Tiểu Luận: Thất Nghiệc
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiểu luận: Thất nghiệp doc 8 61 KB 2 547 5 ( 22 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan : Luận văn " thất nghiệp ".khái niệm thất nghiệp các loại hình thất nghiệp Phân loại thất nghiệp phân loại lý do thất nghiệp nguồn gốc thất nghiệp
Nội dung
Lời mở đầu Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tạo ra không ít những bước nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật, các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực, thực phẩm sang các nước,… Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp, …Nhưng có lễ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghiệp. Thất nghiệp,đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp, đó là vấn đề không tránh khỏi, chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi. Cũng như nhiều nơi trên thế giới, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đã trở thành sự kiện thời sự với những tin tức xuất hiện hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông về một doanh nghiệp nào đó, một khu công nghiệp nào đó đã và đang định sa thải bao nhiêu công nhân. Kèm theo đó, những phóng sự, những bài viết về thực trạng cuộc sống bi đát của những công nhân ngoại tỉnh mất việc càng làm u ám thêm vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam trong cơn khủng hoảng. I. Cơ sở Lý Luận 1) Định nghĩa: 1.1 ) Lực lượng lao động Là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc làm. 1.2 ) Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm. 1.3 ) Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội. 2) Phân loại thất nghiệp 2.1) Theo hình thức thất nghiệp - Thất nghiệp theo giới tính. - Thất nghiệp theo lứa tuổi - Thất nghiệp theo ngành nghề. - Thất nghiệp theo vùng. -Thất nghiệp theo dân tộc, chủng tộc. 2.2) Theo lý do thất nghiệp: - Bỏ việc: Tự ý bỏ việc vì những lí do khác nhau. - Mất việc: Do các hãng cho thôi việc vì những khó khăn trong kinh doanh. - Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm. - Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được viêc làm. 2.3) Theo nguồn gốc thất nghiệp: - Thất nghiệp tạm thời: Xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp hơn với mình. - Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. -Thất nghiệp do thiếu cầu: Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. -Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra do các yếu tố xã hội, chính trị gây ra. 2.4) Ngoài ra còn có một cách phân loại mới: -Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người không muốn làm việc do việc làm hoặc mức lương chưa phù hợp với bản thân họ. -Thất nghiệp không tự nguyện: Chỉ những người mong muốn làm việc và tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không có việc. II. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam 1) Các hình thức thất nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, thất nghiệp cũng bao gồm các loại hình nêu trên. Tuy nhiên do đặc điểm kinh tế – chính trị - xã hội và dân số mà các nguyên nhân thất nghiệp cũng như phạm vi và đối tượng thất nghiệp có sự khác nhau cả về mức độ, quy mô và thời gian thất nghiệp. Như chúng ta đã biết Việt nam là nước có tỷ lệ dân số tăng khá nhanh trong khu vực cũng như trên thế giới,đứng thứ nhất trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới về tỷ lệ sinh đẻ.Theo số liệu mới nhất thì dân số Việt Nam năm 2001 lên tới con số gần 80 triệu người dự báo trong vài năm tới dân số Việt Nam có thể lên tới con số 100 triệu người. Dân số ngày càng tăng trong khi đó diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, như vậy thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng cao hơn. Năm 2001 chúng ta có tới 6,28% dân số không có công ăn việc làm (hơn 20 nghìn người) đây là một con số khá cao. Tuy nhà nước ta cũng đã có những biện pháp đối với việc kế hoạch hoá gia đình như giảm tỷ lệ sinh đẻ, thực hiện kế hoạch hoá gia ñình mỗi cặp vợ chồng chỉ có từ 1 - 2 con, giảm tỷ lệ kết hôn ở tuổi còn quá trẻ, nhưng do chưa nhận thức được vấn đề cấp bách ở đây nên tỷ lệ sinh còn khá cao. Hơn nữa do phong tục tập quán, chế độ phong kiến vẫn còn, nhất thiết phải có con trai nối dõi, có nếp, có lẻ đã dẫn tới việc gia tăng dân số tới chóng mặt. Dân số tăng nhanh dẫn tới tình trạng như sự quan tâm, cũng như giáo dục con cái của các gia đình giảm hẳn. Các điều kiện về ăn uống, sinh hoạt không được tốt đặc biệt là các vùng ở nông thôn, miền núi vấn đề này cần có sự quan tâm của chính phủ hơn nữa. Nó dẫn tới tình trạng trẻ em không được tới trường --> làm tăng tỷ lệ mù chữ lên cao,dẫn tới thất nghiệp cao . Do việc quản lý thị trường lao động ở nước ta còn chưa được chặt chẽ, đến nay cũng chưa có một hệ thống đăng ký việc làm cho từng người lao động từ cấp trung ương đến xã phường, cho nên số lượng cụ thể về người thất nghiệp ở từng thời kỳ, từng địa bàn cũng chỉ mang tính tương đối. Vì vậy, việc phân tích thị trường lao động, việc thực hiện các biện pháp của chính sách việc làm và chính sách thị trường lao động cũng như đánh giá hiệu quả của nó chưa được chính xác. Đến nay, có một điều dễ nhận thấy là, với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng này. Theo báo cáo gần đây nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, con số lao động bị mất công ăn việc làm tại các thành phố trong cả nước trong năm 2009 sẽ lên đến 400 ngàn người, tăng gấp năm lần so với năm 2008. Một báo cáo khác của Hiệp hội làng nghề truyền thống cũng cho biết 50% số lao động thủ công 11 triệu người tại hơn 3.000 làng nghề có thể không còn việc làm, do sự sút giảm thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ của họ trên thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn nền kinh tế nước ta được công bố chính thức hiện nay là 4,65%, nhưng theo nhận xét của một số nhà phân tích, con số này có thể sẽ lên đến 5,4% trong năm 2009, trong đó riêng thất nghiệp tại nông thôn là 6,1%. Thật ra, nếu so sánh với một số nước cùng chịu tác động của khủng hoảng, tỷ lệ này không cao. Trong ASEAN, nước ta hiện có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn Indonesia, Philippines và Myanmar. Tại Mỹ, từ khi khủng hoảng tài chính bắt đầu cho đến nay, số người mất công ăn việc làm lên đến 6 triệu người, nâng tổng số người thất nghiệp tại Mỹ lên 13,7 triệu người, chiếm tỷ lệ 8,9% lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc cũng ước tính lên đến 9% trong năm 2009. Một dạng thất nghiệp phổ biến và còn kéo dài trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta cũng như ở các nước đang phát triển khác và đặc biệt với một nước có cơ cấu dân số trẻ hoá như ở Việt Nam là tình trạng thất nghiệp sức lao động phụ thuộc với quy mô lớn (ở đây cũng cần giải thích thêm: người lao động phụ thuộc là người không có tư liệu sản xuất, phải ñi làm thuê, làm công - thông qua các quan hệ lao động giữa chủ sử dụng lao với người lao động - để hưởng tiền lương, tiền công). Điều đó có nghĩa là chúng ta luôn thiếu chỗ làm việc hay tổng cung lao động luôn vượt cao so với tổng cầu. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ tăng chỗ làm việc mới luôn thấp hơn tốc độ tăng dân số bước vào tuổi lao động và có nhu cầu lao động. Sự tồn tích của một bộ phân lao động trẻ, kể cả đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn hoặc chưa qua đào tạo, đang thất nghiệp, từ năm này qua năm khác là một thách thức cần giải quyết kể cả trước mắt cũng như lâu dài. Cũng chịu ảnh hưởng của sự thiếu hụt nghiêm trọng giữa tổng cung và cầu trên thị trường lao động còn phải kể đến một tình trạng thất nghiệp phổ biến là thất nghiệp tìm kiếm vì thực tế thời gian để tìm lại được một chỗ làm việc mới không phải là ngắn mà có thể kéo dài hàng năm hoặc lâu hơn. Nước ta có khoảng 70% dân cư và lao ñộng sống ở nông thôn, hoạt ñộng trong lĩnh vực nông nghiệp nên nạn thất nghiệp thời vụ lại trở thành phổ biến, rất nhiều nông dân vẫn phải gắn bó với nông nghiệp, gắn bó với đất đai để tồn tại với mức thu nhập và năng suất lao động thấp. Đồng thời, ngay ở nông thôn cũng diễn tình trạng thất nghiệp thời vụ. Khi vào vụ gieo trồng hoặc thu hoạch, người nông dân tập trung làm việc khoảng 4 – 5 tháng trong năm. Thời gian còn lại họ kéo nhau lên thành phố tìm kiếm việc làm tạm thời hoặc đi làm ăn xa. Mặt khác, theo tập quán của người Việt Nam, trong nhiều gia đình, con em của họ vẫn phải sống cùng bố mẹ, nhận sự trợ giúp từ gia đình hoặc tham gia phụ giúp việc cho bố mẹ… thì đây cũng là nhóm đối tượng thất nghiệp thời vụ. Trong những năm vừa qua, cùng với nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân, sự thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư từ nước ngoài, sự hình thành các khu công nghiệp mới với công nghệ hiện đại, chúng ta mới đề cập nhiều đến loại hình thất nghiệp cơ cấu, nhất là nhu cầu lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề hay trình độ quản lý cao. Tình trạng “thất nghiệp thừa” hay “thất nghiệp tồn đọng” chính là những đối tượng thuộc diện “dư thừa” do chuyển đổi cơ chế kinh tế từ các doanh nghiệp nhà nước sang các công ty cổ phần. Một điều khác cũng đáng quan tâm là chúng ta đang đẩy mạnh xuất khẩu lao động, điều này mang lại hiệu quả trước mắt là giảm bớt sức căng trên thị trường lao động trong nước. Nhưng về lâu dài cũng cần tính ñến khả năng khi người lao động hết thời hạn trở về và tìm việc làm trong nước, nếu không sẽ ñẩy họ vào tình trạng thất nghiệp xuất khẩu, và tình trạng này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi nền kinh tế nước ta vẫn nghiêng về nhập siêu. 2) Các nguyên nhân gây thất nghiệp: Có 3 nguyên nhân gây thất nghiệp 2.1) Do chu kỳ sản xuất kinh doanh thay đổi: Theo chu kỳ phát triển kinh tế, sau hưng thịnh ñến suy thoái khủng hoảng. Ở thời kỳ được mở rộng, nguồn nhân lực xã hội ñược huy động vào sản xuất, nhu cầu về sức lao động tăng nhanh nên thu hút nhiều lao động. Ngược lại thời kỳ suy thoái sản xuất đình trệ ,cầu lao động giảm không những không tuyển thêm lao động mà còn một số lao động bị dôi dư gây nên tình trạng thất nghiệp. Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế nếu năng lực sản xuất xã hội giảm 1% so với khả năng ,thất nghiệp sẽ tăng lên 2%. 2.2) Do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: đặc biệt quá trình tự dộng hóa trong quá trình sản xuất. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tự động hóa quá trình sản xuất sẽ tiết kiệm được chi phí, năng suất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá thành lại rẻ làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chính vì thế, các nhà sản xuất luôn tìm cách đổi mới công nghệ, sử dụng những dây truyền tự động vào sản xuất, máy móc được sử dụng nhiều, lao động sẽ dôi dư. Số lao động này sẽ bổ sung vào đội quân thất nghiệp. 2.3) Sự gia tăng dân số và nguồn lực là áp lực đối với việc giải quyết việc làm. điều này thường xảy ra đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc đang phát triển. Ở đây, nguồn lực dồi dào nhưng do kinh tế hạn chế nên không có điều kiện đào tạo và sử dụng hết nguồn lao động hiện có. 2.4) Ở Việt Nam hiện nay, thứ nhất là do căn bệnh chủ quan của một số cơ quan hữu quan, kể cả một số chuyên gia kinh tế độc lập, nên cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới ban đầu được cho là không mấy ảnh hưởng đến Việt Nam. Chúng ta vẫn còn hưng phấn với viễn cảnh tăng trưởng trong năm nay và những năm sau và rất tự tin vào khả năng của mình theo kiểu “đường ta ta cứ đi”, thể hiện qua việc “phấn đấu hoàn thành” chỉ tiêu tăng trưởng rất cao cho 2008 và tiếp tục đặt ra mục tiêu cao cho năm 2009. Dĩ nhiên, sự chủ quan này đã khiến chúng ta không kịp ứng phó với những biến động xấu đi hàng ngày của cuộc khủng hoảng. Thứ hai, năng lực thống kê và nắm bắt tình hình của các cơ quan hữu trách còn yếu. Cho đến tận bây giờ, dường như vẫn chưa có một cuộc thống kê đầy đủ và tổng quát cho biết đã có bao nhiêu người thất nghiệp hoàn toàn và bán thất nghiệp trong thời gian qua, chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong lực lượng lao động, đã có bao nhiêu việc làm mới được tạo ra, địa phương nào, ngành nào bị ảnh hưởng nặng nhất v.v… Cái mà đại chúng được biết thường là những số liệu về số công nhân mất việc mang tính cục bộ ở một doanh nghiệp cụ thể, một khu vực cụ thể tại một thời điểm cụ thể. Tình trạng này đẩy chúng ta vào thế “thầy bói xem voi”, không đánh giá được tổng quan về tình hình để từ đó có những giái pháp đối phó hợp lý và kịp thời. Cũng bởi lý do này mà người dân hoài nghi về mức độ trầm trọng của nạn thất nghiệp ở Việt Nam cảm nhận được qua các tin tức và báo cáo trên các phương tiện truyền thông. Tốc độ tăng trưởng tụt từ mức trên 8% xuống còn 5%-6% trong năm nay tất yếu sẽ làm tăng con số thất nghiệp. Nhưng lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng như vậy trong năm 2009 vẫn là một tốc độ tăng trưởng tương đối cao đáng mơ ước với nhiều nền kinh tế trên thế giới, và bản thân nó cho thấy tình trạng thất nghiệp trên thực tế có lẽ không đến mức trầm trọng và bi quan như những gì ta đang cảm nhận. Hơn nữa, sự thiếu vắng những số liệu thống kê và các nghiên cứu tổng quát cũng không cho phép ta đánh giá được đầy đủ tác động của sự suy giảm tăng trưởng lên tình trạng thất nghiệp. Suy giảm tăng trưởng đôi lúc không hoàn toàn tỷ lệ nghịch với gia tăng thất nghiệp theo kiểu tăng trưởng giảm đi 1% thì thất nghiệp sẽ tăng lên x%. Bởi vậy, nếu như suy giảm tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là do suy giảm ở một số ngành thâm dụng vốn và sử dụng ít lao động thì tác động tiêu cực của nó lên công ăn việc làm cũng sẽ là nhỏ một cách tương đối. Cũng cần lưu ý thêm rằng kể cả trước cuộc khủng hoảng, tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp đã không phải là nhỏ, đặc biệt trong tầng lớp thanh niên mới bước vào lực lượng lao động. Dẫu vậy, thực tế vẫn là nạn thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng, dù ít hay nhiều một cách tương đối. III. Giải pháp giải quyết thất nghiệp Đứng trước thực trạng về vấn đề thất nghiệp của nước ta hiện nay . Nhà nứơc ta cần có những biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống đến mức tối đa để đưa đất nước ta phát triển hơn nữa.Đó mới là vấn đề cần quan tâm hiện nay Tăng nguồnvốn đầu tư(chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia,vay nước ngoài) đẩy nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng,làm thuỷ lợi,thuỷ điện,giao thông ...nhằm tạo việc làm mới cho lao động mất việc làm ở khu vực sản xuất kinh doanh,nới lỏng các chính sách tài chính,cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài tạo việc làm mới cho người lao động.Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất . Tại hội nghị trung ương 4 của Đảng (khoá 8) đã nhấn mạnh chủ trương phát huy nội lực - khai thác nguồn vốn trong nước,đầu tư duy trì phát triển sản suất kinh doanh,đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế,tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài.Với hai mục tiêu đó là hát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm và các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.Chính nhờ có sự cho vay vốn cuả nhà nước mà quỹ quốc gia việc làm cho vay được 13600 dự án thu về được 480tỷ tạo việc làm 268000 lao động . Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm Xã hội hoá và nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu,đảm bảo tính cân đối giữa khu vực có đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đích mở rộng thu hút lao động xã hội Ngày nay khi mà nhà nước ta ngày càng mở rộng quan hệ với các đối tác kinh doanh trên thế giới, mở cửa thị trường trong nước nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài,đã có rất nhiều công ty liên doanh hợp tác phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực đã giải quyết được một tỷ lệ thất nghiệp rất lớn. Hơn nữa với cơ chế như hiện nay,cũng như chính sách quản lý của nhà nước ta thì việc xuất khẩu lao động ra các nước ngoài đã có chiều hướng tăng rất nhanh trong một vài năm gần đây.Một số nước như là Hàn quốc, Đài loan Nhật bản tuy giờ giấc có khắt khe hơn chúng ta song về cơ bản thì thu nhập cũng đã phần nào phù hợp,do đó xuất khẩu lao động đã phần nào tăng mạnh trong vài năm gần đây Các giải pháp về cơ chế quản lý và thiết chế xã hội Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động quốc gia Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làm từ trung ương đến dịa phương các cấp với đại diện của cả người sử dụng lao động,công đoàn và nhà nước Vì ý nghĩa kinh tế chính trị xã hội của vấn đề 3 đối tượng cần đặc biệt quan tâm là:thất nghiệp dài hạn (>1 năm) thất nghiệp trong thanh niên,ở những người tìm việc lần đầu (tuổi15 -> 24) và thất nghiệp của thương ,bệnh binh, người tàn tật . Nhà nước ta có thể cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có nguy cơ không phát triển được nữa,khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất.Đặc biệt nhà nước ta cần chú trọng hơn nữa việc phát triển một số ngành nghề truyền thống ở nông thôn như là nghề thêu dệt .... Hoặc đầu tư vốn để xây dựng các cơ sở chế biến các mặt hàng nông thuỷ sản .. . Bởi vì ở nông thôn hiện nay lao động thì dư thừa trong khi đó việc làm thì thiếu , hàng năm số lượng người từ nông thôn ra thành phố tìm kiếm việc làm quả là một con số khá lớn,tuy nhiên mức thu nhập của họ cũng không có gì khả quan cho lắm.Vậy tại sao chúng ta không tạo ra những việc làm dựa vào những tài nguyên sẵn có,cũng như một nguồn lao động dồi dào sẵn có như vậy ? Lời kết Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị việt nam hiện nay thì chúng ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm.Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay không chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm , mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất nghiệp.Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế của bài viết chính vì thế mà bài viết này không phân tích kỹ từng vấn đề cụ thể . Như vậy từ những phân tích ở trên,cũng như tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các chính sách như ngày nay.Có được điều đó là phụ thuộc vào mỗi con người chúng ta,những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trông chờ vao thế hệ trẻ, đặc biệt là cán bộ quản lý kinh tế trong tương lai, là một sinh viên khoa Quản trị Nhân sự tôi nhận thức được điều này. Phải luôn trau rồi kiến thức, tận dụng thời gian và nâng cao năng lực để theo kịp với sự tiến triển của nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, một thế giới mới, thế giới của sự văn minh, giàu có và công bằng. ♥ Nothing Is Forever ♥ This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Đề thi mẫu TOEIC Thực hành Excel Atlat Địa lí Việt Nam Đơn xin việc Lý thuyết Dow Mẫu sơ yếu lý lịch Đồ án tốt nghiệp Bài tiểu luận mẫu Giải phẫu sinh lý Trắc nghiệm Sinh 12 Tài chính hành vi Hóa học 11 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Tiểu Luận Tỷ Lệ Thất Nghiệp
-
BÀI TIỂU LUẬN- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP - Tài Liệu Text
-
Tiểu Luận Triết Học Thất Nghiệp Và Việc Làm ở Việt Nam
-
[PDF] NHÓM 3 – LỚP 1618MAEC0111 - Trường Đại Học Hạ Long
-
Tiểu Luận: Vấn đề Thất Nghiệp Và Việc Làm ở Việt Nam - TaiLieu.VN
-
Thất Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay Thực Trạng Và Giải Pháp - StuDocu
-
Tiểu Luận: Vấn đề Thất Nghiệp Và Việc Làm ở Việt Nam
-
Tiểu Luận Về Vấn đề Thất Nghiệp | Xemtailieu
-
Tiểu Luận Kinh Tế Vĩ Mô: Thất Nghiệp ở Việt Nam Thực Trạng Nguyên ...
-
TIỂU LUẬN: Vấn đề Thất Nghiệp Và Việc Làm Của Việt Nam
-
Tiểu Luận Tình Trạng Thất Nghiệp Của Sinh Viên Sau Khi Ra Trường
-
Bài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Vĩ Mô Pot - Tài Liệu đại Học
-
Tiểu Luận Thất Nghiệp Và Việc Làm ở Việt Nam - Giáo Án Mẫu
-
Tiểu Luận Về Tỉ Lệ Thất Nghiệp Do ảnh Hưởng Của COVID - 19 - Docsity
-
THẤT NGHIỆP VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM