Tiểu Luận Tiền đông Dương - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh tế - Quản lý >>
- Quản trị kinh doanh
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 29 trang )
Tài chính-Tiền tệTIỀN ĐÔNG DƯƠNGI.Lịch sử ra đời:1.Khái quát :Tờ bạc 100 đồng Đông Dương(1954)Tiền Đông Dương hay Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre) là đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành vàlưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từnăm1885 đến năm 1954.TiềnĐông Dương được chia thành các đơnvị piastre, cent/centime và sapèque.Một piastre bằng100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triềuđại.Theo tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trịtừđền 600 đồng tiền cổ truyền của người Việt. Mặt trướccủa cáctờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặtsau ghibằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer,song200cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp.Piastre phiên dịch sang chữ Hán thành 元 (nguyên); thông dụng gọi là đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắngọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến tháng 5, 1930), hoặc đồng vàng (khi tiềnĐông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5, 1930 về sau). Cent tức sou khi phiên âm sang chữ quốc ngữthành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từâm giác của chữ Hán 角). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛(mao). Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất.2.Tiền kim loại:Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của Pháp. Ban đầuđồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico, thường gọi là đồng hoa xòe, đồng concò hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm(tức đồng điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền.Đồng hoa xòe peso Mexico đúc năm 1838Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao cho Ngân hàngĐông Dương nhiệm vụ đúc ra đồng centime, tức đồng 1 xu vào năm 1875, trị giá 5 đồng kẽm.Tiền Đông Dương1Tài chính-Tiền tệĐồng centime hình trònnhưng đục thêm một lỗ bầu dục ở giữatương tự như loại tiền cũ của người Việt vì dân bản xứ quen lốixỏ dây xách đi thành một xâu. Năm 1879 thì thay thếđồng centime cũ bằng đồng cent mới, kích thước lớn hơnnhưng giữ tỷ lệ giá trị 5 đồng kẽm. Dân Việt gọi đồng cent đólà đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trại centime). Ngoài racòn có những đồng 10 centimes, 20 centimes (tục gọi là đồnggóc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn nhấtlà 1 piastre tức $1. Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền nàyxóa hẳn biểu tượng của cựu triều và thay thế bằng dòngchữ République française và Cochinchine française. Mặt kia có hình biểu tượng nước Pháp: Marianne. NgườiViệt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre đầu tiên đó của Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồngpeso Mexico cũ vì phía sau Marianne có vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa. Đồng piastre với trọnglượng 27,125 gr này được lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò.3.Tiền giấy đầu tiên:Về tiền giấy thì tờ giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ. Sắc lệnh của Tổng thống Pháp rangày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trông việc giữ sổ sách cùng soạnngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này.Sau khi Pháp tiếp tục gây hấn ở Đông Dương và triều đình Huế phải chấp nhận Hòa ước Quý Mùi ngày 25tháng 8 năm 1883 thì một đồng bạc Đông Dương được quyền lưu hành tự do ở cả hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ.Vì vậy vào cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc: tiền Việt Nam(tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), peso México, và đồng bạc Đông Dương. Dần dà những thể tiền cũ bịloại bỏ và riêng đồng Đông Dương chiếm vị thế duy nhất kể từ năm 1906 khi có lệnh hủy bỏ giá trị lưu hànhpháp lý của đồng peso México.4.Giá trị:Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc giao động nên năm 1895 đồng $1 được đúc lại vớitrọng lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn.[8] Năm 1920 giá trị của đồng bạc Đông Dương dựa vàođồngFranc Pháp. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930 thì trở lại ràng buộcvào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng Đông Dương = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nótheo bản vị vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ giá với đồng yen NhậtTiền Đông Dương2Tài chính-Tiền tệlà 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc.Năm 1946, "tiền cụ Hồ" được phát hành và được sử dụng ở vùng do Việt Minh kiểm soát song song với đồngbạc Đông Dương. Trong khi đó Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge,du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành loại tiền tệ mới trong thời kỳ chuyển tiếptừ Liên bang Đông Dương sang ba nước riêng với đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953),và đồng Quốc gia Việt Nam (1953) lần lượt phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì cóhai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim loại thìngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953. Tờ tiềngiấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tại Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và mãi đếnnăm 1957 tại Lào.II.Cơ chế phát hành và lưu thông:Việc phát hành và lưu thông được thực hiện thông qua ngân hàng Đông Dương.1. Khái quát về Ngân hàng Đông Dương:Ngân hàng Đông Dương tức Banque de l'Indochine (viết tắt BIC) là một ngân hàng và cơ sở tài chính thànhlập ngày 21 tháng 1 năm 1875 ở Paris để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địacủa Pháp ở ÁChâu cùng điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Viễn Đông. Hai chi nhánh đầu tiên đặt Sài Gòn và HảiPhòng. Cơ sở này tuy là một công ty tư nhân nhưng hoạt động như một ngân hàng trung ương với nhiều đặcquyền tại Liên bang Đông Dương.a. Sự thành lập:Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập theo sắc lệnh của tổngthống Pháp ngày 21 tháng 1 năm 1875. Chính quyền Pháp có ý định xây dựng Ngân hàng Đông Dương thànhmột ngân hàng phát hành, cho vay và chiết khấu có đặc quyền trong 20 năm, với một đặc quyền hơn hẳn cácngân hàng thuộc địa khác: quyền phát hành đồng bạc Đông Dương.Vào thời điểm đó Nam kỳ tuy đã trở thành thuộc địa của Pháp, vẫn sử dụng đồng tiền cổ truyền của ngườiViệt cùngđồng bạc Mexico lưu hành từ trước khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc xâm lược ĐôngDương. Ngân hàng Đông Dương ra đời với nhiệm vụ phát hành đồng bạc Đông Dương để thay thế các loại tiềncũ cùng để người Pháp điều khiển kinh tế xứ thuộc địa mới này.Tiền Đông Dương3Tài chính-Tiền tệb. Mở rộng hoạt động:Trụ sở chính của ngân hàng đặt ở Paris và một chi nhánh ở Sài Gòn. Sau khi Pháp mở rộng cuộc xâm lược ViệtNamthì Ngân hàng Đông Dương mở thêm chi nhánh tại Trung kỳ và Bắc kỳ từ năm 1885. Hai năm sau khithành lập Liên bang Đông Dương năm 1887, ngân hàng lại mở thêm chi nhánh trên toàn cõi Đông Dương vàcác thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ nhằm tạo thuận lợi cho việc mua thuốc phiện vốn chủ yếu xuất phát từ Ấn Độ.Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ngân hàng Đông Dương đã trở thành một công cụ tài chính mạnh của Phápvới khoảng 20 chi nhánh, trong đó có sáu ở Đông Dương và sáu ở Trung Quốc, số còn lại ở các thuộc địa Pháptại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và châu Á.c. Chấm dứt hoạt động:Sau năm 1953, Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam bị giải thể. Nhiệm vụ phát hành giấy bạc được chuyểncho Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam)kể từ năm 1951 rồi giao lại cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, tức ngân hàng trung ươngcủa Việt Nam Cộnghòa vào năm 1955. Phần thương vụ thì chia cho Ngân hàng Việt Nam Thương tín (thành lập năm 1956) và hậuthân của Ngân hàng Đông Dương là Ngân hàng Pháp Á.Tuy vắng mặt ở Việt Nam sau năm 1953, Ngân hàng Đông Dương tái hoạt động vào năm 1958 ở những nơikhác ở Á Châu. Năm 1975 thì nhập với Banque de Suez et de L'Union des Mines với tên mới: BanqueIndosuez và đến năm 2001 thì nhập vào Alliance Banking Group, hoạt động chính ở Malaysia.2.Cơ chế phát hành và lưu thông tiền Đông Dương:a. Việc phát hành và lưu thông tiền Đông Dương:Tiền kim loại:Từ thế kỷ 17 (thời Trịnh – Nguyễn Phân tranh) các thương thuyền của Châu Âu đã đến Việt Nam. Việc buônbán diễn ra khá tấp nập và bắt đầu xuất hiện những đồng tiền ngoại thương đầu tiên tại Việt Nam để phục vụcho việc trao đổi. Một số nước lớn đã phát hiện ra nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và có dã tâm xâmchiếm hòng vơ vét của cải. Pháp đã làm điều đó, năm 1859 Pháp chiếm Sài Gòn, ngân hàng Đông Dương rađời và người Pháp dần thay thế các đồng tiền thương mại bằng đồng xu Đông Dương tại Nam Kỳ(Cochinchine), Trung Kỳ (Annam), Bắc Kỳ (Tonkin), Cao Miên và Ai Lao.ĐỒNG TIỀN THUỘC ĐỊA XỨ NAM KỲ (COCHINCHINE)Năm 1875, Pháp mang đồng 1 centieme từ “mẫu quốc” sang sở đúc tiền Ba Son để đục lỗ gọi là đồng sapèque,với hy vọng thay thế đồng xu kẽm ở xứ ta. Nhưng vì hối suất không rõ ràng và không lợi nên không được dânta ưa dùng.Tiền Đông Dương4Tài chính-Tiền tệNăm 1879, Pháp đúc một loại tiền mới tiêu dùng tại Nam Kỳ, trên mặt của đồng tiền có dòng chữ CochinchineFrancaise, gồm có:- Đồng 10 cents, 20 cents, 50 cents bằng bạc có hình tượng nữ thần tự do ngồi – biểu tượng cho nền cộng hòacủa Pháp.- Đồng 1 centieme bằng đồng đỏ (Bronze) có hình chữ nhật ở giữa, bên trong hình chữ nhật có dòng chữ viếtbằng tiếng Hán: “Bách phân chi nhất”. Dân gian vẫn gọi là đồng “lá bài”.- Đồng sapèque được đúc lại theo mẫu mới, kích thước to hơn đồng 1 centieme đục lỗ vuông, trên mặt tiền códòng chữ Hán “Đại Pháp quốc chi An Nam” . Đồng này có giá trị bằng 1/5cent- Năm 1885, lần đầu tiên Pháp cho đúc đồng 1 piastre với độ bạc ròng 0.9000, trọng lượng 27.2156 Gram, vớikiểu mẫu tượng nữ thần tự do ngồi (1piastre = 100 cent).ĐỒNG TIỀN BẢO HỘ XỨ BẮC KỲ (TONKIN)Nhằm thay thế những đồng tiền kẽm, năm 1905 Pháp đúc một mẫu sapèque khác ở xứ bảo hộ Bắc Kỳ, trên mộtmặt xu đúc dòng chữ PROTECTORAT DU TONKIN và mặt còn lại ghi chữ Hán LỤC BÁCH PHÂN NHẤTCHI THÔNG BẢO. Đồng xu này có giá trị bằng 1/600 của 1 piastre. Tuy nhiên cũng như ở Nam Kỳ đồng xunày cũng không được hưởng ứng.TIỀN XU ĐÔNG DƯƠNG (INDOCHINE)Cuối năm 1885, trên tất cả các đồng xu đều thay dòng chữ Cochinchine bằng Indochine để sử dụng trên toànĐông Dương (Tonkin, Annam, Cochinchine, Cao Miên, Ai Lao). Từ sau năm 1903, đồng sapèque không đượcđúc nữa. Từ sau thế chiến thứ nhất, đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá, độ bạc và trọng lượng của cácđồng xu được giảm dần. Đồng bạc đầu tiên có độ bạc ròng là 0.9000 sau đó giảm xuống 0.8350 và 0.6800 (cábiệt năm 1920, đồng 20 cents chỉ có độ bạc là 0.4000). Một số kiểu mẫu mới được đúc thay thế:- Năm 1896, đồng 1 cent bằng đồng đỏ, hình biểu tượng Pháp với chữ “Bách phân chi nhất”, đục lỗ tròn.Tiền Đông Dương5Tài chính-Tiền tệ- Năm 1923 (đến 1938), đồng 5 cents bằng kền – đồng (Nikel – Ae), hình biểu tượng Phấp đội cành ô liu, đụclỗ tròn.- Năm 1931, đồng 1 piastre (độ bạc 0.9000) với biểu tượng Pháp đội cành ô liu, kiểu mẫu này chỉ được đúc vàonăm 1931.Tiền Đông Dương6Tài chính-Tiền tệ- Năm 1935 (đến 1940), đồng 1/2 cent bằng đồng đỏTIỀN XU ĐÔNG DƯƠNG THỜI NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNGChiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, Pháp bị phát xít Nhật chiếm đóng vào tháng 6 năm 1940. Việc này đã làmxáo trộn mọi thứ tại Đông Dương, trong đó có kinh tế. Bị cô lập, gián đoạn giao thương với Pháp và chịu áplực mọi mặt từ phía Nhật, chính quyền Đông Dương buộc phải có nhiều sự điều chỉnh. Sự điều chỉnh đồng tiềncũng là một sự đánh dấu cho thời kỳ mới. Những đồng tiền được đúc vào thời kỳ này gồm:- Đồng 10 cents (1939 – 1940) và 20 cents (1939 – 1941) bằng đông – kền, hình biểu tượng Pháp cầm bông lúavà mặt sau có hình bó lúa.Tiền Đông Dương7Tài chính-Tiền tệ- Đồng 1 cent (1943) và 5 cents (1943) bằng nhôm, có dập chữ ETAT FRANCAIS trên mặt xu.- Đồng 1/4 cent (1942 – 1944) bằng kẽm có chữ ETAT FRANCAIS trên mặt xuTiền Đông Dương8Tài chính-Tiền tệTIỀN XU ĐÔNG DƯƠNG SAU THẾ CHIẾN THỨ IIThế chiến thứ 2 chấm dứt với phần thắng thuộc về phe đồng minh, quân phát xít thua trận. Pháp theo chânquân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc kháng chiến chống Pháp của cách mạng ViệtNam nổ ra. Cao trào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ. Đương nhiên việc nàycó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế mà chính phủ Pháp tại Đông Dương đang điều hành. Pháp buộc phải pháthành một loại tiền mới vào năm 1945 với kim loại rẻ tiền hơn. Đồng Đông Dương càng mất giá.- Đồng 5 cents (1946),10 cents (1945) và 20 cents ((1945) được đúc bằng nhôm, có hình bó lúa giống như năm1939- Đồng 50 cents (1946) và đồng 1 piastre (1946 – 1947) không còn được đúc bằng bạc nữa mà thay vào đó làbằng đồng – kền, có hình bó lúa.Tiền Đông Dương9Tài chính-Tiền tệĐỒNG TIỀN XU LIÊN HIỆP PHÁPSau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Pháp càng “xuống dốc” mà tình hình Đông Dương thì vẫn căng nhưdây đàn. Pháp buộc phải chọn giải Pháp cho Đông Dương là thỏa hiệp hơn là đối đầu trực tiếp. Liên tiếp mộtsố hiệp định được ra đời, theo đó Pháp công nhận nền độc lập thống nhất của Việt Nam, đổi lại Việt Nam phảigia nhập khối Liên hiệp Pháp. Cũng vì việc này mà đồng tiền tiếp tục có sự thay đổi.Năm 1953, Viện Phát hành (Institut d’Esmision des États du Cambodge, du Laos, et du Vietnam) tiến hành đúc3 đồng xu mới bằng nhôm loại 10 su, 20 su và 50 xu. Trên một mặt xu in hình 3 cô gái đại diện cho 3 miềnBắc, Trung, Nam của Việt Nam và có dòng chữ QUỐC GIA VIỆT NAM. Những đồng tiền này được dùng chođến khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ (1954) và vẫn còn được lưu hành đến năm 1960, vài năm sau khi nềnđệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được thành lập.Tiền Đông Dương10Tài chính-Tiền tệTiền giấy:Theo nghị định ngày 21 Tháng Giêng, 1875 thì Ngân hàng Đông Dương cho lưu hành những tờ giấy bạc đầutiên với ba mệnh giá: $5, $20, và $100. Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt saughi chữ Nho: Đông phương hối lý ngân hàng (東方滙理銀行).Kỳ thứ nhì năm 1893-6 thêm tờ $1; kỳ thứ ba 1903-7 thì bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm xuất xứ: CaoMiên (高綿),Lục Tỉnh (六省) cho khu vực miền nam và Đông Kinh (東京), An Nam (安南) cho khu vực miềnbắc vì lúc đó đã hình thành Liên bang Đông Dương. Tổng cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màusắc. Tờ $20 được người Việt gọi là tờ "hoảnh", đọc trại âm "vingt" của Pháp.GIẤY BẠC GIAI ĐOẠN I (TỪ 1875 ĐẾN 1923)GIAI ĐOẠN I - KỲ I (PHÁT HÀNH NĂM 1876 - 1892)Sau khi chiếm được Lục tỉnh Nam kỳ, Quốc hội Pháp ban hành đạo luật ngày 24.6.1874 quy định sựphát triển các ngân hàng thuộc địa; và đến ngày 21.1.1875 thì có sắc lệnh thành lập Banque de l'Indochine (Ngân hàng Đông Dương - NHĐD - chữ Hán đọc là Đông Dương Hối lý Ngân hàng) rồi dầnđúc đồng tiền Piastre de Commerce (PDC) theo hệ thống ngân bản vị với các đồng bạc lẻ 10 cent, 20cent, 50 cent cùng các loại xu bằng đồng... Vào những năm 1880, các nước Âu - Mỹ ào đến giao lưuthương mãi ở vùng Đông Á, mang theo những đồng bạc có giá trị quốc tế như đồng Mexicana, TradeDollar Mỹ, đồng Dollar Anh, đồng Yen và Trade Dollar của Nhật, các đồng 5franc của các nước châu Âu... nhưng không được người Việt tín dụng. Do vậy, năm 1883, Bác sĩHarmand - được chính phủ Pháp cử làm Tổng ủy viên ký hòa ước Quý Mùi - đã cưỡng bức triều đìnhHuế phải cho các đồng tiền Mexicana và tiền của NHĐD được lưu hành song song với tiền Việt trêntoàn cõi Việt Nam. Luồn theo đó, các đồng tiền ngoại nhập cũng mặc sức tung hoành trên thịtrường Đông Dương. Vì thế, NHĐD đã phát hành tiền giấy lần đầu bằng 3 thứ tiếng: mặt trướcghi"Banque de l'Indo - Chine" (chú ý chữ Indo - Chine viết rời) cùng hai cột song song chữ Anh và chữPháp:* One dollar - Une piastre (mặt sau ghi chữ Hán: Nhất nguyên: tức 1 đồng bạc).* Five dollars - Cinq piastres (Ngũ nguyên, tức 5 đồng bạc)* Twenty dollars - Vingt piastres (Nhị thập nguyên, tức 20 đồng bạc).* Hundred dollars - Cent piastres (Nhất bách nguyên, tức 100 đồng bạc).Bộ bạc giấy này phát hành tại hai chi nhánh: Sài Gòn in màu xanh, Hải Phòng in cùng kiểu nhưng màuđỏ, kèm theo 2 hàng chữ bằng 2 thứ tiếng "To be paid on demand to bearer - Payable en espèces auporteur", mặt sau cũng có hàng chữ Hán với nội dung tương tự, hàm ý: giấy tiền được thanh toán bằngsố đồng tiền. Vì số tiền giấy được trả bằng bạc nên mỗi lần xuất kho một tờ thì đích thân Thủ quỹ Ngânhàng phải ký bằng tay trên tờ giấy bạc! Như vậy số lượng tiền giấy phát hành rất ít ỏi, chủ yếu là sửdụng đồng PDC nặng 27 gram bạc có ghi năm đúc trên đồng tiền.Tiền Đông Dương11Tài chính-Tiền tệChữ ký được ký trên 3 loại tiền này như sau:20 Dollars/20 Piastres 02 avril 1886 date manuscrite SAIGONGiai đoạn 1 - Kỳ 1 (1876 - 1892)Mặt trước: Cô gái Pháp ngồi cạnh con bò và cô gái Lào ngồi cạnh con beoMặt sau: có chữ GIA ĐỊNH - TÂY CỐNG100 Dollars/Cent Piatres 15 avril 1885 SAIGONGiai đoạn 1 - Kỳ 1 (1876 - 1892)Mặt trước: Hình 1 sĩ quan hải quân Bồ Đào Nha VASCO DE GAMAMặt sau: Có chữ GIA ĐỊNH - TÂY CỐNGTiền Đông Dương12Tài chính-Tiền tệGIAI ĐOẠN I - KỲ II (PHÁT HÀNH NĂM 1893 - 1896)Năm 1893, theo sắc lệnh 21/01/1875 và 20/02/1888 tiếp tục cho phát hành 4 loại giấy bạc như kỳ Inhưng mang vài đặc điểm khác:* Địa điểm phát hành không in trên giấy bạc* Nơi phát hành là Sài Gòn thay vì viết tay, được đóng bằng con dấu* Chữ ký Un Aminisstrateur không có à Paris:DELESSERT không có chữ EdouardTrong thời gian này Pháp có thêm chi nhánh Battambang, Pnompenh của xứ Cao Miên và thành phố HộiAn.Nhưng ngày nay người sưu tập mới chỉ tìm thấy 2 loại đóng dấu ở Sài Gòn (nếu Phát hành ở NamKỳ) và ở Hải Phòng (Nếu phát hành ở miền Bắc và Trung kỳ)GIAI ĐOẠN I - KỲ III (PHÁT HÀNH NĂM 1898 - 1903)Đến năm 1898, dựa vào 2 sắc lệnh 1875 và 1888, 4 loại giấy bạc (1$, 5$, 20$ và 100$) được in thêm đểphát hành từ 1898 đến 1903 theo nhu cầu của Bộ thuộc Pháp lúc bấy giờ.Nhưng tờ 1$ màu xanh đổithành tờ 1$ màu đỏ và trên 3 tờ loại 5$, 20$ và 100$ có in địa danh nơi phát hành:* Mặt trước: Để chữ SAIGON, le ... (là dùng cho miền Nam và Cao Miên)Để chữ HAIPHONG, le ... (là dùng cho miền Bắc và Trung Kỳ)* Mặt sau: Có hoa văn và chữ nho:CAO MIÊN - LỤC TỈNH (Là dùng cho miền Nam và Cao Miên)ĐÔNG KINH - AN NAM (Là dùng cho miền Bắc và Trung Kỳ)* Và chữ ký cũng được thay đổi:Tiền Đông Dương13Tài chính-Tiền tệGIAI ĐOẠN I - KỲ IV (PHÁT HÀNH NĂM 1903 - 1907)Năm 1903, Đông Dương ngân hàng in thêm 4 loại giấy bạc cũ, dựa vào 3 sắc lệnh 21/01/1875,20/02/1888, 15/05/1900 và sắc lệnh ngày 03/04/1901, bỏ hẳn tiếng Anh chỉ còn lại tiếng Pháp và tiếngTàu (chữ nho) trên tờ bạc.Các loại giấy bạc này được phát hành trong các năm sau:* 1903 - 1907 phát hành loại 1$* 1903 phát hành loại 100$* 1905 phát hành loại 5$ và 20$* 1907 phát hành loại 5$, 20$ và 100$Ngày tháng phát hành được in luôn lên gấy bạc.Riêng tờ 1$nơi phát hành vẫn đóng dấu tay và chỉ có 2chữ ký.Còn lại5$, 20$ và 100$ có 3 người ký, chữ ký giai đoạn này như sau:Trong thời gian này miền Bắc đã bị Pháp đô hộ nên các tờ bạc cũng được in với màu sắc khác để dễphân biệt với màu chữ Tàu (chữ nho) phía mặt sau: ĐÔNG KINH AN NAM, với dụng ý là Pháp đãchiếm xong nước ta.Une Piastre - Un Piastre Chữ ký L'Admr DirecteurGiai đoạn 1 - Kỳ 4 (1903 - 1907)Mặt trước: Hình ảnh Marianne, biểu tượng nước Pháp và 1 phụ nữ Việt ngồi bên dưới.Mặt sau: Con rồng và chữ nho.Tiền Đông Dương14Tài chính-Tiền tệCINQ PIASTRES - CINQ PIASTRES 8 JUIN 1905 SAIGONGiai đoạn 1 - Kỳ 4 (1903 - 1907)Mặt trước: Hình thần Neptune ngồi dựa con rồng và ngày, tháng, năm in luôn trên giấy bạc.Mặt sau: có chữ Phụng bổn quốc đặc vụ: vâng lệnh nhà nước.GIAI ĐOẠN I - KỲ V (PHÁT HÀNH NĂM 1909 - 1925)Năm 1909, Đông Dương ngân hàng (theo 4 sắc lệnh cũ) cho phát hành tại Sài Gòn và Hải Phòng 3 loạigiấy bạc mới với giá trị là 5$, 20$ và 100$ trong 4 đợt:* Đợt 1 phát hành năm 1909, với 3 loại 5$, 20$ và100$.Loại phát hành cho Sài Gòn có màu xanh dươngcònHải Phòng có màu xanh lá cây đậm và nâu.Chữ ký gồm 3 người ký:Tiền Đông Dương15Tài chính-Tiền tệ* Đợt 2 phát hành năm 1910 đến năm 1919, cũng 3 loại trên.Chữ ký như sau:* Đợt 3 phát hành năm 1920 đến năm 1919, có 3 loại 5$,20$ và 100$.Nơi phát hành cùng ngày, tháng,năm được in luôn trên giấy bạc.Màu sắc được phân định rõ: xanh đậm choSài Gòn, xanh lá đậm và nâucho Hải Phòng.Chữ ký đợt này có 2 loại.Một loại cho 5$, 100$ và 1 loại cho 20$.Loại5$ và 100$ có 2chữ ký:Chữ ký trên tờ 20$ có sự thay đổi chữ L'ADMINISTRATEUR - DIRECTEUR được đổi thành LEDIRECTEUR* Đợt 4 phát hành năm 1925, chỉ 1 loại 100$ riêng cho Hải Phòng,Hình dáng màu sắc như đợt 3.Loạinày phát hành rất ít và thời gian ngắn vì phải thu hồi để phát hành loại 100$mới (tờ Độc lư).Chữ ký choTiền Đông Dương16Tài chính-Tiền tệđợt này:Loại tiền mới này thời gian đó người ta gọi như sau:* Giấy 5$ có chữ NGŨ NGUYÊN nên người ta gọi là "giấy ngẫu"* Giấy 20$ có chữ Vingt nên người ta phiên âm là "giấy hoảnh"* Giấy 100$ được gọi là Một trăm thành thái vì nó có hình ảnh bà đầm choàng vai 1 ông quanAnnammà người dân lầm tưởng là vua Thành thái nên mới gọi như vậy.Còn có người bảo tờ bạc đượcphát hành vào giai đoạn khi vua Thành Thái còn tại vị nên gọi như thế, thì thật sai lầm.Vì năm 1907 vuaThành Thái đã nhường ngôi cho con là thái tử Vĩnh San (vua Duy Tân) trong khi tờ bạc chỉ được pháthành đầu tiên từ năm 1909 đến năm 1925 thì không thể gọi là 100$ Thành thái mà nên gọi là 100$ DuyTân mới đúng.Còn chân dung người đàn ông mặc áo gấm thì theo cuốn "Quê hương hoài niệm" của BửuDiên - Hoành Oanh, xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1999, là chân dung cụ Ưng Tôn (Hiệu là Thúc Thuyên)sinh năm 1877, đậu tú tài Hán học, con Hiệp Tá Đại Học Sĩ Hường Thiết và là cháu nội của Tuy LýVương Miên Trinh lúc qua Pháp học về tài chính đã được ngân hàng Đông Dương chụp hình và chokhắc in vào giấy bạc.5 CINQ PIASTRES 4 JANVIER 1909 - SPECIMENGiai đoạn 1 - Kỳ 5 (1909 - 1925)Mặt trước: Tượng rắn thần Naga ở Angkor và bến tàu Sài Gòn.Mặt sau: có chữ CAO MIÊN - LỤC TỈNH (Dùng cho miền Nam và Cao Miên)GIAI ĐOẠN I - KỲ VI (PHÁT HÀNH NĂM 1919 - 1920)Tiền Đông Dương17Tài chính-Tiền tệNăm 1919, với sắc lệnh ngày 06/10/1919 phát hành cho toàn Đông Dương (Việt - Miên -Lào) 3 loại tiềnhào (Cents) gồm 10cents màu xanh, 20 cents màu nâu (có 2 loại: 1 có nhà in Chaix và loại không có tênnhà in, 50 cents màu đỏ.Giai đoạn này 3 loại tiền trên được phát hành chia làm 2 đợt:* Đợt 1 phát hành năm 1919 gồm 10 cents, 20 cents và 50 cents.* Đợt này có chữ ký sau:Đợt 2 phát hành năm 1920, gồm 10 cents, in đè lên mẫu cũ bằng dòng chữ: GIẤY BẠC MỘT CẮT (viếtsai chữ CẮT thay vì chữ CẮC).Đợt này có chữ ký như sau:Năm 1921, sắc lệnh ngày 02/03/1921 thu hồi và huỷ bỏ 4 loại tiền này.GIAI ĐOẠN II (PHÁT HÀNH NĂM 1923 - 1939)Đến năm 1923, nhà ngân hàng cho phát hành 8 loại giấy bạc có 5 mệnh giá là: 1$ (có 2 loại), 5$ (có 2loại), 20$ (có 2 loại), 100$ (1 loại) và 500$ (1 loại). Trong 4 đợt từ năm 1923 đến năm 1939, Loại giấybạc giai đoạn này khác loại trước với tên ngân hàng phát hành là: Banque de L'Indochine mà thời kỳ iếpnối giữa 2 loại giấy bạc là tờ 1 đồng với tên ngân hàng Banque de L'Indochine: Mặt sau có 3 thứ tiếng làHán, Việt, Miên và dấu hiệu đồng bạc ($)Các giấy bạc thuộc loại thứ 2 này: Mặt sau là lời răn đe của pháp luật (bằng tiếng Pháp) được ghi gọnhơn.Giá trị tờ bạc cũng được viết rõ bằng 3 thứ tiếng Việt, Hán, Miên.Trên tờ bạc có hình ảnh của đấtnước Việt - Miên.Đợt 1 (phát hành năm 1923 -1926)Tiền Đông Dương18Tài chính-Tiền tệTừ năm 1923 đến 1926, phát hành 3 loại giá tiền 1$, 5$,100$ .Chữ ký gồm 2 chữ ký giống Giai đoạn 1 kỳ 6 - Đợt 2:Loại giấy bạc giai đoạn này (5$, 20$, 100$) còn có tên gọi như giấy bạc "con công" (5$) vì trên tờ bạccó hình con công.Loại 20$ có tên gọi là giấy "bích qui" vì ngày xưa loại này bỏ vừa hộp bánh bích qui(biscuit), hiêu LU của Pháp.Loại 100$ thì gọi là "bộ lư" hoặc "giấy đỉnh" vì hình ảnh trên tờ tiền có hìnhbộ lư đồng bên cửa Nam Phượng môn ở Cố đô Huế.Loại này giới sưu tập gọi nhầm là tờ "Ngũ đỉnh".Vì(theo tài liệu của Phạm Thăng) năm 1946, quân Pháp trở lại Đông Dương muốn làm lũng đoạn nền tàichính của nước nhà mới độc lập nên đã ra lệnh cho Đông Dương ngân hàng in gấp rút 1triệu tờ 100$ tạiCalcutta (một tỉnh của Ấn Độ thuộc Pháp) để tung vào Việt Nam.Chính phủ phát hiện kịp thời và ra lệnhvô giá trị tờ bạc này, nếu tịch thu đựơc thì cho đóng dấu Ủy ban lên tờ bạc.Hình dáng và màu sắc củaloại này thì không có gì đổi khác, chỉ có kích thước thì lớn hơn tờ bạc cũ 1mm (loại cũ là 146mm).Nhưvậy người sưu tầm phải có đủ 5 tờ mới gọi là đủ bộ.1 PIASTRE (1921 - 1926) - Loại ANNULÉGiai đoạn 2 (1923 - 1939) Đợt 1 (1923 - 1926)Mặt trước: In biểu tượng MaỉanneTiền Đông Dương19Tài chính-Tiền tệ1 PIASTRE (1921 - 1926) - Loại giấy dày màu ngàGiai đoạn 2 (1923 - 1939) Đợt 1 (1923 - 1926)Mặt trước: In biểu tượng Maỉanne500 Cinq cents piastres - LOẠI SPECIMEN"500 QỦA ĐỊA CẦU - BĂNG TRẮNG"Giai đoạn 2 (1923 - 1939) Đợt 4 (1936 - 1939)Mặt trước: Hình ảnh nàng Marianne và cậu bé đội vòng hoa chiến thắngMặt Sau: giống mặt trước in ngược và có thêm 2 chú voi, nhưng màu sắc nhạt hơnTiền Đông Dương20Tài chính-Tiền tệTIỀN THỜI NHẬT BẢN (THỜI ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN -WORLD WAR 2)GIẤY BẠC GIAI ĐOẠN 4 - KỲ 1 (PHÁT HÀNH TỪ 1943 ĐẾN 1945)Tháng 7 năm 1941, một hiệp ước Pháp Nhật được ký kết mở cửa cho quân đội Nhật tràn vào ĐôngDương.Chính phủ Vichy do Thống chế Pétain (Pháp) lãnh đạo dưới quyền kiểm soát của Đức Quốc xãra lệnh cho toàn quyền của Đông Dương là ông Decoux đang bị dưới quyền kiển soát của Nhật, in vàphát hành loại tiền để chi phí cho chiến tranh.Các loại giấy bạc này được họa sĩ Việt Nam trình bày(TRẦN TẤN LỘC, PHẠM NGỌC KHUÊ, G.BARÌERE Del) và in tại nhà in Viễn Đông. (IDÉO) HàNội.Tiền do người Việt thiết kế nên cũng mang nhiều màu sắc Việt Nam hơn như: 1$ được in hình VịnhHạ Long, Loại 5$ có hình miếu thờ ở làng quê Việt Nam, tờ 20$ có hình tượng Vua Cùi Cao Miên ngồigiữa rừng (Vua Yacovarman 889 - 910), tờ 100$ có hình đền thờ Trung Liệt ở Vườn Bách Thảo Sài Gònvà 500$ có hình tát nước bằng gàu sòng ở thôn quê Việt Nam.1 Piastre (ND 1942 -1945) - Loại 6 số (màu vàng)Kích thước: 126mm x 62mmHọa sĩ thiết kế: Trần Tấn Lộc. In tại nhà in Viễn ĐôngMặt trước: Hình thuyền buồm tại Hòn Gai, mặt sau hình Đức Phật LàoMặt sau: hình Đức Phật Lào1 Piastre (ND 1942 -1945) - Loại 7 số ( màu tím)Kích thước: 126mm x 62mmHọa sĩ thiết kế: Trần Tấn Lộc. In tại nhà in Viễn ĐôngMặt trước: Hình thuyền buồm tại Hòn Gai, mặt sau hình Đức Phật LàoTiền Đông Dương21Tài chính-Tiền tệMặt sau: hình Đức Phật Lào5 Piastres (ND 1942 -1945) - Loại màu xanh lá câyKích thước: 128mm x 73mmHọa sĩ thiết kế: Phạm Ngọc Khuê. In tại nhà in Viễn Đông (IDÉO)Màu sắc: Có 5 mẫu với 5 loại màu sắc: Xanh và đen, xanh và nâu, hồng và nâu, cam và đen, tím hồng vàđenMặt trước: Số 5 trong vòng hoaMặt sau: Miếu thờ ở Làng quê Việt NamTIỀN ĐÔNG DƯƠNG THỜI HẬU CHIẾNGIAI ĐOẠN 5 - KỲ 1 (TỪ 1947 ĐẾN 1954)Sau khi quân đội viễn chinh Pháp theo chân Đồng Minh đổ bộ trở lại tái chiếm Việt Nam, dần dầnchiếm đóng nhiều đô thị, Pháp ra lệnh cho Đông Dương ngân hàng in gấp tại Hoa kỳ và Anh QuốcTiền Đông Dương22Tài chính-Tiền tệnhiều loại giấy bạc mới để phục vụ chiến tranh với mưu đồ muốn bến Việt Nam trở lại thành thuộc địamột lần nữa.Giai đoạn này Ngân hàng lại cho phát hành 10 loại tiền với 7 mệnh giá: ,1$ (2 loại), 5$,10$, 20$, 50$,100$ (ba loại) và 500$.Từ tháng 10 năm 1947, Pháp tuyên bố hủy bỏ giấy 100$ in dướithời Nhật chiếm đóng Đông Dương.Rồi năm 1947 và 1948, 2 lần đồng Franc (tiền Pháp) xuống giá,chính phủ Pháp tự ý quyết định cho đồng Đông Dưỡnguống theo để giữ nguyên tỷ lệ 1$ bạc bằng 17Franc.Trong 10 loại tiền này đa số là những mẫu đã phát hành năm 1932 chỉ có 4 tờ in thêm tại Anh Quốc vàHoa kỳ như: 1$, 10$, 50$ và 100$.Các tờ bạc này được phát hành chia làm 3 đợt:* Đợt 1 (1949 - 1951):Phát hành 4 loại với 3 mệnh giá 1$, 50$ và 2 loại 100$.In tại Hoa Kỳ và Anh quốc (Lúc in 2 tờ 50$ và100$ ngân để dòng chữ "Giấy năm chục" và 'Một trăm" nhưng sau đó ngân hàng cho in thêm chữ "Đồngvàng" bằng chữ Việt, chữ Hán và chữ Miên - Lào.Vì vậy dòng chữ có sai lệch không thẳng hàng)* Đợt 2 (1947 - 1954) thu hồi năm 1954Phát hành 6 loại 1$, 5$ (giống giai đoạn 2 - đợt 3) 10$, 20$, 50$ và 100$ (giống giai đoạn 2 - đợt 4)* 1 Đồng "Sông hương" - PROOFGiai đoạn 5 - Kỳ 1 - Đợt 1 (1949 - 1951)Màu sắc: màu xám đen in trên nền xanh lá nhạtIn tại Hoa KỳMặt trước: chèo ghe trên sông HươngMặt sau: Hoàng thành Angkor Thom (Cao Miên)1 Đồng "Sông hương" - LOẠI LƯU HÀNH A,B,C,D,E,FGiai đoạn 5 - Kỳ 1 - Đợt 1 (1949 - 1951)Kích thước: 127mm x 64mmMàu sắc: màu xám đen in trên nền xanh lá nhạtIn tại Hoa KỳMặt trước: chèo ghe trên sông HươngTiền Đông Dương23Tài chính-Tiền tệ50 Đồng "Bánh đa" - SPECIMEN & PROOFGiai đoạn 5 - Kỳ 1 - Đợt 1 (1949 - 1951)Màu sắc: màu xanh lá đậm và nhạt.In tại Hoa KỳMặt trước: Người đàn bà Việt Nam nướng bánh trángMặt sau: tượng vũ nữ Apsara (Cao Miên)100 Đồng "Gánh muối" - PROOFGiai đoạn 5 - Kỳ 1 - Đợt 1 (1949 - 1951)Màu sắc: màu xanh da trời và xanh dương.In tại Hoa Kỳ(Loại nàycó tờ in thêm chữ ĐỒNG VÀNG khi nhảy lên hoặc xuống không thẳng hàng)Tiền Đông Dương24Tài chính-Tiền tệMặt trước: Tượng đá rắn thần Naga và các vị thần (Campuchia)Mặt sau: Đoàn nông dân gánh gạoGIẤY BẠC GIAI ĐOẠN 4 - KỲ 2(IN NĂM 1944 PHÁT HÀNH TỪ 1950 ĐẾN 1951)Năm 1944, Nhật Bản cần tiền để đổ vào cuộc chiến trẫnâm lược Đông Nam Á của mình nên cho in thêm2 loại tiền: 1$ và 5$Vì in tại Nhật nên chính phủ Pháp tại Đông Dương và Ngân hàng Đông Dươnge ngại có sự lạmdụng.Khi in xong, lúc chở sang Đông Dương, tàu Nhật bị phi cơ Đồng Minh đánh chìm.Loại 1$ cònnguyên nhưng loại 5$ thì bị tiêu hủy gần hết.Đông Dương ngân hàng tồn trữ số lượng còn lại, mãi đếnnăm 1950 - 1951, mới mang ra phát hành.Loại 1$ thì nhiều nhưng loại 5$ được đóng thêm chữ ký thủquỹ của chi cuộc phát hành thì rất ít thấy.5 Piastres in tại Nhật năm 1944 - P 75 (remainder notes)Mặt trước: Quang cảnh cấy lúa ở miền Bắc Việt NamTiền Đông Dương25
Tài liệu liên quan
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
- 30
- 1
- 2
- TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH HUẾ GIAI ĐOẠN 2010 -2012
- 24
- 1
- 5
- Tài liệu Tiểu luận “Vai trò của các hình thức tiền lương trong viêc kích thích lao động” ppt
- 11
- 849
- 0
- Tài liệu Tiểu luận “Vai trò của các hình thức tiền lương trong viêc kích thích lao động” doc
- 11
- 697
- 0
- Tài liệu Tiểu luận: "Một số vấn đề về quản lý lao động tiền lương ở Công ty vận taỉ ô tô số 3". ppt
- 48
- 708
- 0
- Tiểu luận chế độ pháp lý về hợp đồng tín dụng và thực tiễn kí kết, thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần techcombank chi nhánh vũng tàu
- 47
- 628
- 0
- Tiểu luận phân tích dòng tiền
- 35
- 827
- 3
- Slide tiểu luận phân tích dòng tiền
- 30
- 396
- 3
- Tài liệu Tiểu luận"Vai trò của các hình thức tiền lương trong viêc kích thích lao động" doc
- 12
- 680
- 0
- Tài liệu TIỂU LUẬN: Bộ máy hoạt động ,chức năng nhiệm vụ hoạt động của ngân hàng Tiên Phong doc
- 31
- 672
- 4
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(3.51 MB - 29 trang) - Tiểu luận tiền đông dương Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiền đông Dương 1920
-
Đồng Bạc Đông Dương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Đông Dương 1921-1939
-
Chuyện ít Biết Về Sài Gòn Xưa: Đồng Bạc Dùng Chung Cho Đông ...
-
Tiền Đông Dương 1903 - 1921 - Shoptienco
-
Bộ Tiền Đông Dương 1921-1939 - Thế Giới Tiền
-
20 Đồng 1920 | Thành Thái
-
Tiền Xu Đông Dương Qua Các Thời Kì Lịch Sử (P3) - Các Dòng Xu Bạc
-
Tiền Giấy Đông Dương
-
Đồng Bạc Đông Dương – Một Di Sản Cần Bảo Tồn Và Lưu Giữ
-
Tiền Xu Đông Dương , Cent , Hoa Xòe , Bách Phân Chi Nhết , Xu Bạc ...
-
Tiền Tệ Việt Nam Thời Pháp Thuộc - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Hệ Thống Tiền Xu Đông Dương - Facebook
-
Tiền Xu Đông Dương(INDOCHINE) - Tài Liệu Text - 123doc