Tiểu Luận Triết Học TRÌNH BÀY MỘT NỘI DUNG VẤN ĐỀ MÀ ANH ...
Có thể bạn quan tâm
- Miễn phí (current)
- Danh mục
- Khoa học kỹ thuật
- Công nghệ thông tin
- Kinh tế, Tài chính, Kế toán
- Văn hóa, Xã hội
- Ngoại ngữ
- Văn học, Báo chí
- Kiến trúc, xây dựng
- Sư phạm
- Khoa học Tự nhiên
- Luật
- Y Dược, Công nghệ thực phẩm
- Nông Lâm Thủy sản
- Ôn thi Đại học, THPT
- Đại cương
- Tài liệu khác
- Luận văn tổng hợp
- Nông Lâm
- Nông nghiệp
- Luận văn luận án
- Văn mẫu
- Luận văn tổng hợp
- Home
- Luận văn tổng hợp
- Tiểu luận triết học TRÌNH BÀY MỘT NỘI DUNG VẤN ĐỀ MÀ ANH (CHỊ) TÂM ĐẮC NHẤT TRONG MÔN HỌC LOGIC. CHO VÍ DỤ MINH HỌA VỀ VẤN ĐỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘIKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TIỂU LUẬNMÔN : TRIẾT HỌCĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY MỘT NỘI DUNG VẤN ĐỀ MÀ ANH (CHỊ) TÂM ĐẮC NHẤT TRONG MÔN HỌC LOGIC. CHO VÍ DỤ MINH HỌA VỀ VẤN ĐỀHà Nội, tháng 11/2014Lời nói đầuTrong quá trình tồn tại của mình, con người luôn khát vọng hiểu biết về sự tự nhiên và xã hội. Do vậy, nhận thức hiện thực khách quan là một nhu cầu tất yếu của con người. Nhưng làm thế nào con người có thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, tìm ra chân lý và hành động có hiệu quả tốt?Nhận thức đúng là điều kiện cần để giúp con người hành động đúng, đạt được hiệu quả mong muốn. Ngược lại, nhận thức sai, không nắm bắt được bản chất và quy luật của hiện thực khách quan thì con người sẽ hành động phiên lưu, mạo hiểm, dể đi đến thất bại.Nhận thức đúng đắn, tư duy chính xác, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có sức thuyết phục … là những nội dung vấn đề quan trọng mà tâm đắc nhất trong môn học Logic học mang lại cho con người. Một trong những nội dung của Logic là các quy luật cơ bản của tư duy. Dưới đây là nội dung của những vấn đề các quy luật cơ bản của tư duy được coi là tâm đắc nhất và những ví dụ thực tế trong cuộc sống.Nội dung của các quy luật cơ bản của tư duy được coi là tâm đắc nhất và những ví dụ thực tế :Trước hết, ta cần nhận thấy rằng, trong các suy diễn trực tiếp từ một tiền đề thì “tính hình thức” của tư duy được thể hiện ở sự giả định về tính chân thực của các tiền đề (“giả định” vì trong nhiều trường hợp không xác định được, hoặc chưa xác định được tính chân thực hay giả dối của các phán đoán tiền đề tại thời điểm tiến hành suy luận). Ví dụ, khi thực hiện phép suy luận trực tiếp đối với Nếu phán đoán E giả dối, thì suy ra phán đoán I (có cùng thuật ngữ) là chân thực (suy luận trực tiếp theo đường chéo hình vuông lôgíc).Nếu phán đoán O giả dối, thì suy ra phán đoán I (có cùng thuật ngữ) là chân thực (suy diễn trực tiếp theo quan hệ đối chọi dưới của hình vuông lôgíc). Ta có thể thay vào các chữ cái thể hiện các công thức đó với bất kỳ nội dung cụ thể nào, thì các suy luận trên vẫn đúng. Điều đó cho thấy rõ tính ưu tiên của hình thức so với nội dung tư duy. Thực chất của tính ưu tiên đó là ở tính khái quát cho mọi trường hợp. Mỗi hình thức tư duy có thể áp dụng cho mọi trường hợp của nội dung tư duy.Trong suy luận gián tiếp cũng vậy, có những trường hợp mà tính chân thực của các tiền đề không được xác định một cách rõ ràng, nhưng về mặt hình thức lôgíc vẫn được thừa nhận là đúng. Ví dụ:Tôn giáo (M) là thuốc phiện của nhân dân (P) Islam (S) là một tôn giáo (M) Kết luận: Islam (S) là thuốc phiện của nhân dân (P)Trong tam đoạn luận trên, “thuốc phiện của nhân dân” là thuật ngữ của C.Mác dùng theo nghĩa nó ru ngủ nhân dân lao động, làm cho họ không còn ý chí đấu tranh, nhưng hiểu theo chức năng y học thì thuốc phiện còn có công dụng chữa một số bệnh ở người. Nhưng, dù hiểu theo nghĩa nào chăng nữa (nhưng phải nhất quán trong một suy luận), thì kết luận được rút ra từ các tiền đề vẫn luôn đúng như một tất yếu. Vì, suy luận trên theo đúng modus Barbara, dạng hình I của tam đoạn luận nhất quyết đơn. Cũng cần nói thêm rằng, quá trình nhận thức có mục đích đạt đến chân lý tức là xác nhận được tính chân thực của các phán đoán, mệnh đề. Nhưng lôgíc hình thức không phải là toàn bộ quá trình nhận thức, mà chỉ là một “lát cắt” của quá trình đó, hơn nữa nó chỉ chú ý đến tính đúng đắn haykhông đúng đắn của các suy luận (về mặt hình thức). Nhiệm vụ xác nhận tính chân thực hay không chân thực của các phán đoán, mệnh đề là của các khoa học cụ thể và thực tiễn nhận thức.Ta hãy xem xét một ví dụ về việc xây dựng một tam đoạn luận đúng từ ba những người theo trường phái khắc kỷ đã đưa tất cả các tam đoạn luận nhất quyết của Arixtốt về dạng tam đoạn luận điều kiện). Ví dụ:Nếu trên sao Hoả đã từng có sự sống, thì trên đó đã từng có nước và cây xanh Nếu trên đó đã từng có nước và cây xanh, thì nhiệt độ ngoài trời đã từng không thể cao hơn 60O CKết luận: Nếu trên sao Hoả đã từng có sự sống, thì nhiệt độ ngoài trời đã từng không thể cao hơn 60O C.Trong suy luận trên, không thể xác định tính chân thực của tiền đề (ở thời điểm cần xét), nhưng suy luận đúng về mặt hình thức và “tính hình thức” của suy luận đó còn cao hơn nữa trong lôgíc kí hiệu Công thức trên thoát ly hoàn toàn khỏi nội dung cụ thể (nếu không coi những kí hiệu cũng là một dạng nội dung).Quan hệ giữa nội dung và hình thức của tư duy (và tương ứng là tính chân thực và tính đúng đắn của tư duy) còn được thể hiện ở một điểm nữa là, đôi khi hình thức suy luận sai vẫn có thể rút ra được kết luận chân thực:Ví dụ: Chim (P) là động vật có xương sống (M)Thiên Nga (S) là động vật có xương sống (M)Kết luận: Thiên Nga (S) là chim (P)Trong suy luận trên, các tiền đề chân thực, kết luận chân thực nhưng là “ngẫu nhiên” chân thực, bởi vì tam đoạn luận đó sai về mặt hình thức. Cụ thể là nó vi phạm quy tắc cho dạng hình II được phát biểu rằng, một trong các tiền đề phải là phán đoán phủ định. Ta sẽ thấy được tính ngẫu nhiên chân thực của kết luận trong tam đoạn luận trên khi thay một thuật ngữ khác vào vị trí “Thiên Nga” ở tiền đề nhỏ sao cho tiền đề đó vẫn chân thực, ví dụ, “Hươu”. Khi đó, ta chúng lại là đúng. Rõ ràng, ở đây, hình thức tư duy không những không tương ứng, mà còn mâu thuẫn với nội dung tư duy (tính đúng đắn về mặt hình thức tư duy được xây dựng trên cơ sở tính không chân thực của nội dung tư duy!). Mặc dù vậy, trong lôgíc hình thức, cái cần quan tâm chính là mặt hình thức của tư duy.Ta còn có thể thấy “tính hình thức” của tư duy được thể hiện rõ ở các quy luật cơ bản của tư duy (đặc biệt là quy luật phi mâu thuẫn và quy luật bài trung).Quy luật phi mâu thuẫn giúp chúng ta cách xác định quan hệ giá trị lôgíc của hai phán đoán đối chọi nhau và cho rằng, các cặp phán đoán đó không thể cùng chân thực (tức có ít nhất một phán đoán giả dối), nhưng nó lại không thể cung cấpcách xác định phán đoán nào trong số đó là chân thực (việc xác định đó nằm ngoài khuôn khổ của lôgíc hình thức và thuộc lĩnh vực các khoa học chuyên ngành hoặc thực tiễn nhận thức). Ví dụ, ta có hai phán đoán đối chọi nhau:1) “Tất cả các sinh viên lớp ta (S) là những sinh viên giỏi (P);2) “Không một sinh viên nào của lớp ta (S0) là sinh viên giỏi (P0).Giả sử “sinh viên lớp ta” ở cả hai phán đoán trên là cùng một lớp (tức Sº S0), tiêu chí “sinh viên giỏi” ở cả hai phán đoán trên như nhau (tức Pº P0) và việc đánh giá được thực hiện ở cùng một thời điểm, thì theo nội dung và yêu cầu của quy luật phi mâu thuẫn, chúng ta chỉ có thể chắc chắn được rằng hai phán đoán trên không thể cùng chân thực, mà trong đó có ít nhất một phán đoán giả dối (không loại trừ cả hai cùng giả dối). Việc xác định xem phán đoán nào trong hai được thực tiễn kiểm nghiệm. Không được thực tiễn kiểm nghiệm thì bất cứ một luận điểm nào, dù đã được chứng minh chặt chẽ về mặt lý luận cũng chưa được công nhận là luận điểm khoa học đáng tin cậy. Trong nghiên cứu khoa học (đặc biệt là khoa học xã hội) một mặt, phải rút ra kết luận khoa học trên cơ sở của các tri thức chân thực đã biết theo các quy luật và quy tắc của tư duy. Mặt khác, phải dùng thực tiễn để kiểm nghiệm lại lý luận. Hai mặt lý luận và thực tiễn phải gắn liền, liên kết chặt chẽ, hữu cơ với nhau. Bởi vậy, muốn đạt kết quả cao trong nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn thì trước hết phải nắm vững logic hình thức.Việc hiểu biết và áp dụng logic có một vai trò rất quan trọng trong khoa học và đời sống xã hội. Tiếc rằng hầu hết mọi người dân, kể cả nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực khác nhau, đều thiếu kiến thức, và khả năng sử dụng nó, dù là ở một mức độ sơ đẳng nhất.
Tải File Word Nhờ tải bản gốc Tài liệu, ebook tham khảo khác- Tiểu luận: Kỹ năng thuyết phục khách hàng. Bí quyết để thành công? Cho ví dụ minh họa cụ thể
- một trong những nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là bảo đảm tính hợp pháp, hợp hiến. hãy làm rõ nội dung nguyên tắc này và cho ví dụ minh họa
- Tiểu luận môn quản trị học Sự khác nhau giữa Ra quyết định theo chương trình và không theo chương trình? Cho ví dụ minh họa trong thực tế?
- Trình bày một lý thuyết quản lý anh (chị) tâm đắc nhất liên hệ với thực tiễn nơi mình công tác
- Anh (chị) hãy trình bày nội dung vấn đề mà anh (chị) tâm đắc nhất trong môn học lô gích hình thức TẢI HỘ 0984985060
- Tiểu luận triết học TRÌNH BÀY MỘT NỘI DUNG VẤN ĐỀ MÀ ANH (CHỊ) TÂM ĐẮC NHẤT TRONG MÔN HỌC LOGIC. CHO VÍ DỤ MINH HỌA VỀ VẤN ĐỀ
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội Cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố Ý nghĩa của nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
- BÀI TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC-GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
- thảo luận Phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự Cho ví dụ minh họa
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hìnhthành dư luận xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật
- Thiết kế cung cấp điện cho nhà máy sơ sợi Đình Vũ
- Tình hình hoạt động tại công ty Đại Phú
- Thực tế công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty xuất nhập khẩu Khoáng sản
- Thiết kế nõng cấp hệ thống chiếu sỏng đụ thị quận Hồng Bàng, sử dụng đèn chiếu sáng hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng
- Thiết kế hệ thống truyền động điện thang máy chở người cho tòa nhà 5 tầng dựng PLC
- công tác xã hội cá nhân với người cao tuổi
- Thiết kế hệ thống băng tải vận chuyển hàng hoá theo nhiều hướng
- Thiết kế hệ thống cung cấp điện mở rộng Tổng Công ty Đóng tàu Phà Rừng
- Thiết kế cấp điện tự dùng cho Công Ty Nhiệt Điện Phả Lại
- Quản lý ngoại hối ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
Học thêm
- Nhờ tải tài liệu
- Từ điển Nhật Việt online
- Từ điển Hàn Việt online
- Văn mẫu tuyển chọn
- Tài liệu Cao học
- Tài liệu tham khảo
- Truyện Tiếng Anh
Copyright: Tài liệu đại học ©
TopTừ khóa » Tiểu Luận Các Quy Luật Của Logic Hình Thức
-
Tiểu Luận Các Quy Luật Của Logic Hình Thức
-
Tiểu Luận CÁC QUY LUẬT Cơ Bản Của Tư DUY - 123doc
-
Đề Tài CÁC QUY LUẬT CỦA LÔGIC HỌC HÌNH THỨC VAI TRÒ VÀ ...
-
Tiểu Luận: CÁC QUY LUẬT Cơ Bản Của Tư DUY
-
Tiểu Luận Logic Học PDF - Scribd
-
[PDF] BÀI 3 CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC HÌNH THỨC
-
Những Qui Luật Của Tư Duy Hình Thức
-
Đề Tài:" VỀ KHÁI NIỆM “LÔGÍC HÌNH THỨC” " - TaiLieu.VN
-
(10đ[Tiểu Luận] Logic đại Cương Quy Luật Cấm Mâu Thuẫn - SlideShare
-
[Top Bình Chọn] - Các Quy Luật Của Logic Hình Thức - Trần Gia Hưng
-
FILE_20210707_221518_D04- Đàng Thị Băng Nhi-030136200427 ...
-
Tiểu Luận Nhập Môn Logic Học - MỤC LỤC PHẦN 1 - StuDocu
-
[PDF] LOGIC HOC - Khoa Luật