Tiểu Luận: LỆCH LẠC XÃ HỘI - Blog Lê Phước

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng!

Liên kết

  • Home
  • Lê Phước
  • Thời sự Đắk Nông
  • Giặt ủi Đắk Nông

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Tiểu luận: LỆCH LẠC XÃ HỘI

Đề bài: Trong xã hội học hành vi lệch lạc được hiêu như thế nào? Các nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch lạc của cá nhân?Video: NỘI DUNG CHÍNHI.TÌM HIỂU CHUNG VỀ LỆCH LẠC XÃ HỘI1.Lệch lạc là gì?2.Một số đặc điểm cơ bản của lệch lạcII.VAI TRÒIII.NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI HÀNH VI LỆCH LẠC1.Nguyên nhân khách quan2.Nguyên nhân chủ quan3.Phân tích ví dụ sự lệch lạc của sinh viênIV.GIẢI PHÁPV.KẾT LUẬNDẪN NHẬPTrong xã hội học, vai trò, vị thế và các hành động xã hội đều được chi phối bởi các yếu tố xã hội. bất cứ một tổ chức, một cộng đồng một xã hội nào cũng đều có những quy định chung để cộng đồng đó tuân thủ gọi là các chuẩn mực. mục đích của chuẩn mực là đảm bảo sự ổn định và phát triển ổn định của xã hội.Nhưng ngày nay kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh hơn thì các biểu hiện lệch lạc như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm, bạo lực, tham ô, hối lộ… cũng đồng thời gia tăng gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội và nó cũng đã trở thành chủ đề nóng bỏng, dáng lo ngại cho cộng đồng xã hội. Vậy lệch lạc là gì? Những nguyên nhân nào đã dẫn đến hành vi lệch lạc của cá nhân? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để làm rỏ vấn đề này thông qua những nội dung chính sau đây.I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ LỆCH LẠC XÃ HỘI1.Lệch lạc xã hội là gì?Trong bất kì một xã hội nào cũng có những người không tôn trọng hoặc làm trái các chuẩn mực. dó là hiện tượng mà xã hội học gọi là “sự lệch lạc”.Hành vi lệch lạc là hành vi mà vào một lúc nào đó con người làm trái hoặc làm khác so với chuẩn mực. còn kẻ lệch lạc là người thường xuyên có những hành vi lệch lạc.Theo giáo sư Lê Hải Thanh lệch lạc xã hội là hành vi, hành động của các nhóm người trong xã hội hay các cá nhân đi lệch ra khỏi quy tắc hệ thống giá trị pháp luật xã hội hiện hành2.Một số đặc điểm cơ bản của lệch lạcvTheo quan niệm thường thì hành vi lệch lạc là xấu đáng phê phán. Nhưng trong xã hội học quan niêm hành vi lệch lạc là hành vi lệch so với chuẩn, không phản ánh tốt – xấu.Ví dụ: một số bạn tuổi teen nguộm tóc nhiều màu, ăn mặc kì quặc.vHành vi lệch lạc trong xã hội học là tốt khi hệ thống chuẩn mực không phù hợp do đó buộc cá nhân phải thực hiện lệch so với chuẩn. hệ thống chuẩn mực không chỉ là pháp luật mà còn là phong tục tập quán. Do đó hành vi lệch lạc trong xã hội không hẳn là hành vi phạm pháp.Ví dụ: trong xã hội phong kiến phụ nữ đúng với chuẩn mực là chăm lo việc gia đình không đươc đi học, nhưng có một số ngươi đã cải trang thành nam giới để được đi học.vTrong xã hội hầu như không có tổ chức nào ép buộc các thành viên phải phục tùng tuyệt đối mọi quy tắc và chuẩn mực của mình. Múc độ nương nhẹ, dễ dãi đối với chuẩn mực đến mức độ nào là tùy theo từng nhóm xã hội hoặc tổ chức xã hội. mức độ Ví dụ: theo quy định chung của nhà trường thì giáo viên lên lớp vào buổi sáng đúng 7h, nhưng nhiều giáo viên lên lớp muộn hơn 5 đến 10 phút để sinh viên ổn định tổ chức, điều này lệch so với chuẩn nhưng không đến mức bị xử phạt.vTrong thực tế bất kỳ hệ thống xã hội hoặc một tổ chức xã hội nào đó cùng đều có những “vùng tối”trong đó con người ta có thể tự cho phép mình vi phạm quy tắt mà không sợ bị trừng phạt.Ví dụ: một số người khi qua đường có thể gặp một cụ già hoặc một em nhỏ không qua đường được nhưng họ vẩn làm ngơ mà không giúp đở,mặc dù biết hành động đó vi phạm chuẩn mực đạo đức nhưng họ vẩn thực hiện.vNhưng “vùng tối”cũng là điều kiện cần thiết để một nhóm hoặc một thiết chế vận hành bình thượng. Theo Emile Durkheim:sự lệch hướng không nhất thiết phải là lối cư xử tiêu cực. Như vậy sự lêch lạc xã hội là một khái niệm hành động xã hội không hẳn đi ra ngoài nền văn hóa của xã hội ấy, bởi vì lệch lạc có thể là tiêu cực đi đến tội ác, cũng có thể là tích cực đi đến những phát minh có ích cho nhân loại hay những quy tắc sử xự trong xã hội ứng với nền văn hóa, tôn giáo này nhưng có thể lại là hành vi lệch lạc xã hội đối với nền văn hóa, tôn giáo khác.II. VAI TRÒvCảm giác của chúng ta về sự lệch lạc luôn là tiêu cưc, tội phạm gây thất thoát tiền của, gây tổn thương thậm chí tước đoạt đi sinh mạng của người khác. thế nhưng các nhà nghiên cứu theo mô hình cấu trúc chức năng lập luaani rằng sự lệch lạc góp phần quan trọng cho hoạt động lien tục của xã hội.emile Durkheim là người đã có những công trình tiên phong về chức năng của lệch lạc đối với xã hội. ông khẳng định sự lệch lạc không có gì bất thường, nó là một bộ phận gắn liền với mọi xã hội và nó có bốn chức năng chính.vSự lệch lạc khẳng địnhgiá trị và tiêu chuẩn văn hóa: cũng như trong xã hội nào có thể tồn tại nếu không có những giá trị văn hóa, sự lệch lạc là không thể thiếu được nếu một xã hội như một tu viện hoàn hảo gồm những cá thể gương mẫu thì tội phạm hiểu theo nghĩa thông thường sẽ không tồn tại, nhưng khi đó một lỗi lầm mà trong xã hội bình thường coi là không đáng sẽ trở thành tội phạm.cũng vì những lí do đó một người gần như hoàn hảo sẽ thẳng thắn đánh giá những thất bại nhỏ nhặt với sự nghiêm khắc mà đa số chỉ dành cho sự phạm tội.vPhản ứng với sự lệch lạc làm sáng tỏ ranh giới đạo đức: theo Durkheim, phản ứng với niềm tin và hành động của một số người lệch lạc làm sáng rỏ ranh giới hành vi có thể chấp nhận được với mọi người trong một xã hội. Ví dụ. một người uống rượu vào buổi tối được coi là bình thường nhưng khi người đó uống vào buổi sáng thì bị cộng đồng cho là nghiện rượu. phản ứng của cộng đồng trong trường hợp này cho thấy ranh giới về thời điểm của hành vi uống rượu không những đối với người hành vi lệch lạc nhưng người khác cũng thấy được đó là ranh giới của hành vi uống rượu một cách đúng đắn.vPhản ứng với sự lệch lạc thúc đẩy tính thống nhất của xã hội. khi cộng đồng phản ứng với một sự lệch lạc họ đã tự nhắc bản thân mình các tiêu chuẩn văn hóa kết hợp họ với nhau. Đồng thời nếu sự lệch lạc không bị phản ứng thì tính chuẩn về những gì được xem là đúng đắn sẽ bị kéo giãn ra và phá vỡ tính ổn định. Ví dụ. ở Việt Nam thường có giờ cao suvSự lệch lạc khuyến khích sự thay đổi xã hội. vì nó đưa ra các biện pháp thay thế các giá trị và tiêu chuẩn đang tồn tại. các giá trị và tiêu chuẩn thay đổi theo thời gian, những gì ngày hôm nay được xem là lệch lạc có thể trở thành tiêu chuẩn cho ngày mai. Ví dụ: ở Mỹ thời xưa nhạc Rock được xem là làm hư hỏng thanh niên, nhưng ngày nay nó trở thành một trong những nét văn hóa tiêu biểu.III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÀNH VI LỆCH LẠC1.Nguyên nhân khách quan.vThứ nhất : tính không đồng bộ, không nhất quán trông các hệ thống quy phạm chuẩn mực dẫn đến sự dung túng trong hành vi cá nhân. Trong trường hợp này cá nhân phải lựa chọn những chuẩn mực này là vi phạm những chuẩn mực khác.Ví dụ 1: Trong những năm gần đây một số tội phạm lợi dụng sự không nhất quán của pháp luật để lách luật.Ví dụ 2: Giảng viên dạy môn tin học bắt sinh viên phải làm bài thi bằng hình thức tự luận dẫn đến sinh viên phải vi phạm quy chế phòng thi.vThứ hai: tính không hợp lí của hệ thống chuẩn mực tạo ra sự phản ánh trong hành vi cá nhân.Ví dụ. phụ nữ thời phong kiến thì không được đi học, nếu vi phạm thì bị coi là hành vi lệch lạc.vThứ ba: tình trạng coi thường hệ thống chuẩn mực, hoặc mức độ hiệu lực thấp của hệ thống chuẩn mực cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch hành vi, thậm chí có thể làm cho một hành vi trở nên phổ biến.Ví dụ: Nhiều người đã lợi dụng việc trợ giá xăng dầu để buôn lợi sang biên giới để chuộc lợi.vThứ tư: do sự phản ứng của xã hội đối với hành vi cá nhân(Durkheim gọi là cảm xúc tập thể) một hành động bị cả xã hội lên án khi đó là lệch chuẩn nhưng nếu một hành vi lệch chuẩn không bị phê phán thì cái lêch chuẩn trở thành chuẩn và cái chuẩn trở thành lệch chuẩn vào một giai đoạn nào đó.Ví dụ: thời phong kiến phụ nữ đi học được coi là lệch chuẩn nhưng trong xã hội ngày nay nó được xem là chuẩn.Chúng ta luôn cố gắng thực hiện hành vi đúng chuẩn nhưng đôi khi nếu ta thực hiện quá đúng, quá tốt thì lại bị coi là lệch chuẩn. như vậy ngững gì phổ biến thì là hành vi bình thường, cái gì không phổ biến là lệch chuẩn. điều này cũng chính là nguyên nhân của sự lệch lạc.2. Nguyên nhân chủ quanvThứ nhất: do điều kiện hoàn cảnh gia đình phản ánh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của từng cá nhân, hành vi lệch lạc xảy ra từ mọi thành viên trong gia đình.Ø Từ cha mẹ: do điều kiện kinh tế một số người buôn gian bán lận để đảm bảo kinh tế gia đình.do sự thỏa mãn tinh thần, bố nhậu nhẹt say xỉn, bố hoặc mẹ ngoại tình không quan tâm đến con cái gia đình.Ø Từ phía con cái: Do sự tác động nhận thức từ phía cha mẹ, qua lối sống và giáo dục của gia đinh từ đó ảnh hưởng tới nhận thức của bản thân. Ví dụ: cha mẹ chửi bới ,cãi cọ lâu dài ảnh hưởng đến tính cách con cái dẫn đến hành vi lệch lạc của con cái.ØDo sự chủ động của cha mẹ. Cha mẹ cổ vũ ủng hộ cho con mình phạm tội. Ví dụ: vì gia đình khó khăn, có nhiều cha mẹ phải ép buộc con cái đi trôm cắpØ Từ xã hội: ảnh hưởng những thói hư tật xấu của bạn bè, phim ảnh…vThứ hai: do mâu thuẫn trong các vai trò, trong đời sống xã hội mỗi cá nhân giữ những vai trò khác nhau, khi cá nhân không thể đảm nhận tốt những trách nhiệm đặc ra cho mỗi vai tro, dễ dẫn đến mâu thuẫn vai trò, từ đó những hành vi lệch lạc có thể xảy ra. Ví dụ: Anh A là công an điều tra một vụ án và phát hiện thủ phạm chính là em trai mình. Anh A phải thực hiện trách nhiệm một trong hai vai trò là vai trò của anh trai và vai trò của người công an, nếu anh A dung túng không bắt em trai mình thì anh A đã thực hiện hành vi lêch lạc.vThứ ba; Tự gạt mình ra khỏi nhóm.khi sống trong một cộng đồng người một số cá nhân bắt nhập vào những chuẩn mực xã hội mà mọi người đang thực hiện, ngược lại tự gạt mình ra quy củ chấp hành. Đó cũng chính là hành vi lệch lạc so với cộng đồng. Ví dụ: sinh viên B không đóng quỹ lớp trong khi các bạn đã hoàn thành đầy đủ. vThứ tư: mâu thuẫn giữa giá trị và phương tiện mà các cá ngân có thể sử dụng để đạt được giá trị. Giá trị là điều mà xã hội cho là đẹp, là tốt, mang lại lợi ích để thỏa mãn nhu cầu. nhưng trong những trường hợp có những giá trị mà khả năng của một số cá nhân chưa vương tới được, do đó bằng cách này hay cách khác các cá nhân sử dụng phương tiên vật chất hay tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn. Ví dụ: trong xã hội việt Nam, trình đôi học vấn cao là giá trị nhưng có một số cá nhân sử dụng bằng giả, chạy điểm, chạy trường để có được bằng cấp, phương tiện mà họ dung là tiền.3.Phân tích ví dụ về sự lệch lạc của sinh viên hiện nay.ØSinh viên là người chủ tương lai của đất nước, được học và hiểu rất nhiều về cái chuẩn mực của xã hội.nhưng hiện nay sự lệch lạc của sinh viên ngày càng phổ biến như: hiện tượng sống thử, nữ sinh ẩu đả, mại dâm, nghiện game… tất cả những hành vi lệch lạc này ngày càng nghiêm trọng và đang gia tăng.ØChúng ta có thể phân tích một số hiện tượng tiêu biểu trong hành vi lệch lậc của sinh viên đó là “sống thử”.“Sống thử” hay còn gọi là “sống chung trươc khi cưới” là hai người thỏa thuận với nhau sẽ về chung sống với nhau như vợ chồng, họ chung với nhau tất cả như một cặp vợ chồng đã cưới nhau chính thức.ØSống thử đã trở thành vấn đề phức tạp đối với xã hội được coi như là một xu hướng tất yếu của giới trẻ hiện nay nói chung và sinh viên nói riêng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng lệch lạc này của sinh viên hiện nay.ØCó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sống thử đó là:oĐa số các bạn sống xa gia đình, xa sự quản lí của bố mẹ nên có thể sống theo ý mình.oSống thử hiện đang là mode vì nó phù hợp với tâm lí tò mò, hào hứng khám phá điều mới lạ của giới trẻ.oDo sống thử sẽ tiết kiệm chi tiêu hằng tháng vì ăn chung, ở chung.vVậy tại sao sống thử lại được coi là một hành vi lệch lạc trong xã hội ?bởi vì chuẩn mực của xã hội Việt Nam chúng ta là người phụ nữ phải gìn giữ và bảo vệ sự trinh tiết của mình. Chưa kết hôn thì nam nữ chưa đươc ở chung vì như thế sẽ dẫn đến hành vi lệch lạc đi ngược lại với chuẩn mực của xã hội hoặc đạo đức của người Việt Nam.vNhận xét về hiện tượng sống thử.Hiện tượng sống thử mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn tích cực. tuy nhiên chúng ta cũng không nên coi việc sống thử như là một tệ nạn xã hội.đây không phải là một hiện tượng xấu bây giờ mới được bắt đầu. do đó chúng ta cần phải chấp nhận hiện tượng này như một tất yếu của xã hội, phải nhìn nhận sự lệch lạc đó như là một hiện tượng bình thường theo nghĩa xã hội nào cũng cần phải đối mặt. tương tự như một cơ thể cũng sẽ có bệnh tật. III.GIẢI PHÁP oXây dựng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, để phù hợp trước sự thay đổi của điều kiện hoàn cảnh lịch sử.oTăng cường giáo dục để hoàn thiện và phát triển nhân cách, cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội.oCó thái độ chủ động khắc phục những hành vi lệch lạc.IV.KẾT LUẬNTóm lại, trong quan hệ ứng xử và giao tiếp xuất hiện nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch lạc của cá nhân, song hành vi lệch lạc đều có thể sủa chữa, uốn nắn. việc phát triển hành vi mang tính chuẩn mực và hạn chế, khắc phục những hành vi lệch lạc góp phần đem lại sự phát triển nhân cách và tiến bộ xã hôi.

7 nhận xét:

vang duong xanh nói...

video thú vị thật

lúc 08:58 22 tháng 10, 2011 Unknown nói...

like video của anh

lúc 07:09 26 tháng 10, 2012 phuoctk88 nói...

thanks mọi người! A sẽ cố gắng thêm những video vui vui tí! :)

lúc 20:05 18 tháng 5, 2013 Unknown nói...

những hình ảnh quá xuất sắc, đáng để ta suy ngẫm

lúc 16:07 7 tháng 4, 2014 phuoctk88 nói...

Tiếc rằng nó cũng qua thời sinh viên lâu rồi, làm hồi đó cũng thấy hay hay bạn ah! Của 1 đồng, công 1 nén mà... Học hành cũng thế, chúc các bạn học tốt!

lúc 23:54 7 tháng 4, 2014 Unknown nói...

lam nha tam li hoc luc nao vay

lúc 18:18 13 tháng 4, 2014 phuoctk88 nói...

Cái này phải gọi là nhà "xã hội học" ông anh àh! hihihi....

lúc 18:50 13 tháng 4, 2014 Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Tìm kiếm

Avatar

Avatar

Thông tin

- Lê Đình Phước- SN: 23-9-1988- PV Báo Đắk Nông- Call: 0948.500066- Email: phuoctk88@gmail.com

Danh mục

  • Báo chí - bài đăng (11)
  • Du lịch - khám phá (12)
  • Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam (5)
  • Giải trí (3)
  • Giáo dục học (1)
  • Góc thơ (59)
  • Lí luận văn học (24)
  • Lịch sử văn minh thế giới (1)
  • Mỹ học (1)
  • Ngôn ngữ học (8)
  • Nhạc (2)
  • Nhật kí (65)
  • Phương châm sống (8)
  • Suy ngẫm (65)
  • Thiên nhiên (3)
  • Thủ thuật máy tính (1)
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh (12)
  • Văn học châu Á (1)
  • Văn học dân gian (8)
  • Văn học phương Tây (8)
  • Văn học trung đại Việt Nam (2)
  • Văn học Việt Nam (1)
  • Xã hội học (3)

Tiêu biểu

  • Bài giảng: GIÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
  • CHỨC NĂNG GIÁO DỤC CỦA VĂN HỌC
  • NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚI
  • HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”
  • Tiểu luận: Thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam
  • HỘI THOẠI TRONG “NGỮ DỤNG HỌC”
  • Tiểu luận: LỆCH LẠC XÃ HỘI
  • VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NAM CAO
  • Các tính chất của ngôn ngữ báo chí (các ví dụ của thể loại ghi nhanh)
  • So sánh truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích hiện đại?

Lượt truy cập

free web hit counter

Lượt xem

Người theo dõi

Từ khóa » Thế Nào Là Lệch Lạc Xã Hội Một Hành Vi Bị Xem Là Lệch Lạc Tùy Thuộc Những Yếu Tố Nào