Tiểu Luận Kinh Tế Quốc Tế Hợp Tác Asean +3 | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tiểu luận kinh tế quốc tế hợp tác asean +3
  • docx
  • 20 trang
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------- TIỂU LUẬN Môn: Kinh Tế Quốc Tế Chủ đề: Hợp tác ASEAN +3 Giáo viên hướng dẫn: GV Phan Thị Thanh Huyền Nhóm thực hiện: Nhóm 10 1. 2. 3. 4. 5. Nguyễn Thị Dung Đặng Phương Thảo Hồ Hồng Nhung Vũ Thị Hương Doãn Hoàng Việt Tùng Hà Nội- 11/2016 Mục lục: Contents I. Giới thiệu chung về ASEAN +3..........................................................................4 1. Hoàn cảnh ra đời..............................................................................................4 2. Cơ chế tổ chức.................................................................................................4 II. Hợp tác kinh tế giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.........6 1. Hợp tác kinh tế ASEAN- Trung Quốc.............................................................6 1.1 Kim ngạch thương mại hai chiềều..............................................................6 1.2 Đầều tư trực tềếp nước ngoài từ Trung Quốếc vào ASEAN .......................8 2. Hợp tác kinh tềế ASEAN- Nhật Bản.....................................................................9 2.1 Kim ngạch thương mại hai bền................................................................9 2.2 Đầều tư trực tềếp FDI từ Nhật Bản vào ASEAN.....................................10 3. Hợp tác kinh tềế ASEAN- Hàn Quốếc.................................................................11 3.1 Kim ngạch thương mại hai bền..............................................................11 3.2 Đầều tư trực tềếp nước ngoài từ Hàn Quốếc và ASEAN.............................12 III. ASEAN +3 trong nền kinh tế thế giới............................................................13 IV. Tác động đến nền kinh tế Việt Nam...............................................................14 4.1 Mở rộng quy mô thương mại.........................................................................14 4.2 Nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng................................................................16 4.3 Giải pháp cho Viê êt Nam trong quá trình phát triển ASEAN+3.....................17 Kết luận...................................................................................................................18 Tài liệu tham khảo.................................................................................................19 Danh mục từ viết tắt ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN +3: Hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản FTA: Hiệp định thương mại tự do ACFTA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc AKFTA: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Hàn Quốc AJCEP: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản VJEPA: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản VKFTA: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài AKEC: Quỹ hợp tác kinh tế ASEAN Hàn Quốc I. Giới thiệu chung về ASEAN +3 1. Hoàn cảnh ra đời Ý tưởng của hợp tác ASEAN +3 được hình thành từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX và trở thành hiện thực vào cuối thập niên 90 thế kỷ XX. Có thể lấy thập niên 90 thế kỷ XX là thời gian chuẩn bị cho sự đời của ASEAN +3. Đây là thời kỳ mà Chiến tranh lạnh vừa kết thúc tạo nên một bối cảnh mới mà trong đó tế giới và khu vực có những biến chuyển lớn lao. Trong quan hệ quốc tế đang diễn ra một sự sắp xếp lại lực lượng theo ưu tiên hàng đầu là phát triển kinh tế. Để tồn tại và phát triển cũng như bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, các nước phải nhanh chóng hòa nhập mạnh mẽ vào trào lưu cải cách bởi vì sức mạnh của một quốc giờ bây giờ được đo chủ yếu bằng sức mạnh kinh tế - tài chính. Cách mạng khoa học kĩ thuật, đặc biệt là cách mạng thông tin đã dẫn tới việc hình thành nền kinh tế tri thức. Trào lưu cải cách thể chứ và cơ cấu kinh tế ở mỗi nước là những nhân tố có tác động dây chuyền đang làm thay đổi cơ bản bộ mặt thế giới hiện đại. Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng. Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới với sự phân công lao động quốc tế cao độ, sản xuất xã hội hóa ở quy mô toàn cầu. Tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới đã ràng buộc tất cả những nước nào đặt yêu cầu phát triển kinh tế thành mục tiêu chiến lược của mình Như vậy có thể nói, đặc trưng thời đại nổi bật ở thập kỷ 90 thế kỷ XX là một cuộc chạy đua toàn cầu về kinh tế trong bối cảnh các nước trên thế giới vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. 2. Cơ chế tổ chức ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác đa phương mang tính khu vực giữa ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác ở khu vực Đông Á này ra đời từ cuối những năm 90 thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, và cho tới ngày nay vẫn dựa trên nguyên tắc hoạt động của ASEAN cụ thể: - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên; - Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực; - Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế; - Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình - Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN; - Tôn trọng quyền của các Quốc gia Thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài; - Tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; - Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ và chính phủ hợp hiến; - Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội; - Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia Thành viên đã tham gia; - Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia Thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia Thành viên ASEAN; - Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; - Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; và - Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế, và giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền kinh tế do thị trường thúc đẩy. Nội dung chính của cơ chế hợp tác bao gồm các Hội nghị cấp cao, các kỳ gặp mặt của các nguyên thủ quốc gia, các cấp bộ trưởng; và Hội nghị thượng đỉnh với tên gọi là hội nghị cấp cao Đông Á lần đầu tiên được tổ chức tại Kualalumpur. ASEAN +3 được triển khai qua 2 kênh: Kênh I là kênh chính thức của các chính phủ ASEAN +3. Ở kênh này, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 là cơ quan quyền lực cao nhất; tiếp đến là các hội nghị cấp bộ, hội nghị các quan chức cao cấp. Kênh II thu hút sự tham gia của giới học giả, các nhà nghiên cứu chiến lược, đại diện giới doanh nghiệp và xã hội dân sự. Các thể chế chính trong kênh này bao gồm: Nhóm Tầm nhìn Đông Á, Nhóm nghiên cứu Đông Á, Diễn đàn Đông Á, Hội đồng kinh doanh Đông Á... Thông qua các thể thể hợp tác này, quan hệ hợp tác đa phương giữa các nước Đông Á đã phát triển nhanh chóng và toàn diện. Hợp tác ASEAN +3 được thực hiện trên 22 lĩnh vực chủ yếu là hợp tác về Kinh tế- Thương mại, Tài chính- Tiền tệ, An ninh- Chính trị tiến tới xây dựng một khu vực thương mại tự do Đông Á. Thông qua Hợp tác ASEAN +3 các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Trong khi đó, các quốc gia ASEAN muốn thu hút được nhiều nguồn lực hơn từ Đông Bắc Á để phát triển kinh tế và duy trì môi trường hòa bình và an ninh khu vực. Trong các lĩnh vực hợp tác nổi bật nhất vẫn là hợp tác về mặt kinh tế. II. Hợp tác kinh tế giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản 1. Hợp tác kinh tế ASEAN- Trung Quốc 1.1 Kim ngạch thương mại hai chiều ASEAN và Trung Quốc là những đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của nhau. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) được ký kết vào tháng 11/2002 đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc. Trao đổi thương mại hai chiều đã tăng liên tục ở tốc độ trung bình là 18,5%/năm kể từ năm 1991 đến năm 2015. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009 trong khi ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc từ năm 2010 đến nay. Theo Hội đồng Doanh nghiệp Trung Quốc - ASEAN (CABC), năm 2014 kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt 480,4 tỷ USD, chiếm 11,16% tổng kim ngạch ngoại thương Trung Quốc và tăng so mức 10,66% của năm 2013. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương đạt 8,3%, trong đó kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước ASEAN là 208,3 tỷ USD, tăng 4,4%, xuất khẩu đạt 272,1 tỷ USD, tăng 11,5%. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong ASEAN, chỉ sau Ma-lai-xi-a và cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN. Dưới đây là một số chỉ số chính về hợp tác thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc trong năm 2014: Thể loại ASEANTrung Quốc Thương mại Trung QuốcMalaysia Thương mại Trung Quốc-Việt Nam Thương mại Trung QuốcSingapore Thương mại Trung Quốc - Thái Lan Các chỉ số chính về quan hệ ASEAN-Trung Quốc (2014): Thương mại Nội dung Xếp hạng Các chú thích Trung Quốc là đối tác 480.390.000.000 USD thương mại lớn nhất của (ASEAN nhập 272.070.000.000 ASEAN và ASEAN là Tăng 8,3% so với năm 2013 USD / Xuất 208.320.000.000 đối tác thương mại lớn USD) thứ 3 của Trung Quốc. 102.020.000.000 USD (Malaysia Nhập khẩu 1 Tăng 3,8% so với năm 2013 46360000000 USD / Xuất 55660000000 USD) 83640000000 USD (Việt Nam Nhập khẩu 2 Tăng 27,7% so với năm 2013 63740000000 USD / Xuất 19,9 tỷ USD) 79740000000 USD (Singapore Nhập khẩu 3 Tăng 5% so với năm 2013 48910000000 USD / Xuất 30830000000 USD) 72670000000 USD (Thái Lan Nhập khẩu 4 Tăng 2% so với năm 2013 34290000000 USD / Xuất 38.38 tỷ USD) Thương mại 63580000000 USD Trung (Indonesia nhập 39060000000 QuốcUSD / Xuất 24520000000 USD) Indonesia 5 Tăng 7% so với năm 2013 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc Trong thời gian gần đây, đã có nhiều vấn đề gây mất lòng tin chính trị gữa các nước Asean và Trung quốc nổi bật là vấn đề về Biển Đông. Tuy nhiên, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc vẫn tăng cao, điển hình năm 2014. Điều này cho thấy trong suốt quá trình hợp tác, ASEAN và Trung Quốc đã trở thành những trụ cột quan trọng của nhau. Trung Quốc thuộc top 10 thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của ASEAN trong năm 2015. Xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc năm 2015 chiếm 11.3% tổng kim ngạch xuất khẩu của khối ASEAN. Nhập khẩu hàng hóa của ASEAN từ Trung Quốc chiếm 19.4% tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn khối ASEAN. Xét về kết cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu, ba mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là cơ điện, thiết bị và linh phụ kiện âm thanh, phụ kiện chiếm 29.4% tổng kim ngạch xuất khẩu và 29.6% tổng kim ngạch nhập khẩu sau đó là khoáng sản; kim loại cơ bản và các chế phẩm. Hiện nay, các nước giàu có như Brunei, Singapore có khuynh hướng đa dạng về đối tác thương mại thì các nước nghèo lại ngày càng phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là thị trường nhập khẩu. 1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào ASEAN Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc vào ASEAN trong năm 2015 đạt 8,2 tỷ USD, chiếm 6.8% tổng nguồn vốn FDI vào ASEAN và Trung Quốc trở thành nguồn FDI lớn thứ 4 của ASEAN. Singapore là quốc gia nhận được FDI lớn nhất từ Trung Quốc trong khối ASEAN. Quốc gia này đóng vai trò như một trung tâm tài chính kết nối ASEAN với Trung Quốc. Vốn đầu tư FDI từ Trung Quốc vào ASEAN liên tục tăng qua các năm. Từ năm 2013 đến 2015 tăng từ 5.1% đến 6.8% cho thấy Trung Quốc ngày càng quan tâm tới việc đầu tư khai thác các nguồn lực từ ASEAN. 2. Hợp tác kinh tế ASEAN- Nhật Bản 2.1 Kim ngạch thương mại hai bên Hiệp định về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) được ký kết vào tháng 4 năm 2008. Đây là thoả thuận toàn diện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định AJCEP cũng sẽ tăng cường các quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản và tạo ra một thị trường lớn hơn, hiệu quả hơn với nhiều cơ hội hơn trong khu vực. Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/12/2008, từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản ngày một đi lên. Nhật Bản đang là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN. Năm 2015, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa ASEAN và Nhật Bản đạt 239,4 tỷ USD, chiếm 10,5% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Các mặt hàng thương mại giữa ASEAN và Nhật Bản khá đa dạng. Năm 2015, máy móc thiết bị, phụ tùng,linh kiện và phụ kiện âm thanh chiếm đến 21.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và 19.4% trong kim ngạch nhập khẩu hai bên. Dưới đây là năm mặt hàng chính trong thương mại hai bên năm 2015: 2.2 Đầu tư trực tiếp FDI từ Nhật Bản vào ASEAN FDI của Nhật Bản trong năm 2015 đổ vào ASEAN là 17,4 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng dòng vốn FDI của ASEAN trong năm. Nhật Bản là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai của khối ASEAN chỉ đứng sau EU. Trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn nằm trong top 10 nhà đầu tư FDI lớn của ASEAN. Cơ cấu dòng vốn FDI của Nhật Bản vào các nước ASEAN từ 2004-2014 như sau: Năm 2014, Indonesia là quốc gia nhận được vốn FDI nhiều nhất, chiếm 43.88% tổng vốn FDI cho toàn khối ASEAN từ Nhật Bản. Trong khi đó, Việt Nam chỉ thu hút được 7.2% từ nguồn vốn FDI của Nhật Bản đổ vào ASEAN. 3. Hợp tác kinh tế ASEAN- Hàn Quốc 3.1 Kim ngạch thương mại hai bên Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc(AKFTA) được ký kết năm 2005 đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Trong năm 2015, hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Hàn Quốc được triển khai với các dự án được tài trợ theo khuôn khổ Quỹ hợp tác kinh tế ASEAN Hàn Quốc (AKEC). Tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Hàn Quốc và ASEAN tăng lên 122,9 tỷ USD, chiếm 5,4% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN, đưa Hàn Quốc trở thành đối tác lớn thứ 5 của ASEAN. Nghị định thư thứ 3 sửa đổi đối với Hiệp định thương mại hàng hóa tự do ASEAN Hàn Quốc (AKTIGA) đã đi vào hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Thông qua việc đưa ra các cam kết mới về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại, cũng như các kế hoạch giảm thuế từng bước của các bên, Nghị định thư tạo thêm thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa ASEAN và Hàn Quốc, giúp hai bên đạt mục tiêu đã đề ra, đó là tăng trao đổi kim ngạch hai chiều lên 200 tỷ USD vào năm 2020. Cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu giữa ASEAN và Hàn Quốc hết sức đa dạng. Trong đó máy móc thiết bị, phụ tùng, linh kiện phụ kiện âm thanh chiếm 28.8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và 37.1 % trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Dưới đây là top 5 mặt hàng xuất nhập khẩu chính giữa thương mại hai bên trong năm 2015: 3.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc và ASEAN Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào ASEAN năm 2015 đạt 5,7 tỷ USD, là nguồn đầu tư FDI lớn thứ 5 của ASEAN. Trong ASEAN, Việt Nam là quốc gia thu hút đc nhiều FDI từ Hàn Quốc nhất. Tính đến cuối tháng 5/2016, Hàn Quốc tiếp tục là đối tác FDI lớn nhất của Việt Nam với 274 dự án cấp mới/150 dự án tăng vốn, tổng vốn đầu tư đăng kí cấp mới và tăng thêm đạt khoảng 3.42 tỷ USD. Cơ cấu dòng vốn FDI từ Hàn Quốc vào ASEAN từ 2004-2014 như sau: Hợp tác kinh tế ASEAN +3 đã mang lại nhiều thành quả kinh tế cho cả ASEAN và ba quốc gia Đông Bắc Á. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản tăng qua các năm, khu vực ASEAN ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI từ ba quốc gia này. III. ASEAN +3 trong nền kinh tế thế giới Năm 2015, khu vực ASEAN +3 chiếm 25.9 % GDP và 25.5% trong tổng kim ngạch thương mại thế giới. Kể từ khi ASEAN +3 chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997-2015 kim ngạch thương mại đã tăng liên tục. Kim ngạch thương mại giữa ASEAN +3 và thế giới: - Xuất khẩu năm 1998 chiếm 16, 82% xuất khẩu thế giới, tăng 9,07% lên đến 25,89% trong năm 2015. - Nhập khẩu năm 1998 chiếm 22, 11% nhập khẩu thế giới, tăng 7,89% lên đến 30% trong năm 2015. - Kim ngạch xuất khẩu năm 1998 chiếm 19,5% kim ngạch xuất khẩu thế giới, tăng 10,47% lên đến 29,97% trong năm 2015. IV. Tác động đến nền kinh tế Việt Nam 4.1 Mở rộng quy mô thương mại Hợp tác ASEAN +3 đã mang lại cho Việt Nam cơ hội lớn về thương mại với ba quốc gia Đông Bắc Á. Việt Nam đã ký kết các hiệp định song phương với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên, VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn. ASEAN và Trung Quốc đã kí Hiệp định thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), trong đó Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam- Trung Quốc đã được ký ngày 18/7/2005 tại Trung Quốc. Về hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) vào ngày 25/12/2008 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/2009. Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với FTA ASEAN – Nhật Bản. Kể từ khi ASEAN +3 chính thức đi vào hoạt động và các hiệp định song phương được ký kết. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đã tăng đáng kể. ACFTA được kí kết vào tháng 11/2002, trước thời điểm này kim ngạch thương mại Việt Nam- Trung Quốc là 3.02 tỷ USD vào năm 2001 sau 2 năm đã tăng lên đến 5.02 tỷ USD vào năm 2003 theo số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam. Và đến tháng 6/2016 đạt 32.6 tỷ USD. Từ 2001-t6/2016 tăng 29.58 tỷ USD. Trong đó, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sau đó là nhóm hàng rau quả, xơ dệt các loại, dầu thô,… Trước đây, Trung Quốc nhập khẩu nhiều dầu thô từ Indonexia, nhưng gần đây Việt Nam đã vươn lên thành quốc gia cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc trong khối ASEAN và đứng thứ 6 trên thế giới. Trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những chuyển biến tích cực kể từ khi ASEAN thiết lập quan hệ với Nhật Bản. Năm 2008 hai hiệp định AJCEP và VJEPA được ký kết, từ đó đến nay, mức gia tăng của giá trị xuất khẩu nhanh hơn nhập khẩu do vậy cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn đạt ở trạng thái thặng dư. Năm 2006, thương mại hai chiều đạt mức 9.93 tỷ USD, chiếm 11.7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước thì đến năm 2015 đã tăng gấp 3 lần, đạt kim ngạch 28.49 tỷ USD, chiếm 8.7% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Theo dự báo từ phía Hàn Quốc, quy mô thương mại Việt Nam- Hàn Quốc sẽ tăng thêm 150 triệu USD/năm trong vòng 15 năm từ khi FTA có hiệu lực. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm trở lại đây đạt 23,4%/năm. Năm 2015, Hàn Quốc tiếp tục là một trong ba đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương đạt 34,4 tỷ USD, tăng 29,2% so với năm 2014. Tính đến tháng 4/2016, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 12,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh mở rộng được quy mô thương mại, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như sức ép cạnh tranh đối với hàng hóa, cắt giảm thuế quan làm giảm nguồn thu về thuế và tăng sự phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài nhất là hàng hóa Trung Quốc. 4.2 Nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng Ba quốc gia Đông Bắc Á đều là những nhà đầu tư FDI lớn của Việt Nam. Trước và sau khi có Hợp tác ASEAN +3 cũng như các hiệp định song phương Việt Nam ký kết với ba quốc gia, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam đã tăng liên tục qua các năm. FDI từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nếu tính luỹ kế từ 1991 đến 2011, Trung Quốc đã có 836 dự án đầu tư tại Việt nam, với tổng số vốn đầu tư là 4.342.426.793 USD, và tổng số vốn điều lệ là 2.190.453.297 USD, đứng thứ 14 trong các nhà nước đầu tư FDI vào Việt Nam. Tính đến tháng 3/2016, Trung Quốc( chưa kể Đài Loan, Hong Kong và Ma Cao) có 1.346 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 10.4 tỷ USD đưa Trung Quốc trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ 9 tại Việt Nam. Sau VJEPA, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam cũng đang có sự khởi sắc. Các công ty của Nhật Bản, trong đó có nhiều tập đoàn công nghiệp uy tín đang mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam với quy mô đầu tư ngày một lớn. Đến hết tháng 11/2010, tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản đạt trên 20,7 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước có đầu tư tại Việt Nam. FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2003-2012 Đơn vị: Triệu USD Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Số dự 65 án 77 82 97 159 105 87 144 227 253 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hàn Quốc đang là nhà đầu tư FDI lớn nhất của Việt Nam. Lũy kế đến tháng 7/2015, tổng vốn đầu tư đăng ký của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 39,5 tỷ USD với 4.555 dự án đầu tư còn hiệu lực. Nếu tính cả các dự án của Samsung, Hyosung và một số tập đoàn khác đầu tư qua nước thứ 3 (Singapore, BVI, Thổ Nhĩ Kỳ ...), tổng vốn FDI lũy kế của Hàn Quốc tại Việt Nam có thể lên tới 50 tỷ USD, chiếm khoảng 18,9% tổng vốn FDI vào Việt Nam và có khoảng chênh lệch lên đến hơn 12 tỷ USD so với Nhật Bản, đối tác FDI thứ 2 tại Việt Nam. Các Tập đoàn lớn của Hàn Quốc tuy chỉ chiếm khoảng 5% số dự án nhưng đạt hơn 70% tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam và tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; xây dựng ... đóng góp tích cực cho ổn định và phát triển kinh tế như Samsung, Doosan, LG, Posco,CJ, Taekwang, Hyosung, Kumho ... 4.3 Giải pháp cho Viê êt Nam trong quá trình phát triển ASEAN+3 Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, Viê êt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu. Các thủ tục về hải quan, các thủ tục về cấp phép phải được thông thoáng hơn, phải được dễ dàng hơn. Từ đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, từ đó làm cho hàng hóa Việt Nam có tính cạnh tranh hơn. Đồng thời, tìm kiếm thêm những thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống như Châu Phi hay thị trường Liên bang Nga. Nhâ êp siêu Viê êt Nam với Trung Quốc và Hàn Quốcchủ yếu là do nhóm hàng trung gian, sau đó là nhóm hàng tư liệu sản xuất gây ra. Do đó, Viê êt Nam cần cần chuyển hướng nhập khẩu máy móc thiết bị sang các thị trường có công nghệ nguồn từ G7 trong đó Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc EU. Đối với viê êc chuyển giao công nghê ê, Việt Nam đang đi theo hướng nhập khẩu và chuyển giao công nghệ qua hình thức các dự án FDI, nên cần chú trọng quản lý để tránh xảy ra tình trạng kẽ hở chính sách nhằm thực hiện chuyển giá, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần xây dựng một chiến lược nhập khẩu và chuyển giao công nghệ nhất quán, đồng bộ với việc đổi mới cơ bản và toàn diện về cơ chế trong tình hình hiện nay. Và cuối cùng, Viê êt Nam cần tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo, các cơ sở sử dụng lao động và nhân lực trình độ cao tham gia giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Kết luận Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động, mối quan hệ giữa ASEAN và ba quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ngày một bền vững. Hợp tác trên nhiều phương diện và lĩnh vực. ASEAN và ba quốc gia đều là những đối tác kinh tế quan trọng của nhau. Khu vực ASEAN+3 có vị trí quan trọng trong tổng nền kinh tế thế giới. Với tầm ảnh hưởng và vai trò của mình Asean +3 từng bước thúc đẩy mối quan hệ hợp tác các quốc gia, khu vực trên thế giới ngày càng phát triển, ngày càng xích lại gần nhau hơn với cùng một mục tiêu một quan điểm đó là xu hướng hòa bình hợp tác hữu nghị, đưa nền chính trị thế giới ngày càng bền vững, với vai trò to lớn đó Asean +3 được coi là hạt nhân của Asean mở rộng. Việt Nam là một thành viên của ASEAN, Hợp tác ASEAN +3 đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức đi kèm. Việt Nam đang cố gắng đổi mới, hoàn thiện các cơ chế chính sách, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường thế giới. Tài liệu tham khảo 1. http://bnews.vn/thuong-mai-asean-trung-quoc-tang-trung-binh-18-5-trong-25nam-qua/21476.html 2. http://vietnamexport.com/khu-vuc/6/tong-quan.html 3. http://origin.www.uscc.gov/sites/default/files/Research/China's%20Economic %20Ties%20with%20ASEAN.pdf 4. http://www.aseankorea.org 5. http://www.customs.gov.vn/lists/tinhoatdong/ViewDetails.aspx? ID=21943&Category=gi%E1%BB%9Bi%20thi%E1%BB%87u%20v %C4%83n%20b%E1%BA%A3n%20m%E1%BB%9Bi 6. http://baotintuc.vn/the-gioi/asean3-cam-ket-thuc-day-hop-tac-phat-trien-benvung-20160908152447351.htm 7. http://trungtamwto.vn/ 8. http://vssr.vass.gov.vn/UserControls/Tapchi/TapChi/LoadContent.aspx? UrlListProcess=/noidung/TapChi/Lists/Baiviet&ItemID=389&page=3&allitem =0 9. http://asean.org/storage/2016/06/table20_as-of-30-Aug-2016-2.pdf 10. http://ictvietnam.vn/hoi-nhap-quoc-te/hop-tac-kinh-te-giua-asean-va-nhatban.htm 11. http://asean.org/?static_post=external-trade-statistics-3 12. http://asean.org/?static_post=asean-economic-community-chartbook-2016 13. http://asean.org/storage/2016/11/13Content-AEC-Chartbook-2016.pdf 14. https://aric.adb.org/beta 15. http://tapchitaichinh.vn/search/YXNlYW4gKzM=/asean-3.html Tải về bản full

Từ khóa » Tiểu Luận Luật Kinh Tế Quốc Tế Của Asean