Tieu Luan Mon Sly | Xemtailieu

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Tieu luan mon sly
  • doc
  • 26 trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON –— ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA PAVLOV TRONG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON Chuyên đề: Sinh lý học thần kinh trẻ em Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Hoàng Quý Tỉnh Học viên: Nhâm Thị Hồng Lớp: Cao học Mầm non – Khóa 25 Tháng 4 năm 2016 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 MỤC LỤC GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ..........................................................................................3 NỘI DUNG...........................................................................................................5 I. HỌC THUYẾT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN...................................................5 1. Khái niệm..........................................................................................................5 2. Các loại phản xạ có điều kiện............................................................................6 3. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện...................................................................7 4. Các điều kiện cần thiết để thành lập phản xạ có điều kiện................................8 5. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện............................................................9 6. Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện....................................................................14 II. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA PAVLOV TRONG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON........................................16 1. Hoạt động phản xạ ở trẻ mầm non..................................................................16 2. Ứng dụng.........................................................................................................18 KẾT LUẬN.........................................................................................................25 TÀI LIÊỆU THAM KHẢO...................................................................................26 2 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, I.P.Pavlov đã phát minh ra học thuyết phản xạ có điều kiện hay học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao, còn gọi là hoạt động tinh thần, đó là sự tổng hợp các dạng hoạt động rất phức tạp của vỏ các bán cầu đại não và các cấu trúc dưới vỏ, nhờ đó mà cơ thể động vật đáp ứng được với những điều kiện bên ngoài và “cân bằng” được với ngoại môi. Nhờ hoạt động thần kinh cấp cao mà cơ thể động vật thích nghi được với những điều kiện luôn thay đổi của môi trường sống. Hoạt động thần kinh cấp cao bao gồm tất cả những động vật phát triển cao trong môi trường sống của chúng và hình thành những đặc tính mới được gọi là tập tính gồm việc nhớ các dấu hiệu nguy hiểm hay cách thức tìm thức ăn, khả năng có được kinh nghiệm sống, còn ở người là sự học tập và hình thành ý thức. Phản xạ có điều kiện được hình thành trong tự nhiên hay do con người tạo ra đều giúp cho động vật nói chung và con người nói riêng phản ứng để thích nghi tốt với môi trường, đồng thời để tồn tại và phát triển. Học thuyết về phản xạ có điều kiện của Pavlov được nhiều nhà khoa học Liên Xô và trên thế giới nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sinh học, tâm lý học, giáo dục học, nông nghiệp….. Vấn đề về những quy luật quan trọng của sự hình thành và diễn biến của các phản xạ có điều kiện là một phần của học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao. Theo Pavlov, sự hình thành phản xạ có điều kiện, thực chất là hình thành đường liên hệ tạm thời nối liền giữa các trung khu hưng phấn có điều kiện và không điều kiện. Gọi là đường thần kinh tạm thời vì nó có thể mất đi khi các điều kiện, nguyên nhân gây ra phản xạ có điều kiện không còn nữa. Như chúng ta đã biết, bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi . Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành 3 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Khoa học tâm lý đã khẳng định rằng khi hết tuổi mầm non, ở đứa trẻ đặt xong nền móng đầu tiên của nhân cách, sự phát triển về mặt đạo đức cho trẻ sau này đều mang rõ dấu ấn của thời ấu thơ. Vì thế, từ lứa tuổi này chúng ta phải chăm lo phát triển toàn diện cho trẻ (bao gồm phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và thẩm mỹ). Trên cơ sở đó mà từng bước hình thành nhân cách cho trẻ theo phương hướng, yêu cầu mà xã hội đặt ra. Đối với trẻ lứa tuổi Mầm non, do đă Ệc điểm hê Ệ thần kinh của trẻ em và ý nghĩa quan trọng của việc ứng dụng cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nhằm thực hiện tốt mục tiêu của bậc học thì các nhà giáo dục phải chú ý tạo các điều kiê Ện, nguyên nhân thuận lợi cho việc hình thành đường thần kinh tạm thời. Đó là viê Ệc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức sinh hoạt, học tâ pỆ hằng ngày, kế hoạch tổ chức các hoạt động hợp lí, có tính hê Ệ thống và khoa học. Trên cơ sở làm rõ khái niê Ệm, tính chất, đặc điểm, điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện cũng như phân tích, đánh giá vai trò của nó để ứng dụng vào viê Ệc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi Mầm non tôi chọn đề tài “ Ứng dụng học thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non” 4 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 NỘI DUNG I.1 HỌC THUYẾT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN 1. Khái niệm “Phản xạ” tiếng Latinh có nghĩa là phản ánh, một thuật ngữ được dùng trong lý học để chỉ sự phản chiếu các tia sáng từ một mặt phản chiếu. Người đầu tiên khai sinh ra khái niệm “phản xạ” là R. Descartes và ông cho rằng: phản xạ là sự phản chiếu cảm giác thành vận động. Sêchênov đã nghiên cứu các phản xạ ở động vật và theo ông: Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể đối với những tác nhân kích thích tác động từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể với sự tham gia của hệ thần kinh trung ương. Các nhà sinh lý học người Tiệp Khắc là Prokhasco, nhà sinh lý học người Đức là Muller và nhà y học người Anh là Hall đã dùng khái niệm phản xạ để giải thích tất cả các hoạt động được gọi là hoạt động “không tùy ý”, không có sự tham gia của vỏ các bán cầu đại não I.P.Pavlov phân chia hoạt động phản xạ làm hai loại: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản xạ không điều kiện là các phản xạ bẩm sinh, có sẵn và không cần đòi hỏi một điều kiện nào vẫn cứ xảy ra. Còn phản có điều kiện là một liên hệ thần kinh tạm thời, được hình thành trong đời sống của mỗi cá thể giữa một trong số các tác nhân khác nhau của môi trường và một hoạt động xác định của cơ thể. Đó là mối liên hệ giữa một cơ quan nào đó trong cơ thể với một kích thích nào đó của môi trường mà trước đó giữa chúng không hề có mối quan hệ. Vì vậy, phản xạ có điều kiện là phản ứng tất yếu của cơ thể đối với tác nhân kích thích từ môi trường được thực hiện trên cơ sở một phản xạ không điều kiện hoặc dựa trên những kinh nghiệm đã được tích lũy trong đời sống cá thể, với sự tham gia của vỏ não, nhằm đảm bảo khả năng thích nghi tối ưu của cơ thể với môi trường sống. 5 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 2. Các loại phản xạ có điều kiện Phản xạ có điều kiện là mối liên hệ tạm thời giữa cơ thể và môi trường sống, nó có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống của động vật và của người. Có những phản xạ có điều kiện dễ thành lập, nhưng có những phản xạ có điều kiện khó thành lập. Có những phản xạ có điều kiện bền lâu, gần như những phản xạ có điều kiện, lại có những phản xạ có điều kiện không bền lâu. Người ta chia phản xạ có điều kiện làm nhiều loại: - Phản xạ có điều kiện tự nhiên và nhân tạo + Phản xạ có điều kiện tự nhiên: Là những phản xạ có điều kiện rất bền vững, và thường tồn tại suốt đời. Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền lâu như thế là vì kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện của phản xạ ấy luôn luôn đi đôi với nhau, làm cho đường liên lạc tạm thời ở vỏ não thường xuyên được củng cố. Ví dụ: chuột sợ mèo là loại phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống (không phải bẩm sinh). + Phản xạ có điều kiện nhân tạo: Là những phản xạ có điều kiện không bền vững, và thường chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định của đời sống của động vật hoặc của người. Kích thích có điều kiện và kích thích không điều kiện của các loại phản xạ này có lúc đi đôi với nhau, nhưng có lúc không đi đôi với nhau, cho nên đường liên lạc tạm thời ít khi được củng cố. Ví dụ: phản xạ trú ẩn khi nghe kẻng báo động, hoặc khi nghe tiếng động cơ máy bay trong thời gian chiến tranh là phản xạ có điều kiện. Khi hết chiến tranh thì phản xạ có điều kiện được thành lập này sẽ biến mất. Phản xạ có điều kiện tự nhiên bền vững hơn phản xạ có điều kiện nhân tạo. - Phản xạ có điều kiện cấp cao: Phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một phản xạ không điều kiện. Loại phản xạ có điều kiện đó là cấp một. 6 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 Ta có thể dùng phản xạ cấp một làm cơ sở xây dựng phản xạ có điều kiện cấp hai, và dùng phản xạ có điều kiện cấp hai để xây dựng phản xạ có điều kiện cấp ba, v.v... Ví dụ: phản xạ có điều kiện được thành lập trên con chó bằng ánh sáng đèn thông qua miếng thịt là phản xạ có điều kiện cấp một. Nếu như trước khi bật đèn mà rung chuông thì sẽ thành lập được phản xạ có điều kiện cấp hai. Người ta có thể dùng thêm một tín hiệu nữa để thành lập phản xạ có điều kiện cấp ba. Nói chung trên loài vật, người ta có thể thành lập phản xạ có điều kiện cấp ba. Trên người, có thể gặp phản xạ có điều kiện cấp cao hơn nữa. 3. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện Phản xạ có điều kiện là phản ứng được hình thành trong quá trình sống. Mỗi cá thể đều có các phản xạ có điều kiện khác nhau. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ tập nhiễm được thành lập ngay trong đời sống của mỗi cá thể. Ví dụ: Phản xạ tập thể dục vào buổi sáng hay trước khi đi ngủ. - Phản xạ có điều kiện có tính chất không bền vững. Nó chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định và thay đổi theo điều kiện sống. Ví dụ: Bật ánh sáng đèn sau đó cho chó ăn, làm nhiều lần như vậy sẽ thành lập được phản xạ có điều kiện về tiết dịch tiêu hóa ở chó. Nếu các lần sau ta chỉ cần bật đèn mà không cho chó ăn thì phản xạ tiết dịch tiêu hóa đã được thành lập sẽ mất dần đi. - Không có vùng thụ cảm riêng biệt cho các phản xạ có điều kiện. Bất kỳ kích thích nào có cường độ và thời gian kéo dài tối ưu tác động lên một vùng thụ cảm nào đó đều có thể tạo ra được phản xạ có điều kiện. - Phản xạ có điều kiện không hạn chế về mặt số lượng. - Muốn có phản xạ có điều kiện phải luyện tập. Ví dụ: các phản xạ có điều kiện tiêu hoá (trong thí nghiệm chó tiết nước bọt của Pavlov) có thể thành lập với các tín hiệu ánh sáng, âm thanh… 7 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 Đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành trên cơ sở kết hợp nhiều lần giữa tín hiệu với tác nhân củng cố không điều kiện. Điều kiện cơ bản để tác động của các kích thích có hiệu quả là chúng phải đạt tới một trình độ nhất định. Trong trường hợp thành lập phản xạ có điều kiện, cách kích thích ánh sáng, âm thanh… báo trước sự xuất hiện của thức nên được gọi là tín hiệu. Còn thức ăn là tác nhân củng cố không điều kiện. Tính chất của phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào tính chất của tác nhân củng cố không điều kiện. Chính vì vậy, một loại tín hiệu có thể tạo ra được nhiều loại phản xạ có điều kiện khác nhau. Cụ thể, khi ánh sáng kết hợp với thức ăn ta sẽ có phản xạ có điều kiện tiêu hoá. Nếu ánh sáng báo trước sự xuất hiện kích thích điện tác động vào chân ta có phản xạ có điều kiện bảo vệ vận động. Nếu ta bật đèn rồi sau ba phút mới cho chó ăn thì sẽ tạo được phản xạ điều kiện với ánh sáng và thời gian. Trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 giây cuối cùng, trước khi xuất hiện tác nhân củng cố không điều kiện, chó sẽ tiết nước bọt. Vậy thì các điều kiện cần thiết cho việc thành lập phản xạ có điều kiện là gì? Chúng ta xét các điều kiện cụ thể cần thiết cho việc thành lập phản xạ có điều kiện. 4. Các điều kiện cần thiết để thành lập phản xạ có điều kiện Một là, cần có sự trùng lặp về mặt thời gian giữa tác động của kích thích có điều kiện (tín hiệu) với tác nhân củng cố không điều kiện. Trong trường hợp này, tác nhân củng cố không điều kiện xuất hiện khi tín hiệu vẫn còn tác dụng nên việc hình thành phản xạ có điều kiện sẽ dễ dàng hơn, không đòi hỏi phải củng cố nhiều lần. Nếu ta kéo dài khoảng cách về mặt thời gian giữa thời điểm tác động của tín hiệu với thời điểm xuất hiện của tác nhân củng cố không điều kiện lên thì phải củng cố nhiều lần mới tạo ra được đường liên hệ thần kinh tạm thời. Phản xạ có điều kiện thành lập được cũng kém bền vững hơn so với trường hợp thứ nhất. Hai là, tín hiệu phải xuất hiện trước tác nhân củng cố không điều kiện. Trong trường hợp tín hiệu và tác nhân củng cố xuất hiện cùng một lúc thì phản 8 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 xạ có điều kiện khó thành lập hơn khi tín hiệu xuất hiện trước. Còn trong trường hợp tác nhân củng cố xuất hiện trước, sẽ không thể tạo được phản xạ có điều kiện. Sự xuất hiện của tín hiệu đòi hỏi cơ thể phải chuẩn bị để tiếp nhận tác động của kích thích không điều kiện một cách tốt nhất. Chính vì vậy, một khi tín hiệu xuất hiện sau tác nhân củng cố không điều kiện thì tính chất báo hiệu của nó sẽ không còn nữa. Ba là, kích thích không điều kiện, về mặt ý nghĩa sinh học, phải mạnh hơn so với kích thích có điều kiện thì mới tạo được phản xạ có điều kiện. Ví dụ: Khi con chó quá đói thì có thể tạo được phản xạ tiết nước bọt với kích thích gây đau. Con chó sẽ tiết nước bọt cả ngay khi có tác động của dòng điện mạnh làm bỏng chân nó. Trong trường hợp này, phản xạ bỏ chạy (phản xạ tự vệ vận động) sẽ không xuất hiện vì ý nghĩa sống còn của nó không mạnh bằng thức ăn. Bốn là, não bộ phải tỉnh táo và hoạt động bình thường, các trung tâm tham gia vào hình thành phản xạ có điều kiện phải tồn tại trong trạng thái hưng phấn cao. Con vật được chọn để nghiên cứu phản xạ có điều kiện phải có thể lực tốt. Để có được những điều kiện này, phải loại trừ ảnh hưởng của các kích thích không cần thiết tác động lên cơ thể nhằm giải phóng vỏ bán cầu đại não khỏi ảnh hưởng của các tác động không cần thiết cho quá trình tình hình phản xạ có điều kiện. Chính vì vậy, các thí nghiệm tạo phản xạ có điều kiện phải được tiến hành trong các căn phòng nhất định, không bị ảnh hưởng của các kích thích bên ngoài tác động lên cơ thể, trong các phòng cách âm hay trong các hộp phản xạ đặc biệt. 5. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện 5.1. Những biểu hiện của quá trình thành lập phản xạ có điều kiện Quá trình thành lập phản xạ có điều kiện là một quá trình phức tạp được đặc trưng bằng nhiều biến đổi nối tiếp nhau diễn ra trong các cấu trúc của hệ thần kinh trung ương: * Sự xuất hiện phản xạ định hướng: 9 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 Trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện, phản ứng xảy ra đầu tiên khi ta cho tín hiệu có điều kiện tác động, đó là phản xạ định hướng đối với kích thích lạ (tín hiệu có điều kiện). Pavlov gọi phản ứng này là phản xạ “cái gì đó”. Đây là phản xạ bẩm sinh, không điều kiện. Biểu hiện các phản ứng là con vật đảo mắt (trường hợp tín hiệu là ánh sáng) hoặc vểnh tai (trường hợp tín hiệu là âm thanh) và quay đầu nhìn về phía có tín hiệu phát ra, cùng với những biến đổi hô hấp, tuần hoàn… * Sự biến đổi điện thế trong các cấu trúc của não bộ. Trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện quan sát được những biến đổi điện thế trong nhiều cấu trúc của não bộ, trước hết là ở thể lưới thân não, sau đó đến các vùng vỏ não. Sự biến đổi này tương ứng với các quá trình hoạt hoá trong não khi có tác động kích thích từ bên ngoài. Nhìn chung, những biến đổi về tính hưng phấn và biến đổi điện thế trong các cấu trúc của não bộ được tăng dần theo bước phối hợp các kích thích có điều kiện và không điều kiện và đạt mức tối đa khi phản xạ có điều kiện bắt đấu xuất hiện. Khi các phản xạ có điều kiện trở nên bền vững, các biến đổi nói trên giảm dần và cuối cùng mất hẳn. 5.2. Vị trí hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời Có nhiều nhận định về vị trí hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời. Như vậy, đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành ở đâu? Sau đây là một vài công trình nghiên cứu gần đây: + Một là, Pavlov đã nhận thấy rằng, hoạt động thần kinh cấp cao hay hoạt động phản xạ có điều kiện là dạng hoạt động phổ cập có ở hầu hết các loài động vật, tuy mức độ cao thấp có khác nhau. Điều đó có nghĩa là đường liên hệ thần kinh tạm thời có ở tất cả các động vật, dù chúng chưa có hệ thần kinh trung ương hay chưa có vỏ não. + Hai là, những công trình nghiên cứu sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao theo hướng so sánh đã chứng minh rằng các phản xạ có điều kiện đơn giản được hình thành ở tất cả các động vật chưa có hệ thần kinh (ở cá, lưỡng cư). Một 10 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 số loài có vỏ não mới kém phát triển nhưng hoạt động phản xạ có điều kiện ở chúng lại đạt rất cao. Như vậy, ở động vật chưa có vỏ não hay vỏ não kém phát triển vẫn thành lập được các phản xạ có điều kiện. + Ba là, nghiên cứu trên những động vật có vỏ não phát triển (mèo). Sau khi cắt bỏ phần vỏ não mới, chúng vẫn thành lập được phản xạ tự vệ, phản xạ vận động - dinh dưỡng, phản xạ phân biệt. + Bốn là, các công trình nghiên cứu trên trẻ em mới sinh cho thấy trong vài ba tuần đầu, khi vỏ não chưa hoạt động vẫn hình thành được phản xạ có điều kiện. Ở trẻ xuất hiện động tác mút, nếu trong nhiều ngày trước đó mỗi khi người mẹ sắp cho con bú ta cho một tác động tín hiệu nào đó, ví dụ ánh sáng hoặc âm thanh. Như vậy, trong quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện của hoạt động thần kinh cấp cao nhất định phải có sự tham gia của nhiều cấu trúc khác nhau trong não bộ. 5.3. Cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện Theo quan điểm của Pavlov, phản xạ có điều kiện được hình thành trên cơ sở xuất hiện các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai nhóm tế bào thần kinh thuộc các trung khu khác nhau trên vỏ não. Kết quả nghiên cứu điện sinh lý thì trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện, mức độ hưng phấn của các trung tâm thần kinh thể hiện không giống nhau. Đại diện của phản xạ không điều kiện trên vỏ bán cầu đại não thường có mức độ hưng phấn cao hơn so với đại diện của các kích thích có điều kiện. Khi hai trung tâm này hưng phấn cùng một lúc sẽ hình thành mối liên hệ giữa chúng. Vì vậy, bản chất của việc hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời là sự xuất hiện mối tương quan về mặt chức năng theo một quy luật nhất định giữa hai trung tâm hưng phấn trên vỏ bán cầu đại não Cở sở của những thay đổi đó là do tồn tại hiện tượng tăng hưng phấn kéo dài giữa nơron tại các vùng khác nhau. 11 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 Sơ đồ hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời trong phản xạ tiết nước bọt có điều kiện ở chó (theo I.P. Pavlov) 1-Thụ cảm thể vị giác ở lưỡi, 2-Dây thần kinh hướng tâm, 3-Trung khu phản xạ tiết nước bọt không điều kiện, 4-Dây thần kinh ly tâm, 5-Tuyến nước bọt, 6-Trung khu dinh dưỡng ở vỏ não, 7-Nguồn hưng phấn có điều kiện, 8Đường liên hệ thần kinh tạm thời, 9-Thụ cảm thể thính giác, 10-Đường hướng tâm từ cơ quan thính giác Các kết quả nghiên cứu điện sinh lý của các tế bào thần kinh cho thấy, về cơ bản luận điểm của Pavlov là đúng. Tóm lại, việc hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời là một quá trình sinh lý trên cơ sở của những thay đổi chức năng bẩm sinh trong các phần thuộc vỏ bán cầu đại não. Điều kiện cơ bản để hình thành được đường liên hệ thần kinh tạm thời là hai trung tâm hưng phấn dưới tác động của kích thích có và không điều kiện phải xảy ra cùng một lúc. Mối liên hệ tạm thời giữa hai trung tâm hưng phấn cùng một lúc trên vỏ bán cầu đại não sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động theo một hướng nhất. Kết quả nghiên cứu điện sinh lý cho thấy, việc xuất hiện mối liên hệ tạm thời giữa hai trung tâm thể hiện qua sự đồng bộ hóa làm cho chúng hoạt động như một khối thống nhất. Dựa vào sự thay đổi hình ảnh điện não đồ, người ta đã chia quá trình hình thành phản xạ có điều kiện ra thành ba giai đoạn khác nhau: 12 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 + Giai đoạn 1: “Giai đoạn trước lan toả”. Do xuất hiện phản xạ định hướng nên ở giai đoạn trước lan tỏa xuất hiện phản ứng mất đồng bộ (hiện tượng chèn ép nhịp anpha) tại nhiều vùng trên vỏ não cũng như tại các trung tâm dưới vỏ. Khi hoạt tính của nơron thuộc các vùng khác nhau trên vỏ não tăng lên khi có tác động của các kích thích thì phản xạ định hướng với phản xạ có điều kiện hình thành mối liên hệ do chúng xuất hiện cùng một lúc. Kết quả là chúng liên kết với nhau thành một khối thống nhất. + Giai đoạn 2: “Giai đoạn lan toả”. Khi hưng tính của các vùng trên vỏ não tăng lên theo phương thức lan tỏa thì bắt đầu gian đoạn hai của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Giai đoạn này là xuất hiện các phản ứng hành vi có điều kiện đầu tiên. Sự lan toả những thay đổi trên điện não đồ sẽ trải rộng trên vỏ não và lan xuống các trung tâm dưới vỏ. Vì vậy, không chỉ có kích thích có điều kiện mà cả các kích thích gần giống nó cũng tạo ra phản ứng. Trong giai đoạn này khái niệm về mặt thời gian giữa hai kích thích chưa có nên phản ứng xuất hiện cả trong khoảng thời gian nghỉ giữa hai kích thích có và không điều kiện. + Giai đoạn 3: “Giai đoạn chuyên môn hoá hay còn gọi là giai đoạn tập trung”. Được tính từ lúc phản xạ có điều kiện xuất hiện bền vững. Các biến đổi về mặt diện mạo yếu dần và thu hẹp lại. Kích thích có điều kiện không gây ra phản ứng lan toả nữa. Nó chỉ tạo ra những thay đổi khu trú tại những vùng nhất định trên vỏ não. Sự đồng bộ về mặt điện thế giữa các vùng đại diện của kích thích có điều kiện và tác nhân củng cố không điều kiện trên vỏ não tiếp tục được duy trì. Nó sẽ là “cái cầu” nối hai trung tâm với nhau. Nhờ vậy mà việc lan toả của các quá trình thần kinh trên vỏ não xảy ra được dễ dàng hơn. Đây chính là cơ chế tạo ra các đường liên hệ thần kinh tạm thời theo quan niệm của Pavlov. Ngoài vỏ não ra, nhiều tổ chức dưới vỏ cũng tham gia tích cực vào quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Các cấu trúc đó là: tổ chức lưới, hồi hải mã, nhân hạnh nhân và các trung tâm dưới vỏ khác. Chính vì vậy, đường liên hệ thần kinh tạm thời phải được hình thành ở các cấp độ khác nhau và bao gồm 13 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 các cấu trúc khác nhau của não bộ. Chúng có thể liên kết các trung khu trên vỏ não và dưới vỏ với nhau quá cấu trúc lưới. Trong trường hợp này, đường liên hệ thần kinh tạm thời sẽ được hình thành giữa các nhóm tế bào thần kinh thuộc tổ chức lưới hay giữa các vùng phản chiếu tương ứng của chúng trên vỏ não. Theo kết quả nghiên cứu bằng vi điện cực (Rabinnovich, 1975) cho thấy, có khoảng 30 - 94% số nơron thuộc vỏ não và các trung khu dưới vỏ có khả năng tham gia vào việc tạo ra đường liên hệ thần kinh tạm thời. Vòng nơron trong vỏ não 1-Các sợi thần kinh hướng tâm đến vỏ não, 2-Các nơron trung gian,3-Tế bào tháp khổng lồ với sợi quặt ngược. Nhiều công trình nghiên cứu sau Pavlov (từ năm 1936 đến nay) về cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện theo các hướng khác nhau (điện sinh lý, tế bào, hoá sinh) cho thấy quá trình củng cố đường liên hệ thần kinh tạm thời có liên quan với những biến đổi chức năng cũng như cấu trúc tại các synap và cả trong thân các tế bào thần kinh tham gia vào quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Các nghiên cứu về hoá sinh não bộ phát hiện được sự xuất hiện các protein mới trong quá trình hình thành phản xạ có điều kiện trong các cấu trúc thần kinh, đặc biệt là ở vỏ não. Chính vì vậy, đường liên hệ thần kinh tạm thời phải được hình thành ở các cấp độ khác nhau và bao gồm các cấu trúc khác nhau của não bộ. 6. Ý nghĩa của phản xạ có điều kiện Phản xạ có điều kiện là hoạt động sinh lý rất quan trọng trong hoạt động của hệ thần kinh cấp cao. Nếu như các phản xạ không điều kiện đảm bảo sự thích nghi của cơ thể chỉ trong điều kiện ổn định, thì các phản xạ có điều kiện không phải luôn luôn được ổn định vững chắc, mà mang tính tạm thời, có thể 14 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 thay đổi nên có tác dụng giúp cho cơ thể con vật hay con người có khả năng thay đổi nhanh chóng các phản ứng hay các tập tính của nó khi các điều kiện sống của môi trường thay đổi. Phản xạ có điều kiện có ở tất cả các loài động vật, kể từ những động vật đơn giản nhất đến con người. Ở người hoạt động phản xạ có điều kiện là chức năng của toàn bộ não bộ và đặc biệt là vỏ của các bán cầu đại não. Lý thuyết về phản xạ có điều kiện có ý nghĩa về nhiều mặt, đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong đời sống hằng ngày của con người. Tóm lại: Từ những lý luận về phản xạ có điều kiện, chúng ta rút ra được những kết luận sau: - Phản xạ có điều kiện được hình thành trong quá trình sống, là hoạt động thần kinh cấp cao của não bộ nhằm giúp con người thích nghi trước sự biến đổi, chuyển động không ngừng của môi trường. - Sự hình thành phản xạ có điều kiện dựa trên cơ chế hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời, là kết quả của sự tác động qua lại giữa hai trung khu hưng phấn trong võ não. - Vị trí và khu trú của các phản xạ có điều kiện phụ thuộc vào mức độ phức tạp của các phản ứng và vào bậc thang tiến hóa của động vật. - Não bộ là tiền đề vật chất không thể thiếu trong hoạt động thần kinh cấp cao tham gia vào quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong quá trình sống, tập luyện, dựa trên những điều kiện sẵn có và trong những điều kiện đặc biệt. Nó có thể bị mất đi khi điều kiện tạo ra nó không còn nữa. - Trung khu của phản xạ có điều kiện nằm ở phần cao nhất của hệ thần kinh, thường là ở vỏ não. 15 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 II. ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN CỦA PAVLOV TRONG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON 1. Hoạt động phản xạ ở trẻ mầm non Trẻ mầm non là trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Hoạt động phản xạ của trẻ em ở lứa tuổi này có những đặc điểm sau: Khi trẻ sinh ra các phản xạ không điều kiện rất ít (phản xạ bú, mút, chớp mắt...) nhưng dần dần não bộ của trẻ đã sẵn sàng chuẩn bị hình thành những liên hệ tạm thời và có những cơ sở của mọi nhân tố trong một phản xạ đã hoàn toàn chín muồi. Những phản xạ có điều kiện đầu tiên có thể được hình thành vào ngày thứ 5, 6 hoặc thứ 10 của đời sống dựa trên cơ sở của những phản xạ không điều kiện. Những phản xạ này là những phản xạ có điều kiện tự nhiên vì có dấu hiệu kích thích tự nhiên. Chẳng hạn, khi nhìn thấy bầu sữa mẹ, trẻ có phản xạ tiết nước bọt. Sau khi sinh 15 ngày, ở trẻ có thể thành lập được những phản xạ có điều kiện về tư thế của thân. Sau này ở trẻ bắt đầu xuất hiện những phản xạ có điều kiện nhân tạo. Phản xạ với những kích thích là mùi xuất hiện sớm nhất, thường là vào cuối tháng thứ nhất, phản xạ với những kích thích âm thanh thì xuất hiện vào cuối tuần thứ 3 và bền vững vào lúc trẻ khoảng 1,5 tháng, phản xạ với những kích thích ánh sáng xuất hiện vào những ngày đầu của tháng thứ 2 và bền vững vào cuối tháng thứ 2. Từ 2 – 4 tháng, cùng với sự trưởng thành của các giác quan, các phản xạ có điều kiện được hình thành qua các cơ quan thụ cảm như: thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác…Tháng thứ 6, trẻ phân biệt được kích thích cơ học, mùi vị, nhiệt. Trẻ 1 tuổi có thể có những phản xạ có điều kiện dựa trên ức chế phân biệt. Trong năm đầu, phản xạ có điều kiện hình thành dễ dàng hơn nhưng vẫn dễ bị ức chế. Trẻ càng lớn, sự hình thành phản xạ có điều kiện với tốc độ ngày càng nhanh chóng, phong phú và bền vững hơn. 16 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 Trong những năm đầu của trẻ diễn ra sự hình thành và phát triển của hệ thống tín hiệu thứ 2. Giai đoạn trước 3 tuổi là giai đoạn tối ưu cho sự hình thành ngôn ngữ của trẻ. Có nghiên cứu cho rằng giai đoạn 2 tuổi là giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ. Tháng thứ 24, phản xạ có điều kiện định hướng hình thành. 1,5-2 tuổi, phản xạ có điều kiện về vận động hình thành dễ dàng và bền vững hơn. Trẻ càng lớn, lời nói càng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành phản xạ có điều kiện. Lời nói cũng làm xuất hiện phản ứng này hoặc ức chế phản ứng khác. 2,5 tuổi, phản xạ có điều kiện hình thành nhiều, nhanh chóng nhưng cũng dễ bị xóa. Trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên. Ở tuổi 3-5, phản xạ có điều kiện định hướng là đặc trưng cho trẻ. Phản xạ định hướng đóng vai trò quan trọng. Hệ thống tín hiệu thứ 2 ngày càng có vai trò ưu thế. Đặc biệt đối với trẻ 4 - 5 tuổi, các phản xạ có điều kiện khi được củng cố bằng kích thích ngôn ngữ và kích thích tự vệ thì hình thành dễ dàng hơn so với củng cố bằng thức ăn. Từ 5 - 6 tuổi, khả năng làm việc của vỏ não tăng: sự tập trung chú ý tăng rõ rệt. Ở trẻ 5 - 6 tuổi, cường độ và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh tăng lên. Trẻ 6 tuổi, có thể tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định trong thời gian 15 - 20 phút. Đồng thời ở lứa tuổi này vai trò của hệ thống tín hiệu thứ 2 càng tăng lên. Tư duy bằng từ càng tăng, ngôn ngữ bên trong xuất hiện. Chức năng khái quát hóa của từ đã có bước nhảy vọt và gần như giống ở người lớn. Chỉ khác với người lớn ở chỗ: sự khái quát hóa được thể hiện theo hành động với đồ vật. Ví dụ: bát là "cái dùng để ăn", vì thế "tư duy bằng hành động" vẫn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ. Từ 6 tuổi, trẻ có thể học đọc và học viết được. Ở những giai đoạn tiếp theo, hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ tiếp tục được phát triển và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng. Trẻ càng lớn, sự hình thành phản xạ có điều kiện với tốc độ ngày càng nhanh chóng, phong phú và bền vững hơn. 17 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 2. Ứng dụng Từ những cơ sở lý luận của học thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov và đặc điểm hoạt động phản xạ của trẻ mầm non đã phân tích ở trên, chúng ta đi đến ứng dụng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non như sau: - Cần tạo cho trẻ những thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt như: giờ nào việc nấy, thói quen giữ vệ sinh cá nhân, văn hóa trong ăn uống .... VD: Theo chế độ sinh hoạt ở hầu hết các trường mầm non thì khoảng từ 10h đến 11h30 là thời gian tổ chức cho trẻ ăn trưa thì giáo viên nên tổ chức đúng theo thời gian đó tạo phản xạ ăn uống cho trẻ, tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn cũng như hình thành nên thói quen nề nếp giờ nào việc nấy. VD: Thói quen giữ vệ sinh cá nhân là nhu cầu hằng ngày của trẻ. Nó là loại kĩ năng lao động tự phục vụ. Đó là những động tác thói quen rửa mặt, rửa tay, tập súc miệng, tập đánh răng, tập ngồi ngay ngắn, tập xì mũi vào khăn, tập mặc quần áo,... Để những phản xạ này được hình thành và bền vững thì cô giáo cần phải hướng dẫn trẻ làm và giải thích để trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của việc làm đó. Cô giáo phải dạy từ những động tác đơn giản đến phức tạp; phải thường xuyên kiểm tra, củng cố để tạo cho trẻ một thói quen bền vững. - Hiện nay nhiều gia đình vì muốn dỗ con ăn cơm nên đã mở tivi, cả nhà vừa ăn cơm vừa xem hay một số phụ huynh, giáo viên hay la mắng, trách phạt trẻ khi đang ăn... Đối với trẻ đang trong độ tuổi phát triển, ăn cơm cần phải chuyên tâm, không những chỉ là hành động nhai – nuốt mà còn là hoạt động hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể. Nếu sự tập trung bị phân tán thì sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động co bóp và tiêu hóa của dạ dày, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Đó cũng là một nguyên nhân có thể khiến trẻ biếng ăn. - Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ nhỏ là chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng nên hoạt động trí tuệ và thể chất diễn ra kém; qúa trình hưng phấn phát sinh và lan tỏa nhanh chóng, chú ý của trẻ không bền…khi hoạt động và nghỉ 18 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 ngơi không hợp lý sẽ làm rối loạn chức năng hệ thần kinh dẫn đến trạng thái mệt mỏi ở trẻ nhỏ như trẻ quấy khóc, kém ăn, khó ngủ, tình trạng vật vã...Do vậy, trong tổ chức chế đô Ệ sinh hoạt hằng ngày cho trẻ giáo viên cần biết cách tổ chức xen kẽ các hoạt đô nỆ g và nghỉ ngơi hợp lí để đưa hê Ệ thần kinh của trẻ luôn ở trong trạng thái cân bằng, hưng phấn thích hợp, tạo ra những cảm xúc tích cực và phản xạ có điều kiện bền vững. Đó là sự luân phiên rõ ràng và hợp lí các dạng hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ trong một ngày, nhằm thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, hoạt động và nghỉ ngơi của trẻ theo lứa tuổi, đảm bảo trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, giúp cơ thể phát triển tốt. Thể hiện rõ ràng hoạt động trong ngày của trẻ, được sắp xếp theo trình tự nhất định, phù hợp với chức năng cơ thể, với môi trường sống. - Đảm bảo thời gian cần thiết cho mỗi hoạt động trong ngày phù hợp với nhu cầu sinh lý và khả năng hoạt động của các độ tuổi. - Đảm bảo sự cân bằng giữa hoạt động và nghỉ ngơi, giúp trẻ có thể tiến hành hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau và tránh quá sức đối với trẻ. - Đảm bảo trình tự lặp đi lặp lại, tránh xáo trộn nhiều để tạo thói quen, nề nếp, gọn gàng. - Phải tổ chức được một cách linh hoạt cho phù hợp đối với mọi trẻ. - Việc chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sinh hoạt một ngày từ đầu đến cuối với tất cả các yếu tố cấu thành của nó luôn luôn dẫn tới việc hình thành mối liên hệ có điều kiện bền vững ở trẻ. Làm cho quá trình luân chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác ở cơ thể trẻ diễn ra một cách dễ dàng. Bởi vì, cơ thể trẻ trong mỗi thời điểm nhất định gống như được chuẩn bị trước cho dạng hoạt động mà chúng cần phải được thực hiện và tất cả quá trình sống. - Để đảm bảo chế độ sinh hoạt đúng ở trường mầm non, cần phân chia trẻ thành các nhóm khác nhau theo lứa tuổi. Mỗi nhóm tuổi là một lớp và có chế độ sinh hoạt riêng, nhằm đảm bảo cho việc giáo dục trẻ diễn ra thuận lợi và dễ dàng, giúp cơ thể trẻ phát triển tốt. Các hoạt động diễn ra trong một ngày của trẻ 19 Bài ĐK: Sinh lí học thần kinh trẻ em Nhâm Thị Hồng – GDMN K25 là ăn, ngủ, vui chơi, dạo chơi, học tập, lao động,...Các hoạt động này được phân định rõ trong chế độ sinh hoạt theo trình tự và thời gian khác nhau theo lứa tuổi. - Nhờ thành lập phản xạ có điều kiện mà trẻ có thể nắm được nội dung giáo dục khi đã lặp đi lặp lại những nội dung đó. Vì vậy cần chú trọng đến việc luyện tập, củng cố trong chăm sóc giáo dục trẻ để thành lập phản xạ có điều kiện. - Để hình thành một kỹ năng hay cung cấp một kiến thức mới trong xây dựng kế hoạch giáo dục giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ được luyện tập mọi lúc mọi nơi, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục. VD: Giáo viên muốn dạy cho trẻ làm quen với số lượng 5. Ngoài việc cung cấp kiến thức trong giờ hoạt động học thì giáo viên cũng nên tạo điều kiện để trẻ được luyện tập mọi lúc mọi nơi như tại hoạt động góc ( vd khoanh những nhóm có số lượng 5) hay hoạt động ngoài trời (vd in hình bàn tay lên cát và đếm số ngón tay), chơi trò chơi : vỗ tay 5 tiếng, bật liên tục qua 5 vòng, dậm chân 5 cái, kết nhóm 5 bạn... - Phải tạo đều kiện thuận lợi cho việc thành lập phản xạ có điều kiện, tránh để xảy ra những tác nhân gây cản trở đến việc hình thành phản xạ có điều kiện tốt ở trẻ. VD: Để trẻ tập trung vào nội dung giáo dục cần tập trung được sự chú ý, sự quan tâm của trẻ do đó trước khi tổ chức các hoạt động giáo dục giáo viên cần phải tổ chức một trò chơi, bài hát hay câu đố... nhằm mục đích ổn định, gây hứng thú và dẫn dắt vào bài học. Trong quá trình giáo dục cũng chú ý không để các tác nhân khác như: tiếng ồn, vật lạ...làm mất sự tập trung của trẻ vào nội dung chính. Trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ Mầm non, để củng cố các phản xạ có điều kiện và tạo cho trẻ thói quen bền vững thì cô giáo cần phải thường xuyên kiểm tra, sửa sai, giải thích ý nghĩa của việc làm của trẻ để trẻ hiểu và tự giác làm, tự giác thay đổi hay bằng nhiều phương pháp khác nhau như đàm 20 Tải về bản full

Từ khóa » Ví Dụ Về Phản Xạ Có điều Kiện ở Trẻ Mầm Non