Tiểu Luận Vấn đề Lũ Lụt ở Miền Trung - Tài Liệu Text - 123doc
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Xã hội học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.63 KB, 13 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢITRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮBỘ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG * * * TIỂU LUẬNMÔN HỌC:KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ LÀM VIỆC NHÓM Đề tài:Vấn đề lũ lụt ở miền Trung Giảng viên hướng dẫn: TS Đặng Tùng Hoa Lớp: N0.32 Nhóm: 05 Tên nhóm trưởng: Nguyễn Văn Quang Tên thành viên: Đặng Thị Thủy Nguyễn Văn Trường Nguyễn Văn Tam Vũ Xuân Trưởng Trần Thị Quyên Hà Nội,2010MỤC LỤC TrangI.Phần mở đầu………………………………………………………………. 21.1.Lý do chọn đè tài………………………………………… 21.2.Mục tiêu nghiên cứu……………………………………… 21.3.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 2II.Phần nội dung……………………………………………………………… 32.1.Hiện trạng và hậu quả của lũ lụt ở miền Trung…………………………2.2.Nguyên nhân của lũ lụt miền Trung……………………………2.3.Biện pháp khắc phục……………………………………………………….III.Phần kết luận và đề xuất……………………………………3.1.Kết luận…………………………………………………………3.2.Đề xuất…………………………………………………………Danh mục tham khảo và phụ lục……………………………………Phụ lục1. Bảng phân công việc,các biên bản họp nhóm2. Bảng đánh giá điểm của nhóm3. Tài liệu và hình ảnh đã thu thập4. Đề cương tiểu luận I.PHẦN MỞ ĐẦU:1.1.Lí do chọn đề tài:Hiện nay, vấn đề lũ lụt miền Trung là một vấn đề nhà nước ta và nhân dân cả nước quan tâm.Mỗi năm lũ lụt đã cướp đi hàng trăm sinh mạng,tàn phá nhà cửa,mùa màng.Người dân ở đây bỗng chốc tay trắng.Sau mỗi cơn lũ cuộc sống của những người dân ở đây rất khó khăn.Tình trang thiếu lương thực trầm trọng,họ không có nhà để ở,không có nước sạch để uống để sinh hoạt và rác cùng xác các động vật phân hủy đó là nguy cơ bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm.Nhằm góp phần vào việc giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra,chúng tôi đã chọn đề tài ”vấn đề lũ lụt miền Trung”.Hy vọng nghiên cứu này có thể góp phần bảo vệ người dân vùng lũ tránh các thiệt hại do lũ gây ra.1.2.Mục tiêu nghiên cứu: Để phát huy tính tích cực học của sinh viên,giúp cho sinh viên chúng tôi bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học.Qua đó chúng tôi có thể tìm hiểu thực trạng ,nguyên nhân ,hậu quả của vấn đề lũ lụt miền Trung cũng như giải pháp khắc phục tình trạng này.Đồng thời,chúng tôi muốn đóng góp một phần của mình vào việc giảm thiệt hại do lũ ở dây gây ra. Mục tiêu cụ thể của đề tài:- Tìm hiểu hiện trạng và hậu quả lũ lụt miền Trung- Nguyên nhân của lũ lụt miền Trung- Đề xuất một số giải pháp khắc phục nguyên nhân và hậu quả1.3.Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được đề tài áp dụng như sau:- Thu thập tài liệu có lien quan:các báo cáo,bài báo từ các nguồn- Thảo luận nhóm- Làm việc cá nhân- Tổng hợp tà liệuNhóm đề tài đã kết hợp các phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu. IINội dung:2.1.Thực trạng lũ lụt miền Trung:Lũ lụt là một vấn đề cả nước ta quan tâm không chỉ có ngày nay mà còn từ thời ông cha ta bắt đầu xây dựng đất nước , ông cha ta quan tâm chú trọng đến công việc phòng chống thiên tai . Ở nước ta hiện nay , miền trung là nơi luôn phải gánh chịu nặng nề nhất do thiên tai lũ lụt gây ra.Những hậu quả mà nó mang lại cho miền Trung nước ta là rất lớn:không những nó tàn phá hủy hoại về kinh tế thiệt hai hàng nghìn tỉ đồng, cơ sở vật chất nhà cửa,đường xá ,cầu cống, mùa màng mà nó còn cướp đi sinh mạng hàng trăm người mỗi năm để lại nỗi đau cho những người thân có người bị lũ cuốn đi.Như năm 1996 bão đã cướp mất 400 sinh mạng , năm 1998 là 450 người . Đặc biệt là hai cơn lũ lụt liên tiếp từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 12 năm 1999 được gọi cơn lũ thế kỷ. Hai cơn lũ này đã làm gần 750 người thiệt mạng và tổn thất tài sản và mùa màng lên đến 300 triệu Mỷ Kim.Những tổn thất đó chưa phải tất cả,sau khi bão lũ đi qua thì những ngươi dân phải đối mặt với bao nhiêu thử thách trong cuộc sống :nạn thiếu lương thực,thực phẩm,nước sạch,thuốc men,dịch bệnh phát sinh.Trẻ em không có sách vở để đến trường đi học. 10 năm trở lai đây miền Trung nước ta luôn luôn phải đối mặt với những trận lũ lịch sử ,“lũ chồng lũ” đợt lũ này chưa qua đợt khác đã tới.Với cường độ và sức tàn phá của nó ngày càng gia tăng.Mỗi năm miền Trung phải đối phó với hai đến ba cơn bão lớn,do sự biến đổi khí hậu , gió mùa đông lạnh tràn về đột ngột,các đợt gió biển thổi vào mang theo không khí ẩm làm cho ở đây làm mưa lớn trên diện rộng xuất hiên lũ quét , lũ ống với thời gian ngắn làm tổn thất tài sản và tính mạng của nhân dân là rất lớn.Hậu quả của lũ lụt miền Trung là rất nặng nề gần đây nhất là cơn bão MEGI cấp 17 tiến thẳng vào miền Trung và gây ra: theo ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương,đợt mưa lũ từ ngày 1 đến 5/10 năm 2010 tại miền trung đã cướp đi 66 sinh mạng,làm 18 người mất tích,thiệt hại vật chất ước tính 2.750 tỉ đồng.Chỉ với một cơn bão đã làm tổn thất lớn như vậy nhưng không chỉ có như vậy nó còn mang lại cho những người dân miền Trung bao nhiêu khó khăn khác sau mỗi cơn bão:Điều đầu tiên đó là vấn đề nước sạch cho người dân sinh hoạt. Giếng nước gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người từ thuở xa xưa cho đến nay. Tuy nhiên, khi bị ngập lụt do chưa có giải pháp hữu hiệu bảo vệ giếng nên nước giếng thường bị ô nhiễm nặng. Sau khi nước lũ rút không có nước sạch dùng, đây là thời điểm khó khăn về nước dùng sinh hoạt cho người dân nguy cơ gây ra dịch bệnh rất cao.Nguy cơ cao nhất đó là dịch tiêu chảy họ không có nước sạch để uống,bệnh sốt xuất huyết cũng có cơ hội phát triển. Như cơn bão MEGI đã trôi qua ,người dân miền Trung vẫn chua hết bàng hoàng với trận lũ lịch sử này để lại hậu quả nặng nề,ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.Đặc biệt là tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt và tình trạng ô nhiễm môi trường.Nước lũ rút để lại một lớp bùn non có nơi dày tới 20-30 cm ,với đủ thứ rác thải,xác gia súc,gia cầm chết trong tình trạng phân hủy.Nước tù đọng chưa được khơi thông xử lý.Đó là những nguyên nhân bùng phát dịch bệnh rất cao.Hiện nay đáng báo động là tình trạng ô nhiễm nước ngầm lan tràn các loại dịch bệnh tả,sốt suất huyết ,vi khuẩn có hại… cho con người.Theo số liệu thống kê:Khoảng 30 trạm y tế,36809 hộ bị ngập , khoảng 68669 người thiếu nước sạch tại Quảng Trị,Quảng Bình , Thừa Thiên Hếu , các công trình cấp nước bị vùi lấp hoặc bị ô nhiễm nghiêm trọng.Tỉnh Quảng Bình theo số liệu báo cáo ban đầu có 108472 giếng nước của các hộ dân bị ngập chìm trong nước,trong đó huyện Lệ Thủy có 27500 hộ,Quảng Ninh 16500 hộ,Đồng Hới 3939 hộ , Bố Trạch 3200 hộ,Tuyên Hóa 8977 hộ , Ninh Hóa 3579 hộ. Thứ hai đó là vấn đề về lương thực , nhân dân ở đây thiếu lương thực trầm trọng,người dân phải sống trong cảnh bữa đói bữa no họ ngồi nhìn dòng nước ngóng đợi các đợt hang cứa chợ của nhà nước tới .Tất cả tài sản ,mùa màng của họ đã bị dòng nước cuốn trôi,hàng vạn hecta luá,hoa màu,tôm cá của người dân đã mất trắng. Như cơn bão số 9 (Ketsana) năm 2010 vừa đi qua để lại thiệt hại nặng nề cho các tỉnh ven biển miền Trung về người và tài sản. Không dừng lại ở những khó khăn này, người dân nơi đây đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn sắp tới về thiếu thốn lương thực, thực phẩm, thuốc men và tình trạng giá cả hàng hóa tăng cao.Thiệt hại về nông nghiệp là 8.145 héc ta lúa bị ngập; lượng ngô, mía bị ngập là 7.443 héc ta và hoa màu các loại bị hư hại là 4.472 héc ta. Diện tích cây công nghiệp hư hại là 26.039 héc ta..Tại thành phố Đà Nẵng, hiện tại giá lương thực, thực phẩm đang tăng mạnh. Sau bão, hầu hết các chợ lớn, nhỏ trên địa bàn bắt đầu mở trở lại vào ngày 30-9 để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân nhưng nhiều mặt hàng, đặc biệt là thực phẩm tươi sống trở lên khan hiếm, giá cả cũng tăng đáng kể.Theo Ban quản lý chợ đầu mối Hoà Cường, sáng 30-9 lượng rau quả nhập về chợ chỉ bằng 40% so với thường ngày nhưng giá tăng. Tại các chợ lớn như chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa, chợ Mới…. hàng thực phẩm khô, đồ hộp được bày bán chủ yếu, riêng mì gói được tiêu thụ khá mạnh, giá tăng khoảng 10.000 đồng/thùng. Còn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là rau xanh tăng giá gấp 3-4 lần trước khi có bão mà vẫn không có hàng để mua. Cụ thể, rau dền, mùng tơi, bồ ngót, cải… có giá từ 10.000 đến 12.000 đồng/bó, các loại cà chua, củ cải, cà rốt và khoai tây có giá bán tăng thêm 1.000-2.000 đồng/kg, thịt bò và thịt heo cũng tăng thêm 10.000-30.000 đồng/kg so với những ngày trước.Do trong những ngày qua tàu thuyền không ra biển được nên giá cá biển cũng tăng đáng kể, cao hơn ngày thường 10.000-30.000 đồng/kg, tuỳ theo loại. Tại chợ Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, một trong những ngôi chợ lớn nhất tỉnh Quảng Bình cho đến nay vẫn chưa hoạt động bình thường trở lại. Cơn lũ đã nhấn chìm 3/4 lượng hàng hóa trong chợ, nhiều tiểu thương tổn thất hàng trăm triệu đồng.Mưa lũ đã rút mấy ngày nhưng chợ Ba Đồn vẫn vắng. Theo giải thích của tiểu thương ở đây, là do thiệt hại nặng trong lũ nên nhiều tiểu thương chưa xoay ra vốn để mua hàng buôn bán trở lại. Và hầu hết người dân trên địa bàn gần như trắng tay, không còn tiền để đến chợ mua bán như bình thường, họ đang sống nhờ vào những chuyến hàng cứu trợ.Nền chợ vẫn nhầy nhụa bùn đất, lác đác có vài người mang những mớ cá đồng và vài mớ rau dập nát ngồi bán trên vỉa hè. Một tiểu thương bán gạo ở chợ Ba Đồn cho biết: Cả chợ duy nhất cửa hàng gạo của bà là không bị ngập nước.Lũ rút, hàng trăm người đến cửa hàng của bà để mua gạo, nhất là những đoàn cứu trợ. Hết hàng, gọi điện nơi khác chuyển về không kịp vì đường ách tắc. Giá cước vận chuyển cũng tăng cao nên không thể không tăng giá bán.Chị Nguyễn Thị Búp, ở thị trấn Ba Đồn than thở: “Cái gì cũng tăng giá. Gạo trước đợt lũ lụt, 1 yến chỉ từ 90 đến 120 ngàn đồng (tùy loại), nhưng nay lên đến 160 đến 200 ngàn đồng. Giá dầu ăn, muối đều tăng cao hơn trước, rau xanh rất hiếm. Chất lượng rau thì kém vì bị mưa lũ làm dập nát nhưng giá cũng tăng gấp đôi, gấp ba mà nhiều lúc không có để mua”.Không chỉ lương thực, thực phẩm thiết yếu mà mặt hàng nước uống đóng chai cũng khan hiếm trầm trọng. Một nhân viên làm ở xưởng nước đóng chai Sông Gianh, thị trấn Ba Đồn cho biết: “Chúng tôi làm ngày làm đêm mà vẫn không đủ cung ứng hàng. Các đoàn cứu trợ đến đây là họ mua luôn cả vỏ bịch nước, đặt mua mới cũng không kịp”. Tại chợ Mới, xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch cho đến nay vẫn gần như tê liệt. Tất cả lều quán đã bị nước cuốn trôi.Nhà ở của những người dân sau lũ cũng là một vấn đề hết sức quan trọng.Lũ lụt,gió bão đã làm chọ những căn nhà của họ bị tốc mái,nhà thì sập, nhà thì bị cuốn trôi,họ không còn nhà cửa,nhà của họ dã ngập chìm trong nước,họ chỉ nhìn thấy mênh mông toàn nước.Họ không có chỗ để ở, đời sống vô cùng cực khổ.Một số hình ảnh:Về giao thông ở đây khi lũ tràn về hầu như bị tê liệt kể cả đường bộ lẫn đướng sắt, giữa các vùng bị chia cắt không đi lại được bằng các phương tiện ôtô nên khó khăn cho nhân dân lại càng chồng chất thêm khó khăn. Từ nhiều năm qua, giao thông Bắc - Nam đoạn qua địa bàn miền Trung rơi vào “điệp khúc chia cắt” trong mùa mưa lũ. Gần đây nhất, liên tiếp trong tháng 10 và 11-2010, giao thông Bắc – Nam cả đường sắt và đường bộ đều bị cắt đứt hoàn toàn tại các tỉnh miền Trung trong nhiều lần do mưa lũ. Nửa cuối tháng 10, tuyến đường sắt Bắc – Nam bị cắt đứt hoàn toàn do lũ cuốn trôi hơn 300 mét đường sắt tại km 350+725, đoạn qua địa bàn xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Cách đó chừng vài km về phía Nam, một đoạn đường sắt nằm giữa ga Đức Lạc và ga Yên Duệ (Vũ Quang, Hà Tĩnh) cũng bị sạt lở đoạn dài 110 mét.Ngành đường sắt Việt Nam đã phải bỏ tra gần 200 tỷ đồngvà huy động hơn 1.000 công nhân cùng nhiều máy móc, thiết bị thi công 24/24 nhưng phải mất hơn 10 ngày, đường sắt Bắc – Nam mới thông suốt trở lại. Vừa thông suốt trở lại được vài hôm, đến đầu tháng 11-2010, tuyến đường sắt Bắc – Nam lại bị chia cắt do lũ lớn gây ngập, sạt lở tại Khánh Hòa, Ninh Thuận và tuyến đường sắt đoạn qua đèo Cả (giáp ranh hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa) đoạn khu gian Hảo Sơn - Đại Lãnh lại bị ách tắc do nhiều tảng đá sạt lở nằm chắn mặt đường sắt. Và Công ty quản lý đường sắt Phú Khánh phải huy động nhân lực, vật lực để khắc phục sạt lở ở cung đường sắt phía Nam Nha Trang nhưng phải mất nhiều ngày, tuyến giao thông Bắc – Nam mới lưu thông trở lại. Cùng chung “số phận” với tuyến đường sắt Bắc – Nam, tuyến đường bộ huyết mạch Bắc – Nam, quốc lộ L1A cũng liên tục bị chia cắt do lũ ngập và sạt lở. Đợt lũ lịch sử vào đầu và giữa tháng 10 vừa qua tại các tỉnh Bắc miền Trung, gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An khiến tuyến quốc lộ 1A bị ngập sâu ở hàng chục điểm, nặng nhất là đoạn cầu Rong, xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Đến đầu tháng 11 này, một lần nữa tuyến quốc lộ 1A, đoạn từ Ninh Thuận đi Khánh Hòa bị chia cắt do ngập sâu trong lũ. Tại hầu hết các tỉnh miền Trung, mỗi khi tỉnh nào xuất hiện lũ lụt thì tuyến quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam lại bị chia cắt, ách tắc. Chính vì thế, tuyến giao thông Bắc – Nam đoạn qua miền Trung cứ phập phù theo con lũ nơi đây. Đường tránh lũ cũng đứt: Chính phủ đã cho xây dựng đường Hồ Chí Minh công nghiệp hóa– tuyến giao thông được xem là “tuyến giao thông huyết mạch Bắc – Nam thứ hai” đoạn qua các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Thế nhưng, vào mùa mưa lũ, khi tuyến quốc lộ 1A bị lũ cắt đứt thì đường Hồ Chí Minh đồng thời cũng bị chia cắt bởi nạn sạt lở. Nếu như tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Tĩnh – Quảng Bình có thể đáp ứng được vấn đề giải quyết giao thông mùa lũ thay cho quốc lộ 1A thì đoạn từ A Tép (Tây Giang, Quảng Nam) đến Đắk Tô (KonTum) lại bị “tê liệt” đồng thời với quốc lộ 1A. Đường Hồ Chí Minh đoạn A Tép (Quảng Nam) đến Đắk Tô (KonTum) dài 192km là tuyến giao thông huyết mạch của các huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam và KonTum. Tuy nhiên, hiện nay tuyến đường này có đến gần 120 điểm sạt lở lớn nhỏ do mùa mưa bão năm 2009 để lại. Từ cuối mùa mưa năm trước đến nay, các đơn vị thi công đã khẩn trương hoàn thành một số điểm xung yếu để đảm bảo giao thông. Nhánh Tây đường Hồ Chí Minh đoạn từ A Tép (Tây Giang) đến cầu Thạnh Mỹ (Nam Giang) dài 105km nhưng có đến 107 điểm sạt lở nặng cả hai bờ ta-luy âm và dương khiến giao thông trên tuyến ách tắc thường xuyên mỗi khi mưa xuống. Theo thống kê của Khu quản lý đường bộ V, tính bình quân, đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Nam và KonTum thì cứ 1,5km lại có một điểm sạt lở gây ách tắc. Đường Hồ Chí Minh không chỉ là tuyến đường chiến lược chia sẻ áp lực giao thông với QL1A vào mùa mưa bão mà còn đóng một vai trò rất quan trọng đối với các huyện miền núi, biên giới của Quảng Nam và KonTum. Đường Hồ Chí Minh được ví như "xương sống” nối các huyện miền núi, biên giới như: Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam), Đắk Glei, Ngọc Hồi (KomTum) với đồng bằng.Hàng chục năm qua, mặc dù ngành giao thông đã chú trọng trong công tác nâng cấp tuyến giao thông Bắc – Nam cũng như tìm kiếm các giải pháp nhưng đến nay giao thông Bắc – Nam vẫn bị “tắc” đoạn qua miền Trung. Cứ vào mùa mưa lũ, hàng hóa lại gập ghềnh qua miền Trung, hành khách Bắc – Nam vừa đi vừa run bởi nạn ngập lũ, nhất là sau sự kiện xe khách cao cấp 48K-5868 bị lũ cuốn trôi khiến 20 người chết và mất tích tại Hà Tĩnh hồi tháng 10 vừa qua. Và, giải pháp hữu hiệu cho giao thông Bắc – Nam đoạn qua miền Trung vẫn là bài toán chưa có lời giải. Về giáo dục: ở miền Trung khi lũ đến hàng 100000 các em học sinh không thể đến trường ,được đồ dùng học tập: sách vở,quấn áo của các em đều bị nước lũ làm hư hỏng.Không chỉ như vậy các em cũng không có nơi để học tập,vui chơi được vì trường học của các em đã bị nươc lũ làm sập hoặc bị hư hỏng nặn . Bộ GD-ĐT vừa thống kê thiệt hại do lũ lụt đối với ngành giáo dục tại các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua:Theo đó, tính đến này 25/10, thống kê nhanh từ 3 tỉnh bị lũ lụt, hầu hết các trường học và gia đình học sinh( HS ) đều bị thiệt hại nặng nề, hầu hết sách giáo khoa (SGK ), vở và đồ dùng học tập đều bị nước lũ cuốn trôi với tổng thiệt hại lên đến 705 tỷ đồng, riêng số lượng SGK bị mất đã lên tới 383.000 bộ, tương đương khoảng 27 tỷ đồng. Cụ thể:GD-ĐT Hà Tĩnh: 1 HS THCS bị lũ cuốn; 568 trường bị ngập; Khoảng 170.000 bộ SGK bị mất, 9.000 mét tường rào bị sập đổ, 12.700 bộ bàn ghế bị hỏng, 1.300 căn hộ của GV bị ngập, trên 320 phòng thư viện, thiết bị dạy học, máy vi tính bị hư hỏng.Tổng thiệt hại lên tới 405 tỷ đồngGD-ĐT Quảng Bình: Khoảng 173.000 bộ SGK các cấp (từ Mầm non đến THPT) . Gần 2.900 phòng học bị ngập nước, rất nhiều thiết bị dạy học, thư viện trường học, thiết bị văn phòng bị hư hỏng nặng. Ngoài ra, các công trình xây dựng theo Chương trình kiến cố hóa đang thi công, chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng cũng bị hư hại. Cá nhân CB, GV, NV ngành giáo dục cũng bị mất mát nhiều tài sản. Tổng thiệt hại lên tới 212 tỷ đồngGD-ĐT Nghệ An: 5 em học sinh chết đuối; 35.000 mét tường rào bị đổ, Mất khoảng 40.000 bộ sách, rất nhiều thiết bị dạy học, thư viện trường học, thiết bị văn phòng bị hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại: khoảng 88 tỷ đồngNgay sau khi cơn lũ đi qua, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo sát sao các sở GD-ĐT cũng như NXB GD Việt Nam khắc phục hậu quả sau lũ. Nhân dịp này Bộ GD-ĐT trân trọng kêu gọi các tổ chức, đơn vị, các nhân trong và ngoài ngành phát huy truyền thống “tương thân, tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, tiếp tục giúp đỡ ngành GD-ĐT 03 tỉnh bị lụt vừa qua. Đồng thời, xin đề nghị các đơn vị, các nhà hảo tâm thông báo về Bộ GD-ĐT những khoản trợ giúp của mình đã được chuyển về các tỉnh và phối hợp với Văn phòng Bộ GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT các tỉnh để cùng điều phối các khoản hỗ trợ này, tránh tình trạng tập trung quá nhiều hỗ trợ cho một nhà trường, cá nhân nào đó mà bỏ sót các đơn vị, cá nhân khác.2.2.Nguyên nhân của lũ lụt:Hậu quả tàn khốc của đợt lũ lụt đối với miền Trung vừa qua thêm một lần day dứt tâm can người dân cả nước nhất là các nhà chuyên môn. Chỉ tính 10 năm gần đây đã có tới hàng chục trận bão lũ lẫn áp thấp nhiệt đới tàn phá miền Trung, cướp đi sinh mạng hàng ngàn người cùng vô vàn tài sản của người dân cũng như hủy hoại môi trường. Trong những năm gần đây do nền công nghiệp trên thế giới phát triển , ý thức người dân ở các nước đang phát triển còn chưa cao, nạn chặt phá rừng đầu nguồn , đốt rừng,thủy điện hồ chúa chưa đáp ứng nhu cầu xả lũ và diều tiết dong chảy.Làm cho khí hậu toàn cầu biến đổi sâu sắc.Xuất hiện những thảm họa kinh hoàng cho con người trong đó có lũ lụt . Những năm gần đây đã có những trận lũ lụt lớn chưa từng thấy xảy ra ở miềnTrung.Hàng năm nước ta có từ 10 đến 12 cơn bão đổ bộ vào nước ta , trong đó chủ yếu tập trung vào các tỉnh miền trung .Có những cơn “siêu bão” cấp 15 giật trên cấp 17. Vấn đề đặt ra là tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hậu thiên tai bão lũ miền Trung.Để đề phòng lũ lụt môt cách hữu hiệu và giảm thiểu tổn thất, các nguyên nhân gây nên lũ lụt cần được xác định một cách khoa học và khách quan.Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc đã gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Những năm gần đây, do ảnh hưỡng của biến động thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina, những trận bão biển và mưa lớn xảy ra càng khốc liệt hơn. Mùa bão thường kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, và trung bình hàng năm có 4 cơn bão. Những cơn bão này thường xuất phát từ Phi Luật Tân rồi 3-4 ngày sau sang đến bờ biển nước ta. Đặc biệt vào năm 1999, những trận mưa liên tục từ 18 tháng 10 đến 6 tháng 11 đã nâng mực nước các sông lớn ở miền Trung đến độ cao chưa từng thấy. Gần 1.4 m (1384 mm) nước mưa đã đổ xuống thành phố Huế trong vòng 24 giờ (từ 7 giờ sáng ngày 2 đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 11) , làm mực nước Sông Hương lên cao gần 6 m, cao hơn mực nước trận lụt năm 1953 đến 0.46 m. Lượng nước mưa vào ngày 2 tháng 11 tại Huế là lượng nước mưa lớn thứ nhì trên thế giới, sau kỷ lục 1870 mm đo được tại Cilaos, đảo Réunion vào ngày 16 tháng 3 năm 1952. Tiếp đến là các trận mưa lớn đã xãy ra từ ngày 1 đến 7 tháng 12, nhất là ở hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Lượng nước mưa lên đến 2192 mm ở thượng lưu Sông Tam Kỳ và 2011 mm ở gần Ba Tơ. Đặc điễm của trận lụt năm 1999 là nước lũ dâng cao rất mau nhưng xuống chậm, làm nhiều nơi bị lụt ngập đến 3-4 ngày.Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như nạn phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập. Ảnh hưởng của nạn phá rừng đối với lũ lụt đã và đang được tranh luận trên khắp thế giới. Theo Cơ quan Lương Nông của Liên Hiêp Quốc (FAO), mức độ phá rừng cao nhất xảy ra ở Á Châu, từ 9.5% trong thập niên 1960 đến 11% trong thập niên 1980. Cũng như nhiều nơi khác trong nước, rừng ở các tỉnh miền Trung đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Hiện nay diện tích rừng chỉ còn khoảng 40 phần trăm. Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi, và việc phá rừng có thể ảnh hưởng quan trọng đối với lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Cây cối có khả năng giử nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sụt lở. Lượng nước lũ ở một vùng có nhiều cây cối sẻ ít hơn lượng nước lũ từ một vùng trơ trọi. Vì thế nạn phá rừng có thể gia tăng mực nước ở các vùng hạ lưu. Việc khai thác bừa bải cát sỏi ở các dòng sông cũng gia tăng mức độ của lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn và lâu hơn. Điển hình là vụ sụt lở bờ sông Vu Gia làm cho một khu dân cư ở huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam bị cuốn trôi trong cơn lũ năm 1999 vừa qua. Phòng chống lũ lụt là công việc hết sức khó khăn .Chính vì vậy để giảm sự thiệt hại do thiên tai lũ lụt gây ra,mỗi chúng ta mỗi người dân phải nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường không chặt phá rừng bừa bãi.Xây dựng những công trình tủy lợi hồ ,đập thủy điện,điều hòa dòng nước. Nhân dân phải kiên cường đấu tranh với bão lũ,sống chung với lũ.Và sự quan tâmcủa nhà nước và nhân dân hướng tới đồng bào miền Trung ruột thịt.2.3.Biện pháp khắc phục:Làm thế nào để giảm thiểu những thiệt hại do lũ lụt trên các sông ngòi ở miền Trung Việt Nam” thì kết quả tìm chỉ là phòng chống lũ lụt nghĩa là sau khi có lũ lụt chúng ta mới phòng chống, nên như vậy thì quá muộn.Nên chúng tôi xin đề xuất mấy ý kiến để phòng xa trước khi lũ lụt tràn về:Thứ nhất: Chúng ta phải trồng lại nhanh các rừng bị tàn phá, loại cây trồng nhanh nhất, lớn nhanh và hiệu quả cao vẫn là Bạch Đàn.Thứ hai: Chúng ta cần nạo vét dòng chảy các lòng sông ở miền Trung, các sông này tuy rộng nhưng có dòng chảy không sâu, vào mưa nắng bên lở thì cứ lở bên lồi thì cứ lồi nên chúng ta cần nạo vét dòng chảy của sông, không để mùa hè lòng sông là bãi dưa, bãi đậu của nông dân. Việc này các tỉnh miền Trung nên cho các công ty khái thác cát để vừa nạo vét thông dòng chảy và cát đem phúc vụ cho việc xây dựng, xuất khẩu nữa. Dọc miền Trung các sông nhiều mà cửa sông thì ít và nhỏ nên khi nước lũ về, lượng nước đổ ra biển chậm nên là cho việc lũ rút bị chậm lại. Nên chúng ta cần nạo vét ở các cửa biển, cần thiết thì chúng ta đào thêm kênh mở ra biển để khi có lũ thì nước sẽ rút nhanh, chúng ta cần tính phương án là đào kênh ra biển nhưng không cho nước mặn ăn sâu vào trong các sông chính, đồng ruộng.Thứ ba: Xây các hồ nước nhân tạo hoặc khai thông các dòng chảy của sông ở thượng nguồn với các hồ tự nhiên. Để mùa mưa lũ thì giữ nước lại, mùa nắng thì tưới tiêu đồng ruộng. Xin nêu ra một minh chứng: Sông Mê kông nhờ có biển Hồ (Tonle Sap) ở Campuchia nên khi mùa nước lớn, mưa lũ từ tháng 9-tháng 2 năm sau thì nước chảy vào biển hồ, nhờ có hồ Tonle Sap mà các tỉnh ở vùng hạ lưu sông Mê kông không bị ngập nuớc nhiều không bị lũ lụt. Đến mùa nắng khô hạn thì nước từ biển hồ chạy ngược lại ra sông Mê Kông rồi đổ vào hạ lưu vùng châu thô đồng bằng Nam Bộ Việt Nam.Từ việc bị vỡ đập thủy điện HỐ HÔ trên sông Ngàn Sâu, đến nay chúng ta đã xây được bao nhiêu rừng phòng hộ. Các đập thủy điện trên các sông có hồ chứa nuớc dự phòng không. Thứ tư: Mở các cuộc vận đông tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi người dân về việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu,bảo vệ rừng.Thứ năm:Nhà nước và chính quyền các cấp lãnh đạo quan tâm tới miền Trung vân động mở ra các cuộc thi xây dựng các ngôi nhà chống lũ để người dân có thể sống chung với lũ.Xây dựng các công trình đập thủy hợp lý để tiêu lũ nhanh chóng.Vấn đề lũ lụt miền Trung là một vấn đề năn giải chúng ta cần làm được những vấn đề mà chúng tôi đưa ra.Chún tôi muốn làm sang tỏ vấn đề nay cho mọi người hiểu được sức hủy hoại của lũ lụt gây ra cho miền Trung.Để giải quyết được vấn đề này cần sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân VIỆT NAM ,sự quan tâm của chính phủ nhà nước vì miền Trung than yêu ruột thịt.3.Kết luận và đề xuất:3.1.Kết luận: Khi mà nền kinh tế của nước ta đã phát triển nhanh chóng, bộ mặt nông thôn đang thay đổi từng ngày, chúng ta vẫn phải đối mặt với một kẻ thù vô hình mà vô cùng nguy hiểm, hung dữ và tàn bạo, đó là bão, lụt. Những thành tựu lớn lao đã đạt được chỉ sau một trận bão, lũ lớn lại bị xoá đi tất cả, cướp đi tài sản, tính mạng của đồng bào ta, chẳng khác gì sự huỷ diệt của B52 trong chiến tranh chống Mỹ. Lũ lụt miền Trung vẫn là cơn ác mộng đối với hàng triệu người dân nơi đây. Nó đang diễn ra với tần suất nhanh hơn, dữ dằn hơn và vì thế, giải pháp ứng phó với lũ lụt miền Trung đang ngày càng khẩn thiết đáp lại khát vọng của mỗi người dân nơi đây. Hiện nay, khi mà bà con miền Trung đang oằn mình sau những cơn đại hồng thuỷ liên tiếp, cả nước đang cùng hướng về miền Trung với nỗi lo lắng, xót xa khôn tả thì thiết nghĩ, những gì mà chúng tôi trình bày cũng như đề xuất trong bài tiểu luận này cũng phần nào đó đóng góp thêm một cái nhìn tổng thể về bão lũ Miền Trung và những vấn đề xoay quanh nó. Từ đó chúng tôi hy vọng mình cũng đã làm được một hành động cụ thể nào đó để cùng cả nước hướng về Miền Trung ruột thịt ở thời điểm này.3.2.Đề xuất:Từ thực trạng lũ lụt miền Trung,chúng tôi có một số đề xuất liên quan đến việc giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt gây ra,chúng tôi cần:DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC:STT Tên và nguồn tài liệu1 Trần Tiễn Khanh và Nguyễn Khoa Diệu Lê:Nguyên nhân lũ lụt lớn ở miền Trung(10/2001). />ung.htm2 Trung tâm tư vấn môi trường:Kì II :Nguyên nhân lũ lụt miền Trung.(26/10/2010). />/3 Thanh Trung-Nguyễn Vân-Đình Cả:Miền Trung : khắc phục lũ lụt.(22/11/2010), />o4 Nguyên Khoa:130000 học sinh vùng lũ trở lại trường.(12/10/2010). />duc/2010/10/3BA217E9/ 5Nguyên Khoa:Cái đói bủa vây người miền Trung sau lũ.(11/10/2010). />hoi/2010/10/3BA2176B/
Tài liệu liên quan
- Tài liệu Tiểu luận "Vấn đề công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam" doc
- 26
- 841
- 1
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt ở miền trung
- 523
- 500
- 1
- NHỮNG vấn đề lũ lụt ở VIỆT NAM và các BIỆN PHÁP GIẢM NHẸ và SỐNG CHUNG với lũ
- 2
- 1
- 12
- Báo cáo " Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương - Lý luận và thực tiễn. Phần 1 Khả năng ứng dụng trong đánh giá dễ bị tổn thương lũ lụt ở miền Trung Việt Nam " potx
- 8
- 1
- 6
- TIỂU LUẬN: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT MÁC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CHO SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY potx
- 122
- 826
- 3
- TIỂU LUẬN: Vấn đề nợ nước ngoài ở Việt Nam ppt
- 34
- 789
- 0
- Tiểu luận vấn đề quan hệ phân phối ở Việt nam hiện nay
- 19
- 578
- 0
- Tiểu luận : Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam docx
- 37
- 346
- 0
- Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam pps
- 26
- 497
- 1
- Tiểu luận: Vấn đề thất nghiệp việc làm ở Việt Nam pps
- 26
- 296
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(94 KB - 13 trang) - Tiểu luận Vấn đề lũ lụt ở miền trung Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đề Lũ Lụt
-
Nghị Luận Về Hiện Tượng Lũ Lụt ở Miền Trung (3 Mẫu)
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Hiện Tượng Lũ Lụt (9 Mẫu)
-
Cận Cảnh Lũ Lụt Tại Miền Trung Việt Nam - UNICEF
-
Nghị Luận Về Hiện Tượng Lũ Lụt ở Miền Trung - Thủ Thuật
-
Đoạn Văn Nghị Luận Về Hiện Tượng Lũ Lụt Miền Trung - THPT Sóc Trăng
-
Vấn đề Lũ Lụt ở Miền Trung
-
Viết đoạn Văn Ngắn Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Hiện Tượng Lũ Lụt
-
[PDF] Hãy Chuẩn Bị ứng Phó Với Lũ Lụt Vào Mùa Mưa 1. もしもの水害に ...
-
Hướng Dẫn Kỹ Năng An Toàn Trước Lũ, Lụt
-
Chuyên đề Lũ Lụt 1: Nguy Cơ Lũ Lụt Thực Tế - BOSAI - NHK
-
Chuyên đề Lũ Lụt 5: Thông điệp Từ Chuyên Gia / Hoàn Tất “bước Cuối ...
-
Hậu Quả Của Lũ Lụt Là Gì Và Các Biện Pháp Phòng Tránh Lũ Lụt
-
Lụt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiên Tai Lũ Lụt Và Giải Pháp Phòng Tránh - Stnmt@.vn
-
Lũ Lụt, Lở đất ở Miền Trung: "Thủ Phạm" Nào Gây Thảm Hoạ?
-
Miền Trung Mưa Lũ Trở Lại, Người Dân Trữ Lương Thực đề Phòng Ngập Lụt