Tiểu Luận Ngôn Ngữ Học đối Chiếu - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Văn học - Ngôn ngữ học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.63 KB, 13 trang )
PHẦN MỞ ĐẦUTrong cuộc sống con người luôn luôn phải giao tiếp với nhau. Sự giao tiếp diễn ra bằngnhiều hình thức: ngôn ngữ, điệu bộ cử chỉ, hội họa, âm nhạc…Trong các hình thức trên,hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ là quan trọng nhất. Để hiểu nhau, con người luôn phảinắm bắt một cái gì đó trong giao tiếp. Cái gì đó chính là đối tượng nghiên cứu của ngữâm học và âm vị học.Âm vị được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo cuốn “Ngữ âm học tiếng Việthiện đại”, âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngữ âm có mang chức năng phân biệt nghĩa vànhận diện từ. Theo cuốn “Ngữ âm tiếng Việt” thì âm vị là tổng thể các nét khu biệt, đượcxuất hiện đồng thời (được con người tri giác theo trật tự trước sau) và có chức năng khubiệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị. Như vậy ta có thể hình dung âm vị có thể địnhnghĩa như một đơn vị âm vị học: có tác dụng khu biệt, không thể phân tích thành nhữngđơn vị nhỏ hơn kế tiếp nhau trong thời gian; hoặc được định nghĩa như một tập hợpnhững nét khu biệt được thực hiện đồng thời. Số lượng các âm vị trong các ngôn ngữ cóthể giống nhau hoặc khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt không có âm vị [ð], tiếng Anh khôngcó âm vị [ǎ].Âm vị đoạn tính là những âm vị được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian.Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm/bán phụ âm là những âm vị đoạn tính.Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theothời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Trọng âmvà thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính.1PHẦN NỘI DUNG1. Đối chiếu âm vị đoạn tính1.1 . Nguyên âmVề mặt ngữ âm học (phonetics), nguyên âm (vowel) là âm được phát ra tiếng thanh,nghĩa là âm mà khi phát âm, luồng hơi phát ra ngoài một cách tự do, có âm hưởng dễnghe, êm ái. Về mặt âm vị học (phonology) thì nguyên âm là đơn vị của hệ thống âm vịcủa ngôn ngữ.1.1.1. Cơ sở lí luận1.1.1.1. Cơ quan cấu âmHình 1.1Các bộ phận cấu âm chính gồm: răng (teeth), lợi (alveolar ridge), môi (lip), lưỡi (tongue),ngạc mềm (soft palate hoặc velum), yết hầu (pharynx). Đây chính là cơ quan chủ yếu tạora âm thanh lời nói của con người. Người Việt hay người Anh đều dùng những bộ phậnnày để cấu âm (articulation) để phát ra các âm lời nói.1.1.1.2. Cơ sở xác định nguyên âm về mặt âm họcĐể miêu tả nguyên âm cần xác định hộp cộng hưởng miệng, đồng thời xác định hộp cộnghưởng yết hầu. Đây là nguồn gốc thay đổi âm sắc (timbre) của tiếng thanh (voice) do dâythanh tạo nên. Cấu tạo một tiếng thanh gồm một âm trầm nhất gọi là âm cơ bản và nhiềuâm cao hơn nhiều lần gọi là họa âm. Mỗi lần thay đổi mối tương quan giữa âm cơ bản vớicác họa âm về cao độ và cường độ là một lần thay đổi âm sắc là một lần ta có một nguyênâm khác. Người ta dựa vào độ mở của miệng, vị trí của lưỡi và hình dáng của môi đểmiêu tả nguyên âm: nguyên âm rộng (hoặc thấp) như [a], [e]; nguyên âm hẹp (hoặc cao)2như [i], [u]; nguyên âm trước như [i], [ê], [e]; nguyên âm sau như [u], [ô] hay [o]; nguyênâm giữa như [ư], [ǝ] trong “bird” tiếng Anh, “tơ” trong tiếng Việt; âm tròn môi như [u],[ô], [o]; nguyên âm không tròn môi như [a], [i], [e]…1.1.1.3. Cơ sở xác định các âm về mặt âm vị học− Nét khu biệt âm vị học là nói về mặt xã hội do từng cộng đồng ngôn ngữ quy định.Mặt cấu âm – âm học (mặt tự nhiên) của ngữ âm do con người phát ra ngôn ngữ nàocũng có, còn cái nào trong mặt tự nhiên đó được dùng vào để biểu nghĩa, để phânbiệt đơn vị có nghĩa (từ, hình vị) là mặt xã hội lại do từng ngôn ngữ quy định và cótính quy luật, đây được coi là nét khu biệt có tính quy ước, tính xã hội.− Âm vị có tính chất trừu tượng, còn âm tố (sound) có tính chất cụ thể vì nó bảo gồmcả những nét khu biệt lẫn nét không khu biệt. Âm vị là đơn vị của hệ thống ngônngữ, còn âm tố là đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói. Âm tố có thể tách ra về mặtcấu âm và thường tương ứng với âm vị. Nói đến âm vị là nói đến chức năng khu biệtcó tính xã hội.− Âm vị bao giờ cũng hiện thực hóa bằng âm tố cụ thể. Mỗi âm vị tùy ngữ cảnh lờinói mà thể hiện thành âm tố này hay âm tố khác. Sự biểu hiện cụ thể đó gọi là biếnthể âm vị.Các nguyên âm chuẩn có thể được hình dung khai quát trên hình thang nguyên âm sau:Hình 1.21.1.2. Đối chiếuTrong tiếng Việt, nguyên âm được coi là âm chính, tức là âm đảm nhận thành phần chínhcủa âm tiết. Tiêu chí để xác lập và phân loại nguyên âm chủ yếu là âm sắc. Âm sắcthường được phân biệt ở độ trầm bổng và tính cố định hay biến đổi.1.1.2.1. Độ trầm bổngĐộ bổng/ trầm thường chia ra làm hai khả năng:− Bổng phân biệt với trầm kèm theo một đặc trưng nào đó.− Bổng phân biệt với trầm mà âm sắc được giữ nguyên từ đầu đến cuối.3Theo cách phân chia này, nguyên âm đơn (vowel) tiếng Việt được chia ra làm 3 âm sắc làbổng/ trầm/ trầm vừa như sau:Hình 1.3Theo sự phân chia của giáo trình “Ngữ âm tiếng Việt” thì tiếng Việt có 13 âm đơn, trongđó có 9 nguyên âm dài (i, e, ε, a, ă, ɔ, o, ɤ, u, ɯ) và 4 nguyên âm ngắn (ɛ , ɔ , ɤ ).Theo kết quả phân lập của Peter Roach trong cuốn “English phonetics and phonology”,tiếng Anh có 11 nguyên âm đơn gồm 5 nguyên âm dài và 6 nguyên âm ngắn.Hình 1.41.1.2.2. Tính cố định và biến đổi âm sắc− Nguyên âm tiếng Việt cũng như tiếng Anh có một số âm cố định âm sắc, một sốkhác biến dổi âm sắc như bảng sau:Hình 1.5− Những nguyên âm không cố định âm sắc là âm sắc có biên đổi từ lúc xuất phátđến lúc kết thúc hay chính là âm đôi (dipthongs). Các nguyên âm đôi tiếng Việt4hầu như đóng vai trò trung tam (chính âm của âm tiết) trong khi đó 8 nguyên âmđôi tiếng Anh phân bố ở các vị trí khác nhau.Tiếng ViệtVí dụTiếng AnhVí dụɪ e ̮Việt, miếniǝ, ǝʊ, ʊǝfierce, go, poor…ɯ ̮ɤtrường, thươngeǝ, ei, ai, aʊ, ͻiaired, pain, face…Bảng 1.1Ở đây chúng ta cần chú ý: âm đệm của tiếng Việt và âm ba (tripthongs) của tiếng Anh.Nét riêng của tiếng Việt là sự hiện diện của âm đệm /ṷ/. Âm đệm này khác với yếu tố cấuthành âm đôi và cả với âm dài (trường độ). Nó vốn không mang âm sắc chủ yếu của âmtiết nên phát âm như âm lướt, một nguyên âm không ở đỉnh âm tiết (ví dụ: quả).Nét đặc trưng riêng của tiếng Anh là ở nguyên âm ba. Nó thường khó phát âm và cũngkhó nghe. Một âm ba là một sự trượt từ một nguyên âm này qua nguyên âm khác và đếncả âm thứ 3, tất cả diễn ra nhanh mà không líu lặp. Nó có thể hình dung như một tổ hợp 5âm đôi đóng với âm /ǝ/ (ví dụ: “hour” /aʊǝ/ ← aʊ + ǝ).1.1.2.3. Chữ viếtChữ viết tiếng Việt và tiếng Anh đều là chữ viết ghi âm nhưng thể hiện trong 2 ngôn ngữvẫn có điểm khác nhau.Nguyên âm đơn:ViệtAnh5/i/: tin, ý kiến, suy nghĩ/ɯ/: ưng, mừng, tưng bừng/u/: tung, hung, du/e/: mệt, tên, mê/ɤ/: mơ, lớn, hơn/ ɤ ̌/: tân, cần, thân/o/: tô, một, công cộng/ ɛ /: ̌ ̌ anh ách, sách xanh/ǎ/: ay, rau đay, au/ ɔ / ̌ : ong óc, tóc, vòng/ɛ/: em, them, đem, đẹp/ͻ/: xoong, mooc, tooc/a/: ta, mang, lan man/ ṷ/: toán, hoàng, ao, lào/i/: bit, fish, pin/i:/: mean, peace/ʊ/: pull, put, push/u:/: food, soon, lose/e/: men, bet, yes/з:/: fern, purse, bird/ͻ:/: board, horse, torn/æ/: man, gas, bat/ʌ/: but, some, rush/a:/: card, half, pass/ɒ/: pot, gone, cross6Nguyên âm đôi:ViệtAnh/ie/: hiền, miền, tiên/ɯǝ/: hươu, hương, hướng/uo/: uống thuốc, lúa úa/iǝ/: fierce, beard, ian/ʊǝ/: tour, moored/eǝ/: aired, scare, cain/ei/: pain, paid, face/ai/: nice, time/ͻi/: loin, voice, void/ǝʊ/: home, most, load/aʊ/: gown, house, loudNguyên âm ba trong tiếng Anh:/eiǝ/: layer, player/aiǝ/: liar, fire/ͻiǝ/: loyal, royal/ǝʊǝ/: mower, lower/aʊǝ/: power, hour1.2 . Phụ âmPhụ âm (consonant) là những âm được phát ra bị một cản trở nào đó như qua khe hở củadây thanh, sự tiếp xúc của đầu lưỡi với răng, sự khép chặt của môi… làm cho tiếng phátra không dễ nghe, không êm tai, có tiếng động, tần số không ổn định.1.2.1. Cơ sở lí luận1.2.1.1. Cơ sở xác định phụ âm về mặt ngữ âm học− Về phương thức cấu âm ta có phụ âm xát, phụ âm tắc, phụ âm bật hơi, phụ âmmũi, phụ âm bên và phụ âm rung.Đặc trưng của phụ âm tắc là có một tiếng nổ sinh ra do luồng không khí từ phổi bị cảntrở, và phải phá vỡ cái cản trở để phát ra (ví dụ: “t”, “d”, “b”).Đặc điểm của phụ âm xát là do cọ xát, phát sinh do luồng không khí đi ra bj cản trởmột phần, khí bị lách qua khe hở dể phát ra với sự cọ xát của bộ phận cấu âm ( ví dụ:“f”, “v”).Phụ âm bật hơi: tính chất bật hơi thể hiện ở chỗ không khí trong cơ quan phát âm tạora tiếng nổ nhẹ và thoát ra có cọ xát ở khe hở giữa hai mép dây thanh (ví dụ: “c”,“th”).7Phụ âm mũi: tính chất mũi thể hiện khi luồng khí phát ra từ phổi phải qua mũi(khoang mũi) mà ra chứ không phải qua đường miệng (ví dụ: “n”, “ng”, “m”, “nh”).Phụ âm rung: sự rung là do luồng không khí thoát ra đường miệng bị lưỡi chặn lạinhưng sau đó lại được thoát ran gay do chỗ chặn được mở ra, rồi lại bị chặn, rồi mởra, cứ thế luân phiên (ví dụ: âm “r” trong tiếng Pháp).− Về mặt cấu âm: theo nguyên tắc phân tích bộ máy cản trở không khí phát ra ta cóhàng loạt phụ âm được gọi theo vị trí cản trở đó như là phụ âm môi-môi “m”, phụâm môi răng “v”, phụ âm đầu lưỡi răng “t”, phụ âm đầu lưỡi-lợi “đ”, phụ âm quặtlưỡi “tr” trong tiếng Việt.Đặc điểm tiêu chuẩn cuối cùng cần chú ý đó là xu hướng phát âm thể hiện khi phátâm bộ máy phát âm không cấu tạo bình thường như vốn có mà dịch về một hướng nàođó nhằm tạo ra sắc thái âm thanh mới: hiện tượng ngạc hóa, hiện tượng mạc hóa, môihóa, yết hầu hóa.1.2.1.2. Số lượng và các loại phụ âmTheo kết quả xác lập của giáo trình Peter Roach thì tiếng Anh có 24 phụ âm: p, b, m, f, v,t, d, k, g, θ, δ, s, z, l, ӡ, h, n, ŋ, r, j, w, tʃ, dӡ, ʃ. Những phụ âm này được phân loại nhưbảng sau:Hình 1.6Theo Đoàn Thiện Thuật thì phụ âm tiếng Việt có 22 phụ âm đầu (phụ âm đứng ở đầu âmtiết): b, m, f, v, ť, t, d, n, s, z, l, ƫ, ȿ, ʐ, c, ɲ, k, ŋ, x, ɤ, ʔ, h. Những phụ âm đầu này đượcphân loại chi tiết hơn và có những nét riêng so với bảng tiếng Anh như sau:8Hình 1.7Ngoài ra tiếng Việt còn có 8 âm cuối trong đó có 6 phụ âm, 2 bán nguyên âm (semivowel) có thể gọi là bán phụ âm (semi-consonant) hoặc cũng gọi là 2 phụ âm. Chúngđược khu biệt với các tiêu chí trong bảng sau:Định vịmôiĐầu lưỡiPhương thứcĐầu lưỡiMặt lưỡiptkKhông mũimnŋMũiṷiiỒnVangBảng 1.21.2.2. Đối chiếu− Nhóm phụ âm tắc xét về cấu âm trong tiếng Việt có tắc bật hơi “ť”; tắc ồn, khôngbật hơi, vô thanh “t”, “ƫ”, “c”, “k”; tắc ồn, không bật hơi, hữu thanh “b”, “d”; tắc,vang, mũi “m”, “n”, “ɲ”, “ŋ”. Phụ âm tắc trong tiếng Anh vừa vang tắc vừa có kếthợp tắc xát: tắc “p”, “b”, “t”, “d”, “k”, “g”, “m”, “n”; tắc xát “tʃ”, “dӡ”. Trong sốtất cả các âm này có âm “g” Anh thuộc âm tắc thì “ɤ” Việt thuộc âm xát(fricative).− Trong phụ âm tắc về định vị bảng phụ âm tiếng Anh chi tiết hơn và tác giả Việtchú ý nhiều đến lưỡi thì tác giả Anh miêu tả nhiều chi tiết hơn (môi, răng, môi9răng, lợi, ngạc, ngạc-lợi, mạc) đặc biệt là răng, lợi, ngạc có mặt trong nhiều phụâm.− Tiếng Anh cũng có những phụ âm mà tiếng Việt không có: âm gần đúng(approximant) như “r”, “j”, “w”.− Chú ý là phụ âm “k”, “g” Anh là tắc mạc còn “k” Việt là tắc gốc lưỡi, “ɤ” lại là xátgốc lưỡi.2. Đối chiếu âm vị siêu đoạn tínhNgoài nguyên âm, phụ âm ta còn đối chiếu thanh điệu (tone), trọng âm (stress), ngữ điệugọi chung là hiện thượng ngôn điệu (prosodic facts).2.1. Thanh điệuThanh điệu là hiện tượng ngữ âm – âm vị chỉ có trong tiếng Việt và một số ngôn ngữcùng loại hình như tiếng Hán, tiếng Thái, còn tiếng Anh, Nga, Pháp không có thanh điệu.Thanh điệu là âm vị siêu đoạn tính (suprasegmental phoneme).Trong tiếng Việt về mặt chữ viết, thanh điệu được ghi bằng các dấu: “\” (huyền), “~”(ngã), “.” (nặng), “/” (sắc), “?” (hỏi) và thanh không (không dấu).Biểu đồ 2− Thanh nặng là một thanh thuộc âm vực thấp, không bằng phẳng, đường gãy nét (vídụ: tật, học, tập).− Thanh sắc : khởi đầu độ cao của thanh sắc gần ngang với thanh không dấu nhưngkhông đi ngang mà đi lên (ví dụ: bắt cóc, cái, nấp).− Thanh hỏi: có âm vực thấp, khởi đâu ở mức độ cao nhưng thấp dần rồi kết thúcthấp, từ khởi đầu đến kết thúc không bằng phẳng, đổi hướng nên có đặc trưng gãy(ví dụ: cảm tưởng, quả ổi).10− Thanh ngã: bắt đầu ở âm vực thấp, kết thúc ở âm vực cao, khởi đầu ngang vớithanh huyền, đường nét thanh điệu không bằng phẳng (ví dụ: ngã, xã, tã).− Thanh huyền là thanh thuộc âm vực thấp, đường nét âm điệu bằng phẳng hơi đixuống thoai thoải (ví dụ: bàn, nhà, trà).− Thanh không dấu là thanh cao nhất, đường nét âm điệu bằng phẳng từ khởi đầuđến kết thúc (ví dụ: ta, bao, mua).Sự thể hiện của thanh điệu ít nhiều chịu sự tác động của các âm vị khác cấu thành âmtiết.2.2. Trọng âmTrọng âm là một phương tiện ngữ âm nhằm nêu bật âm tiết trong từ có nhiều âm tiết.Trong tiếng Việt, mọi âm tiết đều có thanh điệu, trong tiếng Anh có trọng âm ở một âmtiết nào đó trong từ. Ở tiếng Anh trọng âm có vai trò lớn, còn tiếng Việt có thanh điệunên vai trò trọng âm hạn chế hơn. Dấu trọng âm là “ ’ ” thẳng đứng, trên cao trước âmtiết có trọng âm (ví dụ: open → /’ǝʊpǝn/). Các nhà Anh ngữ học cho rằng xác định trọngâm bằng 4 tiêu chí chính:− Độ vang (loudness) cho thấy âm tiết có trọng âm khi phát âm được nhấn mạnhhơn, nghe to hơn.− Độ dài (length) là kéo dài thời gian khi phát âm âm tiết có trọng âm.− Độ trầm bổng (pitch) thể hiện ở tần số rung của dây thanh lúc cao, lúc thấp.− Đặc tính riêng thể hiện ở chỗ: trong Anh ngữ , một âm tiết được nổi rõ nếu nó cóchứa một nguyên âm khác với các nguyên âm kế cận nó.Thường thì hai tiêu chí độ trầm bổng và độ dài là có tác động rõ nhất; còn độ vang và đặctính riêng có tác động ít hơn.11PHẦN KẾT LUẬNSau khi đã giải thích, phân tích bao quát những khác biệt, tương đồng giữa tiếng Việt vàtiếng Anh qua hai yếu tố âm vị đoạn tính và siêu đoạn tính, chúng ta đã có hiểu rõ đặctrưng của từng ngôn ngữ như là nếu thanh điệu là đặc trưng nổi bật của tiếng Việt thìtrọng âm là đặc trưng của tiếng Anh. Từ đó, chúng ta tránh được những trường hợp mắclỗi khi sử dụng từ, phát âm từ, phục vụ cho công việc dịch thuật hay cơ bản nhất chính làphục vụ cho mục đích giao tiếp của con người.TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng AnhPeter Roach, (1983) English Phonetics and Phonology (A Practical course), CambridgeUniversity Press.Tài liệu tiếng Việt1) GS. Lê Quang Thiêm, (2004) Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB Đại họcquốc gia Hà Nội.2) Đoàn Thiện Thuật, (1977) Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyênnghiệp, Hà Nội.3) Nhóm tác giả Cù Đình Tú, (1972) Ngữ âm học tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục.12
Tài liệu liên quan
- sự giống nhau và khác nhau giữa ngôn ngữ học đối chiếu với những phân ngành ngôn ngữ học
- 1
- 7
- 49
- ngôn ngữ học đối chiếu
- 8
- 4
- 57
- KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU doc
- 4
- 1
- 36
- ngôn ngữ học đối chiếu
- 63
- 12
- 114
- Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Trần Văn Phước
- 89
- 4
- 11
- Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu Anh - Việt - ThS. Nguyễn Văn Huy
- 101
- 2
- 4
- ngôn ngữ học đối chiếu
- 12
- 1
- 7
- Tiểu luận ngôn ngữ học đối chiếu
- 13
- 6
- 50
- ngôn ngữ học đối chiếu : Đề tài: ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC TỪ VIỆT – ANH VỀ MẶT VỊ TRÍ DỰA VÀO HAI ĐOẠN TRÍCH CÓ NGHĨA TƯƠNG ĐƯƠNG. MỖI ĐOẠN CÓ KHOẢNG 300 TỪ
- 28
- 4
- 17
- đề cương ôn tập môn ngôn ngữ học đối chiếu
- 38
- 3
- 20
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(561 KB - 13 trang) - Tiểu luận ngôn ngữ học đối chiếu Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Các âm Vị Siêu đoạn Tính Gồm Có
-
âm Vị Siêu đoạn Tính | TRANG CHUYÊN NGÔN NGỮ HỌC
-
Các đơn Vị Siêu đoạn Tính
-
Các đơn Vị Siêu đoạn Tính (phần Cuối)
-
Âm Vị đoạn Tính Là Những âm Vị được Thể Hiện Riêng Rẽ Hoặc Kế Tiếp ...
-
Ngữ âm Học | PDF - Scribd
-
Âm Vị, âm Tố, Phan Loại âm Vị | PDF - Scribd
-
Vì Sao Thanh điệu được Gọi Và Là Loại âm Vị Siêu đoạn Tính ? Âm Vị ...
-
[PDF] Phần Thứ Ii Ngữ âm Tiếng Việt Hiện đại Các đơn Vị
-
Đơn Vị Siêu đoạn Tính Là Gì
-
Đối Chiếu Cấp độ Ngữ âm - Âm Vị - TaiLieu.VN
-
Thanh điệu Trong Tiếng Việt - Ngôn Ngữ