính của giai cấp thống trị. Giai cấpnắm quyền thống trị về kinh tế sẽ nắm quyền thống trị về chính trị thông quabộ máy nhà nước của mình. Trong chế độ ta, giai cấp công nhân giữ vai tròlãnh đạo xã hội. Vì vậy, nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, đượcthể hiện ở toàn bộ hoạt động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách,đến nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước, nhằm từng bước thực hiệný chí và nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích giai cấp, nhân dân laođộng và cả dân tộc.Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dântộc là thống nhất. Sự thống nhất ấy bắt nguồn từ bản chất của cách mạngXHCN do giai cấp công nhân lãnh đạo. Vì vậy, nhà nước ta mang bản chấtgiai cấp công nhân, đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc, tính nhândân. Bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc và tính nhân dân hoà quyệnvào nhau, được quán triệt, cụ thể hoá, thể chế hoá trên mọi lĩnh vực, mọi tổchức, mọi hoạt động của nhà nước. Và cũng chỉ có nhà nước mang bản chấtgiai cấp công nhân do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo mới đại biểu cholợi ích chung của nhân dân lao động, của dân tộc. Tính nhân dân thể hiện ởchỗ nhà nước là của dân, quyền lực thực sự ở nơi dân, chính quyền do dân lậpnên và tham gia quản lý; nhà nước thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng củanhân dân; cán bộ công chức nhà nước là công bộc của dân. Tính dân tộc củanhà nước được thể hiện ở chỗ, tổ chức và hoạt động của nhà nước ta kế thừavà phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc và con ngườiViệt Nam. Nhà nước có chính sách dân tộc đúng đắn, chăm lo lợi ích mọi mặtcho các dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam và thực hiện đoàn kết dântộc, coi “đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược và độnglực to lớn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ vững quan điểm của Đảng vềđộc lập, tự chủ trong quan hệ đối ngoại; kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nướcchân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân”.1.2.2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCNViệt NamXuất phát từ lý luận (các Văn kiện của Đảng cộng sản Việt nam vàHiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, các công trình nghiêncứu khoa học về nhà nước pháp quyền) và thực tiễn) có thể khái quát nhữngđặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam như sau:Một là, Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nội dung này luôn đượckhẳng định là một trong những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nhànước. Hiến pháp 1946, bản hiến pháp đầu tiên đã quy định tại Điều 1: “NướcViệt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là củatoàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo,giai cấp, tôn giáo”. Nguyên tắc đó được tiếp tục khẳng định trong các hiếnpháp tiếp theo và đến Hiến pháp 1992 được thể hiện toàn diện hơn, sâu sắchơn: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyềnlực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2).Khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân không chỉ là nguyêntắc cơ bản được ghi nhận trong các Hiến pháp nước ta mà còn gắn với việcthiết lập cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lực thực sự của nhân dân, là tưtưởng chỉ đạo bao quát toàn bộ nội dung của các hiến pháp, được thể hiện cụthể trong các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước từ Trung ương đến địa phương, của các cơ quan lập pháp, hành pháp vàtư pháp.Hai là, xác định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân côngrành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây vừa là nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước ta, vừa là quan điểm chỉ đạo quá trình tiếp tụcthực hiện việc cải cách bộ máy nhà nước. “Quyền lực nhà nước là thống nhất,có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệncác quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đó là hai mặt của một vấn đề trongtổ chức, xây dựng nhà nước”. Quán triệt quan điểm quyền lực nhà nước thốngnhất sẽ tác động trực tiếp đến việc tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp củacác cơ cấu thực hiện quyền lực của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho bộ máynhà nước vận hành đồng bộ, thống nhất và có hiệu lực, hiệu quả. Mặt khác,tăng cường việc phân công, phân nhiệm rành mạch, hợp lý, rõ ràng và chútrọng phối hợp chặt chẽ trên tinh thần “vì dân, do dân” giữa các cơ quan trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chính là điều kiện đểphát huy tốt hiệu lực của quyền lực nhà nước thống nhất. Xuyên suốt các bảnhiến pháp của nước ta đều thể hiện rõ quan điểm nêu trên trong việc xây dựngnhà nước. Quốc hội luôn được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhândân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lậphiến và lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước vàthực hiện quyền giám sát tối cao. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốchội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhànước. Vị trí, vai trò của cơ quan tư pháp nước ta mà trung tâm là hệ thống cácTòa án luôn được đề cao. Các nguyên tắc: “khi xét xử, Thẩm phán và Hộithẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”; “Tòa án nhân dân xét xử tập thể vàquyết định theo đa số”; “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm” luôn phảiđược tôn trọng trong hoạt động tư pháp. Tổ chức và hoạt động của chínhquyền địa phương được thể hiện qua các hiến pháp với việc hình thànhHĐND mà các vị đại biểu HĐND do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra vàviệc HĐND bầu các thành viên của UBND.Thực tiễn chứng minh rằng, việc phân công và phối hợp trong thực hiệnquyền lực nhà nước ở Việt Nam mấy chục năm qua đã tạo điều kiện để bộmáy nhà nước vận hành thông suốt; đồng thời bảo đảm tăng cường ngày càngcó chất lượng hơn cơ chế kiểm tra và tự kiểm tra, thanh tra của hệ thống cơquan hành chính nhà nước, cơ chế kiểm sát đối với các hoạt động tư pháp củaViện kiểm sát, cơ chế giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đối với các cơquan nhà nước và cơ chế giám sát thường xuyên của nhân dân đối với hoạtđộng của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước.Ba là, Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí cao nhất trong điều chỉnh cácquan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.Pháp luật phải thể hiện đúng đắn ý chí của nhân dân, phù hợp với hiệnthực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Pháp luật phải được chính Nhànước, cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước và mọi người, mọi tổchức trong xã hội tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành. Trong các văn bảnquy phạm pháp luật của Nhà nước ta, đặc biệt Hiến pháp - đạo luật cơ bản đãxác định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hànhHiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các viphạm Hiến pháp và pháp luật” (Điều 12 Hiến pháp 1992). Nghĩa vụ tuân theoHiến pháp, pháp luật không loại trừ đối với bất cứ ai.Ngay Đảng Cộng sản Việt Nam, được toàn thể nhân dân Việt Nam thừanhận vị trí, vai trò lãnh đạo đất nước và Hiến pháp xác định: Đảng là lựclượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thì cũng tại Điều 4 của Hiến pháp 1992khẳng định: Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật.Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền côngdân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dânchủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Đây là một đặc trưng mà kể từkhi thành lập nước Việt Nam DCCH cho đến nay, Nhà nước ta đặc biệt quantâm. Trong các văn bản pháp luật, các nội dung về quyền con người đều đượcquy định đầy đủ. Hiến pháp 1992 đã dành trọn một chương (Chương V) với34 điều quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Sinh thời, BácHồ đã viết: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào aicũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.Như vậy, nguyện vọng thiết tha và mục tiêu cao cả của Đảng ta và BácHồ về giá trị con người đã được chú trọng đề cao trong thực tế, được thể chếhóa thành pháp luật và Nhà nước luôn quan tâm phấn đấu thực hiện.Năm là, Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tếmà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Trong gần 20 năm đổi mới, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tếsong phương, trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực thương mại, thuế,viện trợ phát triển, ngân hàng... Việt Nam cũng đã là thành viên của nhiều đềuước quốc tế đa phương. Trong việc ký kết các điều ước quốc tế, Việt Namkhông chỉ dừng lại ở việc ký với các nước XHCN trước đây, các nước lánggiềng như trước thời kỳ đổi mới mà ngày càng mở rộng, đặc biệt phải kể đếnviệc Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức tài chính lớn trên thế giới nhưNgân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam tham gia Hiệphội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC), v.v. Việc “tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đốingoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động hội nhập kinh tếquốc tế theo lộ trình phù hợp điều kiện của nước ta và bảo đảm thực hiệnnhững cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, APECIHiệp định thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gia nhập WTO...” là một trongnhững chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.Sáu là, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhànước pháp quyền XHCN, sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hộicủa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.Lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước từ thời kỳ đầucủa cách mạng Việt Nam cho đến nay đã có một thời kỳ ở nước ta tồn tạinhiều đảng chính trị hoạt động trong đời sống xã hội; tuy nhiên, qua thử tháchcủa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mấy chục năm vô cùng ác liệt và côngcuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đầy gay go quyết liệt, nhân dân Việt Namđã thừa nhận vị trí, vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Namđối với Nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng được chính thức ghi nhậntrong Hiến pháp, đó là sự khẳng đỉnh thành quả đấu tranh cách mạng củanhân dân ta. Hiến pháp 1992 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời cũng quy định rõ các tổ chứccủa Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.Với những sáu nêu trên, nhà nước ta thể hiện những tư tưởng quanđiểm tích cực, tiến bộ, phản ánh ước mơ và khát vọng của nhân dân đối vớicông lý, tự do, bình đẳng trong một xã hội còn giai cấp.Hiện nay, đất nước đang tiến hành đổi mới, chúng ta đặt vấn đề đẩymạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước theo định hướng xây dựngnhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thực chất là tiếp thu những quanđiểm tích cực, tiến bộ và khoa học về nhà nước pháp quyền nhằm xây dựngnhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự là nhà nước của dân, do dânvà vì dân, dựa trên khối đoàn kết dân tộc mà nền tảng là liên minh giai cấpcông nhân - nông dân - trí thức do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó là,Nhà nước đảm bảo tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nước là công cụchủ yếu để thực hiện quyền lực nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất,có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệncác quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đó làNhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế, xử lýnghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ đượccác quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa sự tuỳtiện từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước, ngăn ngừa hiệntượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm hiệu lực và hiệu quảhoạt động của nhà nước.Nhà nước mà mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức, kể cả tổ chức Đảng,cán bộ, công chức đều phải hoạt động theo pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịutrách nhiệm trước nhân dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều cónghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật.Chương 2THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ỞNƯỚC TAĐể có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn về thực trạng xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam không phải là vấn đề đơn giản. Tuy nhiênchúng ta cũng có thể có được một cái nhìn tương đối khi xem xét qua nhữngvấn đề sau: những kết quả trong nhận thức đặt nền tảng cho hành động; kếtquả trong phát triển nghiên cứu lý luận về xây dựng nhà nước pháp quyền vànhững kết quả đạt được bước đầu trong thực tiễn của quá trình xây dựng nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam. Cụ trhể là:2.1. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam - bước đổimới quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước taTrong tình hình mới của cách mạng Việt nam, Đảng và nhà nước ta đãsáng suốt khẳng định nhiệm vụ cốt lõi của cải cách tổ chức và hoạt động củaNhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế là xây dựng nhà nước phápquyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Nói cách khác việc xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN Việt nam là một tất yếu khách quan. Nhận thức này đượccoi là một thắng lợi của quá trình đổi mới trong tiến trình xây dựng nhà nướcXHCN ở nước ta.Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam là cách thức cơ bản để phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân, bảo đảm mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam là công cụ chủ yếu để thực hiện quyềnlực nhân dân. Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân.Sở dĩ Đảng ta đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam vì những lý do cơ bản sau:Thứ nhất, Đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt namvì bản thân lý luận về nhà nước pháp quyền có những điểm tiến bộ, hợp lýtrong việc thực hành quyền dân chủ, trong việc tổ chức, hoạt động của nhànước. Nhà nước pháp quyền trong đặc trưng của nó có nhiều điểm phù hợpvới bản chất của nhà nước ta. Tuy nhiên vì nhà nước và pháp luật luôn mangbản chất giai cấp sâu sắc, vì vậy Đảng ta xác định rõ: xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Việt Nam.Thứ hai, Đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namcòn xuất phát từ thực trạng tổ chức, hoạt động của nhà nước ta còn nhiềukhiếm khuyết, yếu kém, chưa thực sự là nhà nước tuân thủ pháp luật và thựchiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Bên cạnh những thành tựu rất to lớn đạtđược,bộ máy nhà nước ta chưa thực sự trong sạch, vững mạnh; tình trạngtham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn; hiệulực quản lý điều hành còn chưa nghiêm; kỷ cương xã hội bị buông lỏng làmgiảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Quản lý nhànước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới. Tổ chức bộ máy nhà nướccòn nặng nề, sự phân công phối hợp giữa cac cơ quan nhà nước trong việcthực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn những điểm chưa rõ vềchức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phân cấp giữa trung ương và địa phươngcòn một một số mặt chưa cụ thể làm cho tình trạng tập trung quan liêu cũngnhư phân tán, cục bộ chậm được khắc phục...Do đó Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách tổ chức, hoạt động củanhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, trong đó cốt lõi là xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng cộng sản Việt Nam.Thứ ba, Đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt namcòn xuất phát từ tính tất yếu khách quan của sự phát triển của đất nước theođịnh hướng XHCN. Sự tất yếu khách quan ấy xuất phát từ định hướng xâydựng CNXCH mà mục tiêu cơ bản là xây dựng một chế độ: dân giầu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đảng ta ý thức sâu sắc rằng đểđạt được một chế độ xã hội có mục tiêu như vậy, công cụ, phương tiện cơ bảnchỉ có thể là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; một Nhà nước phápquyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trên cơ sở chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.Thứ tư, Đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt namcòn xuất phát từ đặc điểm của thời đại với xu thế toàn cầu hoá. Nhu cầu hộinhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cảicách pháp luật, đảm bảo cho nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lựcđể giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng dân chủ, củngcố độc lập, tự chủ và hội nhập vững chắc vào đời sống quốc tế.Qua hơn hai mươi năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh quá trình cảicách tổ chức, hoạt động của nhà nước theo định hướng xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn. Đây phải được coi làthành công quan trọng đầu tiên của thực trạng xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN ở nước ta.2.2. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namgắn liền với quá trình phát triển lý luận về nhà nước pháp quyền XHCNcủa dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sảnNgay từ khi ra đời Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nay là Nhànước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã là Nhà nước mang bản chất củanhà nước kiểu mới được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê nin và tưtưởng Hồ Chí Minh. Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.Tính pháp quyền trong tổ chức, hoạt động của nhà nước đã thể hiện trongnhiều văn kiện Đảng và thể hiện ngày càng rõ nét hơn phù hợp với từng giaiđoạn cách mạng trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980. Bản chất nàycủanhà nước tiếp tục được khẳng định trong các Cương lĩnh, các văn kiện củaĐảng trong thời kỳ đổi mới, được thể chế hoá rõ trong Hiến pháp 1992 vàNghị quyết sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992. Xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam đòi hỏi phải dựa trên hệ thống lý luận phù hợp với chính điều kiệnhoàn cảnh của Việt Nam.Tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong các văn kiện củaĐảng cộng sản Việt Nam, trong các bản Hiến pháp thể hiện quá trình nhậnthức ngày càng đúng đắn, đầy đủ, cụ thể và toàn diện hơn của Đảng, Nhànước ta về tư tưởng nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại cũng nhưvấn đề xây dựng Nà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng cộng sản ở nước ta hiện nay. Những nhận thức cơ bản này là một đảmbảo quan trọng cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam đạt được kết quả thắng lợi.Ngay từ lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa và vậndụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện hoàn cảnh nước ta. Tưtưởng của Người về Nhà nước pháp quyền là một bộ phận quan trọng trongkho tàng lý luận của Đảng ta. Trước hết pháp quyền được người sử dụng làkhẩu hiệu để đấu tranh chống áp bức và chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc.Trong bài viết "Yêu sách của dân An nam", Người từng đưa ra yêu cầu: "Phảithay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật". Người nhấn mạnh: "Trămđiều phải có thần linh pháp quyền". Xuất phát từ tư tưởng trên, khi xây dựngNhà nước dân chủ nhân dân, Người đã khẳng định: Nhà nước ta là một nhànước dân chủ, bao nhiêu lợi ích là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân,chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương đều do dân cử. Tư tưởng về xâydựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân ngày càng được thể hiện rõnét trong các văn kiện của Đảng cộng sản Việt nam, trong các bản Hiến phápqua các thời kỳ. Tuy nhiên, xét về thời điểm sử dụng thuật ngữ, lần đầu tiênVăn kiện của Đảng sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” là Văn kiện Hộinghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII. Tại phần thứ 2 về “Nhữngnhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới” của Văn kiện hội nghị này đã nêu nhiệmvụ thứ 7 là “Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt nam của dân, do dân và vìdân” . Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, quản lý mội mặt của đời sốngxã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa. Nhà nước pháp quyền XHCN được xây dựng trên cở sở tăng cường, mởrộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân vớinông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng lãnh đạo.Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khoá VII (1/1995) đã nêu ra 5 quan điểm cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựngkiện toàn nhà nước; một trong 5 quan điểm là xây dựng Nhà nước pháp quyềnViệt Nam là nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân, lấy liên minh giai cấpcông nhân với gia cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảngcộng sản lãnh đạo. Gắn xây dựng nhà nước pháp quyền với tăng cường phápchế XHCN; quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục đạođức XHCN.Văn kiện đại hội lần thứ VIII tiếp tục nhắc lại 5 quan điểm và các nhiệmvụ xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước. Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3ban chấp hành TƯ khoá VIII về “phát huy quyền làm chủ của nhân dân tiếp tụcxây dựng Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong sạch, vững mạnh” khiđánh giá đã nêu nhận xét đầu tiên là: đã từng bước phát triển hệ thống quanđiểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, dodân, vì dân. Mặt khác khi phân tích nguyên nhân yếu kém trong xây dựng nhànước, Nghị quyết chỉ rõ: việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trongđiều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng tacòn ít, có nhiều việc phải vừa làm vừa tìm tòi rút kinh nghiệm.Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Nhà nước ta làcông cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước phápquyền của dân, do dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọicơ quan nhà nước, các tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân đều có nghĩavụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Mặt khác Văn kiện cũng xác định: Xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản lànhiệm vụ số một, nhiệm vụ bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác trong nộidung phần thứ IX về “đẩy mạnh cải cách tổ chức, hoạt động của Nhà nước...”.Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, trên cơ sở tổng kết lý luậnvà thực tiễn của 20 năm đổi mới, đã khẳng định: Nhà nước ta là Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây xựng cơ chế vận hành của Nhà nướcbảo đảm nguyên tắt tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyềnlực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trongviệc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.Như vậy, Văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định rõ xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là vấn đề tất yếu trong thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời đúc kết tư tưởng về nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa.2.3. Một số kết quả đạt được trong xây dựng Nhà nước pháp quyềnở Việt Nam trong thực tiễn2.3.1. Về xây dựng, củng cố, cải cách, hoàn thiện tổ chức và hoạtđộng của Nhà nướca. Đánh giá chungThời gian qua trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng của bộ máy nhànước ta và yêu cầu của tình hình mới Đảng và Nhà nước đã đưa ra những kếtluận quan trọng, vạch ra những quan điểm chỉ đạo và những giải pháp nhằmxây dựng kiện toàn bộ máy nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, đáp ứngyêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Qua đó kết quả đạtnổi bật được thể hiện như:Tiếp tục phát huy cao độ bản chất dân chủ của nhà nước, tạo điều kiệncho nhân dân lao động thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của mìnhthông qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tham gia tíchcực vào xây dựng và bảo vệ nhà nước, kiểm tra giám sát hoạt động của nhànước, cán bộ, công chức nhà nước.Kiện toàn một bước bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, trong sạch,vững mạnh hoạt động có hiệu lực và hiệu quả; nâng cao trách nhiệm của cánbộ, công chức nhà nước trước nhân dân. Các thể chế hành chính nhà nước vàtổ chức hành chính nhà nước đều được tăng cường, nền hành chính nhà nướcđang đổi mới theo xu hướng dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiệnđại hoá. Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.b. Các kết quả lớn cụ thểCác kết quả lớn cụ thể đạt được của quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam trong thời gian qua gồm:Đổi mới và nâng cao một bước chất lượng hoạt động của Quốc hội (cáckỳ họp Quốc hội, chất lượng và hoạt động của đại biểu Quốc hội, vị thế củaQuốc hội trong bộ máy nhà nước và trong đòi sống xã hội). Quốc hội đangthực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có khả năng thực hiện tốtnhất quyền lập pháp, quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nướcvà quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.Củng cố, kiến toàn hội đồng nhân dân các cấp làm đúng chức năng,nhiệm vụ theo luật định.Cải cách một bước nền hành chính nhà nước, trước hết đã tập trung cảicách thủ tục hành chính, từng bước cải cách thể chế hành chính trên các lĩnhvực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, trong điều kiện hội nhập quốc tế; xây dựng một hệ thống hành chínhthông suốt, rõ về chức năng, nhiệm vụ, tinh giản gọn nhẹ.Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực hoànthành nhiệm vụ được giao. Việc quản lý, sử dụng, được đổi mới một bướctheo các quy định của pháp luật về cán bộ công chức. Coi trọng gắn kết hợpchế độ trách nhiệm, khen thưỏng và kỷ luật. Cải cách một bước chế độ tiềnlương để nâng cao đời sống. Quan tâm đầu tư cho cán bộ cấp cơ sở.Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp đảm bảo dân chủ,khách quan, minh bạch, chống và giảm bớt oan, sai. Củng cố đồng bộ hệthống cơ quan toà án, viện kiểm sát,điều tra, thi hành án, bổ trợ tư pháp.Tiến hành kiên quyết thường xuyên công tác đấu tranh chống thamnhũng, quan liêu, xử lý nghiêm những người vi phạm đồng thời tăng cườngcông tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, củng cố kỷ luật trong nội bộ cơquan nhà nước.2.3.2. Về xây dựng, đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chứcthực hiện pháp luậtTrong thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật được quan tâm hơn,cơ chế xây dựng pháp luật được đổi mới, do đó hệ thống pháp luật đã cónhững đổi mới quan trọng phù hợp với sự thay đổi cơ chế kinh tế, với tìnhhình và nhiệm vụ mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vàhội nhập quốc tế.Hiến pháp được sửa đổi thích ứng với đòi hỏi của tình hình. Các vănbản luật được quan tâm ban hành để điều chỉnh cho hầu hết các lĩnh vực củađời sống xã hội. Hệ thống pháp luật phát triển khá cân đối, điều chỉnh cho cáclĩnh vực: tổ chức, hoạt động của nhà nước (Luật Hiến pháp, Luật tổ chứcQuốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án, Viện kiểm sát...);trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; trong lĩnh vực kinh doanh (LuậtDoanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật kinh doanh bảo hiểm...); trong bảo vệ quyềncủa công dân và các chủ thể. Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật đượctăng cường. Nhà nước đã dần thực sự dựa vào pháp luật để quản lý nhà nướcvà quản lý xã hội.2.4. Những tồn tại cần khắc phục trong quá trình xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt NamTổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vẫn còn bộc lộ nhiều khuyếtđiểm, yếu kém: tổ chức còn cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều nấc, chồng chéo vềchức năng, nhiệm vụ, thảm quyền; tiêu chuẩn cán bộ, công chức nhà nướcchưa được xác định rõ; hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nướcchưa cao.Hoạt động lập pháp đang đứng trước yêu cầu to lớn về hoàn thiện hệthống pháp luật cũng như yêu cầu mới mẻ, phức tạp của việc điều chỉnh phápluật nên đã bộc lộ một số bất cập trong thiết kế hoàn thiện tổng thể hệ thốngpháp luật và trong xác định thứ tự ưu tiên cần thiết của từng văn bản pháp luậtcũng như nâng cao tính khả thi và tính hiệu lực của văn bản pháp luật.Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước còn bộc lộ không ít những nhượcđiểm, nhiều mặt còn chưa theo kịp và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.Tổ chức hành chính chưa thông suốt, còn hạn chế trong việc xử lý mối quanhệ ngang, thậm chí còn hiện tượng cục bộ, bản vị. Chế độ phân cấp tráchnhiệm còn thiếu rành mạch. Thẩm quyền cá nhân chưa được quy định rõ.Phong cách làm việc trước dân của cán bộ, công chức còn là vấn đề bức xúc.Về lĩnh vực tư pháp, tổ chức và hoạt động còn nhiều bất cập, sai sót.Hệ thống pháp luật còn cần tiếp tục đổi mới mạnh và sâu sắc hơn nữa. Nhiệmvụ cấp bách hàng đầu trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền đang đặt ralà quyết tâm đổi mới hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật vàthực thi pháp luật nghiêm minh.Chương 3QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNGNHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM3.1. Quan điểm cơ bản xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNViệt NamXây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN không phải là xây dựng mộtNhà nước mới khác về bản chất của Nhà nước XHCN mà Đảng và nhân dânta đã tiến hành hơn mấy chục năm qua. Xây dựng Nhà nước pháp quyềnXHCN của dân, do dân, vì dân là nhiệm vụ cốt lõi của cải cách tổ chức, hoạtđộng của nhà nước, là cách cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân,bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Xây dựng Nhà nước pháp quyền ởViệt nam chính là quá trình tiếp tục xây dựng Nhà nước XHCN trong điềukiện hoàn cảnh mới. Dựa trên các văn kiện của Đảng, các quy định của Hiếnpháp, quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải tuânthủ các nguyên tắc cơ bản sau:Thứ nhất, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải đượcthực hiện trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh xây dựng đất nước và các vănkiện của Đảng ta.Thứ hai, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhưng phải giữvững bản chất giai cấp, bản chất dân chủ thực sự rộng rãi của Nhà nướcXHCN. Nhà nước Cộng hoã xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước phápquyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữagiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.Thứ ba, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớiquá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.Thứ tư, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải đảm bảo phùhợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp với đặc điểm truyền thống về lịchsử, văn hoá Việt Nam, có bản sắc Việt Nam; đảm bảo kế thừa và phát huytruyền thống, kinh nghiệm quản lý đất nước của dân tộc ta qua suốt chiều dàilịch sử, tiếp thu có chọn lọc thành tựu của thế giới.Thứ năm, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải trởthành yêu cầu cấp bách đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước. Nói cách khác bất cứ nội dung nào của cải cách tổ chức, hoạt động củanhà nước đều phải thấm nhuần yêu cầu và định hướng xây dựng Nhà nướcpháp quyền XHCN.Thứ sáu, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là một quá trình từthấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện, phải tiến hànhtừng bước vững chắc, phải dựa trên cơ sở thường xuyên tổng kết thực tiễn,kịp thời điều chỉnh bổ sung. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN gắn liềnvới quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triểnnền dân chủ xã hội XHCN và tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị. Phải chuẩnbị các điều kiện cần thiết và phải đảm bảo ổn định chính trị, ổn định kinh tếxã hội, ngăn chặn được âm mưu và hành động của các thế lực thù địch và bọncơ hội.3.2. Phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtTiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật vàthực hiện nghiêm minh pháp luật, đáp ứng yêu cầu của với nhiệm vụ côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, hợp tác hội nhập quốc tế và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.Hướng đến hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lýcho hoạt động của toàn xã hội, nhất là cho tổ chức, hoạt động của nhà nước vàcán bộ, công chức nhà nước, đồng thời có chuẩn mực rõ ràng để đánh giáđúng sai, tăng cường pháp chế trong đời sống nhà nước và xã hội.Một mặt coi trọng hoàn thiện Hiến pháp, các luật điều chỉnh tất cả cáclĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội, mặt khác phải xác định được thứtự ưu tiên cần thiết và nâng cao tính khả thi, tính hiệu lực và hiệu quả củapháp luật trong cuộc sống. Đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất của hệ thốngpháp luật.Pháp luật về tổ chức hoạt động của nhà nước phải đi liền với pháp luậtvề phát triển kinh tế, pháp luật về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, phápluật về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.Pháp luật nội dung phải đi liền với pháp luật hình thức.Pháp luật phải gắn liền với đảm bảo thực hiện pháp luật nghiêm minh.Hoạt động lập pháp muốn vậy phải vừa đảm bảo chất lượng vừa phải theo kịpyêu cầu của sự phát triển. Mặt khác phải đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thựchiện pháp luật, mở rộng các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, dịchvụ và tư vấn pháp lý trong xã hội, xây dựng nếp sống và làm việc theo Hiếnpháp, pháp luật, xây dựng nền văn hoá pháp lý trong đời sống xã hội.3.2.2. Tiếp tục cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nướcKiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạtđộng của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựngchương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quytrình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành luật.Quốc hội phải làm tốt chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám sát tốicao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tài liệu liên quan

  • .MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Giới hạn của vấn đề 9 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận văn 12 6. Cấu trúc của luận văn 12 TrangChương 1:VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CHỦYẾU CỦA TIỂU THUY doc .MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Giới hạn của vấn đề 9 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận văn 12 6. Cấu trúc của luận văn 12 TrangChương 1:VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ NHỮNG THÀNH TỰU CHỦYẾU CỦA TIỂU THUY doc
    • 30
    • 6
    • 8
  • Học thuyết phân chia quyền lực với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam pot Học thuyết phân chia quyền lực với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam pot
    • 14
    • 650
    • 4
  • Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay
    • 133
    • 720
    • 2
  • Tiểu luận triết học: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tiểu luận triết học: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
    • 14
    • 6
    • 87
  • CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
    • 27
    • 327
    • 1
  • TIỂU LUẬN CAO HỌC Vai trò nhà nước pháp quyền trong việc xây dựng CNXH ở việt nam TIỂU LUẬN CAO HỌC Vai trò nhà nước pháp quyền trong việc xây dựng CNXH ở việt nam
    • 27
    • 870
    • 1
  • TIỂU LUẬN   sự PHÁT TRIỂN lí LUẬN CHUYÊN CHÍNH vô sản của các NHÀ KINH điển mác   lê NIN, và VIỆC vận DỤNG xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY TIỂU LUẬN sự PHÁT TRIỂN lí LUẬN CHUYÊN CHÍNH vô sản của các NHÀ KINH điển mác lê NIN, và VIỆC vận DỤNG xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY
    • 35
    • 557
    • 5
  • TIỂU LUẬN   cơ sở KHOA học của VIỆC xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY TIỂU LUẬN cơ sở KHOA học của VIỆC xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    • 33
    • 770
    • 7
  • TIỂU LUẬN   đẩy MẠNH cải CÁCH HÀNH CHÍNH góp PHẦN xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY TIỂU LUẬN đẩy MẠNH cải CÁCH HÀNH CHÍNH góp PHẦN xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    • 25
    • 792
    • 11
  • TIỂU LUẬN   tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về NHÀ nước KIỂU mới và một số vấn đề xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY TIỂU LUẬN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về NHÀ nước KIỂU mới và một số vấn đề xây DỰNG NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    • 25
    • 1
    • 21

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(186.5 KB - 30 trang) - Tiểu luận cao học, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xhcn