Tiểu Luận: Lý Luận Về Giá Trị Thặng Dư - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Tiểu luận triết học
  • Tiểu luận kinh tế chính trị
  • Bài tiểu luận mẫu
  • Tiểu luận Mác Lênin
    • Tiểu luận văn hóa
    • Luận văn văn học
  • HOT
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Luận Văn - Báo Cáo » Khoa học xã hội Tiểu luận: Lý luận về giá trị thặng dư

Chia sẻ: Thao Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

Thêm vào BST Báo xấu 1.871 lượt xem 107 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'tiểu luận: lý luận về giá trị thặng dư', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

AMBIENT/ Chủ đề:
  • tiểu luận nghiên cứu đề tài
  • kinh tế chính trị
  • học thuyết kinh tế
  • lý luận triết học
  • chủ nghĩa xã hội khoa học
  • chủ nghĩ Mac- Lenin
  • giá trị thặng dư

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Lý luận về giá trị thặng dư

  1. Tiểu luận Lý luận về giá trị thặng dư
  2. PHẦN I : MỞ ĐẦU Theo danh giá của VI LêNin thì lý luận giá trị thặng dư là hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của C.Mac. Các nhà tư bản để đạt được mục đích tối đa của mình họ đã mua sức lao động của người công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm và thu về giá tr ị thặng dư. Các nhà kinh tế học thường cho rằng mọi công cụ lao động, mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Thực ra bản thân tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành tài sản của các nhà tư bản và được dùng để bót lột lao động làm thuê. Ta có thể định nghĩa chính xác tư bản là giá tr ị mang lại giá tr ị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư , phần giá tr ị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và tư bản chiếm không. Chính vì vậy mà sản xuất giá tr ị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật thặng dư. Nó quyết định đến s ự phát triển c ủa chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư có vai trò rất quan trọng , nó có ý nghĩa rất quan trọng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “Bản chất và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư” cho bài tiểu luận của mình 1
  3. PHẦN II: LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I. PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ 1 Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản Tiền tệ ra đời là kết quả lâu dài và tất yếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá. đồng thời tìên tệ cũng là khởi điểm của tư bản. Nhưng bản thân tiền tệ không phải là tư bản. Tiền chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định , khi chúng được s ử dụng để bóc lột sức lao động của người khác. Tiền được coi là tiền thông thườg thì vận đông theo công thức sau H-T-H (hàng - tiền – hàng) nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền , rồi tiền lại chuyển hoá thành hàng hoá. Còn tiền với tư cách là tư bản thì vận động theo công thức T-H-T (tiền – hàng – tiền ) tức là sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá rồi hàng hoá lại chuyển hoá ngược lại thành tiền. Bất c ứ biến động nào vận động theo công thức T-H-T đều chuyển hoá thành tư bản. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá tr ị sử dụng để thoả mãn nhu cầu nên hàng hoá trao đổi phải có giá trị sử dụng khác nhau. Sự vận động sẽ kết thúc ở giai đoạn hai khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá tr ị , hơn nữa là giá tr ị tăng thêm. Vì vậy số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Do vậy mà số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T’ trong đó T’= T + ∆T. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra C Mac gọi là giá tr ị thặng dư. Vạy tư bản là giá trị mang lại giá tr ị thặng dư , nên sự vận động tư bản không có giới hạn vì sự lớn lên của giá tr ị là không có giới hạn. 2
  4. Tiền ứng trước tức là tiền đưa vào lưu thông , khi trở về tay người chủ của nó thì thêm một lượng nhất định. Vạy có phải do bản chất của lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm và do đó mà hình thành giá tr ị thặng dư hay không ? các nhà kinh tế học tư sản đã cho rằng sự tăng thêm đó là do lưu thông hàng hoá sinh ra. Nhưng sự quả quyết của các nhà tư sản đều không có căn cứ. Trong lưu thông hàng hoá được thay đổi ngang giá thì chỉ có sự thay hình thái giá trị , còn tổng số giá tr ị cũng như phần giá tr ị thuộc về mỗi bên trao đổi là không đổi. Theo quan điểm của C Mac thì trong xã hội tư bản không có bất kỳ một nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò người bán sản phẩm mà lại không phải là người mua các yếu tố sản xuất. Vì vậy khi anh ta bán hàng hoá cao hơn giá trị vốn của nó thì khi mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào các nhà tư bản khác cũng bán cao hơn giá tr ị và như vậy cái được lợi khi bán sẽ bù cho cái thiệt hại khi mua. Cuối cùng vẫn không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T. Nếu hàng hoá được bán thấp hơn giá trị thì số tiền mà người đó sẽ được lợi khi là người mua cũng chính là số tiền mà người đó sẽ mất đi khi là người bán. như vậy, việc sinh ra ∆T không thể là kết quả của việc mua hàng thấp hơn giá trị của nó. Giả định có một số người nhờ mánh khoé mà chuyên mua được rẻ bán được đắt thì như C Mac nói điều đó chỉ có thể là giải thích được sự làm giầu của những thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giầu của toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Bởi vì tổng số giá tr ị trước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi không thay đổi mà chỉ có phần giá trị nằm trong tay mỗi bên trao đổi là thay đổi. Như vậy, nếu người ta thay đổi những vật ngang giá thì không sinh ra giá trị thặng dư, và nếu người ta trao đổi những vật không ngang giá thì cũng không sinh ra giá tr ị thặng dư. Lưu thông không tạo ra giá tr ị mới. 3
  5. Nhưng nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông tức là đứng ngoài lưu thông thì không thể làm cho tiền của mình lớn lên được. “vậy thì tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông” (C Mac: TB,NXB sự thật, HN, 1987 Q1, tập 1, trang 216). Đó là mâu thuẫn chung của công thức tư bản. 2. Hàng hoá sức lao động Sự chuyển hoá của tiền thành tư bản, không thể phát sinh từ bản thân số tiền đó. Trong việc mua bán hàng hoá tiền chỉ là phương tiện lưu thông để thực hiện giá cả hàng hoá, nên trước sau giá trị của nó vẫn không thay đổi. Sự chuyển hoá đó xẩy ra trong quá trình vận động của tư bản.Nhưng sự chuyển hoá đó không sảy ra ở giá tr ị trao đổi hàng hoá vì trong trao đổi người ta trao đổi nhưng vật ngang giá mà chỉ có thể ở giá tr ị sử dụng hàng hoá. Do đó hàng hoá đó phải là một thứ hàng hoá đặc biệt mà giá tr ị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường. Như vậy, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, thể lực và trí lực mà người đó đem ra vận dụng trong quá trình tái sản xuất ra một giá sử dụng. Không phải bao giờ sức lao động c ũng là hàng hoá, mà sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong điều kiện lịch s ử nhất định. C Mác đã nhấn mạnh sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện sau: Một là người lao động phải tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao động của mình và có quyền đem bán cho người khác.Vậy người có sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao động c ủa mình. 4
  6. Hai là người lao động phải tước hết tư liệu tư liệu sản xuất để trở thành người vô sản và bắt buộc phải bán sức lao động, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành hàng hoá. Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để biến thành tư bản. Cũng như những hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động có hai thuộc tính là giá tr ị và giá tr ị sử dụng. Giá tr ị hàng hoá sức lao động do thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Giá tr ị hàng hoá s ức lao động là giá tr ị của tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân, vợ con anh ta, những yếu tố tinh thần, dân tộc, tôn giáo của những người công nhân, những chi phí đào tạo người công nhân. Giá tr ị hàng hoá sức lao động giống giá trị hàng hoá thông thường ở chỗ: nó phản ánh một lượng lao động hao phí nhất định để tạo ra nó. Nhưng giữa chúng ta có sự khác nhau căn bản, giá trị hàng hoá hàng hoá thông thường biểu thị hao phí lao động trực tiếp để sản xuất hàng hoá nhưng hàng hoá sức lao động lại là sự hao phí lao động gián tiếp thông qua việc sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. còn hàng hoá sức lao động ngoài yếu tố vật chất nó còn có yếu tố tinh thần lịch sử, dân tộc, yếu tố gia đình và truyền thống nghề nghiệp mà hàng hoá thông thường đó không có. Giá tr ị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra hàng hoá, đồng thời là quá trình tạo ra giá tr ị mới lớn hơn giá trị hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó là giá trị thặng 5
  7. dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá tr ị, tức là giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. 3 Bản chất giá trị thặng dư Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá tr ị sử dụng mà là giá trị, hơn không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. để sản xuất giá tr ị thặng dư. Nhà tư bản muốn sản xuất ra 1 giá tr ị s ử dụng có một giá tr ị trao đổi nghĩa là một hàng hoá. Hơn nữa, nhà tư bản muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá tr ị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và giá tr ị sức lao động mà tư bản đó bỏ ra để mua, nghĩa là muốn s ản xuất ra một giá trị thặng dư. Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa các quá trình sả xuất ra giá tr ị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá tr ị thặng dư. C Mac viết: “với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá trình lao động và quá trình tạo ra giá tr ị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá tr ị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá”. Quá trình lao động với tư cách là quá trình tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng: Một là, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho hiệu quả nhất. Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải c ủa người công nhân. C Mac đã lấy ví dụ về việc sản xuất của nước Anh làm đối tượng nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Để nghiên c ứu, Mac đã sử dụng 6
  8. phương pháp giả định khoa học thông qua giải quyết chặt chẽ tiến hành nghiên cứu: không xét đến ngoại thương, giá cả thống nhất với giá tr ị, toàn bộ giá trị tư liệu sản đem tiêu dùng chuyển hết một lần giá tr ị sản phẩm và chỉ nghiên cứu trong nền kinh tế sản xuất giản đơn. Từ giả định trên mà C Mac đưa ra một loạt các giả thiết về nghiên c ứu: Nhà tư bản dự kiến kéo 10 kg sợi;giá 1 kg bông là 1 đôla; hao mòn thiết bị máy móc để kéo 5 kg bông thành 5 kg sợi là 1 đôla; tiền thuê sức lao động 1 ngày là 4 đôla; giá tr ị mới 1 giờ lao động của công nhân là 1 đôla và chỉ cần 4 giờ người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi. Từ đó ta có bảng sau: Tư bản ứng trước Giá tr ị của sản phẩm mới Lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và 10 10 Giá tr ị 10 kg bông đôla chuyển giá trị 10 kg đôla bông vào 10 kg sợi Hao mòn máy Khấu hao tài sản cố 2 đôla 2 đôla móc định Tiền thuê sức lao Giá trị mới do 8 giờ lao động trong một 4 đôla động của người công 8 đôla ngày nhân tạo ra. Tổng chi phí sản 16 20 Tổng doanh thu xuất đôla đôla Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi phí tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16 đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư. 7
  9. Từ sự nghiên c ứu trên, chúng ta rút ra một số nhận xét sau: Một là, nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Việc chuyển hoá tiền thành tư bản diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá s ức lao động. Sau đó nhàtư bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất giá tr ị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới biến thành tư bản. Hai là, phân tích giá tr ị sản phẩm được s ản xuất (10 kg sợi), chúng ta thấy có hai phần : Giá tr ị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào giá tr ị của sản phẩm mới (sợi) gọi là giá trị cũ. Giá trị do lao động trìu tượng của người công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá tr ị mới, phần giá tr ị mới này lớn hơn giá tr ị sức lao động, nó bằng giá tr ị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Ba là, ngày lao động của người công nhân trong xí nghiệp tư bản được chia thành hai phần: Một phần gọi là thời gian lao động cần thiết: trong thời gian này người công nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản giả cho mình(4 đôla). Phần thời gian còn lại là thời gian lao động thặng dư : trong thời gian lao động thặng dư người công nhân tạo một lượng giá tr ị lớn hơn giá tr ị sức lao động hay tiền lương nhà tư bản đã trả cho mình, đó là giá trị thặng dư (4 đôla) và bộ phận này thuộc về nhà tư bản ( nhà tư bản chiếm đoạt) Từ đó mà C Mac đã đi đến khái niệm về giá trị thặng dư: 8
  10. Giá tr ị thặng dư là phần giá tr ị dôi ra bên ngoài giá tr ị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị tư bản chiếm đoạt. Quá trình sản xuất ra giá tr ị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá tr ị vượt khỏi điểm mà ở đó sức lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá tr ị mới ngang bằng với giá tr ị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả họ. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó là sức lao động được trả ngang giá. II CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, do vậy mà các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng khối lượng giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá tr ị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá tr ị thặng dư tương đối. 1 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi kỹ thuật còn thấp thì phương pháp chủ yếu mà các nhà tư bản thường dùng để tăng giá tr ị thặng dư đó là kéo dài ngày lao động của công nhân , trong điều kiện thời gian lao động là tất yếu không thay đổi. Giả sử thời gian lao động là 8 giờ trong đó 4 giờ là thơi gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giá tr ị ngày lao động kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối , vì thế giá tr ị thặng dư cũng tăng lên , trình độ bóc lột tăng lên đạt 200%(m’=200%). Các nhà tư bản tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá , nhưng nó tồn tại trong cơ thể sống con người vì vậy mà người công nhân cần có thời gian 9
  11. để ăn ngủ nghỉ ngơi giải trí để phục hồi sức khoẻ nhằm tái sản xuất sức lao động. Mặt khác , s ức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi phải có thời gian cho nhu cầu sinh hoạt về tinh thần , vật chất , tôn giáo của mình. Như vậy , về mặt kinh tế , ngày lao động phải dài hạn thời gian lao động tất yếu , nhưng không thể vượt qua giới hạn về thể chất và tinh thần của người lao động. Vì thời gian lao động quá dài , do vậy mà đã dẫn đến phong trào giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Chính vì vậy mà giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn , đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. 2 Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối Bóc lột giá tr ị thặng dư tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giả sử ngày lao động 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư , trình độ bóc lột 100%.Giả thiết rằng công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá tr ị bằng giá tr ị sức lao động của mình. Do đó mà tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động giá trị thặng dư trong trường hợp đó cũng không thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300%(m’=300%). Như vậy để có thể giảm thời gian lao động cần thiết để từ đó gia tăng tương ứng phần thời gian lao động thặng dư thì các nhà tư bản cần tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động trong những nghành sản xuất tư liệu sinh hoạt. Đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội trong những 10
  12. nghành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì đến giai đoạn sau khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá tr ị thặng dư tương đối đã chiếm ưu thế. Hai phương pháp trên đã được các nhà tư bản sư dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. Phần III : Kết luận Mục đích của các nhà tư bản không phải là giá tr ị sử dụng mà là sản xuất giá trị thặng dư. sản xuất giá trị thặng dư là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.C.mac viết “mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, nhân giá trị lên, làm tăng giá trị do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá tr ị thặng dư”. Để sản xuất giá tr ị thặng dư tối đa, các nhà tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để bóc lột công nhân làm thuê như “kéo dài ngày lao động và tăng c ường độ lao động”. Như vậy nội dung của quy luật giá tr ị thặng dư là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã tăng số lượng lao động làm thuê và tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để bóc lột họ. Trong giai đoạn hiện nay các nhà tư bản đã thực hiện cải tiến thiết bị máy móc trong sản xuất để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá.Đồng thời thu hút đội ngũ kỹ sư có trình độ cao mà chức năng của họ chủ yếu là đảm bảo sử dụng hiệu quả tất c ả các nhân tố của sản xuất trước hết là sức lao động chính vì vậy mà tăng giá trị thặng dư. 11
  13. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

LV.15: Bộ Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Cơ Khí 65 tài liệu 2431 lượt tải
  • Tiểu luận: Lý luận về tiền lương

    pdf 19 p | 2430 | 513

  • Tiểu luận " lý luận về cải cách hành chính quốc gia "

    doc 18 p | 803 | 194

  • Tiểu luận: Lý luận về địa tô của Mác và sự vận dụng và chính sách đất đai ở Việt Nam

    pdf 32 p | 458 | 154

  • TIỂU LUẬN: Lý luận về giá trị hàng hóa - Vận dụng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta

    pdf 9 p | 1887 | 143

  • Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Chất lượng công chức các phường thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

    pdf 111 p | 67 | 12

  • Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Sử dụng công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Gia Lai

    pdf 131 p | 73 | 8

  • Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh lớp 6 tại các trường trung học cơ sở huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận

    pdf 147 p | 18 | 8

  • Bài tập lớn môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Lý luận về giá trị hàng hóa và sự vận dụng của lý luận này để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay

    doc 12 p | 28 | 8

  • Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Tiểu học tỉnh Đắk Lắk trong bối cảnh đổi mới giáo dục Việt Nam

    pdf 248 p | 56 | 7

  • Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Định hướng sử dụng giá trị hợp lý trong công tác kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng Tp.HCM

    pdf 110 p | 31 | 6

  • Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Thuế thu nhập cá nhân tại chi cục Thuế khu vực 6, tỉnh Đồng Tháp

    pdf 146 p | 17 | 6

  • Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

    pdf 26 p | 21 | 5

  • Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phân tích nhân tố vi mô ảnh hưởng tới giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp niêm yết ở Việt Nam

    pdf 28 p | 92 | 5

  • Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non trong khu vực 2, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

    pdf 190 p | 12 | 5

  • Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu giá trị thương hiệu bia Sài Gòn khảo sát ở Tỉnh Đăk Lăk

    pdf 27 p | 26 | 4

  • Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang

    pdf 138 p | 6 | 3

  • Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Kon Tum

    pdf 116 p | 10 | 2

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Tiểu Luận Về Bản Chất Giá Trị Thặng Dư