Tiểu Luận Vai Trò Của Con Người Trong Quá Trình Xây Dựng CNXH ở ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Liên hệ
Tài liệu - Ebook
Thư viện tài liệu, ebook, đồ án, luận văn, giáo trình tham khảo cho học sinh, sinh viên
Tiểu luận Vai trò của con người trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CON NGƯỜI. 3
Con người là một thực thể sinh học- xã hội: 5
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội: 6
Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội: 7
Quần chúng nhân dân và lãnh tụ : 8
PHẦN II:VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 10
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới: 10
Vấn đề nguồn lực con người: 11
Vai trò của con người Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội : 12
Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế: 12
Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị: 13
Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa: 13
Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội : 14
Thực trạng con người Việt Nam hiện nay: 14
Những mặt yếu kém: 16
Xây dựng con người Việt Nam như thế nào. 18
Một số giải pháp phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay. 18
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 2 Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vai trò của con người trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên, Anghen; xem xét mặt tự nhiên của con người, như ăn, ngủ, đi lại, yêu thích... Không còn hoàn mang tính tự nhiên như ở con vật mà đã được xã hội hoá. Mác viết: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” con người là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con người với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần giống với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người sản xuất ra công cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người và bản chất của con người chỉ được biểu hiện ra trong hoạt động đặc biệt là hoạt động sản xuất vật chất . Bản chất con người không phải là bất biến mà nó biến đổi ở những giai đoạn khác nhau của xã hội loài người . Luận điểm của Mác coi “Bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” Mác hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học của con người, ông chỉ đối lập luận điểm coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên còn bỏ qua, không nói gì đến mặt xã hội của con người. Khi xác định bản chất của con người trước hết Mác nêu bật cái chung, cái không thể thiếu và có tính chất quyết định làm cho con người trở thành một con người. Sau, thì khi nói đến “Sự định hướng hợp lý về mặt sinh học” Lênin cũng chỉ bác bỏ các yếu tố xã hội thường xuyên tác động và ảnh hưởng to lớn đối với bản chất và sự phát triển của con người. Chính Lênin cũng đã không tán thành quan điểm cho rằng mọ người đều ngang nhau về mặt sinh học. Ông viết “thực hiện một sự bình đẳng về sức lực và tài năng con người thì đó là một điều ngu xuẩn... Nói tới bình đẳng thì đó luôn luôn là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị chỉ không phải là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của cá nhân”. Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội: Nguyên tắc cơ bản của việc xác lập mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể cũng như mối quan hệ giữa cá nhân và các cộng đồng xã hội nói chung chính là mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng xã hội . Đó cũng là mối quan hệ vừa có sự thống nhất vừa có mâu thuẫn. Mỗi cá nhân với tư cách là một con người ,không bao giờ có thể tách rời khỏi những cộng đồng xã hội nhất định ,đồng thời mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một hiện tượng mang tính lịch sử . Là một hiện tượng lịch sử ,quan hệ cá nhân và xã hội luôn vận động ,biến đổi và phát triển ,trong đó sự thay đổi về chất chỉ diễn ra khi có sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác . Trong giai đoạn cộng sản nguyên thuỷ ,không có sự đối kháng giữa cá nhân và xã hội . Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội căn bản thống nhất với nhau . Khi xã hội phân chia giai cấp ,quan hệ giữa cá nhân và xã hội vừa mang có thống nhất vừa có mâu thuẫn và mâu thuẫn đối kháng .Trong chủ nghĩa xã hội ,những điều hiện xã hội mới tạo tiền đề cho cá nhân ,để mỗi cá nhân phát huy năng lực và bản sắc riêng của mình ,phù hợp với lợi ích và mục tiêu của xã hội mới . Vì vậy , xã hội xã hội chủ nghĩa và cá nhân là thống nhất biện chứng ,là tiền đề và điều kiện của nhau. Theo quan điểm của triết học Mác –Lênin,xã hội giữa mốt vai trò quyết định đối với cá nhân.Thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao nhất cho mỗi cá nhân tác động vào mọi quá trình kinh tế ,xã hội ,cho sự phát triển được thực hiện . Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội do sự quy định của mặt khách quan và mặt chủ quan .Mặt khách quan biểu hiện ở trình độ phát triển và năng suất lao động xã hội . Mặt chủ quan biểu hiện ở khả năng nhận thức và vận dụng quy luật xã hội phù hợp với mục đích của con người .Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và ngay cả dưới chế độ xã hội chủ nghĩa , những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội vẫn cứ tồn tại . Do đó để giải quyết dúng đắn mối quan hệ cá nhân – xã hội ,cần phải tránh hai thái độ cực đoan . Một là chỉ they cá nhân mà không thấy xã hội ,đem cac nhân đối lập với xã hội ,nhu cầu cá nhân chưa phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội. Khuynh hướng này có thể dẫn đến chủ nghĩa cá nhân . Hai là , chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân ,quan niệm sai lầm về lợi ích xã hội ,về chủ nghĩa tập thể ,thực chất là chủ nghĩa bình quân ,coi nhẹ vai trò cá nhân, lợi ích cá nhân . Xã hội càng ohát triển thì lợi ích và nhu cầu cá nhân càng đa dạng .Nếu không quan tâm đến vấn đề cá nhân ,sẽ dẫn đến một xã hội nghèo nàn ,chậm phát triển , không phù hợp với bản chất của xã hội . Quần chúng nhân dân và lãnh tụ : Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ là quan hệ biện chứng , tính biện chứng ở mối quan hệ trên biểu hiện ở: Thứ nhất , tính hệ thống giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ .Không có phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân ,không có các quá trình kinh tế , chính trị ,xã hội của đông đảo quần chúng nhân dân ,thì cũng không thể xuất hiện lãnh tụ .Những cá nhân ưu tú ,những lãnh tụ kiệt xuất là sản phẩm của thời đại ,vì vậy,họ sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của phong trào quần chúng . Thứ hai , quần chúng nhân dân và lãnh tụ thống nhất trong mục đích và lợi ích của mình.sự thống nhất về các mục tiêu của cách mạng ,của hành động cách mạng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ do chính quan hệ lợi ích quy định .Lợi ích biểu hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau :Lợi ích kinh tế ,lợi ích chính trị ,lợi ích văn hóa …Quan hệ lợi ích là cầu nối liền ,là nội lực để liên kết giữa cá nhân cũng như quần chúng nhân dân và lãnh tụ với nhau thành mộ khối thống nhất giữa ý chí và hành động . Lợi ích đó vận động và phát triển tuỳ thuộc vào thời đại ,vào địa vị lịch sử của giai cấp cầm quyền mà lãnh tụ là đại biểu .phụ thuộc vào khả năng nhận thức và vận dụng để giải quyết mối quan hệ giữa các cá nhân,các giai cấp và tầng lớp trong xã hội .Từ đó có thể thấy rằng ,mức độ thống nhất về lợi ích là cơ sở quy định sự thống nhất về nhận thức và hành động giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử . Thứ ba,sự khác biệt giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ biểu hiện trong vai trò khác nhau của sự tác động đến lịch sử . Tuy cùng đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển lịch sử xã hội , nhưng quần chúng nhân dân là lực lượg quyết định sự phát triển ,còn lãnh tụ là người định hướng ,dẫn dắt phong trào ,thúc đẩy sự phát triển lịch sử. Bởi vậy ,mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ là biện chứng ,vừa thống nhất vừa khác biệt . Vai trò của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung: Thứ nhất , quần chúng nhân dân là lượng sản xuất cơ bản của xã hội , trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất , là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội .Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và trí óc . Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất .Song ,vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động , nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội , của thời đại kinh tế tri thức . Điều đó khẳng định rằng hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội . Thứ hai , quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội . Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng ,đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng .Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác , nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo .Tuy nhiên nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất , dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất , nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân . Bởi vậy ,nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế , chính trị , xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội . Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần . Những sáng tạo về văn học , nghệ thuật, khoa học, y học ,quân sự, kinh tế, chính trị , đạo đức…của nhân dân vừa là cội nguồn , vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại .Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội .Mặt khác, các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng , trở thành giá trị phổ biến, Tóm lại ,xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động tinh thần đến hoat động vất chất , quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử . Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau .Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội , quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phá huy tài năng và trí sáng tạo của mình . Phần II:Vai trò của con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới: Con người , với tư cách là những cá nhân không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và cả với loài người trên thế giới , con người vừa là động lực ,vừa là mục tiêu của cách mạng và con người là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng .Từ tư tưởng đó Người xây dựng lên chiến lược “ trăm năm trồng người”.Từ quan điểm về con người đến quan điểm về chiến lược “trồng người” là một bước phát triển hợp logic của tư tưởng Hồ Chí Minh . Để thực hiện chiến lược kinh tế –xã hội thì chiến lược con người phải đi trước một bước “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người chủ nghĩa “. Quan điểm “ trồng người” của Hồ Chí Minh rất toàn diện và phong phú. Bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội , Người nhấn mạnh các yêu cầu : Có đạo đức cách mạng , cần ,kiệm ,liêm, chính , chí công vô tư ,không tham ô, lãng phí, quan liêu. Có ý thức làm chủ và có tinh thần tập thể. Có ý chí học hỏi , không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu văn hóa, khoa học – kỹ thuật , những hiểu biết mới của thời đại . Có tinh thàn tìm tòi , nghiên cứu, sáng tạo, nhạy bén với cái mới , biết vận dụng nó vào thực tế công tác để nâng cao năng suất , chất lượng , hiệu quả. Con người sống dưới chế độ chủ nghĩa xã hội mang những nét đặc trưng của xã hội chủ nghĩa , song vẫn còn chịu ảnh hưởng không ít những tư tưởng , tác phong, thói quen của xã hội cũ . Cho nên , quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa cái cũ và cái mới , cái tiến bộ và cái lạc hậu . Con người xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội , vừa là sản phẩm của quá trình đó. Vấn đề nguồn lực con người: Nguồn lực con người là những yếu tố ở bên trong con người có thể huy động , sử dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội , là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất , tinh thần đạo đức , phẩm chất, trình độ tri thức ,vị thế xã hội …tạo nên năng lực của con người , của cộng đồng người có thể sử dụng , phát huy trong quá trình phát triển kinh tế –xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội. Khi chúng ta nói đến nguồn lực con người là ta nói tới con người với tư cách là chủ thể hoạt đông sáng tạo tham gia cải tạo tự nhiên , làm biến đổi xã hội. Nói tới nguồn lực con ngườu là nói tới số lượng và chất lượng nguồn nhân lực . Số lượng nguồn lực con người được xác định trên quy mô dân số,cơ cấu,độ tuổi ,sự tiếp nối các thế hệ ,giới tính và sự phân bố dân cư giữa các vùng , các miền của đất nước ,giữa các ngành kinh tế , giữa cac lĩnh vực của đời sống xã hội. Chất lượng nguồn lực con người là một khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về thể lực ,trí lực, tay nghề ,năng lực quản lý , mức độ thành thạo trong công việc , phẩm chất đạo đức ,tình yêu quê hương đất nước ,ý thức giai cấp , ý thức về trách nhiệm cá nhân với công việc , với gia đình và với xã hội , giác ngộ và bản lĩnh chính trị …và sự kết hợp các yếu tố đó . Số lượng và chất lượng nguồn lực con người có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ . Nếu số lượng nguồn lực con người quá ít sẽ gây khó khăn cho lao động xã hội và do vậy ,chất lượng lao động cũng bị hạn chế , chất lượng nguồn lực được nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong một đơn vị sản xuất kinh doanh hay giảm số người hoạt động trong một tổ chức xã hội , đồng thời cũng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của một tập thể người trong lao động sản, xuất hoạt động xã hội. Xã hội muốn phát triển nhanh và bền vững phải quan tâm đào tạo nguồn lực con người có chất lượng ngày càng cao . Muốn thực hiện điều đó , cần có sự quan tâm ngay trong quá trình đào tạo , trong quá trình sử dụng và phân công lao động xã hội . Vai trò của con người Việt Nam hiện nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội : Khi Việt Nam bước vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội , Hồ Chí Minh đã khẳng định “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội , trước hết ta cần có những con người xã hội chủ nghĩa “.Để làm rõ hơn quan điểm trên của Hồ Chí Minh , cần nghiên cứu vai trò nguồn lực con người trong một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội : Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực kinh tế: Trong lĩnh vực này con người với tư cách là lượng sản xuất và vai trò trong quan hệ sản xuất .Trong bất cứ xã hội nào , người lao động cũng là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất . Ngày nay , khoa học và công nghệ càng phát triển , hàm lượng chất xám trong giá trị hàng hóa ngày càng cao , thì vai trò của người lao động có trí tuệ lại càng quan trọng trong lực lượng sản xuất . Con người khi làm chủ những tư liệu sản xuất , được đào tạo một cáh chu đáo những kiến thức quản lý kinh tế sẽ có điều kiện khai thác một cáh có hiệu quả tiềm năng đát đai , biết kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất như huy động vốn , động viên khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả , quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu , hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn . Ngày nay vai trò người quản lý trong sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng , do vậy , cần phải trú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ này . Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội , người lao động đã làm chủ đất nước , làm chủ trong quá trình quản lý sản xuất , từ việc xây dựng kế hoáchản xuất kinh doanh tới tổ chức sản xuất kinh doanh và làm chủ trong quá trình phân phối sản phẩm.Điều đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để phát huy nguồn lực con người , phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp . Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực chính trị: Từ khi giai cấp công nhân và đảng của nó lãnh đạo toàn xã hội thì con người đã giải phóng khỏi áp bức dân tộc , áp bức giai cấp , trở thành người làm chủ đất nước , nhân dân tự tổ chức thành nhà nước dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh nhiều lần lưu ý rằng , nước ta phải đi đến dân chủ thức sự “ Chúng ta phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội , để nâng cao đời sống của nhân dân , thực hiện dân chủ thực sự “. Xét nguồn lực con người trên phương diện chính trị , khi ,mà người dân có tri thức , có năng lực , thấy được trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn những nười có đức có tài vào các cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng nhà nước vững mạnh. Cán bộ nhà nước có hiểu biết lý luận , hiểu biết thực tiễn , thấy được trách nhiệm của mình đối với nhân dân , sẽ hết lòng phụng sự nhân dân và thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân sẽ được dân mến , dân tin , dân ủng hộ . Có thể khẳng định , nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân , do dân và vì dân ; trong quá trình đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng , bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù . Vai trò nguồn lực con người trong lĩnh vực văn hóa: Dưới chủ nghĩa xã hội nhân dân lao động đã trở thành người làm chủ trong đời sống văn hóa xã hội , là những người góp phần xây dựng nên những công trình văn hóa , những người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật . Con người có văn hóa cũng là những người có nghĩa vụ bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần của đất nước ,của nhân loại . Do vậy , nếu mỗi người có ý thức, năng lực thực hiện tốt công việc này , thì những giá trị văn hóa tinh thần, giá trị văn hóa vật chất của xã hội được bảo tồn , lưu giữa , được nâng cao. Con người có tri thức khoa học , có năn lực nghiên cứu tạo ra những khả năng cho họ có những đóng góp xứng đáng cho sự phát triển khoa học của đất nước .Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức , tạo điều kiện cho họ cống hiến hết khả năng trí tuệ cho đất nước ,cho sự phát triển của xã hội . Vai trò của nguồn lực con người trong lĩnh vực xã hội : Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất , mà còn là chủ thể của quá trình sản xuất tinh thần xã hội . Bằng hoạt động thực tiễn là lao động sản xuất , con người cải tạo tự nhiên , biến đổi xã hội , bắt tự nhiên phục vụ cho mình , và làm đẹp cho tự nhiên ;đồng thời trong quá trình đó con người cải tạo chính bản thân mình .Do vậy , sự phối hợp giữa các thành viên trong cộng đồng đó cũng tạo ra sức mạnh to lớn trong công việc phát huy nguồn lực con người để nhận thức , cải tạo tự nhiên và xã hội . Ngược lại , sự thiếu thống nhất , sự phối hợp không đồng bộ của các thành viên trong xã hội cũng sẽ làm giảm đi , them trí triệt tiêu cả động lực phát triển tự nhiên và xã hội. Nguồn lực con người không khai thác , không phát huy được là lãng phí lớn nhất .Đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức càng hoạt động, càng nghiên cứu , càng làm việc trí tuệ của họ càng đa dạng , càng phong phú và sâu sắc .Nước ta đang còn là một nước nghèo , kinh tế kém phát triển , thì việc phát huy nguồn lực con người để xây dựng đất nước càng trở nên quan trọng. Thực trạng con người Việt Nam hiện nay: Dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ và tốc độ tăng nguồn dân số đến độ tuổi lao động là rất cao, trong khi nền kinh tế chưa phát triển lại mất cân đối ngiêm trọng làm nảy sinh hai vấn đề: tăng năng suất lao độngvà giải quyết việc làm cho những người lao động trở nên hết sức bức thiết. Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm của ta còn rất hạn chế. Vì vậy, mâu thuẫn cung cầu về số lượng nguồn nhân lực rất lớn, gây sức ép ngày càng nặng nề về lao động việc làm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư, gây nhiều xáo trộn về xã hội, môi trường, tác động nhiều đến cơ cấu vùng của nguồn nhân lực. Kết hợp vào đó là sự thiếu quản lý, thiếu kiến thức nên người di dân là lực lượng phá rừng, gây ô nhiễm môi trường ở cả vùng họ rời đi và nhiều vùng họ đến. Tình trạng thiếu hụt kĩ năng của người lao động rất rõ rệt. Lao động có tay nghề cao, công nhân kỹ thuật thiếu do đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa đủ, cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, thiếu cơ sở định hướng, không xuất phát từ nhu cầu thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung đã được cảI thiện nhiều nhưng cung về chất lượng vẫn không thể đáp ứng được cầu về mặt thể lực, trí lực và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động, nguồn nhân lực của Việt Nam. Chất lượng thì như vậy, lại kết hợp thêm việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực bất cập, thiếu đồng bộ càng làm tăng thêm mâu thuẫn về cung cầu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thừa lao động giản đơn nhưng lại thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ, gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển về nhiều mặt ở các vùng này. Những nơi cần thì không có, còn những nơi đã có nhiều rồi như ở các thành phố lớn thì lại ngày càng nhiều thêm gây ra một sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Điểm mạnh của nước ta là số người biết chữ cao so với nhiều nước trong khu vực hay các nước đang phát triển khác. Nguồn nhân lực nước ta có động lực hạc tập tốt, thông minh, tự tin cao, khéo léo, có thể thành giỏi nếu được giáo dục đào tạo tốt. Điểm yếu của nước ta về nguồn nhân lực chủ yếu là tri thức, nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị, buôn bán, quản lý và tri thức khoa học kỹ thuật cập nhật. Những hạn chế đó của nguồn nhân lực nước ta trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập phát triển rất cần được khắc phục càng sớm càng tốt bằng mọi biện pháp, khả năng vốn có của nước ta. Có thể nói, Nhà nước Việt Nam rất chú ý đến phát triển giáo dục và thành công trong việc thiết lập hệ thống giáo dục trong phạm vi cả nước. Hệ thống giáo dục ngày càng phong phú, quy mô giáo dục không ngừng mở rộng, phát triển ở các vùng, các ngành học và các cấp học. Nhìn vào số lượng hiện có, với hơn 100 trường đại học, cao đẳng, kể cả đại học dân lập, với quy mô đào tạo gần 600.000 sinh viên, có nhiều khoa, bộ môn, ngành nghề mới hình thành... chúng ta thấy đào tạo đại học đã có một bước phát triển khá nhanh, nhất là trong 10 trở lại đây cùng với những cố gắng bền bỉ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và sinh viên. Có thể nói, đây là thời điểm "nở rộ" của phát triển số lượng đào tạo đại học. Hình thức đào tạo đại học và cao đẳng nước ta khá phong phú, có khoảng 66% số sinh viên theo học hệ chính quy tập trung, số còn lại học các hệ đại học cao đẳng tại chức, ngắn hạn. Mỗi năm có khoảng 20 ngàn sinh viên cao đẳng, đại học tốt nghiệp hệ chính quy. Hiện tại Việt Nam có hơn 700 ngàn người có trình độ đại học cao đẳng trở lên. Tỷ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi đi học của Việt Nam là 2,3-2,5%. Tỷ lệ này còn hơn mức 2% của Trung Quốc, nhưng thấp hơn mức 16% của Thái Lan, 1% của Inđônêxia, 18% của Philipin và 40% của Hàn Quốc. Những mặt yếu kém: Lao động có chuyên môn kỹ thuật vừa thiếu về số lượng, vừa kém về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu: Hiện nay, cả nước ta có 40 triệu lao động trong đó lực lượng lao động trẻ có 26 triệu (chiếm trên 50%). Đây là vốn quý nhưng lại nhiều bất cập về phân bổ, cơ cấu và trình độ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 12% trong tổng số trong công nghiệp và xây dựng. Công nhân bậc cao chiếm hơn 4%. Tình trạng này đã và đang hạn chế việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Tỷ lệ lao động kỹ thuật chỉ chiếm 13,3% lực lượng lao động với cơ cấu là: 1 cao đẳng, đại học và trên đại học - 1,6 trung học chuyên nghiệp - 3,6 công nhân kỹ thuật (thể hiện ở bảng). Theo kinh nghiệm của các nước phát triển thì tỷ lệ trên phải đạt mức 1-1-10 thì mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế. So với thời kỳ trước đổi mới, số học sinh các trường trung học chuyên nghiệp và các trường dạy nghề vẫn tiếp tục giảm đi nhanh chóng. Năm học 1996-1997 cả nước có 156 ngàn học sinh trung học chuyên nghiệp từ năm học 1995-1996 con số này là 116,4 ngàn (giảm 25,4%). Từ năm 1991-1992 cho đến nay, số lượng này có tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Trong khi đó, số lượng sinh viên cao đẳng và đại học bắt đầu tăng lên từ năm học 1992-1993, đặc biệt tăng nhanh vào những năm gần đây. Năm học 1995-1996 số sinh viên cao đẳng số sinh viên cao đẳng là 173,1 ngàn, tăng 26,4 so với 1994-1995 và 62,7% so với 1990-1991. Như vậy, tương quan trong cac cấp học đã thay đổi một cách căn bản. Trong khi sinh viên cao đẳng, đại học tăng lên nhanh thì số học sinh trung học chuyên nghiệp và dạy nghề không tăng hoặc tăng không đáng kể. Đó là một vấn đề bất hợp lý vì trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều ngành cần có nhu cầu đào tạo lại nghề và đào tạo nghề mới. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng kịp với yêu cầu: Phải khẳng định rằng người Việt Nam không thua kém các nước khác. Điều đó đã được chứng minh qua các kỳ thi Olympic quốc tế và toán học, tin học, vật lý... đoàn Việt Nam từ trước đến nay bao giờ cũng chiếm giải cao trong các kỳ thi. Song do phương tiện học tập nghèo nàn, trường lớp thiếu, đời sống giáo viên khó khăn, ngân sách dành cho giáo dục còn hạn chế đã làm cho chất lượng giáo dục nói chung ở các cấp học của ta còn thấp. Cơ cấu đào tạo nhân lực về trình độ, ngành nghề và vùng miền chưa hợp lý. Phần lớn học sinh phổ thông chỉ chọn một con đường là học lên đại học, việc học nghề ở các trình độ khác còn hạn chế. Việc tăng vi mô đào tạo đại học chưa được định hướng vào nhu cầu của xã hội. Phân bố học sinh, sinh viên theo ngành nghề, theo vùng miền chưa phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội của cả nước và của địa phương, gây nên tình trạng nơi thừa nơi thiếu. Khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục đào tạo giữa các vùng trong nước chưa được thu hẹp. Một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục đào tạo chưa được ngăn chặn kịp thời như : dậy thêm, học thêm tràn lan không vì mục đích giáo dục, tăng quy mộ vệ sinh vượt quá các điều kiện đảm bảo chất lương, không thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo. Các hiệnCác file đính kèm theo tài liệu này:
- 10481.doc
- Đề tài Nước ta coi Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH
15 trang | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 3
- Tiểu luận Tại sao Hồ Chí Minh chủ trương thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
15 trang | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1
- Luận án Hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn An Ninh ở Việt Nam từ năm 1922 đến năm 1943
218 trang | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 1
- Tiểu luận Sự tham gia của Việt Nam vào hiến chương Asean về hợp tác an ninh - chính trị
11 trang | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Cơ sở của việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
16 trang | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Tìm hiểu mối quan hệ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại theo tư tưởng Hồ Chí Minh
14 trang | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 4
- Tiểu luận Nhóm các quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật
18 trang | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1
- Luận văn Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
123 trang | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 1
- Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhập và thâu tóm ngân hàng ở Việt Nam
8 trang | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 2
- Tiểu luận Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực
11 trang | Lượt xem: 9376 | Lượt tải: 2
Copyright © 2024 Doc.edu.vn - Chia sẻ những Thủ thuật tin học, phần mềm hay, hướng dẫn giải bài tập, sáng kiến kinh nghiệm, SKKN hay
Từ khóa » Tiểu Luận Xây Dựng Con Người Mới
-
Tài Liệu TIỂU LUẬN:XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI ...
-
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Con Người Mới - 123doc
-
Tiểu Luận: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Con Người Mới
-
Tiểu Luận:xây Dựng Con Người Trong Thời đại Mới
-
Luan Van Xây Dựng Con Người Mới Trang 1 Tải Miễn Phí Từ Tailieunhanh
-
Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Vấn đề Văn Hóa đạo đức Và Xây ...
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Xây Dựng Con Người Mới Và Sự Vận Dụng ...
-
[PDF] VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY
-
Tiểu Luận: Con Người Trong Quá Trình đổi Mới Hiện Nay
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Vấn đề Văn Hóa đạo đức Và Xây Dựng Con ...
-
Tiểu Luận Vấn đề Văn Hóa Và Con Người Trong Thời Kỳ đẩy Mạnh ...
-
Top 5 Tiểu Luận Triết Học Về Con Người Xuất Sắc Nhất Năm 2022
-
Xây Dựng Hình Mẫu Con Người Mới Xã Hội Chủ Nghĩa Có Tri Thức, đạo ...
-
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Phát Huy Nhân Tố Con Người ...