Tiểu Luận Là Gì? Hướng Dẫn Viết Và Trình Bày Bài Tiểu Luận Chi Tiết Nhất

Để có một bài tiểu luận đạt điểm cao thì trước hết bạn cần hiểu được tiểu luận là gì, bài tiểu bao gồm những phần nào, tiếp theo đó là phải biết cách chọn đề tài viết tiểu luận, và cuối cùng là nắm được cách viết tiểu luận và cách trình bày bài tiểu luận đúng theo quy định của trường.

Từ tiểu luận môn học, tiểu luận tốt nghiệp hay tiểu luận thạc sĩ đều có những quy định chung mà bạn bắt buộc phải tuân thủ. Sau đây Luận văn 2S xin chia sẻ và hướng dẫn một cách đầy đủ nhất về tiểu luận và cách làm tiểu luận, hi vọng các bạn có thể dành thời gian đọc hết bài viết này để có một bài tiểu luận chất lượng.

Tóm tắt nội dung bài viết:

  • Tiểu luận là gì?
  • Cách chọn đề tài viết tiểu luận
  • Cách đặt đề tài cho bài tiểu luận phù hợp
  • Các bước để thực hiện bài tiểu luận hoàn hảo
  • Hướng dẫn cách viết & cách trình bày tiểu luận trong word
    • 1. Quy định về cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy, kiểu chữ, canh lề, canh dòng
    • 2. Bố cục bài tiểu luận
    • 3. Nội dung chính của bài tiểu luận
    • 4. Quy định về cách trình bày một bài tiểu luận
  • Tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê để bài tiểu luận đạt kết quả cao

Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu, một quan điểm hoặc một phát hiện nào đó về một chủ đề mà tác giả đang muốn trình bày. Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học của bạn. Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30 - 50 trang tùy theo yêu cầu, đây là một dạng của luận văn tốt nghiệp nhưng yêu cầu đơn giản hơn nên gọi là tiểu luận.

Nhiệm vụ của một bài tiểu luận là phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Nó cũng tương tự nhưng một bài làm văn thời phổ thông của bạn vậy, bạn phải nêu ra được vấn đề và quan điểm của bạn, hướng giải quyết vấn đề đó. Nó khác hơn so với bài làm văn ở chỗ là đề tài tự bạn đưa ra, có thể dễ hơn hoặc khó hơn đó là tùy theo cách chọn tên đề tài của bạn. Chính vì vậy ở phần tiếp theo, chúng tôi có chia sẻ bí quyết chọn tên đề tài tiểu luận để dễ dàng hơn trong việc thực hiện và đạt điểm cao.

Quy định chung về trình bày tiểu luận, một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của tác giả mà phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo...

hướng dẫn viết tiểu luận

Tiểu luận là gì?

Cách chọn đề tài viết tiểu luận

Khi mà bạn phải cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Và bạn biết người chấm điểm không hề hứng thú với việc đọc một đề tài chỉ đơn giản là nhắc lại những thông tin có sẵn. Họ muốn sinh viên của mình mang đến những bước tiến mới và đưa ra những lập luận của mình về chủ đề đó. Bạn sẽ dễ bị mất phương hướng trong quá trình nghiên cứu nếu không có kế hoạch và phương pháp lập luận rõ ràng trước. Bài viết này sẽ giúp bạn phần nào vấn đề chọn tên đề tài tiểu luận phù hợp và dễ đạt điểm cao.

Hoặc nếu bạn không có thời gian để nghiên cứu và gặp khó khăn trong việc chọn tên đề tài viết tiểu luận, giải pháp tối ưu là bạn có thể chọn bất kỳ một tên đề tài nào cũng được và nhờ dịch vụ viết thuê tiểu luận hỗ trợ bạn toàn bộ. Tham khảo thêm về dịch vụ viết thuê tiểu luận của Luận Văn 2S

cách chọn tên đề tài tiểu luận

Chọn đề tài viết tiểu luận là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất

Cách đặt đề tài cho bài tiểu luận phù hợp

Để có đề tài tiểu luận tốt, bạn nên đọc những đề tài bạn cảm thấy hứng thú và nghĩ là đủ tự tin để đưa ra những biện luận về nó. Bạn tự nhìn nhận xem sở thích và điểm mạnh của bản thân về dạng đề tài như thế nào, tiếp theo nữa là GVHD của bạn thường hay đề cập đến những vấn đề gì thì đó cũng là một cơ sở để bạn chọn ra một tên đề tài tiểu luận phù hợp. Sau đó bắt đầu viết càng sớm càng tốt, trước hết là vạch ra ý tưởng và nghĩ đến những hướng chính mà bạn muốn dẫn dắt chủ đề. Và đừng quên quản lý thời gian là điều rất quan trọng nếu bạn không muốn lỡ hạn nộp bài.

Các bước để thực hiện bài tiểu luận hoàn hảo

  • Nghiên cứu

Sau khi định hình xong hướng đi cho chủ đề nghiên cứu của mình, bạn nên dành thời gian trong thư viện trường để tìm kiếm sách, bài báo và các tài liệu khác để hỗ trợ những lập luận, ý tưởng trong luận văn của mình.

  • Lập luận và phương pháp trong bài tiểu luận

Với một đề tài lớn và đòi hỏi nhiều sự nghiên cứu và thu thập tài liệu, việc sắp xếp các ý tưởng và lập luận trong bài là điều quan trọng. Những lập luận của bạn cần được sắp xếp để tạo nên sự logic cho người đọc. Các nguồn thông tin cần được sử dụng hợp lý. Bạn cần thông báo mục đích của những tài liệu trong nghiên cứu của mình với giáo viên hướng dẫn ngay từ đầu. Cũng nhớ rằng bạn không chỉ cần có óc phê phán khi xem các tài liệu nghiên cứu có sẵn mà bạn còn cần đưa ra những ý tưởng, lập luận và phương pháp của bản thân. Điều đó sẽ giúp bạn ghi điểm. Và bạn cũng không nên lan man vào nhiều vấn đề hoặc quá tập trung vào một chủ điểm mà không đưa ra cái nhìn tổng quát cho cả chủ đề.

  • Tài liệu tham khảo và mục lục

Nhớ ghi lại bất kỳ nguồn tài liệu nào mà bạn đã tham khảo trong bài luận nhé!

Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, nếu bạn sử dụng bất kỳ tài liệu nào trong luận văn của mình, bạn sẽ cần ghi lại nguồn tài liệu đó ở phần cuối bài luận văn. Và để tránh sự nhầm lẫn và thiếu sót trong việc ghi nguồn tài liệu, bạn nên ghi lại tại thời điểm đó luôn nếu bạn sử dụng chúng trong bài. Ghi chú là tất cả những thông tin cần thiết về sách, bài báo và các tài liệu khác bạn sử dụng để viết, và phải ghi đầy đủ những thông tin liên quan đến nguồn đó như: tên tác giả, tên bài viết, nhà xuất bản, ngày xuất bản, trang tham khảo. Việc ghi chú này sẽ giúp bạn rất nhiều nếu lần sau bạn muốn tìm lại những thông tin này và cũng để thể hiện việc tôn trọng bản quyền của những nguồn thông tin đó.

Mục lục thì cần có số trang rõ ràng, các đề mục phân chia hợp lý. Và nhớ có sử dụng công cụ để nếu đọc trên máy tính có thể dễ dàng đi tới đề mục đó.

  • Trình bày và bố cục

Đối với người chấm điểm, format cũng như sự trình bày bài luận văn đều được đưa ra xem xét. Vì thế bạn nên để ý đến những chuyện như căn lề, chính tả, cách dòng, font, đầu bài, cách trình diễn bảng biểu, đồ thị. Trong suốt quá trình với rất nhiều thông tin, luận văn của bạn có thể chưa thống nhất về format, cỡ chữ có thẻ không đồng đều, chuyển font và căn chỉnh lề khác nhau qua mỗi khổ. Bạn nên để ý đến việc trích đoạn tư những nhà nghiên cứu khác vì nó có cần có những quy tắc riêng trong việc đưa những thông tin này vào bài.

Về phần bố cục và trình bày, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết theo quy định chuẩn của bộ giáo dục bên dưới, bạn có thể xem và thực hiện theo đúng như vậy nếu như trường bạn không có quy định trình bày riêng bắt buộc.

Hướng dẫn cách viết & cách trình bày tiểu luận trong word

1. Quy định về cách trình bày tiểu luận trên khổ giấy, kiểu chữ, canh lề, canh dòng

- Tiểu luận được viết trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.

- Fon chữ: Times new Roman.

- Định dạng lề (canh lề):

+ Lề trên, lề dưới: 2.0->2,5 cm

+ Lề phải: 2,0 cm

+ Lề trái: 3.0->3,5 cm.

- Cỡ chữ (phần nội dung): 13.

- Cỡ chữ (phần đề mục): 13 hoặc 14 (thường là 13)

- Bảng mã: Unicode.

- Dãn dòng: 1.2-1.3 lines.

- Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục). Thường thì độ dài sẽ có quy định riêng của trường, các bạn lưu ý về độ dài, trung bình 1 bài tiểu luận khoảng 15-25 trang.

- Đánh số trang.

- Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.

- Sử dụng tiêu đề trên (header) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.

- Bạn lưu ý nên giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Bạn nên đính kèm lên drive hoặc email và cả máy tính để phòng trường hợp có sự cố sẽ mất công làm lại.

2. Bố cục bài tiểu luận

Về cách trình bày tiểu luận, bài tiểu luận được in nộp thường sẽ bao gồm những trang có nội dung bên dưới trước rồi đến nội dung của tiểu luận sau cùng:

+ Trang bìa: Đây là trang ngoài cùng của tiểu luận, được gọi là bìa tiểu luận, được in bằng giấy cứng. Cách trình bày trang bìa như sau: phía trên cùng của trang bìa sẽ là tên trường và tên khoa, tiếp theo là logo trường, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên GVHD, tên học viên, mã học viên, lớp, năm học và ngày tháng năm thực hiện. Trang bìa nên được đóng khung theo mẫu của trường cho đẹp và đúng chuẩn.

+ Trang phụ bìa (theo mẫu của trường).

+ Trang nhận xét của GVHD (nên có nếu không có quy định riêng của trường).

+ Trang nhận xét của GVPB (nên có nếu không có quy định riêng của trường.

+ Lời cảm ơn (nên có nếu không có quy định riêng của trường).

+ Mục lục: bao gồm các đề mục lớn và đề mục nhỏ của bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm tối đa là bốn cấp tiêu đề. Trong cùng một cấp tối thiểu phải có 2 tiêu đề con cùng cấp.

+ Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ.

+ Danh sách bảng, hình vẽ…

mẫu bìa tiểu luận

Bìa tiểu luận đẹp cũng góp phần vào điểm số của bạn

>>>Tham khảo thêm: Một số mẫu bìa tiểu luận đẹp [Tổng hợp mới nhất 2023]

3. Nội dung chính của bài tiểu luận

Nội dung chính của của tiểu luận bắt buộc phải có liên quan đến môn học mà bạn học nếu là tiểu luận môn học, còn nếu bạn đang làm tiểu luận tốt nghiệp thì bắt buộc phải liên quan đến ngành học, và các nội dung đó phải góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề bạn nghiên cứu thuộc môn học hoặc ngành học. Tác giả cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng lại ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

Thông thường cách trình bày một bài tiểu luận thông thường nên có 3 hoặc 4 chương tùy theo quy định của trường, nếu trường không có quy định cụ thể thì bạn có thể làm 4 chương như sau:

Chương 1: Phần mở đầu

Bao gồm tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, mục đích/mục tiêu hoặc yêu cầu nghiên cứu. Các bạn nên tìm một số bài tiểu luận mẫu về xem để nắm rõ hơn các khái niệm trên và thực hiện cho đúng.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Nêu lên được lý thuyết chính liên quan đến đề tài. Phần này là chúng ta sử dụng lý thuyết của các nghiên cứu trước đây nên bạn có thể thoải mái copy ở các đề tài khác. Nếu nội dung quá dài có thể đưa vào phần Phụ lục.

Chương 3: Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Ở phần này cần trình bày rõ ràng và chính xác. Nếu có sử dụng code để trình bày hoặc có chương trình demo thì nên trình bày đầy đủ trong phần Phụ lục.

Chương 4: Kết quả, nhận xét, kết luận

Để viết phần kết luận của bài tiểu luận, bạn hãy liệt kê những ý tưởng chủ đạo mà bạn đề cập đến trong bài tiểu luận. Nắm được những ý tưởng chính của bài tiểu luận sẽ giúp bạn biết được chính xác mình cần viết những gì và kết luận như thế nào. Chủ đề của bài luận sẽ được giới thiệu ở đoạn đầu, và phần kết luận của bạn có thể có chủ đề tương tự với phần mở bài tuy nhiên cần phân tích và tổng kết theo một cách khác.

Tài liệu tham khảo

1. Tài liệu tham khảo phải sắp xếp riêng theo từng khối ngôn ngữ (Ví dụ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức...). Cần phải giữ nguyên bản không được dịch, không được phiên âm các tài liệu nước ngoài này.

2. Thứ tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ theo nguyên tắc thứ tự A,B,C của tên tác giả ( tác giả là người nước ngoài xếp thứ tự theo họ, kể cả các tài liệu dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt)

3. Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu ( bài báo ), nguồn ( tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản...)

Phụ lục (nếu có)

4. Quy định về cách trình bày một bài tiểu luận

quy định trình bày tiểu luậnCách trình bày một bài tiểu luận

Vấn đề trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận phải theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [8]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ: [1], [5], [11]-[15].

>>> Bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu tiểu luận tham khảo, bài tiểu luận mẫu TẠI ĐÂY

Tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê để bài tiểu luận đạt kết quả cao

Bạn không chọn được đề tài tiểu luận, bạn không có thời gian nghiên cứu để tìm đề tài? Bạn lúng túng không biết cách làm bài tiểu luận? Cách thức trình bày tiểu luận ra làm sao? Bạn nên tham khảo từ các dịch vụ viết thuê luận văn uy tín để giúp cho bản thân tiết kiệm thời gian mà cũng vẫn có tiểu luận và luận văn hay.

viết tiểu luận thuê

Tìm đến dịch vụ viết tiểu luận thuê cũng là một trong những cách chọn đề tài hiệu quả

Dịch vụ viết tiểu luận thuê thường giúp bạn rất nhiều, từ cách chọn đề tài, ý tưởng cho đến hoàn thành một bài tiểu luận đúng yêu cầu của giảng viên. Khi sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn, bạn sẽ có quyền tìm hiểu và sửa chữa bài luận văn theo đúng ý của bản thân và yêu cầu của giảng viên hướng dẫn. Bên cạnh đó bạn có thể dễ dàng thêm vào những tài liệu mà bạn mong muốn. Bạn chỉ cần đưa ra những yêu cầu đối với Trung tâm viết thuê luận văn, chắc chắn bạn sẽ nhận được những nội dung như ý. Như vậy công sức sửa chữa và làm bài luận văn của bạn cũng sẽ giảm thiểu đi rất nhiều.

Bạn sẽ tốn khá nhiều công sức và tâm huyết cho một bài tiểu luận, hy vọng với những chia sẻ về Tiểu luận là gì, cách trình bày và cách viết tiểu luận của chúng tôi sẽ giúp bạn đạt được điểm cao xứng đáng. Nhưng nếu tiêu chí của bạn không phải là tiểu luận, mà là một điều gì đó khác hấp dẫn hơn, thử liên hệ với Luận văn 2S để có một bài luận hay. Với luận văn 2S là bạn đã có được bài viết chất lượng, giao đúng deadline, hơn nữa lại còn thời gian để làm được những điều mình thích.

Từ khóa » Mục Lục Tiểu Luận đẹp