Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Kinh tế - Thương mại
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.51 KB, 14 trang )
TRƯỜNG ĐH NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾTIỂU LUẬN:CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012Nhóm số 12Giảng viên hướng dẫn: Ts. Hoàng Xuân BìnhKhối 2 – TMQT – K50Hà Nội, 05/2014Danh sách thành viên nhóm số 12:Phạm Thanh TùngLê Vân LongPhạm Tuấn AnhNguyễn Ngọc AnhNguyễn Thanh TùngTrịnh Hải CườngTrần Hồng QuânTrần Hoàng QuânĐỗ Chí Sơn LinhPhạm Sĩ KhiêmDương Tuấn LộcNguyễn Vĩnh AnĐào Anh TúMục lụcLời mở đầuVới tốc độ tăng trưởng chóng mặt như hiện nay, các nhà kinh doanh ra sức sản xuất, mở rộngkinh tế nhằm sản xuất ra thật nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu vô hạn của con người. Tuy nhiên,việc tạo ra thật nhiều hàng hóa đã vô tình phản lại mong muốn có nhiều lợi nhuận của các nhàdoanh nghiệp. Hàng hóa tăng nhanh hơn nhu cầu của con người dẫn đến cung vượt quá cầu vàtình trạng lạm phát xuất hiện. Lạm phát gây cho nền kinh tế nhiều bất ổn đòi hỏi Nhà nước phảivào cuộc để điều chỉnh giảm lạm pháp gây nên việc thực hiện chính sách tài khoán có nhiều điềuthiếu sót và điều khó tránh khỏi là kinh tế giảm sút, ngân sách thâm hụt, gánh nặng nợ nần ngàycàng cao. Những bất ổn của nền kinh tế, thâm hụt hay lạm phát ở hiện nay đã tới mức nào? Cóthể tháo gỡ không? Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài “Chính sách tài khóa tại Việt Nam2012”. Tiểu luận của chúng em nghiên cứu về tình hình thu chi ngân sách của nước ta năm 2012có gì thay đổi và tác động của những thay đổi đó cùng thâm hụt ngân sách, gánh nặng nợ nần,lạm phát hiện nay được Chính phủ điều chỉnh theo hướng ra sao; từ đó đưa ra kiến nghị và đềxuất một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình kinh tế Việt Nam. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA1.1 Khái quát chung về chính sách tài khóa:1.1.1 Khái niệm:Chính sách tài khoá là chính sách thu chi của Chính phủ hay gọi là chính sách ngân sách hay chính sách tài chính. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp thành hệ thống chính sách quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các công cụ của hai chính sách này vừa có tính độc lập, nhưng vừa có tính tương tác, hỗ trợ nhau trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách này sẽ giúp chính phủ điều hành đạt được hai mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảm hiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm cho kinh tế vĩ mô bất ổn. Vì vậy, tìm ra cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này luôn được chính phủ, các nhà hoạch định chính sách quan tâm. 1.1.2 Phân loại chính sách tài khóa:Chính sách tài khóa khác với những chính sách kinh tế cơ bản khác như chính sách tiền tệ, đólà chính sách nhằm ổn định nền kinh tế bằng cách kiểm soát tỉ lệ lãi suất và nguồn cung tiền. Haicông cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ thống thuế. Những thay đổivề mức độ thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số củanền kinh tế như: Tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế Kiểu phân bổ nguồn lực Phân phối thu nhậpHay nói cách khác chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối vớihoạt động kinh tế. Có các loại chính sách tài khóa điển hình là trung lập, mở rộng, và thu gọn:1. Chính sách trung lập là chính sách cân bằng ngân sách khi đó G = T (G: chi tiêu chính phủ, T:thu nhập từ thuế). Chi tiêu của chính phủ hoàn toàn được cung cấp do nguồn thu từ thuế và nhìnchung kết quả có ảnh hưởng trung tính lên mức độ các hoạt động kinh tế.2. Chính sách mở rộng là chính sách tăng cường chi tiêu của chính phủ (G > T) thông qua chi tiêuchính phủ tăng cường hoặc giảm bớt hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sáchnặng nề hơn hoặc thặng dư ngân sách ít hơn nếu trước đó có ngân sách cân bằng.3. Chính sách thu hẹp là chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thông qua việc tăng thu từthuế hoặc giảm chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Đôi khi chính sách tài khóa để đạt được một số mục tiêu đề ra đã gây hậu quả xấu cho việcthực thi các mục tiêu của chính sách tiền tệ và ngược lại. Chính sách tài khóa và chính sách tiềntệ nếu thiếu đi sự phối hợp nhịp nhàng trong chính sách thực thi chính sách sẽ gây ra những tácđộng đối kháng lẫn nhau, phá vỡ quy luật của thị trường, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăngtrưởng bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, trong ngắn hạn, hai chính sách phải phối hợp nhằm đạtđược các mục tiêu của từng chính sách một cách có trật tự, bao gồm cả ổn định giá. Trong dàihạn, hai chính sách phải phối hợp để đảm bảo được lợi ích cân bằng giữa mục tiêu của từngchính sách với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, kiềm chế lạm phát. 1.1.3 Mục đích của chính sách tài khóa: Đó là ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách tiềntệ là cơ quan hữu trách về tiền tệ (ngân hàng trung ương hay cục tiền tệ) sẽ thay đổi lượng cungtiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở.II. CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sảnxuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ởmức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanhnghiệp (DN), nhất là DN nhỏ và vừa (DNNVV) phải dừng hoạt động hoặc giải thể. Trước tìnhhình này, Chính phủ xác định là tập trung trọng tâm vào việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tếvĩ mô và từng bước thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ở 3 lĩnh vực quan trọng là đầu tư công,doanh nghiệp nhà nước và thị trường tài chính.Với vai trò là công cụ mạnh, chính sách tài khóa năm 2012 cũng đã thực hiện theo xu hướngthắt chặt và tập trung cho thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Đặc biệt là chi cho đầu tư công tiếptục cắt giảm mạnh và có chọn lọc. Chi thường xuyên cũng tiết kiệm hơn và được kiểm soát, giámsát chặt chẽ hơn. Chính sách thuế cần thiết nên nới lỏng, mở rộng các quy định về miễn, giảmthuế, giãn thời hạn nộp thuế, giảm nhẹ nghĩa vụ thuế cho các đối tượng nộp thuế để tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, kích thích và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đặcbiệt là các đối tượng doanh nghiệp thuộc diện vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thuộc ngành côngnghiệp phụ trợ. Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa với các chínhsách khác, đặc biệt là chính sách tiền tệ trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hộinăm 2013 .2.1 Ban hành chính sách tài khóa2.1.1 Thu ngân sách nhà nước (chính sách thuế)Thực hiện Nghị quyết 13, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2012 hướng dẫn việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN đối với một số loại hình DN và lĩnh vực sản xuất – kinh doanh gồm: gia hạn 6 tháng thời giạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) của các tháng 4, 5 năm 2012 và gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế GTGT của tháng 6 năm 2012 đối với DNNVV, DN sử dụng nhiều lao động đang thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; giảm 50% tiền thuê đất phải nộp năm 2012; gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập DN (TNDN) đối với số thuế phải nộp của năm 2010 trở về trước mà đến ngày 10/5/2012 DN chưa nộp NSNN; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối; gia hạn nộp tiền sử dụng đất (tối đa 12 tháng theo quyết định của UBND cấp tỉnh)cho các chủ đầu tư dự án đến ngày 10/5/2012 chưa nộp hoặc chưa nộp đủ…Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân; triển khai thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Thuế sử dụng đất phi nôngnghiệp… nhằm hỗ trợ các giải pháp ưu đãi thuế hiệu quả hơn.Chính sách thuế, phí và chế độ thu cũng đã được điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô và kiềm chế nhập siêu. Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, điều chỉnh và ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế, phí và chế độ thu cho phù hợp với tình hình thực tế; tiếp túc đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan nhằm giảm thiểu tối đa thời gian kê khai, nộp thuế cho DN, khuyến khích các DN kê khai qua mạng Về các giải pháp quản lý thu, Chính phủ cũng đã yêu cầu của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nguồn thu, chống thất thu NSNN. Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 01/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012; tập trung chỉ đạo ngành Thuế, Hải quan làm tốt công tác thanh tra,kiểm tra thuế tại DN và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại… qua đó đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều trường hợp vi phạm, gian lận, trốn lậu thuế.2.1.2 Chi ngân sách nhà nước (chi tiêu chính phủ)Thứ nhất, điều hành chính sách chi tiết kiệm, linh hoạt hiệu quả. Quán triệt tinh thần Nghị quyết 01 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức điều hành chi NSNN chủ động và tích cực, đáp ứng đầy đủ kịp thời kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi về đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh, các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội. Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 6890/BTC-HCSN ngày 23/5/2012 chỉ đạo việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, chi đầu tư từ NSNN. Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương nghiêm túc rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu chính phủ trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết có điều kiện hoàn thành trong 2012, 2013; Không khởi công các công trình, dự án mới, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách, dự án trọng điểm quốc gia; Sử dụng nguồn dự phòng NSNN được bố trí để xử lý những nhiệm vụ cấp bách phát sinh như: phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh…; Không sử dụng dự phòng ngân sách để bổ sung cho các nhiệm vụ chưa thật cần thiết.Thứ hai, khuyến khích thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đối với các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả. Đầu năm 2012, Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/01/2011 của Thủ tướng và Nghị quyết 01 của Chính phủ về việc không ứng trước vốn NSNN,vốn trái phiếu chính phủ cho các công trình, dự án (trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng an ninh cấp bách) đã được thực hiện nghiêm túc nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, do tăng trưởng kinh tế những tháng đầu năm khó khăn khi tổng cầu suy giảm, đồng thời tiến độ giải ngân vốn của các công trình, dự án trọng điểmchậm, Thủ tướng - Chính phủ đã quyết định nâng mức tạm thanh toán vốn cho các dự án đầu tư thuộc kế hoạch trong quý III/2012 và ứng trước kế hoạch vốn năm 2013, vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2013-2015; ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương… đồng thời, có văn bản yêu cầu kho bạc nhà nước địa phương thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư theo đúng nguyên tắc “thanh toán trước, kiểm soát sau”, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư trong việc hoàn tất các hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn.Thứ ba, tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN. Bộ Tài chính tiếp túc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán vốn NSNN; tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình, dự án vốn NSNN. Bộ Tài chính tiếp tục triển khai công tác thanh tra việc sử dụng ngân sách tại một số bộ, địa phương, một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ, đồng thời phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội tổ chức các đoàn kiểm tra, rà soát các công trình, dự án đầu tư từ nguồn vốn NSNN và trái phiếu chính phủ đã được bố trí vốn năm 2012 của các bộ, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trong năm 2012, cơ quan Kho bạc Nhà nước đã phát hiện trên 51.800 khoản chi của 23.600 lượt đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định; xử lý tạm dừng chưa thanh toán trên 736 tỷ đồng.2.2 Tác động của chính sách tài khóa lên một số lĩnh vực2.2.1. Lãi suấtNgân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục giảm lãi suất nhằm khơi thông dòng tiền giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động đã được giảm 5 lần từ 14% về còn 8% ở thời điểm cuối năm. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng giảm 21.4 22.2 28.2 41.5 19.2 21.4 51.4 30 37.7 27.7 12 8.91 0 102030405060 Tăng trưởng n dụng mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây ở hầu hết các kỳ hạn, dao động quanh mức 2% đối với kỳ hạn qua đêm so với mức trên 20% trong năm 2011. Lãi suất này giảm và ổn định kể từ khi Thông tư 21 có hiệu lực, NHNN điều tiết thông qua phát hành tín phiếu và nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất tín phiếu trên thị trường mở (OMO) đang có xu hướng giảm tạo điều kiện giảm lãi suất TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường. Nhiều khả năng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2013 về 7%. 2.2.2. Tín dụngTăng trưởng tín dụng trong năm 2012 có dấu hiệu chậm lại ở hầu hết các tổ chức tín dụng do nhu cầu vay vốn không có dấu hiệu tăng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 22,4% so với năm 2011, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91%, hoàn thành kế hoạch tăng 8-9% của Chính phủ. Trong đó tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56%, phù hợp với chủ trương hạn chế đô la hóa của Chính phủ. Như vậy, tăng trưởng tín dụng dù thấp nhưng cơ cấu lại chuyển dịch theo hướng tích cực; tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung, tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm. Cuộc họp cuối năm, ngày 27/12, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 12% trong năm 2013 (tương đương mức tăng năm 2011). NHNN vẫn sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng với các TCTD để đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Cùng với đó, NHNN sẽ không kiểm soát tỷ trọng cho vay với lĩnh vực không khuyến khích và cho phép các TCTD tự quyết việc cho vay ngắn hạn với các nhu cầu vay ngoại tệ để kinh doanh xăng dầu, thực hiện xuất nhập khẩu đến hết năm 2013. Theo chúng em kế hoạch này là khả thi do chính sách giải cứu thị trường bất động sản sẽ là ưu tiên hàng đầu. Lượngtín dụng bất động sản sẽ thúc đẩy đến ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, từ đó sẽ giúp luồng tiền được lưu thông. 2.2.3. Tỷ giáTỷ giá VND/USD duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay tại mốc 20.828 nhờ các chính sách tài khóa được điều hành hợp lý của NHNN. Tỷ giá được giữ ổn định theo đúng kế hoạch không để biến động quá 1%. Định hướng chung cho năm 2013 là NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, giữ ổn địnhgiá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế.2.2.4. Nợ xấu Theo Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước công bố nợ xấu là 202 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ tín dụng (cuối năm 2011 là 3,07%). Tỷ lệ nợ xấu hiện này được đánh giá là khá cao do chỉ có khoảng 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo nhưng những tài sản đảm bảo này chủ yếu là bất động sản và hàng tồn kho. Nợ xấu tăng mạnh đều là nợ cũ từ các năm trước dồn lại và phần lớn thuộc về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng. Do điều kiện kinh tếthị trường không thuận lợi, hàng tồn kho tăng cao, sản xuất trì trệ, mức tiêu thụ kém khiến các doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. NHNN cho biết số nợ xấu đã giảm khoảng 36 nghìn tỷ đồng do cơ cấu lại các khoản nợ, hoãn nợ, xóa nợ. Con số trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng nhanh trong quý 3. Cuối năm 2012, NHNN đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD. Trong đề án có những giải pháp lớn như: thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) để xử lý nợ xấu; triển khai sửa đổi, bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng; ây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra giám sát.III. GIẢI PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Một số đề xuất về sự phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong thời gian tới: Để tăng cường hiệu quả cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ theo hướng sau đây:Thứ nhất, cần triển khai mạnh mẽ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,hỗ trợ thị trường, xử lý nợ xấu, trong đó tập trung vào các nội dung gia hạn thời gian nộp thuếTNDN, GTGT; giảm thuế suất thuế TNDN, GTGT đối với một số đối tượng DN, ngành nghề cụthể như DNNVV, DN nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông, lâm, thuỷsản, dệt may, da giày…Thứ hai, tiếp tục rà soát lại hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách để sửa đổi, bổ sungcho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợcho thị trường. Định hướng chính sách thuế và thu NSNN nên theo hướng giảm thuế suất, mởrộng đối tượng chịu thuế; tăng thuế suất thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyếnkhích nhập khẩu và các mặt hàng có khả năng sản xuất trong nước, tăng thuế suất thuế xuất khẩuđối với các sản phẩm từ khai thác tài nguyên.Thứ ba, tăng cường chỉ đạo công tác thu, quản lý NSNN, chống thất thu, gian lận thuế, giảmcác khoản nợ đọng thuế; Thực hiện thu đầy đủ, kịp thời các khoản thu năm 2010, 2011, 2012được gia hạn sang năm 2013; Tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách thuế và thu ngânsách mới như Luật Quản lý thuế, Luật Sửa đổi và bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân…; Tăngcường công tác quản lý thu NSNN; Tăng cường giám sát hải quan đối với hàng nhập khẩu, xuấtkhẩu, tạm nhập tái xuất thông qua cửa khẩu; Kết hợp chặt chẽ với cơ quan thanh toán (Kho bạcnhà nước, ngân hàng thương mại…) nhằm kiểm tra đúng, kịp thời đầy đủ số thu ngân sách,chống thất thu, gian lận thuế.Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm thời gian, chi phí cho ngườinộp thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất kinh doanh phát triển; đẩy mạnh hạ tầngkỹ thuật, hệ thống thông tin quản lý tích hợp, có sự liên kết trao đổi giữa các cơ quan thu, các đạilý thuế với cơ quan kiểm soát chi và ngân hàng thương mại… để phát triển và mở rộng thêmnhiều hình thức nộp thuế đơn giản, thuận tiện cho người nộp thuế.Thứ năm, tăng cường quản lý chi NSNN theo hướng tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở thực hiệnrà soát lại các khoản chi NSNN và trong từng khoản chi cần rà soát lại các nội dung chi để xácđịnh đúng thứ tự ưu tiên chi NSNN. Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục cơ cấu lại các khoảnchi NSNN theo hướng đảm bảo chi cho con người, ưu tiên chi an sinh xã hội; bố trí chi đầu tưphát triển gắn với tái cơ cấu đầu tư công, bố trí kinh phí cho các lĩnh vực; kiên quyết cắt, giảm,hoãn, lùi thời gian chi đối với các khoản chi chưa thực sự cần thiết. Đối với dự toán ngân sáchnăm 2013, cần được phân bổ và giao đúng thời hạn quy định đặc biệt là vốn đầu tư từ NSNN,vốn thực hiện chính sách mới, chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo cho các bộ, ban,ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ tài chính - ngân sách của mình.Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chí phân bổ ngân sách theo từng ngành, lĩnhvực, mục tiêu cụ thể; Thúc đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệpcông theo hướng tăng cường trách nhiệm tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệpcông lập để đa dạng hoá, nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý công, sử dụng hiệu quả và tiếtkiệm nguồn lực NSNN.Thứ bảy, kết hợp tốt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc đảm bảo ổnđịnh kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. 3.2 Những kiến nghị chủ quan của nhóm:Để sử dụng hợp lý tài chính của đất nước đang đứng trước nhiều biến động như nước ta để đất nước đi đúng quỹ đạo của nó. Nhóm chúng em có một số kiến nghị sau: Cần có nhiều hơn những chính sách siết chặt vốn đầu tư công. Nhà nước cần nhận định kịp thời và đúng những công trình phúc lợi, những nơi cần gấp nguồn ngân sách của nhà nước, những nơi nào chưa thật cần kíp thì nên cắt giảm để giảm thiểu việc thâm hụt ngân sách. Các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm hơn trong việc giám sát thu chi ngân sách nhà nước. Tài liệu tham khảo• Giáo trình kinh tế vĩ mô, NXB Kinh tế quốc dân• Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách hàng tháng của Bộ Tài chính;• Báo cáo kinh tế vĩ mô hàng tháng của Viện CL&CSTC;• Chính phủ Việt Nam 2012, Báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2013, báo cáo 284/BC-CP, ngày 19/10/2012;
Tài liệu liên quan
- Chính sách tài khóa của việt nam đến năm 2020
- 24
- 1
- 15
- Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Khủng hoảng tài chính
- 46
- 3
- 3
- Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Chính sách tiền tệ ở Việt Nam
- 20
- 6
- 30
- Kinh tế vĩ mô-Chính sách tài chính doc
- 13
- 786
- 2
- Báo cáo kinh tế vĩ mô: Chính sách lạm phát của Mỹ và Trung Quốc ppsx
- 58
- 2
- 0
- Bài tập lớn môn Kinh tế vĩ mô Chính sách tài khóa
- 32
- 5
- 5
- slide chính sách tài khóa của việt nam giai đoạn hiện nay
- 36
- 2
- 18
- Báo cáo tiểu luận kinh tế vĩ mô Khủng hoảng tài chính và tác động của khủng hoảng đến VN
- 12
- 838
- 0
- Tiểu luận kinh tế vĩ mô định chế tài chính
- 14
- 1
- 0
- Tiểu luận kinh tế phát triển: ĐÁNH GIÁ ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 2010
- 40
- 1
- 10
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(134.23 KB - 14 trang) - Tiểu luận kinh tế vĩ mô CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM NĂM 2012 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Chính Sách Tài Khóa
-
TOP 5 Mẫu Tiểu Luận Chính Sách Tài Khóa Ấn Tượng Nhất Hiện Nay
-
Kinh Tế Vĩ Mô - Chính Sách Tài Khoá - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG ...
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Chính Sách Tài Khóa - 123doc
-
Đề Tài: Tiểu Luận Chính Sách Tài Khóa- Giải Pháp Và Thực Trạng, HAY
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô Chính Sách Tài Khóa Và Tình Hình Thực Hiện ...
-
Download Miễn Phí Mẫu Tiểu Luận Chính Sách Tài Khóa
-
Tiểu Luận: Chính Sách Tài Khóa Việt Nam - TaiLieu.VN
-
Tiểu Luận " CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ "
-
Tiểu Luận Chính Sách Tài Khóa Và Tình Hình Thực Hiện ... - Luận Văn
-
Tiểu Luận Chính Sách Tài Khóa Của Việt Nam
-
Tiểu Luận Chính Sách Tài Khóa 2016-2020 - Thả Rông
-
[PDF] Bài Giảng Kinh Tế Vĩ Mô 1 (CLC).pdf
-
(DOC) Bài Tiểu Luận Môn Vĩ Mô | Thao Dang
-
7 Mẫu Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô [ Ấn Tượng, Xuất Sắc ]