Tiểu Luận Thẩm Quyền Sơ Thẩm Dân Sự Của Tòa án Các Cấp Theo Quy ...
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu đại học Toggle navigation
- Miễn phí (current)
- Danh mục
- Khoa học kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Kinh tế, Tài chính, Kế toán
- Văn hóa, Xã hội
- Ngoại ngữ
- Văn học, Báo chí
- Kiến trúc, xây dựng
- Sư phạm
- Khoa học Tự nhiên
- Luật
- Y Dược, Công nghệ thực phẩm
- Nông Lâm Thủy sản
- Ôn thi Đại học, THPT
- Đại cương
- Tài liệu khác
- Luận văn tổng hợp
- Nông Lâm
- Nông nghiệp
- Luận văn luận án
- Văn mẫu
- Tài liệu khác
- Home
- Tài liệu khác
- Tiểu luận Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án các cấp theo quy định của bộ luật tố tụng dân sụ
Tóm tắt nội dung:
MỤC LỤC Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp là một trong những chế định quan trọng góp phần xác định Tòa án nào có quyền thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự. Vậy thẩm quyền xét xử sơ thẩm dân sự của Tòa án là gì ? pháp luật quy định như thế nào về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp, những quy định này hiện đang gặp phải một số vướng mắc và khó khăn như thế nào ? Trong bài luận này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện hơn pháp luật Tố tụng, góp phần đưa pháp luật Tố tụng vào cuộc sống một cách thiết thực hơn. I/ KHÁI QUÁT VỀ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN Khái niệm và ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án. 1.1. Khái niệm về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án. Theo từ điển Tiếng Việt, thẩm quyền được hiểu là “quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật”. Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định. Từ đó, có thể khái quát chung lại “Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật”. Sơ thẩm là xét xử một vụ án với tư cách là Tòa án ở cấp xét xử thấp nhất. Như vậy sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên là cấp xét xử thứ nhất, là lần xét xử thứ nhất của Tòa án. Tất cả các cấp xét xử sau phải qua cấp xét xử này. Như vậy, thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án là việc Tòa án xem xét để giải quyết một vụ việc dân sự có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam theo thủ tục sơ thẩm hay không và Tòa án nào sẽ thụ lý giải quyết. 1.2. Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án - Việc xác định đúng thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án sẽ là cơ sở để xác định đúng thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. - Tránh tình trạng giải quyết không đúng thẩm quyền hay đùn đẩy trách nhiệm giữa các Tòa án trong việc thụ lý giải quyết. - Việc xác định đúng thẩm quyền sẽ tránh được vụ việc bị hủy để xét xử sơ thẩm lại gây mất thời gian, tổn phí vật chất cho cả Tòa án và đương sự. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án dân sự, đảm bảo sự phối hợp giữa Tòa án và cơ quan thi hành án trong việc chuyển giao bản sao bản án, quyết định, giải thích bản án quyết đinh. Bởi vì, theo quy định của pháp luật thi thông thường cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã sơ thẩm vụ việ dân sự sẽ có thẩm quyền thi hành án. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. 2. Cơ sở của việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án các cấp. Việc xây dựng các quy định về xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự giữa các Tòa án được dựa trên một số tiêu chí cơ bản sau: - Bảo đảm đường lối chính sách của Đảng về hoạt động tư pháp. - Tính chất phức tạp của từng loại vụ việc. Theo đó, những vụ việc mang tính chất phức tạp (như: vụ việc có yếu tố nước ngoài…) sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, còn những vụ việc đơn giản hơn sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. - Điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sự độc lập, khách quan của cán bộ Tòa án. Cụ thể như theo quy định tại Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm năm 2002, để được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án cấp tỉnh thì đòi hỏi phải là người đáp ứng đủ những điều kiện chung và đã là Thẩm phán Tòa án cấp huyện ít nhất năm năm, có tư cách đạo đức tốt… - Sự thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc . Việc giải quyết các vụ việc dân sự ở Tòa án cấp huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong việc tham gia vào quá trình tố tụng như cung cấp chứng cứ, đi lại, có mặt khi được Tòa án triệu tập. II/ QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN SƠ THẨM DÂN SỰ GIỮA TÒA ÁN CÁC CẤP Hiện nay pháp luật trao thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc dân sự cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện. 1.Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện Theo quy định tại Điều 33 BLTTDS thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những vụ việc sau: 1.1. Các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án. Các tranh chấp về dân sự, bao gồm: tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam; tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, hợp đồng dân sự, quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thừa kế di sản, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; các tranh chấp liên quan để hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật và các tranh chấp về dân sự mà pháp luật có quy định. Các yêu cầu về dân sự, bao gồm: Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hay quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó; yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết; và các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định. Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình, bao gồm: Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, xác định cha mẹ, con, tranh chấp về cấp dưỡng và các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình, bao gồm: Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; yêu cầu công nhận sự thỏa thuận và thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hay quyền thăm nom con sau khi ly hôn; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi và các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định. 1.2. Một số tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Tranh chấp này phát sinh giữa cá nhân, tổ chức đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích thuận lợi, bao gồm: “mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý, ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vẫn chuyển hàng hóa, hành khác bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa” (điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 BLTTDS). 1.... Yêu cầu Download Tài liệu, ebook tham khảo khác- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đât của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự
- Tiểu luận Tìm hiểu quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng thu ngân sách nhà nước từ các khoản vay nợ ở Việt Nam - Một số nhận xét, đánh giá
- Tiểu luận Những ưu điểm vượt trội của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
- Pháp luật quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
- Những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Tiểu luận Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành và thực tiến áp dụng
- Tiểu luận Nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
- Tiểu luận Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự
- Đề tài Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
- Tiểu luận Thực trạng và định hướng hoàn thiện pháp luật về hòa giải vụ án dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự
Học thêm
- Nhờ tải tài liệu
- Từ điển Nhật Việt online
- Từ điển Hàn Việt online
- Văn mẫu tuyển chọn
- Tài liệu Cao học
- Tài liệu tham khảo
- Truyện Tiếng Anh
Copyright: Tài liệu đại học ©
TopTừ khóa » Tiểu Luận Tố Tụng Dân Sự
-
Tiểu Luận Tố Tụng Dân Sự - Đề 1: Phân Tích, đánh Giá Các Quy định ...
-
Tiểu Luận Tố Tụng Dân Sự - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tiểu Luận Luật Tố Tụng Dân Sự - Điều Kiện Khởi Kiện Vụ án Dân Sự Và ...
-
99+ Đề Tài Tiểu Luận Luật Tố Tụng Dân Sự, Thi Hành Án Dân Sự
-
Tiểu Luận Môn Luật Tố Tụng Dân Sự Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời
-
49 Đề Tài Viết Luận Văn, Tiểu Luận, Khóa Luận Ngành Luật Dân Sự
-
Luận Văn: Tái Thẩm Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam, HOT, HAY
-
DANH SÁCH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN LUẬT DÂN SỰ VÀ BÀI ... - Facebook
-
[PDF] Hòa Giải Vụ Việc Dân Sự Theo Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam - VNU
-
Tài Liệu Tiểu Luận Tố Tụng Dân Sự 2017 - Xemtailieu
-
Tiểu Luận Môn Luật Tố Tụng Dân Sự PDF - Thư Viện Miễn Phí
-
[DOC] Phạm Thị Thanh Tâm TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN PHÁP ...
-
Tiểu Luận Hòa Giải Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam ...
-
Tiểu Luận Luật Tố Tụng Dân Sự: Điểm Mới Trong Luật Sửa đổi, Bổ Sung