Tiểu Luận: Tổ Chức Sự Kiện Ngoại Giao Và ứng Dụng Cho Du Lịch

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Tiểu luận: Tổ chức sự kiện ngoại giao và ứng dụng cho du lịch pdf Số trang Tiểu luận: Tổ chức sự kiện ngoại giao và ứng dụng cho du lịch 44 Cỡ tệp Tiểu luận: Tổ chức sự kiện ngoại giao và ứng dụng cho du lịch 423 KB Lượt tải Tiểu luận: Tổ chức sự kiện ngoại giao và ứng dụng cho du lịch 2 Lượt đọc Tiểu luận: Tổ chức sự kiện ngoại giao và ứng dụng cho du lịch 42 Đánh giá Tiểu luận: Tổ chức sự kiện ngoại giao và ứng dụng cho du lịch 5 ( 12 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 44 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Sự kiện ngoại giao Tiếp tân ngoại giao TỔ CHỨC SỰ KIỆN Nghiệp vụ ngoại giao Nghiệp vụ lữ hành Du lịch Việt Nam Kinh doanh lữ hành Lãnh thổ du lịch

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC _____________ Bài tiểu luận giữa kỳ nhóm 5 Tổ chức sự kiện ngoại giao và ứng dụng cho du lịch Môn học Lớp Giảng viên : Nghiệp vụ Giao tiếp và Lễ tân ngoại giao : K53 Du lịch học : ThS. Trịnh Lê Anh Hà Nội – 2011 PHẦN 1: TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN NGOẠI GIAO 1.1. Tiếp kiến 1.2. Họp báo 1.2.1. Họp báo là gì? Các cuộc họp báo giúp các hãng truyền thông và công chúng cùng với một hoặc một số quan chức chính phủ gặp gỡ trong một phiên hỏi đáp, thường ở một địa điểm do quan chức chính phủ lựa chọn. Họp báo cho công dân cơ hội - qua báo chí - được chất vấn quan chức chính phủ và cho quan chức chính phủ đưa đến cho công chúng thông điệp của họ cũng qua phương tiện truyền thông. "Tổ chức họp báo thường xuyên là mở cái van xả cho hơi ra bớt", David Beckwith, cựu phát ngôn viên của Phó Tổng thống nói như vậy. Ông nói điều này có nghĩa là cùng với thời gian áp lực tăng lên trong giới phóng viên, họ có nhiều câu hỏi cần được trả lời, và áp lực ấy được giải tỏa khi có họp báo. 1.2.2. Quy trình họp báo 1.2.2.1 Trước khi họp báo Bước đầu tiên để tổ chức họp báo là phải đảm bảo rằng có tin. Đối với người đứng đầu một đất nước, chuyện này ít khi thành vấn đề. Nhưng đối với thủ trưởng một cơ quan nhỏ của chính phủ, thu hút được báo giới có thể khó hơn. Phóng viên không ưa dùng thời gian vào những việc mà họ không cho là sự kiện trong khi họ có tin tức khác đang mời gọi. Trong các bước tổ chức họp báo cần: * Xác định chủ đề của buổi họp báo và xem có gì cần đưa tin không. * Xác định xem họp báo có thật sự cần thiết không, hoặc phóng viên có viết được chính xác, với đầy đủ dẫn chứng, số liệu cùng trao đổi kiểm chứng bằng điện thoại trước khi công bố không. * Quyết định xem vị quan chức chính phủ kia sẽ nói gì trong lời khai mạc. * Viết sẵn những ý chính của bài phát biểu khai mạc cho vị quan chức. Cũng như trong phỏng vấn, chỉ tập trung vào ba ý chính. Nhiều hơn thế là không cần thiết. * Xác định những câu hỏi có thể được hỏi và những câu trả lời Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 1 thích hợp. Những câu này phải rộng hơn chủ đề của cuộc họp báo, vì phóng viên có thể hỏi những vấn đề khác nữa. Một số cơ quan báo chí lưu danh mục các chủ đề trên vi tính và thường xuyên cập nhật, như vậy không phải viết mới mỗi lần họp báo. * Tổ chức diễn thử họp báo trước ngày họp báo chính thức, nhất là khi vị quan chức kia không cảm thấy thoải mái trả lời câu hỏi. Đề nghị nhân viên văn phòng báo chí đóng giả phóng viên để hỏi các câu hỏi. Việc này cho phép cả vị quan chức và văn phòng báo chí biết được sơ hở trong khi trả lời. * Chọn ngày cho họp báo một cách cẩn thận. Kiểm tra sự kiện này trong cả lịch trình dài hạn của các cơ quan chính phủ để đảm bảo không có mâu thuẫn với các sự kiện thông tin khác ngày hôm đó. * Chọn giờ cho họp báo. Giữa buổi sáng hoặc đầu giờ chiều thường là thích hợp nhất cho việc này. * Chọn địa điểm tiện lợi và có đủ phương tiện kỹ thuật cho truyền thông. Địa điểm trông phải hấp dẫn và làm tăng hiệu quả của thông điệp. Ví dụ, nếu chủ đề họp báo là lĩnh vực nông nghiệp, nên chọn một nông trại. Nếu chủ đề là giáo dục, thì thư viện một trường là địa điểm thích hơp. * Xác định xem có sử dụng phương tiện nghe nhìn không. Có phương tiện hỗ trợ hình ảnh như sơ đồ lớn để quan chức có thể trình bày trong cuộc họp báo hay không? Đặt những phương tiện này gần với người trình bày để sau này chúng xuất hiện trên phương tiện truyền thông. Những minh họa trực quan cũng cần được in ra và cho vào cặp tài liệu họp báo để phóng viên có thể tham khảo khi viết bài và in báo hay truyền thanh. * Quyết định xem ai, nếu có, sẽ giới thiệu vị quan chức chính phủ tại cuộc họp báo và tuyên bố kết thúc. * Thông báo cho báo giới. Ngoài những phóng viên thường xuyên viết về vị quan chức này, bạn có thể mở rộng danh sách phóng viên, tùy thuộc chủ đề. Ví dụ, nếu nội dung họp báo về môi trường, bạn nên thông báo cả cho những phóng viên về môi trường. * Gọi điện cho phóng viên một hoặc hai ngày trước sự kiện để nhắc họ. Nên tìm hiểu xem ai sẽ đến, ai không đến để sắp xếp phòng họp phù hợp. * Lên lịch thông báo về cuộc họp báo. * Gửi fax hoặc thư điện tử cho báo chí ở xa, có quan tâm nhưng không thể đến dự họp báo. * Dự trù đủ thời gian để viết tin, in ấn, tập hợp và vận chuyển tư liệu liên quan, như túi tài liệu, trang thông tin/số liệu, thông cáo báo chí, tiểu sử và tranh ảnh. * Xác định xem báo giới có cần phải được kiểm tra giấy tờ hay Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 2 không. Điều này có nghĩa là chỉ một số phóng viên nhất định có giấy mời. * Đáp ứng các nhu cầu về phương tiện kỹ thuật cho báo giới. Bố trí chiếu sáng, nguồn điện đặc biệt, phiên dịch, thiết bị nghe có nhiều đầu ra. Đảm bảo chắc chắn các thiết bị cần dùng sẽ hoạt động tốt. * Phân công cán bộ trông nom hậu cần cho cuộc họp. Vào ngày họp báo, người đó phải có mặt tại địa điểm từ sớm và phải sẵn sàng giải quyết những vấn đề không lường trước, ví dụ như tiếng ồn bên ngoài, thời tiết xấu nếu đây là cuộc họp báo ngoài trời. Nếu địa điểm họp báo ở ngoài văn phòng * Xác định xem có cần phòng tiếp khách để đón quan chức chính phủ đó không. * Cần có đủ diện tích để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật của phóng viên. * Phải có đủ tên, số điện thoại, điện thoại di động của những cán bộ chủ chốt tại địa điểm, như đội trưởng an ninh, đội trưởng bảo dưỡng kỹ thuật và nhân viên quan hệ công chúng. Mặc dù ở nơi khác chúng ta là khách, tại sân nhà chúng ta là chủ nhà chịu trách nhiệm cho mọi mặt của sự kiện. Mọi trục trặc có thể xảy ra. Ví dụ, một quan chức chính phủ đi mất hàng giờ để đến trao thiết bị cho một bệnh viện. Ông ta và thư ký báo chí của ông đều biết sẽ trả lời câu hỏi của phóng viên sau lễ trao tặng, nhưng họ quên không thu xếp một chỗ cho tình tiết này. Vị quan chức này tổ chức họp báo với 15 phóng viên tại sảnh của bệnh viện, với một ban nhạc nhà trường chơi rất ầm ĩ làm phóng viên chẳng nghe được gì, còn địa điểm thì quá chật chội không đủ chỗ cho phóng viên truyền hình thu hình. Ít nhất trước sự kiện này một tuần, người phát ngôn lẽ ra phải yêu cầu bệnh viện dành cho một phòng để họp báo, thông báo cho giới truyền thông biết địa điểm và thời gian, và cùng trợ lý báo chí đến tận nơi thị sát trước - thậm chí trước một giờ. Trái lại, vì không làm được như vậy nên các phóng viên hoàn toàn thất vọng còn vị quan chức chính phủ kia lỡ cơ hội lên tin. 1.2.2.2. Trong khi họp báo * Nên có bảng đăng ký phóng viên và khách mời để bạn biết ai có mặt. * Ngay từ đầu cuộc họp, cho phóng viên biết diễn giả có bao nhiêu thời gian, và chuẩn bị tinh thần cắt bớt câu hỏi. Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 3 * Đảm bảo họp báo và các phát biểu ngắn gọn. Báo chí ưa quan chức nói ngắn và sẵn sàng trả lời câu hỏi hơn là người diến thuyết hàng nửa giờ. * Dành thời gian cho câu hỏi. * Ghi âm lại những nhận xét của quan chức chính phủ để chuyển thành văn bản lưu trữ. * Giải đáp những câu hỏi chưa được trả lời. Nếu vị quan chức chính phủ chưa trả lời được ngay, nên thú nhận là mình chưa trả lời được và nhớ thực hiện lời hứa trả lời vào cuối ngày. 1.2.2.3 Sau khi họp báo * Đưa ngay tư liệu của cuộc họp báo lên trang Web để quảng bá. * Gửi tài liệu hội nghị được phát và bản viết tay cho bất kỳ ai có quan tâm mà không đến dự được. * Thực hiện mọi lời hứa bổ sung thông tin hoặc trả lời đúng hẹn những câu hỏi còn chưa được trả lời. * Kiểm điểm lại tất cả các bước đã thực hiện và ghi chép rút kinh nghiệm cho lần họp báo sau. 1.2.2.4. Lịch biểu họp báo và danh sách phóng viên * Lên danh sách tên các phóng viên, cơ quan của họ, lĩnh vực quan tâm, địa chỉ làm việc và nhà riêng, số điện thoại di động, fax và địa chỉ thư điện tử. Cũng nên lập danh sách riêng các phóng viên theo lĩnh vực chuyên môn và theo khu vực địa lý. * Đảm bảo rằng các danh sách này được cập nhật. * Biết cách thức mỗi phóng viên muốn nhận tin – bằng fax, điện thoại, thư điện tử. * Biết thời hạn đưa tin của mỗi phóng viên và không gọi điện thoại trong thời gian đưa tin. * Tìm xem ai trong giới truyền thông quyết định tin tức nào sẽ được đăng và vào thời điểm nào trong ngày, trong tuần hoặc tháng quyết định đăng tin được đưa ra. Tìm hiểu xem một hãng truyền thông muốn được thông báo trước trong bao lâu trước khi diễn ra một sự kiện. 1.2.3. Thủ tục cho phép Họp báo 1.2.3.1 Quy trình thực hiện Cơ quan, tổ chức gửi công văn xin phép hoặc văn bản thông báo đến Cục Báo chí. - Đối với tổ chức trong nước: Tổ chức ở Trung ương gửi công văn xin phép họp báo. Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 4 - Đối với cơ quan đại diện nước ngoài: Cơ quan đại diện nước ngoài (cơ quan đại diện Ngoại giao; cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam) gửi thông báo bằng văn bản đến Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thông báo cho Bộ Ngoại giao. - Các đoàn đại biểu nước ngoài thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội hoặc Bộ Ngoại giao được thực hiện theo chương trình của Đoàn. Cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp quản lý. - Các Đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các cơ quan Việt Nam khác, cơ quan chủ quản Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông. + Cục Báo chí có văn bản trả lời việc đồng ý hay không đồng ý việc họp báo (đối với tổ chức trong nước và cơ quan đại diện nước ngoài) 1.2.3.2 Cách thức thực hiện - Trực tiếp tại Cục Báo chí - Thông qua hệ thống bưu chính. 1.2.3.3 Thành phần, số lượng hồ sơ - Cơ quan, tổ chức có văn bản xin phép hoặc văn bản thông báo, ghi rõ: + Nội dung họp báo; + Ngày, giờ họp báo; + Địa điểm; + Thành phần tham dự; + Người chủ trì, chức danh của người chủ trì. + Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật… Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính. - Thời hạn giải quyết: + Đối với cơ quan đại diện nước ngoài, cơ quan nước ngoài: sau 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản xin phép, Cục Báo chí có văn bản trả lời; nếu không có ý kiến thì việc họp báo coi như được chấp nhận. + Đối với trong nước: Tổ chức muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo. - Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: + Tổ chức, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính + Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 5 + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Cục Báo chí + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Báo chí. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính + Văn bản chấp thuận + Lệ phí (nếu có) + Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm) + Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có) - Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó. - Không vi phạm các quy định tại Điều 10 Luật Báo chí. - Phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo (đối với trong nước). Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật Báo chí ngày 28/12/1989. - Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999. - Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002. - Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. - Thông tư liên bộ số 84/TTLB-VHTT-NG ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hóa – Thông tin - Ngoại giao hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. 1.3. Đón tiếp viếng thăm NGHI LỄ ĐÓN TIẾP CÁC ĐOÀN KHÁCH CẤP CAO ĐẾN THĂM NƯỚC TA Tổ chức lễ đón nhưng không huy động quần chúng; không bắn đại bác chào mừng; không tổ chức lễ tiễn, chỉ chào từ biệt ở nhà khách và ra một thông báo trịnh trọng trên các phương tiện thông tin đại chúng. 1.3.1 THĂM CHÍNH THỨC. 1.3.1.1. Thành phần tham dự đón. a) Tại sân bay Nội Bài: - Đón đoàn nguyên thủ quốc gia. + Bộ trưởng (Trưởng ban đón tiếp) đón và ngồi cùng xe với Trưởng đoàn đưa đoàn về nhà khách. + Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. + Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. + Vụ trưởng lễ tân, Vụ trưởng khu vực Bộ Ngoại giao. + Sĩ quan bảo vệ mặc quần áo theo sắc phục của ngành. Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 6 - Đón đoàn người đứng đầu Chính phủ. + Bộ trưởng đón và ngồi cùng xe với trưởng đoàn về nhà khách. + Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. + Thành phần còn lại như đón nguyên thủ quốc gia. + Sĩ quan bảo vệ mặc quần áo theo sắc phục của ngành. Ghi chú : Nếu nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ dừng chân ở một thành phố nào đó của Việt Nam (trừ thành phố Hồ Chí Minh đã có sở ngoại vụ là chi nhánh của Bộ Ngoại giao) hoặc ở biên giới Việt Nam trước khi đến Hà nội thì Vụ trưởng lễ tân đến tận nơi đoàn dừng chân để đón và đưa đoàn về Hà Nội. Tại Việt Nam nếu đoàn đi thăm địa phương (tỉnh) thì Phó chủ tịch uỷ ban Nhân dân tỉnh đón đoàn ở địa giới hai tỉnh (nếu đoàn đi ô-tô hoặc xe lửa). - Đón đoàn chủ tịch Quốc hội. + Phó Chủ tịch Quốc hội đón và ngồi cùng xe với trưởng đoàn về nhà khách. + Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và hội đồng Nhà nước. + Sĩ quan bảo vệ mặc quần áo theo sắc phục của ngành. - Đón đoàn phó tổng thống, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao và Tổng thư ký Liên hợp quốc. + Một Bộ hay Thứ trưởng. + Vụ trưởng Lễ tân và Vụ trưởng khu vực Bộ ngoại giao. b) Tại lễ đón chính thức ở Hà nội. - Đoàn nguyên thủ quốc gia. + Chủ trì: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. + Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nếu khách thực hiện cả chức năng hành pháp). + Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. + Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. + Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội. + Đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 7 + Một số Bộ trưởng có nhiều quan hệ với nước của khách và một số cán bộ có chức vụ tương đương với thành viên chính thức của đoàn. + Nếu khách có phu nhân hoặc phu quân thì ta thu xếp người đón và có thể có chương trình riêng. + Đại sứ và cán bộ đại sứ quán nước của khách. + Đoàn ngoại giao. - Đoàn người đứng đầu chính phủ. + Chủ trì: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. + Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. + Bộ trưởng bộ Ngoại giao. + Chủ tịch uỷ ban Nhân dân thành phố Hà nội. + Đại diện quân đội nhân dân Việt Nam. + Một số Bộ trưởng và một số cán bộ có chức vụ tương đương với thành viên chính thức của đoàn. + Nếu khách có phu nhân hoặc phu quân thì ta thu xếp người đón và có thể có chương trình riêng. + Đại sứ và cán bộ đại sứ quán nước của khách. + Đoàn ngoại giao. - Đoàn chủ tịch Quốc hội. + Chủ trì : Chủ tịch Quốc hội. + Chủ tịch hội đồng dân tộc và một số chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm uỷ ban thường trực của Quốc hội. + Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. + Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. + Đại sứ nước của khách. - Đoàn Phó tổng thống, Phó Thủ tướng. + Cấp tương đương của phía Việt Nam chủ trì. Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 8 + Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. + Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. + Một số vị có chức vụ tương đương với thành viên chính thức của đoàn. + Đại sứ nước của khách. - Đoàn Bộ trưởng Bộ ngoại giao và tổng thư lý Liên hợp quốc. + Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì. + Thứ trưởng Ngoại giao hoặc trợ lý Bộ trưởng ngoại giao. + Cấp vụ Lễ tân, Vụ khu vực, và các vụ liên quan thuộc Bộ Ngoại giao. 1.3.1.2. Nghi lễ đón tiếp. a) Đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn người đứng đầu chính phủ. - Tại sân bay. + Treo cờ hai nước. + Xe trưởng đoàn có cắm cờ hai nước. + Người đón cao nhất ở sân bay ngồi cùng xe với Trưởng đoàn về nhà khách. + Có một xe ô-tô dẫn đường và đội mô-tô hộ tống: Tổng thống: 8 mô-tô hộ tống. Thủ tướng: 6 mô tô hộ tống. + Chỉ bố trí xe con riêng cho Trưởng - Phó đoàn số còn lại đi xe nhiều chỗ ngồi. + Đường phố chính gần nơi đón đoàn có dây cờ, biển cờ, biểu ngữ chào mừng bằng tiếng Việt và tiếng nước có đoàn đến Việt Nam. - Tại nơi đón chính thức ở Hà nội (tại nhà "Phủ Chủ tịch") + Treo quốc kỳ hai nước, có dây cờ trang trí và khẩu hiệu chào mừng bằng hai thứ tiếng. + Thiếu nhi tặng hoa trưởng đoàn. + Cử quốc thiều hai nước. Nhóm 5 – Lớp Lữ Hành - K53 Du lịch học Page 9 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Atlat Địa lí Việt Nam Giải phẫu sinh lý Thực hành Excel Đồ án tốt nghiệp Tài chính hành vi Đề thi mẫu TOEIC Mẫu sơ yếu lý lịch Bài tiểu luận mẫu Lý thuyết Dow Đơn xin việc Hóa học 11 Trắc nghiệm Sinh 12 adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Tiểu Luận Tổ Chức Sự Kiện Du Lịch