Tiểu Luận: Tích Lũy Tư Bản Và Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Quy Mô ...
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiểu luận: Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy pdf 14 328 KB 368 1.3k 4.3 ( 6 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Tích lũy tư bản Quy mô tích lũy Động cơ của tích lũy tư bản phương hướng kinh doanh Quy mô tích lũy đối với doanh nghiệp
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***-------- TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ TÍCH LUỸ Người thực hiện: Nguyễn Thuỳ Linh Lớp tín chỉ : TRI115.6 MSV: 1911120069 SBD:71 Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2019 MỤC LỤC Chương I: Phần mở đầu…………………………………………………………1 1.Lời giới thiệu …..………………………………………………………1 2. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài ..…………………………………1 3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………..……1 4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………….……….2 Chương II: Nội dung…………………………………………………….………..3 I. Tích luỹ tư bản…………………………………………………………..3 1. Bản chất của tư bản…………………………………………………3 2. Tích luỹ tư bản……………………………………………………….3 3. Động cơ tích luỹ……………………………………………………..4 4. Hệ quả của tích luỹ tư bản…………………………………………5 II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản……………………………6 III. Liên hệ với tình hình tích luỹ ở Việt Nam……………………………8 1. Vai trò của tích luỹ tư bản đối với đất nước…………………… 8 2. Thực trạng nền tích luỹ vốn ở Việt Nam……………………….. 9 IV. Vận dụng, giải quyết những vấn đề tích luỹ và giải pháp gia tăng quy mô tích luỹ cho Việt Nam.……………………………………………………………10 Chương III: Phần kết luận ……………………………………………………..12 1. Lời kết………………………………………………………………….12 2. Lời cảm ơn……………………………………………………………..12 3. Tài liệu tham khảo………………………………………………………12 CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU 1. Lời giới thiệu Trong bất cứ nền kinh tế nào từ trước tới nay, muốn buôn bán, kinh doanh phát triển được thì không thể thiếu đi nhân tố “vốn”. Mọi người lâu nay vẫn luôn quan niệm rằng, phải có vốn thì mới sinh ra được lợi nhuận, mặc dù về bản chất không phải như vậy, nhưng ta đều công nhận mức độ quan trọng của yếu tố này. Dựa vào nguồn vốn nhiều hay ít, mà các nhà đầu tư, sản xuất mới xác định được quy mô làm ăn lớn hay nhỏ, xác định được mặt hàng của riêng mình. Đồng thời, vốn cũng là cơ sở quyết định cho việc đầu tư vào tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị hỗ trợ,… thuê nhân công lao động, từ đó doanh nghiệp có thể phát triển, mở rộng, tăng năng suất tới mức tối ưu. Nói rộng ra, cơ cấu kinh tế của một đất nước cũng phụ thuộc không ít vào vốn. Vậy, ở quá trình tái sản xuất, thường là tái sản xuất mở rộng của các nhà đầu tư, yêu cầu vốn phải tăng mà không còn đi vay được như ban đầu nữa thì vốn từ đâu mà có ? Câu trả lời được đưa ra là nhờ vào tích luỹ tư bản. Tích luỹ tư bản là gì ? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tích luỹ tư bản? Hiện trạng tích luỹ tư bản của nhà nước và các doanh nghiệp ở Việt Nam? Làm cách nào để có thể vận dụng tích luỹ tư bản một cách có hiệu quả nhất? Để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Tích luỹ tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ”. 2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài • Giúp mọi người hiểu được bản chất, động cơ của tích luỹ tư bản • Đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản • Tìm ra những biện pháp gia tăng quy mô tích luỹ đối với doanh nghiệp và nhà nước • Rút ra được những kết luận về hệ quả của tích luỹ • Mang đến một cái nhìn tổng quan về hiện trạng tích luỹ tư bản hiện nay, giúp các doanh nghiệp tham khảo từ đó vận dụng, xác định phương hướng kinh doanh tốt nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chính mà tôi sử dụng là phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa trên một số tư liệu đã có sẵn từ trước như sách giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-LêNin, internet. Đồng thời, tôi sẽ xử lí, thu thập số liệu liên quan đến đề tài rồi đưa vào bài làm dẫn chứng thuyết phục người đọc. Để làm rõ hơn về các yếu tố, tôi cũng dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. 4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu Với mục đích và yêu cầu cụ thể được đặt ra với đề tài này, tôi đã khoanh vùng tiến hành nghiên cứu thu hẹp trong phạm vi lãnh thổ nước ta trong thời điểm hiện tại, với đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp. CHƯƠNG II: NỘI DUNG I) Tích luỹ tư bản 1. Bản chất của tư bản Trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể về tích luỹ tư bản, chúng ta cần phải hiểu định nghĩa tư bản là gì. Xét về khía cạnh kinh tế, theo Wikipedia, “tư bản hay vốn trong kinh tế học là khái niệm để chỉ những vật thể có giá trị, có khả năng đo lường được sự giàu có của người sở hữu chúng. Tư bản là sở hữu về vật chất thuộc về cá nhân hay tạo ra bởi xã hội.” Nói một cách đơn giản, tư bản là giá trị có bản năng tự tăng lên mà người chủ của nó không phải tham gia lao động. 2. Tích luỹ tư bản Từ xưa đến nay, con người để tồn tại, sau đó sáng tạo, xây dựng cho cuộc đời đều cần có những nhu cầu hỗ trợ như ăn uống, may mặc, tinh thần… Để có đầy đủ tư liệu đáp ứng cho những nhu cầu ấy, tất nhiên con người phải sản xuất ra chúng. Thế nên mọi người đều ngầm thừa nhận rằng “sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tồn tại của xã hội loài người”. Trong quá trình kinh doanh sản xuất, ta thấy đa số các nhà tư bản cũng như doanh nghiệp đều có xu hướng quay lại tiếp tục đầu tư, sản xuất sau mỗi loạt sản phẩm được bán ra ngoài thị trường. Quá trình này được các nhà kinh tế học gọi là “tái sản xuất”, nó thường lặp đi lặp lại và sẽ tiếp diễn một cách liên tục. Ta sẽ đi tìm hiểu tích luỹ tư bản dọc theo quá trình hình thành của nó. Quay trở lại với tái sản xuất, căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất làm hai loại: Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất được lặp lại với quy mô như cũ, thường gắn liền và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ. Đây không phải hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản. Như chúng ta biết, khát vọng về giá trị thặng dư của các nhà nhà tư bản là vô hạn, vì vậy hiển nhiên rằng thay vì việc sử dụng toàn bộ thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, giữ nguyên quy mô sản xuất, không tăng vốn thì họ lựa chọn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy mô giá trị thặng dư. Đó chính là hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản - tái sản xuất mở rộng, lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn hơn trước. Họ sẽ dành ra một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so với năm trước, được gọi là tư bản phụ thêm. Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác - Lênin là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân). Nói tựu chung lại, tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá của giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, theo ngôn ngữ dễ hiểu của các nhà đầu tư thì đây là quá trình giữ lại một phần lợi nhuận để gộp vào với phần giá trị vốn bỏ ra từ đầu, sau khi bán hàng đã thu về được để làm vốn cho việc tái sản xuất mở rộng vào lần sau. Từ đó, có thể rút ra rằng, thực chất quá trình tích luỹ tư bản chính là tư bản hoá giá trị thặng dư. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được bởi vì nó đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới. Tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về tích luỹ tư bản. Một nhà tư bản năm thứ nhất có quy mô sản xuất là 60c+10v+10m. Trong đó, 10m không bị tiêu dùng tất cả cho cá nhân mà được phân thành 5m1+5m2, 5m2 dùng để tích luỹ, tiếp tục chia thành 2c2+2v2. Khi đó, quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 63c+12v+12m. Như vậy vào năm thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến tăng đều lên tương ứng. Vậy có thể kết luận, nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư. 4. Động cơ của tích luỹ tư bản Tích luỹ tư bản có động cơ bắt nguồn chủ yếu của hai quy luật kinh tế khách quan trong chủ nghĩa tư bản: - Quy luật giá trị thặng dư : các nhà tư bản như tôi đã trình bày ở trên luôn có xu hướng quay trở lại tái sản xuất mở rộng bởi ham muốn về giá trị thặng dư, lợi nhuận là vô hạn. Để làm được điều này, vốn bắt buộc phải tăng, đồng nghĩa với việc nhà tư bản phải tìm nguồn vốn, nâng cao năng suất lao động, m’….. - Quy luật cạnh tranh: Để giữ sức cạnh tranh bền vững trong tương lai. Nếu một doanh nghiệp mãi không chịu lớn, không phát triển thì ắt sẽ bị đào thải, thu bé đi. Muốn có được vị trí nhất định, giành được lợi thế trong thị trường buôn bán, các nhà tư bản sẽ tìm đến việc đổi mới thiết bị máy móc, đặc biệt là trong thời kì khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay. Như vậy, yêu cầu về vốn vẫn là yêu cầu hàng đầu được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Ta thấy rằng ở cả hai quy luật trên, nhà tư bản đều cần đến nguồn vốn. Ắt hẳn nguồn vốn đầu tiên mà mọi người tìm đến sẽ là phương án đi vay ngân hàng, bạn bè… Tuy nhiên sau đó chủ sản xuất sẽ phải trả lại không chỉ số tiền mình đã vay mà thậm chí còn phải trả thêm phần lãi. Vậy nếu các nhà tư bản muốn có vốn của riêng mình, cách duy nhất chính là tích luỹ tư bản. 5. Hệ quả của tích luỹ tư bản 5.1. Tích cực Đầu tiên, tích luỹ tư bản làm cho quy mô vốn ngày càng tăng, từ đó các nhà tư bản sẽ có điều kiện để đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để giành được lợi thế trong cạnh tranh.Thứ hai, nếu các nhà tư bản hiểu được bản chất của tích luỹ tư bản, nắm được các nhân tố quy mô tích luỹ, nhờ vậy có thể vận dụng trong sản xuất kinh doanh để tăng vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả trong kinh tế. Nhờ vào tích luỹ tư bản mà năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên, như vậy mà nền kinh tế chung cũng sẽ phát triển tích cực hơn. Đồng thời, khấu hao tư liệu sản xuất sẽ tăng, tránh được những hao mòn vô hình, có ý nghĩa lớn trong việc tăng tích luỹ vốn sản xuất và sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả. 5.2. Tiêu cực Rủi ro trước hết mà tích luỹ tư bản mang đến là càng ngày càng làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Của cải xã hội sẽ tập trung vào tay giai cấp tư sản nhiều hơn nữa, công nhân càng bị bóc lột nặng nề. Thất nghiệp, nghèo đói cũng tăng lên . Vì vậy, mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp công nhân và tư sản sẽ ngày càng trở nên sâu sắc. Không chỉ vậy, tiêu dùng của người lao động sẽ bị hạn chế. Thực tế cho thấy một phần không nhỏ thu nhập quốc dân của xã hội tư bản chủ nghĩa dùng vào việc tiêu dùng không sản xuất và tiêu dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích luỹ do đó khá ít so với khả năng, nhu cầu của sự phát triển trong xã hội. Sự chênh lệch đó có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiện phát sinh, phá hoại nặng nề và thường xuyên nền sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa. 5.3. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Tích tụ tư bản là sự tăng quy mô của tư bản nhờ vào quá trình tích luỹ tư bản của từng nhà tư bản riêng lẻ. Còn tập trung tư bản tuy cũng là là sự tăng quy mô của tư bản chủ nghĩa nhưng lại nhờ vào sự hợp nhất, sát nhập nhiều tư bản nhỏ sẵn có trong xã hội thông qua tự nguyện sát nhập hoặc cạnh tranh, thôn tính lẫn nhau. Tôi xin đưa ra một ví dụ điển hình để chứng minh tập trung tư bản là hệ quả tất yếu của tích luỹ tư bản. Trong quá trình tích luỹ, ắt sẽ xuất hiện tư bản A lớn hơn các nhà tư bản B, C, D… dó họ tích tụ chưa đủ lớn. Các tư bản B, C, D này yếu hơn, không thể một mình đối lại với tư bản A, mà muốn cạnh tranh thì cách tốt nhất chính là liên kết lại. Hoặc trong quá trình cạnh tranh thì B, C, D bị tư bản A thôn tính. Đó là lí do mà họ tập trung lại. Đây là hai hệ quả tất yếu của tích luỹ tư bản. Kết quả của hai quá trình này là làm tổng vốn tăng lên, đồng thời làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Hơn nữa, nó cũng c làm thay đổi kết cấu vốn , cụ thể làm cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng lên. v II) Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản Có khá nhiều những nguyên do tác động đến quy mô của tích luỹ tư bản. Ta thấy rằng, khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm, tư bản tiêu dùng của nhà tư bản quyết định quy mô tích luỹ. Xét một cách cụ thể, ta phải chia làm hai trường hợp: Đầu tiên, đối với trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành hai quỹ: quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản, có xu hướng vận động tỷ lệ nghịch với nhau. Chẳng hạn, khi những chi phí sinh hoạt cho bản thân lấy từ giá trị thặng dư được sử dụng quá nhiều, thì quỹ tích luỹ sẽ ít đi, quy mô sản xuất sẽ bị bó hẹp lại. Ngược lại, nếu quy mô sản xuất được mở rộng, máy móc được cải tiến hơn nữa thì nhà tư bản chưa chắc đã có đủ chi phí cho sinh hoạt của bản thân mình. Vì vậy, một trong những vấn đề hàng đầu cần được giải quyết đối với các nhà tư bản là phải xây dựng một kế hoạch cân bằng hợp lý giữa hai khoản quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng. Thứ hai, khi giá trị thặng dư thay đổi, tức là tỷ lệ phân chia khối lượng thặng dư được xác định thì giá trị thặng dư quyết định quy mô tích luỹ tư bản. Điều này có nghĩa rằng những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị thặng dư sẽ đồng thời quyết định quy mô của tích luỹ tư bản. Thông qua tìm hiểu, tổng hợp những nhân tố khách quan và chủ quan, tôi đưa ra những yếu tố chủ yếu được chia làm bốn nhóm chính gồm: 1. Trình độ bóc lột sức lao động Trình độ này phản ánh tỷ lệ giữa lượng tư bản ứng ra mua sức lao động công nhân và lượng giá trị thu về được từ lao động đó. Thực tế cho thấy rằng công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt không chỉ thời gian lao động thặng dư mà còn bị chiếm đoạt một phần lao động tất yếu, cắt xén tiền công để tăng trình độ bóc lột sức lao động. Một phương pháp được áp dụng phổ biến ở các thời kì trước là kéo dài ngày lao động. Tuy nhiên, nó không kéo dài được lâu bởi gặp nhiều giới hạn như độ dài của ngày, thể lực công nhân và sự phản kháng của họ. Bên cạnh đó, nhà tư bản cũng tăng cường độ lao động. Việc này hoàn toàn khác so với việc tăng năng suất lao động. Ví dụ, vẫn công nghệ như vậy, thời gian như vậy, nhưng người lao động thay vì làm việc đúng với công suất của mình lại bị quản lý nhanh tay hơn, gấp đôi, gấp ba sức lực của mình bằng cách tăng giám sát, thuê đốc công, trả lương theo sản phẩm… Hai phương pháp trên nằm trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Không chỉ vậy, hao mòn vô hình và chi phí bảo quản máy móc, thiết bị được giảm đáng kể bởi nhà tư bản chưa cần ứng thêm tư bản để tiếp tục mua máy móc mà chỉ cần mua nguyên nhiên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất. 2. Trình độ năng suất lao động xã hội Khi năng suất lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động tất yếu sẽ giảm xuống. Khi đó, lương của công nhân cũng sẽ bị giảm theo, kéo theo cả sự giảm giá trị của sức lao động. Giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng vì vậy mà cũng đồng thời giảm. Hệ quả là, với số thặng dư dôi ra được, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên trong khi tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí còn cao hơn trước đây. Thêm vào đó, lượng thặng dư dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hoá thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn. Những yếu tố vật chất của tư bản như thế đã tăng lên. Đặc biệt, khi năng suất lao động cao thì lao động quá khứ sẽ được sử dụng nhiều hơn, đồng thời biểu hiện dưới hình thức có ích mới, làm cho tư bản càng có thêm nhiều chức năng. Các nhà kinh tế học nhận định rằng “Tư bản chiếm không sự tiến bộ xã hội đã diễn ra đằng sau lưng hình thức cũ của nó”. Như vậy, việc tăng năng suất lao động, hay phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối sẽ làm tăng quy mô của tích luỹ. 3. Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và sử dụng tư bản đã tiêu dùng. Sự chênh lệch này sẽ càng ngày càng tăng theo thời gian. Ta biết rằng các thiết bị máy móc (tư liệu lao động) tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng mức độ hao mòn của chúng rất ít, chỉ dần dần chứ không phải như nguyên nhiên vật liệu. Giá trị của các thiết bị ấy do đó được chuyển dần vào từng sản phẩm. Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng cũng hình thành từ đó. Máy móc thiết bị càng hiện đại, tối tân thì sức phục vụ, hơn nữa còn là phục vụ không công càng lớn, giá trị sức lao động của con người sẽ giảm, đồng nghĩa mức chênh lệch giữa hai loại tư bản càng lớn. Các nhà tư bản vì vậy mà sử dụng được những thành tựu của lao động quá khứ ngày càng nhiều, tất nhiên những lao động không công quá khứ này nằm dưới sự điều khiển của lao động sống. Chúng được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng tăng của tích luỹ tư bản. 4. Quy mô của tư bản ứng trước. Tư bản ứng trước là tổng của tư bản bất biến c và tư bản khả biến v. Nếu trình độ bóc lột không thay đổi, khối lượng tư bản khả biến sẽ quyết định khối lượng giá trị thặng dư. Nói cách khác, giá trị thặng dư nhiều hay ít sẽ do con số công nhân bị bóc lột cùng một lúc quyết định, số công nhân này sẽ tương xứng với đại lượng của bộ phận tư bản bỏ ra để mua sức lao động. Các Mác nói rằng tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của sự tích luỹ mà thôi, tuy nhiên nó đóng vai trò hết sức quan trọng. Bộ phận tư bản khả biến càng lớn, khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được càng lớn, nhà tư bản có thể đồng thời có thêm quỹ tiêu dùng, sắm sửa cho bản thân, sống một cuộc sống giàu sang và quỹ tích luỹ để mở rộng quy mô sản xuất. Vậy, quy mô của tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô tích luỹ tư bản càng lớn. III) Liên hệ với tình hình tích luỹ ở Việt Nam 1. Vai trò của tích luỹ tư bản đối với đất nước Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, hai yếu tố này luôn đi cùng và tác động qua lại với nhau. Khi quá trình tích tụ và tập trung hiệu quả, nó sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế bởi những yếu tố kéo theo như tăng năng suất lao động, tăng quy mô sản xuất… Ngược lại, một nền kinh tế phát triển cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà tư bản tiếp tục tích luỹ thêm nhiều vốn đề tái sản xuất mở rộng. Càng nhiều vốn thì quy mô sản xuất càng lớn, càng thúc đẩy nhanh cho các hoạt động trong nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bất cứ quốc gia - dân tộc nào muốn trở nên thịnh vượng đều phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phục vụ cho phát triển. Nguồn lực đối với cả một đất nước mà chúng ta cần ở đây không chỉ biểu hiện ở tiền mặt mà còn là nhân lực, tài nguyên, chất xám…, và khai thác được các tiềm lực này càng nhiều thì dòng chảy lợi nhuận sẽ càng thu về nhiều, càng có lợi cho nền kinh tế. Nhân tố vốn cũng góp phần ảnh hưởng This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.Tìm kiếm
Chủ đề
Đề thi mẫu TOEIC Đơn xin việc Giải phẫu sinh lý Atlat Địa lí Việt Nam Đồ án tốt nghiệp Trắc nghiệm Sinh 12 Bài tiểu luận mẫu Tài chính hành vi Thực hành Excel Lý thuyết Dow Hóa học 11 Mẫu sơ yếu lý lịch adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.
Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web nàyTừ khóa » Tích Lũy Tư Bản Và Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Quy Mô Tích Lũy
-
TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ ...
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Động Cơ & Nhân Tố ảnh Hưởng ... - Luận Văn 99
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Bản Chất, Quy Luật, Nhân Tố ảnh Hưởng
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Quy Mô ... - BNM
-
TÍCH LŨY TƯ BẢN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY MÔ ...
-
Thực Chất Và Nhân Tố Quyết định Tích Lũy Tư Bản Là Gì?
-
Những Nhân Tố Quyết định Quy Mô Tích Luỹ Tư Bản?
-
Tích Lũy Tư Bản Là Gì? Bản Chất Và Quy Luật Tích Lũy Tư Bản?
-
Những Nhân Tố ảnh Hưởng đến Quy Mô Của Tích Lũy Tư Bản Là Gì ?
-
Thực Chất Và động Cơ Tích Luỹ Tư Bản - Luận Văn
-
Tích Lũy Tư Bản Và Việc Vận Dụng Vào Thực Tiễn Việt Nam | Xemtailieu
-
Cơ Sở Lý Luận, Ý Nghĩa Của Tích Lũy Tư Bản Trong Thực Tiễn
-
Phân Tích Những ảnh Hưởng đến Quy Mô Tích Luỹ Tư Bản. Ý Nghĩa Của ...