Tiểu Luận Nền Văn Hóa Việt Nam - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Văn hóa - Lịch sử
Tiểu luận nền văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.5 KB, 6 trang )

Chủ đề:Mục lục Lời nói đầu Tr 2Nội dung chínhI.Khái quát chung về văn hóa Việt Nam Tr 21.Khái niệm về văn hóa Việt Nam Tr 22.Lịch sử hình thành nền văn hóa ở Việt Nam Tr 3II.Chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:1.Giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc T r42. Vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hôi nhậpTr 4Tiểu kết 1 Tr 4III.Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Tr 5Tiểu kết 2 Tr 5KẾT LUẬN Tr 5Tài liệu tham khảo+Giáo trình tư tưởng HCM - NXB chính trị quốc gia Hà Nội-2006+Chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam - Thạc sĩ Trần Thị Thảo Nguồn: Bộ văn hóa thể thao và du lịch1Lời nói đầu Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế,nền văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ làm cho xã hội ngày càng văn minh tiến bộ hơn,con người cũng mở mang được tầm vóc của mình hơn. Khi khoa học ngày càng phát triển, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì đời sống đạo đức con người lại có xu hướng sa sút, những vấn nạn xã hội ngày càng tăng, chính lúc này vấn đề văn hóa càng trở nên quan trọng nhất.Như chúng ta đã biết, nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,ở một tiểu vùng mà văn hóa của một vài nước lớn dễ chi phối,ảnh hưởng và có xu thế đồng hóa,bộc lộ rõ qua các thời kỳ lịch sử nhưng văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại bền vững và có bản sắc riêng cho đến ngày nay.Trong giai đoạn hội nhập và phát triển của nền kinh tế, các nền văn hóa khác sẽ theo chân tràn vào nước ta.Nền văn hóa Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn đổi mới nền văn hóa để theo kịp với thời đại và tiến bộ xã hội.Nhưng đó cũng là thách thức lớn đối với nền văn hóa nước ta.Vậy làm thế nào để phát triển đồng thời nhưng vẫn phải giữ được những giá trị tinh hoa của dân tộc. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách gì để xây dựng, bảo tồn và phát triển nền văn hóa. Đó cũng là một vấn đề lớn mang tính cấp thiết mà chúng ta cần phải quan tâm và tìm hiểu để có thể đưa ra những đề xuất và những giải pháp nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta.2NỘI DUNG CHÍNHI.Khái quát chung về văn hóa Việt Nam1.Khái niệm về văn hóa Việt Nam Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sang tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.Nói cách khác văn hóa là đơi sống tinh thần của xã hôi, là giá trị truyền thống, lối sống và là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,những tinh hoa được vun đắp qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước,tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Lịch sử dân tộc ta từ thời dựng nước là lịch sử không ngừng đấu tranh chống ngoại xâm để giành và giữ nền độc lập,tạo nên phẩm chất cao cả và thiêng liêng của bản sắc văn hóa dân tộc,đó là tình yêu nước thương nòi.2.Lịch sử hình thành nền văn hóa ở Việt Nam Văn hóa dân tộc Việt Nam là thành tựu của cả dân tộc, được hình thành trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên, chống ngoại xâm và thực tiễn của lao động gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Có thể nói xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau: lớp văn hóa bản địa,lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vưc, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Nhưng đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa.Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải làm các cuộc chiến trnha giữ nước,từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật: tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực.Chiến tranh liên miên đó cũng là lý do chủ yếu khiến lịch sử phát triển xã hội Việt Nam có tính bất thường, tất cả các kết cấu kinh tế-xã hội thường bị chiến tranh làm gián đoạn,khó đạt đến đỉnh điểm của sự phát triển.Cũng vì có chiến tranh phá hoại, Việt Nam ít có được những công trình văn hóa nghệ thuật đồ sộ, hoặc nếu có cũng không bảo tồn được nguyên vẹn.Tiểu kết: Nói chung, dân tộc Việt Nam là một dân tộc bình đẳng với tất cả các dân tộc trên thế giới, có chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ,có lịch sử dựng nước và giữ nước, do đó có nền văn hóa riêng, mang phong cách, bản sắc độc đáo của khu vực Á-Đông.II.Chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch, thì những thách thức đối vối những giá trị văn hóa truyền thống cũng gia tăng.Những yếu tố ngoại lai, lai căng có điều kiện xâm nhập, phát triển, ảnh hưởng tiêu cực 3đến đời sống văn hóa tinh thần xã hội.Có một bộ phận giới trẻ hiện nay đang chạy theo những văn hóa lai căng ấy, dần tha hóa đi về đạo đức.Nhận thức đúng về vấn đề đó, tại Đại hội X của Đảng ngay khi nước ta chưa là thành viên của WTO, Đảng ta đã chỉ rõ : “Khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức rủi ro khi nước ta là thành viên Tổ chức thương mại thế giới”.Chiến lược văn hóa, trong điều kiện đó cần phải quán triệt sâu sắc qaun điểm, tư tưởng trên của Đảng, phái tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản và cấp thiết có mối quan hệ biến chứng với nhau, không tách rời nhau. Đó là :1.Giữ gìn, kế thừa, phát triển bản sắc văn hóa dân tộcChúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự coi đó là mục tiêu vừa là động lực phát triển KT-XH.Mỗi dân tộc có cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Cần phải có thái độ biện chứng “ gạn đục,khơi trong” những giá trị văn hóa dân tộcVăn hóa luôn là hệ thống mở, những giá trị đích thực tiêu biểu cho cốt cách, phấm chất dân tộc Việt Nam cần được bồi đắp nội dung mới cho phù hợp với thời đại.Trên tinh thần ấy cần phải quán triệt sâu sắc những định hướng mà Đại hội x của Đảng đã chỉ ra: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”.nước trong quá trình hội nhập:2. Vấn đề phát huy văn hóa dân tộc, nguồn sức mạnh nội sinh của đất nước trong quá trình hôi nhập Vào WTO, chúng ta vừa có điều kiện để phát huy văn hóa dân tộc, vừa phải có trách nhiệm cao hơn ,có ý thức cao hơn trong việc tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhằm giữ gìn vả phát huy bản sác văn hóa trong điều kiện mới của sự của sự mở rộng giao lưu và hợp tác kinh tế.Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là đến với thế giới một cách tốt hơn, học tập chỗ mạnh của các nền văn hóa khác một cách tốt hơn, tiếp thu văn hóa nhân loại, thông qua tính dân tộc để thâu lượm, sang lọc tính thời đại, tính thế giới. Điều quyết định đảm bảo tính đúng hướng và chất lượng của quá trình chuyển động này là sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước, là sự kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường trong mỗi con người và của toàn dân tộc.Tiểu kết: Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.Tuy nhiên, thời đại ngày nay được xem là thời phát triển vũ 4bão. Xu hướng toàn cầu hóa đã cuốn hút tất cả các nền văn hóa dân tộc trên thế giới vào quỹ đạo chung.III.Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Những thành tựu và hạn chế trong quá trình hội nhập văn hóa thế giới, toàn cầu háo là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia.Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy sinh. Nền văn hóa Việt Nam mấy ngàn năm lịch sử tồn tạo và phát triển đã thể hiện sức sống mãnh liệt.Âm mưu đồng hóa của các nền văn hóa lớn cứ tiếp diễn cũng không xóa được bản lĩnh văn hóa Việt Nam.Nói như vậy không có nghĩa hội nhập văn hóa chỉ đem lại những thuận lợi, tạo ra tất cả những yếu tố tích cực để giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, mặt khác cũng hình thành nên những chuẩn mực mới lạ trong đời sống tinh thần,có thể dẫn đến sự va chạm giữa : .Lối sống, lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống .Lối sống và cách tư duy hòa với thiên nhiên, tình cảm cộng đồng, tình làng nghĩa xóm với lối sống đô thị và những toan tính kinh tế … Đối với nước ta trong năm vừa qua, trong quá trình mở cửa giao lưu với thế giới, chúng ta không chỉ tiếp thu những giá trị hiện đại, tiên tiến mà còn bổ sung, điều chỉnh một số nét của các giá trị truyền thống cho phù hợp với thời đại.Trong quá trình thực tiễn phát triển đất nước, chúng ta đã được những thành quả trong việc xây dựng và phát huy bản sắc đó là : .Quá trình hội nhập văn hóa đã làm cho các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau hơn bởi những giá trị truyền thống chung, đồng thời tạo nên điều kiện cho mỗi dân tộc phát huy nét độc đáo, đặc trưng của mình. .Vận dụng quy luật phủ định của phủ định, ta không bảo vệ thụ động bản sắc mà chỉ hòa nhập cọ sát và biến đổi bản sắc cho phù hợp.Tiểu kết: Quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về xu hướng phát triển của sự vật.Quá trình phát triển của sự vật nào cũng không bao giờ đi theo đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau.Vì vậy dân tôc Việt Nam hay bất kỳ dân tộc nào khác không thể nằm ngoài quỹ đạo đó. Hội nhập là con đường tất yếu, là lẽ sống của cả dân tộc.Rõ ràng với tư thế chủ động, hội nhập trên cơ sở tự khẳng định mình, nỗ lực để vượt lên chính mình. KẾT LUẬN5 Thông qua quá trình hội nhập chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn, có ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời trong quá trình đó, chúng ta sẽ thấy được những hạn chế của những truyền thống có khả năng cản trở sự tiến bộ để tìm cách khắc phục.Để khắc phục những hạn chế yếu kém, tiếp tục giữ gìn phát huy văn hóa dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hooijvaf con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cần thực hiện một số những nhiệm vụ cơ bản sau: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước; đẩy mạnh hơn nữa phong trào “ Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” gắn chặt với cuộc vận động chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân họa tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống; gắn xây dựng văn hóa với nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế và nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng; tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa , xây dựng và thực hiện chiến lược tuyển chọn, đào tạo, phát triển các tài năng vắn hóa, nghệ thuật…. Đại diện cho thế hệ trẻ ngày nay, tôi nhận thức sâu sắc được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình để góp phần giữ vững và bảo tồn văn hóa dân tộc Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.Để làm được điều này không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân nói riêng mà còn là bổn phận của toàn xã hội nói chung. Nếu như từng địa phương, từng ngành, từng đơn vị, từng gia đình có nhận thức đúng đắn để đóng góp cho dân tộc thì chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được các hiện tượng tiêu cực, làm cho xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn, nền văn hóa của chúng ta ngày càng được nâng cao hơn.6

Tài liệu liên quan

  • Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hoá Việt Nam Đạo phật đối với việc phát triển nền văn hoá Việt Nam
    • 26
    • 530
    • 3
  • tiểu luận về văn hóa việt nam so với văn hóa các nước trong khu vực đông nam á tiểu luận về văn hóa việt nam so với văn hóa các nước trong khu vực đông nam á
    • 21
    • 4
    • 13
  • tiểu luận về văn hóa việt nam thời bắc thuộc tiểu luận về văn hóa việt nam thời bắc thuộc
    • 17
    • 5
    • 20
  • tiểu luận về văn hóa việt nam so với văn hóa các nước trong khu vực đông nam á tiểu luận về văn hóa việt nam so với văn hóa các nước trong khu vực đông nam á
    • 21
    • 1
    • 10
  • tiểu luận về văn hóa việt nam thời bắc thuộc tiểu luận về văn hóa việt nam thời bắc thuộc
    • 17
    • 2
    • 2
  • Tiểu luận nền văn hóa Việt Nam Tiểu luận nền văn hóa Việt Nam
    • 6
    • 15
    • 281
  • Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
    • 58
    • 1
    • 4
  • báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam hiện nay báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hoá việt nam hiện nay
    • 28
    • 584
    • 2
  • Tiểu luận: Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay Tiểu luận: Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn hiện nay
    • 17
    • 37
    • 246
  • Ảnh hưởng của văn hóa Pháp trong nền văn hóa Việt Nam Ảnh hưởng của văn hóa Pháp trong nền văn hóa Việt Nam
    • 14
    • 1
    • 30

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(54 KB - 6 trang) - Tiểu luận nền văn hóa Việt Nam Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Văn Hóa Là Gì