Tiểu Luận QLNN Ngạch Chuyên Viên Ngành Bảo Hiểm Xã Hội - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Kinh tế - Quản lý
  4. >>
  5. Bảo hiểm
Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên ngành bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.12 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦUChính sách xã hội là một trong những chính sách quan trọng trong quá trìnhphát triển của các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia khác nhau, trong mỗi giaiđoạn khác nhau, có những hình thức và loại chính sách xã hội khác nhau, cũngnhư có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về chính sách xã hội. Ở nướcta, chính sách xã hội được hiểu là hệ thống công cụ tác động vào con người, vàocác tổ chức và đoàn thể xã hội nhằm điều hòa các hành vi, lợi ích của các nhómxã hội cũng như các thành viên trong xã hội, góp phần thực hiện công bằng, bìnhđẳng, tiến bộ xã hội, phát triển toàn diện con người, đảm bảo sự phát triển bềnvững.Xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừalà trung tâm của mọi sự quan tâm xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vậtchất và tinh thần cho xã hội, chính sách xã hội cần phải tác động một cách toàndiện vào tất cả các mặt của đời sống con người, nhằm phát huy mạnh mẽ nhân tốcon người. Dù biểu hiện dưới nhiều hình thức văn bản, nội dung khác nhau, songvề bản chất, chính sách xã hội luôn hướng vào những hoạt động nhằm điều hòacác mâu thuẫn, giảm bớt các bất công, căng thẳng xã hội, góp phần cân đối thunhập, giải quyết việc làm, phân phối lại lợi ích, tạo ra sự công bằng hợp lý giẵcống hiến và hưởng thụ, khuyến khích người có nhiệt tình, tài năng, giúp đỡngười nghèo khó, không may trong cuộc sống..., bảo đảm an ninh, an toàn xã hộicũng như quyền tự do công dân và sức khỏe, hạnh phúc cho con người.Bảo hiểm xã hội là (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phầnthu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thaisản, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóngvào quỹ BHXH. Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách lớn củaĐảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thànhlập, chế độ chính sách BHXH đã được ban hành, từng bước được thực hiện đốivới công nhân, viên chức khu vực Nhà nước và dần mở rộng ra ngoài khu vựcquôc doanh. Trong quá trình thực hiện, BHXH không ngừng được bổ sung, sửa1đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đât nước nhằm đảm bảo quyền lợicho người lao động.BHXH trước hết là một chính sách xã hội của Nhà nước, vì vậy Nhà nướccó vai trò quan trọng trong các hoạt động của BHXH. Trước đây, Nhà nước ViệtNam Việt Nam vừa hoạch định chính sách, vừa thực hiện chính sách BHXH.Trong thời gian gần đây, hoạt động BHXH không ngừng phát triển cả về nội dunglẫn hình thức tổ chức, thực hiện theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa. Tuy nhiênkhông vì thế mà vai trò của Nhà nước bị giảm đi mà ngược lại Nhà nước vẫn luôngiữ vau trò quan trọng trong BHXH. Thông qua các chức năng lập pháp, hnanhfpháp và tư pháp, Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH và thực hiệnđiều tiết, định hướng, quản lý các hoạt động BHXH trong khuôn khổ pháp luật.Trong những năm qua, chính sách BHXH luôn được đổi mới, phù hợp vớithực tiễn, với đường lối đổi mới về kinh tế - chính trị của Nhà nước, được thể hiệnở Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 26/5/1997 của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạothực hiện các chế độ BHXH và Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 củaBộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảohiểm y tế (BHYT); đặc biệt ngày 29/6/2006 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 9 đãthông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2007.Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 19/CP ngày16/02/1995 của Chính phủ. BHXH Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ cónhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động vànhân dân trên phạm vi cả nước, gồm các chế độ: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn laođộng – bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất, Khám, chữa bệnh BHYT, Bảo hiểmthất nghiệp (BHTN) đối với người lao động trên phạm vi toàn quốc.Trong việc thực hiện chính sách BHXH chung của toàn quốc, BHXH tỉnhLạng Sơn đã đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện các chính sáchBHXH trên địa bàn, theo Quyết định số 56/QĐ-TC, ngày 02/8/1995 của TổngGiám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH tỉnh Lạng Sơn trên cơ sởthành lập ban đầu chỉ có 34 cán bộ của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và2Liên đoàn lao động tỉnh chuyển sang, trong đó 4 người có trình độ đại học, nayngành BHXH tỉnh Lạng Sơn đã có 230 cán bộ, trong đó có 168 người có trình độcao đẳng và đại học, số thu BHXH ban đầu từ 16 tỷ đồng/năm 1995, đến nay(năm 2013) đã thu trên 600 tỷ đồng/năm, quản lý đối tượng từ 60.000 lao độngban đầu, nay là hơn 200.000 lao động tham gia BHXH, tăng cả về số lượng laođộng và số thu hàng năm, thực hiện chi trả các chế độ BHXH kịp thời cho ngườilao động và cán bộ hưu trí..., góp phần đảm bảo an toàn, an sinh xã hội trên địabàn tỉnh. Để đạt được các thành tích đó là sự nỗ lực của tập thể cán bộ, lao độngngành BHXH, đồng thời cũng nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hộiđồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, bên cạnh đó là sự phát triển kinh tế củatoàn tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước, đời sống kinh tế của nhân dân đượcnâng lên. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh có sự đóng góp không nhỏcủa các thành phần kinh tế: Nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài...Từ việc phát triển kinh tế đã thúc đẩy cho việc khai thác và tham giaBHXH bắt buộc cho người lao động, tuy nhiên hiện nay đa số các doanh nghiệpthường vi phạm nhiều quy định về pháp luật lao động như: Việc ký kết hợp đồnglao động, an toàn vệ sinh lao động, chế độ BHXH cho người lao động... Việctham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiệnnay vẫn chưa đúng với thực tế và xứng với tiềm năng về lao động trên địa bàntỉnh. Theo số liệu của các ngành chức năng, tính đến tháng 12 năm 2013 trên địabàn tỉnh có 950 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó: DNNN 24 đơn vị, côngty cổ phần là 260 đơn vị, công ty TNHH 350 đơn vị, doanh nghiệp tư nhân 90,doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 21 đơn vị, cơ sở sản xuất thể thao 6, cơ sởgiáo dục ngoài công lập 9, trên 90 cơ sở y tế tư nhân và gần 100 hợp tác xã đanghoạt động), có sử dụng trên 30.000 lao động. Trong số đó, hiện nay mới có 360đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho trên 16.000 người lao động, một số đơn vịđã tham gia, nhưng chưa tham gia hết cho người lao động, hoặc tham gia BHXHnhưng tham gia chưa đúng với mức lương thực tế của người lao động được hưởng.Vấn đề đặt ra ở đây là nguyên nhân nào? yếu tố nào? dẫn đến việc doanhnghiệp ngoài quốc doanh không tham gia BHXH bắt buộc, hoặc có tham gia3nhưng tham gia không hết cho người lao động, chính vì vậy cần phải có các giảipháp cụ thể để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện theo đúng quy địnhcủa pháp luật về BHXH.Qua học tập và nghiên cứu tại Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tạiTrường Chính trị Hoàng Văn Thụ, với nội dung kiến thức tiếp thu được qua khóahọc và bằng kinh nghiệm trong thực tiễn công tác tại phòng Kiểm tra - Bảo hiểmxã hội tỉnh, tôi chọn đề tài: “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xãhội đối với Giám đốc Công ty TNHH Khánh Dương, thành phố Lạng Sơn, tỉnhLạng Sơn”, với mong muốn qua việc xử lý tình góp phần nâng cao chất lượngcông việc của bản thân, đóng góp đề xuất những giải pháp để thực hiện giải quyếttốt hơn chế độ BHXH đối với người tham gia trong thời gian tới.1. Mô tả tình huốngTrong đợt thanh tra liên ngành vào thời điểm quý IV năm 2013, kiểm traviệc thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, BHTN bắt buộc đối với ngườilao động tại một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,tôi tham gia đoàn Thanh tra liên ngành do Sở Lao động Thương binh và Xã hộichủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh thanh tra tại Công ty TNHH Khánh Dương.Doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010 theo Giấy phépkinh doanh số 4900223327 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày25/12/2009; có trụ sở đóng tại số 110, Phố Muối, phường Tam Thanh, TP LạngSơn, tỉnh Lạng Sơn; ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất, lắp ráp, mua bánbút viết, bật lửa ga; mua bán thiết bị trường học, văn phòng phẩm; mua bán cácloại nhựa hạt, nhựa phế liệu.Kết quả kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động tạidoanh nghiệp như sau:- Đơn vị đang sử dụng 220 lao động đã làm việc từ 1 năm đến 4 năm.Trong số đó đơn vị mới tham gia BHXH bắt buộc cho 87 lao động.- Tiền lương thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2014 đạt3.500.000 đồng/người/tháng. Nhưng trong số lao động được đơn vị tham giaBHXH cũng mới ở mức tiền lương tối thiểu vùng là 1.800.000đồng/người/tháng.4- Đơn vị chưa xây dựng thang lương, bảng lương để làm cơ sở ký kết hợpđồng lao động và chi trả tiền lương cho người lao động.- Nội dung ký kết hợp đồng lao động sai (lao động làm việc lâu dài nhưngký nhiều lần hợp đồng ngắn hạn dưới ba tháng với người lao động).- Đơn vị nộp BHXH cho người lao động 6 tháng một lần, trong khi hàngtháng đơn vị trừ BHXH, BHTN qua tiền lương của người lao động là 8%. Theoquy định thì đơn vị phải nộp cho cơ quan BHXH theo tháng số tiền đã trừ tiềnlương hàng tháng của người lao động.- Việc thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn (chế độ ốm đau, thai sản) chongười lao động chậm từ 5 tháng đến 8 tháng.- Việc cấp sổ BHXH cho người lao động chưa kịp thời, chậm từ 9 thángđến 1 năm do doanh nghiệp lập thủ tục hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH cho người laođộng muộn.2.Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống.2.1. Nguyên nhânNguyên nhân dẫn đến một số các sai phạm của Công ty TNHH KhánhDương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ BHXH đối vớingười lao động như sau:* Nguyên nhân khách quan- Từ khi doanh nghiệp được thành lập nhưng không được các cơ quan chứcnăng của tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội,Liên Đoàn lao động, BHXH tỉnh... đến kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nghiệpvụ về thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.- Giám đốc doanh nghiệp còn hạn chế trong việc nắm bắt các chế độ, chínhsách quy định về hoạt động của doanh nghiệp đối với người lao động theo quyđịnh của pháp Luật.- Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không tạo đượccông việc thường xuyên cho người lao động.5- Hầu hết người lao động chưa qua đào tạo nghề, trình độ văn hóa thấp,không nắm bắt được các chế độ chính sách của Nhà nước quy định về chế độBHXH, BHTN mà chủ doanh nghiệp phải thực hiện đối với người lao động.- Người lao động chỉ nghĩ đến thu nhập trước mắt, không muốn bỏ thêm8% tiền lương hàng tháng để nộp BHXH, BHTN, hoặc có biết về các chế độ,chính sách của Nhà nước nhưng vì nhu cầu việc làm mà không dám đấu tranh đòihỏi quyền lợi hợp pháp của mình...* Nguyên nhân chủ quan- Đơn vị không có tổ chức công đoàn để đấu tranh bảo vệ các quyền lợi hợppháp, chính đáng cho người lao động.- Giám đốc không nắm được các quy định của pháp luật về BHXH, BHTNnên chỉ nghĩ là đơn vị làm ăn có lãi và nộp thuế đầy đủ là hoàn thành nghĩa vụ.- Giám đốc cho biết nếu đơn vị tham gia hết cho người lao động thì phảitrích thêm 18% chi phí theo tiền lương để trích nộp BHXH, BHTN thì doanhnghiệp sẽ bị lỗ, vì vậy đơn vị không tham gia BHXH hết cho người lao động,cũng như không tham gia đóng BHXH theo đúng mức tiền lương thực tế ngườilao động hưởng.- Người lao động không đòi hỏi gì ngoài tiền lương chủ doanh nghiệp đãtrả, cho dù đơn vị không thanh toán kịp thời các chế độ BHXH ngắn hạn chongười lao động- Do đơn vị thiếu vốn sản xuất nên tạm thời mượn khoản thu 8% BHXH,BHTN của người lao động để mua nguyên vật liệu sản xuất, dẫn đến tình trạng nợtiền nộp đối với cơ quan BHXH.- Người lao động chậm được cấp sổ BHXH là do đơn vị không có cán bộlàm chuyên trách về công tác BHXH, đồng thời theo Giám đốc thì những ngườilao động này vẫn còn trẻ chưa cần đến sổ BHXH và đã có danh sách tham giaBHXH rồi.2.2. Hậu quả của tình huống* Đối với xã hội6- Có đến 133 người lao động trong doanh nghiệp không được hưởng cácquyền lợi về chế độ BHXH, BHTN, không tạo được sự công bằng giữa người laođộng với người lao động trong cùng một đơn vị sản xuất gây môi trường cạnhtranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong cùngmột lĩnh vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nào thực hiện đúng chế độ chínhsách của Nhà nước cho người lao động thì chi phí sản phẩm phải tăng cao hơnđơn vị không thực hiện đúng), đây là một nghịch lý mà các cơ quan quản lý Nhànước cần phải thực hiện sự công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trênthương trường.- Dễ xảy ra tình trạng mất an ninh, trật tự khi người lao động ở các đơn vịsản xuất này đình công (hiện tượng này đã xảy ra ở một số Khu công nghiệp củamột số tỉnh, thành trong cả nước).* Đối với Doanh nghiệp- Do không thực hiện tốt các chế độ về chính sách tiền lương và BHXH nênnhiều lao động không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, dẫn đến một số lao độngsau khi được doanh nghiệp đào tạo nghề xong thì người lao động bỏ việc tìm việclàm ở những đơn vị mới có thu nhập cao hơn và thực hiện tốt hơn chế, chính sáchđối với người lao động.- Bị truy phạt 75.000.000 đồng do không thực hiện đúng các chế độ chínhsách BHXH, BHTN đối với người lao động; sau khi bị phạt vẫn phải thực hiệntruy đóng BHXH, BHTN cho người lao động chưa được tham gia đóng, đồng thờiđơn vị sẽ mất uy tín đối với xã hội địa phương.- Nếu tiếp tục tái phạm, sẽ bị tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc khôngthời hạn đối với giấy phép hoạt động của doanh nghiệp (Theo Nghị định số95/2013/NĐ-CP).* Đối với người lao động tại doanh nghiệp- Không được hưởng các quyền lợi về chính sách BHXH, BHTN của Đảngvà Nhà nước.7- Không biết rằng ngoài tiền lương hàng tháng mà chủ sử dụng phải trả thìcòn phải trả thêm 21% cho người lao động nếu không được tham gia BHXH,BHTN bắt buộc.- Người lao động không được chủ sử dụng lao động tăng lương, chuyển xếplương theo quy định của Nhà nước để đóng BHXH, BHTN do đó sẽ ảnh hưởngđến quyền lợi của người lao động khi giải quyết các chế độ BHXH như: ốm đau,thai sản, hưu trí...- Có thể bị chủ sử dụng sa thải khi không cần thiết, hoặc nếu cùng côngviệc đó nhưng người khác xin vào làm chấp nhận mức lương thấp hơn thì có thểchủ doanh nghiệp sẽ thay đổi người lao động...3. Xác định mục tiêu xử lý tình huốngKết quả kiểm tra cho thấy, Công ty TNHH Khánh Dương đã vi phạm Nghịđịnh số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động (lậphợp đồng ghi không đúng nội dung quy định, ký hợp đồng ngắn hạn nhiều lần vớimột lao động, không tính trả BHXH, BHTN vào tiền lương cho người lao động,nhằm mục đích trốn nộp BHXH, BHTN cho người lao động); vi phạm quy địnhtại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định vàhướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong cácdoanh nghiệp. Đồng thời theo các Điều 2, 7, 43, 45, 111 của Nghị định số152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều củaLuật BHXH về BHXH bắt buộc, thì doanh nghiệp đã vi phạm các điều cấm củaLuật BHXH như không đóng đủ số người thuộc diện phải tham gia BHXH bắtbuộc là 133 người, đóng không đúng mức quy định (đóng theo mức tiền lương tốithiểu vùng không theo mức tiền lương thực tế được hưởng của người lao động),đóng không đúng thời gian quy định (quy định là 1 tháng đóng 1 lần, nhưng đơnvị đóng 6 tháng 1 lần, trong khi hàng tháng đã trừ 9,5% BHXH, BHYT, BHTNqua tiền lương của người lao động), không kịp thời lập các thủ tục cấp sổ BHXHvà thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động.84. Xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình huống4.1 - Xây dựng các phương án xử lý tình huốngSự việc xảy ra tại công ty TNHH Khánh Dương đã gây hậu quả đối với xãhội và người lao động đang làm việc tại đơn vị. Vì vậy, để thực hiện nghiêm cácquy định của pháp luật về BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh nói chung và tại Côngty TNHH Khánh Dương nói riêng, tôi xin đề xuất các phương án giải quyết nhưsau:* Phương án 1Sau khi kết thúc thanh tra, yêu cầu đơn vị từ 30 đến 40 ngày khẩn trươnghoàn thiện các thủ tục xây dựng thang lương, bảng lương để báo cáo với Sở Laođộng - Thương binh và Xã hội.Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo đúng quy định tại Nghịđịnh số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động.Lập các thủ tục để truy nộp và tham gia cho 133 người lao động chưa đượctham gia BHXH, BHTN từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2013.Nộp BHXH, BHTN cho cơ quan BHXH theo tháng, đồng thời lập các thủtục cấp sổ BHXH và thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động.Thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người laođộng làm việc tại công ty.Sau 30 ngày Đoàn thanh tra tổ chức phúc tra lại, nếu đơn vị không thựchiện các kết luận sau thanh tra thì sẽ đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh tạm thời thuhồi Giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo Nghị định số95/2013/NĐ-CP, ngày 22/8/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động ở Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.- Ưu điểm:Phương án có tính khả thi cao, vì đã là Thanh tra thì căn cứ vào các chế tàicủa Nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm của đơn vị.9Việc dùng các chế tài xử lý, xử phạt nghiêm để làm gương cho các doanhnghiệp khác, đồng thời cũng là để đảm bảo các quyền lợi và chế độ BHXH,BHTN cho 133 lao động của đơn vị là rất cần thiết.- Nhược điểm:Trong tình hình kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động, sảnxuất kinh doanh của đơn vị. Việc bắt buộc đơn vị truy đóng BHXH, BHTN đốivới 133 lao động từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2013 là một số tiền rất lớn,đối với đơn vị ở thời điểm hiện tại là vô cùng khó khăn, có thể dẫn đến đơn vịphải cho một số lượng lớn người lao động nghỉ việc.* Phương án 2Giao cơ quan BHXH đến đơn vị tuyên truyền về chính sách BHXH,BHYT, BHTN và Luật BHXH để vận động chủ doanh nghiệp và người lao độngtham gia (theo như hình thức bảo hiểm thương mại)Tự để doanh nghiệp khi thấy cần thiết thì tham gia BHXH, BHYT, BHTNcho người lao động (có tham gia có thụ hưởng, không tham gia không thụ hưởng).Không cần ép doanh nghiệp bởi nếu doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT,BHTN cho người lao động sẽ dẫn đến chi phí tăng và kết quả kinh doanh là lỗ (dophải trích thêm 21% tiền lương để nộp) dẫn đến phá sản hoặc giải thể, người laođộng có thể sẽ mất việc làm và Nhà nước lại mất một khoản thu ngân sách (thuế)trên địa bàn, vì vậy không cần ép đơn vị.- Ưu điểm:Doanh nghiệp không phải thu hẹp sản xuất, hay phải tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật về BHXH, BHTN đối với người lao động, vì vậy giá thành sảnphẩm của đơn vị hạ do đó sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường.Người lao động không bị mất việc làm do đơn vị không phải thực hiện chếđộ BHXH, BHTN; doanh nghiệp tồn tại thì việc thu nộp ngân sách trên địa bàntiếp tục được tăng lên.- Nhược điểm:Người lao động không được đảm bảo về chế độ BHXH, BHTN khi ốm đau,khi tai nạn lao động, mất việc làm hoặc khi hết tuổi lao động.10Gây lên sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong môi trường sản xuấtkinh doanh và giá thành sản phẩm.Các quy định quản lý của pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, gâylên sự mất an toàn, trật tự trong xã hội.4.2- Lựa chọn phương án tối ưuQua đánh giá phân tích 2 phương án trên, thấy cả 2 phương án đều có tínhkhả thi. Tuy nhiên phương án 1 có tính khả thi cao hơn bởi chính sách về BHXHlà một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống an sinh xãhội cho người lao động, đồng thời tạo sự kinh doanh bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc tuyên truyền vận động đốivới chủ doanh nghiệp và người lao động về Luật BHXH thì cũng cần có các chếtài để xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm chế độ BHXH đối với người lao động nóichung và tại Công ty TNHH Khánh Dương nói riêng. Vì vậy, với việc xử lý tìnhhuống vi phạm pháp luật về BHXH tại Công ty TNHH Khánh Dương, tôi chọnphương án 1 để giải quyết.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án5.1. Căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọnCăn cứ tình hình thực tế hoạt động của Doanh nghiệp và quy định của Phápluật hiện hành, Đoàn thanh tra căn cứ khoản 1 Điều 5 (vi phạm quy định về giaokết hợp đồng lao động); khoản 1, 2, 3 Điều 13 (vi phạm quy định về tiền lương);điểm b khoản 1 Điều 25 (vi phạm những quy định khác trong lĩnh vực lao động),khoản 2 Điều 26 (vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thấtnghiệp), điểm a, khoản 3, Điều 28 (vi phạm các quy định khác về BHXH) củaNghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ Quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động ởViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.Căn cứ vào các quy định nêu trên, tổng số tiền phạt đối với Công ty TNHHKhánh Dương đã vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, về xây dựng thang11bảng lương và chế độ BHXH, BHTN bắt buộc đối với người lao động là75.000.000đồng.5.2. Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọnĐể thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH, đồng thời đảmbảo quyền lợi của người lao động tại Công ty TNHH KHánh Dương, Trưởngđoàn thanh tra yêu cầu trong vòng 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra:- Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương và báo cáo với cơquan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội).- Lập lại các hợp đồng lao động để ký với người lao động theo đúng quyđịnh tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng laođộng.- Tham gia BHXH, BHTN và tính truy nộp bổ sung cho 133 người laođộng từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2013.- Tham gia đóng BHXH, BHTN cho người lao động theo đúng thanglương, bảng lương đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.- Thu nộp BHXH theo tháng, chấm dứt tình trạng chiếm dụng khoản tiềnnộp 9,5% BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.- Lập thủ tục cấp sổ BHXH và thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn chongười lao động theo đúng quy định.- Nộp phạt số tiền 75.000.000 đồng vào ngân sách Nhà nước theo đúngquy định.* Kết quả đạt được- Hậu quả được khắc phục nhanh chóng.- Kịp thời bảo vệ quyền lợi của người lao động.- Thực hiện chính sách về BHXH trên địa bàn được tốt hơn, đảm bảo antoàn xã hội và tạo sự công bằng về các quyền lợi về BHXH của người lao động vàbình đẳng về hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp và các thànhphần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.126. Kết luận và kiến nghị6.1. Kết luậnĐể thực hiện tốt chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ chính trị vềtăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH và Nghị quyết số 21-NQ/TWngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Để thực hiện tốt các quy định củapháp luật theo Bộ Luật Lao động và Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ngày23/10/2008 Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Chỉ thị số 16/2008/CT-UB vềviệc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệpngoài quốc doanh, và cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập. Kếtquả sau 5 năm thực hiện chỉ thị số 16/2008/CT-UB đã khẳng định sự chuyển biếnmới trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệpngoài quốc doanh, cơ sở ngoài công lập về thực hiện chính sách BHXH đối vớingười lao động. Đối tượng tham gia BHXH không chỉ được mở rộng ở các doanhnghiệp ngoài quốc doanh, cơ sở ngoài công lập mà còn mở rộng đến các doanhnghiệp liên doanh, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.Tuy nhiên đến nay theo các ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơncó 950 đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã đang hoạt động, sửdụng trên 30.000 lao động, trong tổng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vàhợp tác xã đang hoạt động đến nay mới có 360 đơn vị tham gia BHXH cho trên16.000 lao động theo quy định của Bộ Luật lao động; Luật BHXH, do đó quyềnlợi về BHXH của 16.000 người lao động tại các đơn vị không tham gia BHXH đãkhông được đảm bảo và làm ảnh hưởng đến tính ưu việt của các chính sáchBHXH của Đảng và Nhà nước.Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động tại các doanh nghiệpvà đơn vị có sử dụng lao động, các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tácthanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trong việc thựchiện các chính sách BHXH đối với người lao động, các đơn vị vi phạm cần phảixử lý nghiêm theo đúng quy định của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,13BHXH và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng.6.2. Kiến nghịSau 6 năm thực hiện Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 23/10/2008 của Chủ tịchUBND tỉnh về việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trong cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh và cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoàicông lập cần tổ chức tổng kết đánh giá các kết quả đã đạt được, chưa đạt được đểtìm ra nguyên nhân và triển khai công tác BHXH trong tình hình mới (Nghị quyếtsố 21-NQ-TW và Luật BHXH), đồng thời BHXH tỉnh phối hợp với sở Lao độngThương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục ban hành văn bản chỉđạo việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật BHXH cụ thể đến các cơ quan, đơnvị và người lao động, đồng thời chỉ rõ chức năng của các cơ quan Nhà nước đốivới việc chỉ đạo thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn như:* Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (cơ quan quản lý Nhà nước vềlao động, việc làm, chính sách thương binh, người có công và BHXH trên địabàn tỉnh).- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về BHXH, có kế hoạch hướng dẫncác doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động, xây dựng thang lương, bảng lươngcủa doanh nghiệp, nắm chắc số lao động của các doanh nghiệp... để tham mưucho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn về lĩnhvực BHXH.- Chủ động tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sáchBHXH ở các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, xử lýnghiêm đối với đơn vị vi phạm luật BHXH..* Bảo hiểm xã hội tỉnh:- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, hướngdẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, người sử dụng laođộng thuộc đối tượng tham gia BHXH.- Thực hiện việc thu BHXH theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.14- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, thực hiện chi trả các chếđộ BHXH.- Cấp sổ BHXH cho từng người lao động khi tham gia BHXH.- Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo đúng quy định của pháp luật.- Giảm thủ tục hành chính, đổi mới phương thức chi trả, thanh toán các chếđộ BHXH cho người lao động, nâng cao chất lượng phục vụ.- Kiểm tra việc đóng BHXH và giải quyết các chế độ BHXH, kiến nghị vớicơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.* Các cơ quan như Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lạng Sơn, Tạpchí Xứ Lạng:Cần tăng cường công tác tuyên truyền về Luật BHXH, mở các chuyên mụcgiới thiệu về Luật BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.* Các Sở, Ban, Ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:- Tổ chức cho người lao động trong đơn vị nghiên cứu, quán triệt những nộidung cơ bản về Luật BHXH và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành;- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc vàcác doanh nghiệp thực hiện nghiêm Luật BHXH;- Người sử dụng lao động ở các cơ quan đơn vị, nhất là ở các doanh nghiệp,phải thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động./.15TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ Luật Lao động năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộluật Lao động năm 2002; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao độngnăm 2006.2. Luật Doanh nghiệp;3. Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;4. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ Quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiềnlương;5. Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chinh phủ hướng dẫnmột số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.6. Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định vềxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người laođộng ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.7. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ LaoĐộng- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều củaLuật BHXH về BHXH bắt buộc.8. Chỉ thị số 16/2008/CT-ƯB ngày 23/10/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơnvề việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trong các doanhnghiệp ngoài quốc doanh và cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài cônglập.16

Tài liệu liên quan

  • Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước – Chương trình Chuyên viên – Từ 4/8 đến 7/11/2003 Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước – Chương trình Chuyên viên – Từ 4/8 đến 7/11/2003
    • 26
    • 2
    • 7
  • tiểu luận lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính đề tài quản lý giao thông trên địa bàn thành phố tiểu luận lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính đề tài quản lý giao thông trên địa bàn thành phố
    • 23
    • 2
    • 7
  • Tiểu luận môn quản lý nhà nước hệ chuyên viên. Đề tài: “Xử lý việc giải phóng mặt bằng Công trình xây dựng Nhà máy gạch không  nung tại khu Công nghiệp ĐH, xã QLa, huyện QL” để làm đề tài cuối khóa lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chu Tiểu luận môn quản lý nhà nước hệ chuyên viên. Đề tài: “Xử lý việc giải phóng mặt bằng Công trình xây dựng Nhà máy gạch không nung tại khu Công nghiệp ĐH, xã QLa, huyện QL” để làm đề tài cuối khóa lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chu
    • 19
    • 531
    • 0
  • Tiểu luận cuối khóa lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định tại Công ty TNHH thương mại X tỉnh Quảng Bình Tiểu luận cuối khóa lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính: Xử lý khoản chi quảng cáo, tiếp thị vượt mức quy định tại Công ty TNHH thương mại X tỉnh Quảng Bình
    • 24
    • 659
    • 1
  • TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC  LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH “Khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập  thực trạng và giải pháp” TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH “Khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực trạng và giải pháp”
    • 18
    • 557
    • 3
  • Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính
    • 23
    • 79
    • 0
  • TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ (LỚP: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN) TIỂU LUẬN CUỐI KHOÁ (LỚP: BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN)
    • 14
    • 400
    • 2
  • Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại hà nội khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập   thực trạng và gi Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại hà nội khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực trạng và gi
    • 27
    • 264
    • 1
  • Tiểu luận Tình huống quản lý nhà nước lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Hà Nội: Khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự Tiểu luận Tình huống quản lý nhà nước lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính tại Hà Nội: Khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với đơn vị sự
    • 30
    • 574
    • 2
  • Bài giảng Hướng dẫn viết tình huống quản lý Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính Bài giảng Hướng dẫn viết tình huống quản lý Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính
    • 25
    • 167
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(119 KB - 16 trang) - Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên ngành bảo hiểm xã hội Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Tình Huống Quản Lý Nhà Nước Về Bhxh