Tiểu Luận Về đảng Chính Trị | Nghiên Cứu Lịch Sử
Có thể bạn quan tâm
Nhà nghiên cứu Hoàng Sơn Luật Khoa tạp chí
1/ Đảng chính trị là gì?
Cho đến nay, chưa thể có một định nghĩa nào hoàn hảo về đảng chính trị mà được tất cả mọi người chấp nhận. Những khác biệt về nhận thức, quan điểm, và mong muốn của mỗi người đối với đảng chính trị đã dẫn tới những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị.
Hiểu một cách đơn giản thì đảng chính trị là một dạng đặc biệt của tổ chức xã hội. Nó không giống các hiệp hội, liên đoàn hay các nghiệp đoàn xã hội ở cách thức tổ chức và đặc biệt là các hoạt động mang đậm tính chính trị.
Đảng chính trị không chỉ đơn thuần đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính trị mà còn đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội. Thông thường, các đảng chính trị đều giành quyền lực thông qua việc bỏ phiếu của người dân. Trách nhiệm của đảng chính trị đối với người dân thể hiện qua việc thực hiện các cam kết mà đảng chính trị đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ý chí của người bỏ phiếu có ý nghĩa rất quan trọng đối với một đảng chính trị.
Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đảng chính trị, một nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ là Anthony Downs có đưa ra định nghĩa: “Một đảng chính trị là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát chính quyền một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bầu cử”.[1]
Một người khác là Neumann thì cho rằng đảng chính trị là: “Một tổ chức công khai của các nhà hoạt động chính trị trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực của nhà nước, những người này cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm khác nhau. Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thống giá trị từ các định chế nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn”.[2]
Nói một cách đơn giản, đảng chính trị là các tổ chức thường trực của các công dân, bao gồm các đảng viên tham gia một cách tự do, có những chương trình hoạt động cụ thể nhằm tổ chức thực hiện quyền lực chính trị mà đảng đó nắm giữ, thông qua các hoạt động quản lý và giải quyết các vấn đề của nhà nước và xã hội. Việc thực hiện việc tổ chức quyền lực của đảng chính trị đó bắt đầu với việc đảng giành được quyền lực thông qua những cuộc bầu cử dân chủ.[3]
Các đảng chính trị được phân loại bởi tính chất tranh đấu của nó. Tính chất tranh đấu ở đây được hiểu là sự sẵn sàng thực hiện các hành động chính trị, phát động các phong trào đối kháng và khát vọng trong việc giành và giữ chính quyền. Các cuộc tranh đua này giữa các đảng chính trị có tác dụng như một phương tiện để giành quyền lực chính trị, và toàn bộ tổ chức của một đảng sẽ đóng vai trò thực hiện kế hoạch này. Chỉ các đảng thành công trong cuộc đua tranh này mới giành được chức năng đại diện để tham gia vào các tiến trình chính trị. Đó chính là phần thưởng để khiến các đảng nỗ lực hành động, bởi vì khi một đảng chính trị thành công trong cuộc tranh đua sẽ được tham gia vào bộ máy nhà nước của quốc gia đó.
Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị. Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng chính trị cầm quyền đó. Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm thấy trong đảng cầm quyền mà còn ở trong các các đảng chính trị đối lập. Trong một thể chế dân chủ, đảng đối lập thường có chức năng như là một “cơ quan giám sát” đối với các chính sách của chính phủ hoặc cho các lựa chọn chính trị trong tương lai. Các đảng chính trị đối lập thường là đối thủ đáng ngại cho đảng cầm quyền, nhưng chính vì vậy, sự tồn tại của các đảng đối lập là hết sức cần thiết trong một thể chế dân chủ.
Đối lập với các nhóm lợi ích, một đảng chính trị luôn được mong chờ sẽ thể hiện các hoạt động của đảng thông qua các hoạt động liên quan của chính phủ. Các hoạt động này bao gồm cả các hoạt động đối nội và đối ngoại, các chính sách kinh tế và xã hội, các chính sách giáo dục hay chính sách liên quan thiết thực đến đời sống công dân. Để đáp ứng các yêu cầu của xã hội, mỗi một đảng sẽ có những chương trình hoạt động riêng, và đảng đó sẽ phải tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động đó.
Tài liệu tham khảo:
[1] Anthony Downs, An Economic Theory of Democracy , New York: Harper & Brothers, 1957, trang 25.
[2] Moshe Maor, Political Parties and Party Comparative approaches and the British experience, Routledge, 1997, trang 5.
[3] Thông thường, những cuộc bầu cử được coi là dân chủ và công bằng phải được thực hiện trong sự cạnh tranh giữa ít nhất là hai đảng trở lên trong một hệ thống chính trị.
2/ Đảng chính trị ra đời từ khi nào?
Sự xuất hiện của các đảng chính trị theo cách hiểu như của chúng ta về đảng chính trị hiện nay, chỉ được biết đến sau những năm cuối của thế kỷ XVII. Cho đến nay, những tài liệu lịch sử không cho chúng ta biết gì về đảng chính trị thời kỳ Hy – La. Những người Hy lạp cổ xưa là những người tiên phong trong việc phát triển dân chủ nhưng họ cũng không có tổ chức nào giống như các đảng chính trị hiện nay. Nghị viện của người La mã cổ đại có hai nhóm đại diện cho lợi ích của hai nhóm dân cư là Patricians và Plebeians, nhưng cũng không phải là đảng chính trị. Trong nhiều thế kỷ, sau sự sụp đổ của đế chế La mã ( năm 476 sau Công nguyên), người dân châu Âu cũng có bàn luận về các vấn đề chính trị, nhưng không phải thứ chính trị như bây giờ.
Sự xuất hiện của đảng chính trị đầu tiên trên thế giới có lẽ bắt đầu từ nước Anh, trong thời kỳ được gọi là Popish Plot năm 1678, với hai đảng đầu tiên được biết đến với cái tên là đảng Whig và đảng Tory.
Cái tên Whig và Tory bắt đầu xuất hiện ở nước Anh từ cuối những năm 1670[1], Whig là một từ cổ trong tiếng Scotland chỉ những người đối lập với chính quyền. Còn Tory là chỉ những người Ailen theo Thiên chúa giáo La mã, là những người ủng hộ nhà vua.
Những người theo đảng Whig muốn có một định chế để kiểm soát quyền lực của Vua Anh, nhưng những người của đảng Tory lại muốn duy trì quyền lực tuyệt đối của chế độ quân chủ.[2] Đảng Tory thì muốn có một vị vua mạnh mẽ, đầy quyền lực để cai trị đất nước trong khi đảng Whig thì muốn người dân có nhiều quyền hơn trong việc kiểm soát các hoạt động của chính quyền.
Về sau, Nghị viện Anh đã nắm quyền kiểm soát vương quyền, còn đảng Whig và đảng Tory đã trở thành những đảng được tổ chức chặt chẽ. Giai đoạn từ năm 1832 – 1846 là giai đoạn hình thành hệ thống chính trị lưỡng đảng ở Anh quốc. Năm 1830 đảng Whig đổi tên là đảng Bảo thủ và có một số thay đổi mới[3].
Tuy nhiên, một nhánh của đảng Whig đã tách ra và phát triển theo một hướng khác và hình thành nên đảng Tự do (Liberal). Đến năm 1918 thì đảng Tự do suy thoái dần dần. Và một đảng mới xuất hiện thay thế vai trò của đảng Tự do, đó chính là Công đảng.[4] Hiện nay, hệ thống chính trị Anh quốc có hai đảng thay nhau cầm quyền (nên các nhà nghiên cứu gọi là hệ thống chính trị lưỡng đảng ) là Công đảng và đảng Bảo thủ.
Còn tại Mỹ, Hamilton và một số người ủng hộ muốn xây dựng một chính quyền trung ương mạnh, cho nên, năm 1787, họ đã thành lập một liên minh chính trị và gọi đó là đảng Người liên bang (the Federalists), đây chính là đảng chính trị đầu tiên ở Hoa Kỳ.[5] Năm 1796, một nhóm đối lập với quan điểm của Người liên bang đã tập hợp lại dưới sự lãnh đạo của Thomas Jefferson, họ muốn hạn chế quyền lực của chính quyền liên bang. Các thành viên trong nhóm này đã gọi tên đảng của họ là đảng Cộng hoà – Dân chủ.
Các doanh nhân, chủ ngân hàng, các thương nhân ở phía Bắc thì ủng hộ cho đảng Người liên bang, còn các chủ trang trại nhỏ, các nông dân và thợ thủ công thì ủng hộ cho đảng Cộng hoà – Dân chủ. Về chính sách đối ngoại thì đảng Người liên bang nghiêng về ủng hộ nước Anh, trong khi đảng Cộng hoà – Dân chủ lại ủng hộ cho cuộc cách mạng Pháp. Lãnh đạo đảng Người liên bang đầu tiên là John Adams, người đã nối tiếp George Washington giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, từ năm 1800 đảng Người Liên bang đã bị giành mất chính quyền bởi đảng Cộng hoà – Dân chủ. Đảng Người liên bang đã chỉ còn một số lượng đảng viên ít ỏi trong giai đoạn từ năm 1800 đến năm 1820.[6]
Kể từ 1820 trở đi, đời sống chính trị Hoa Kỳ đã có những sự thay đổi đáng kể, xuất hiện thêm nhiều quan điểm đối chọi nhau của các chính khách trên khắp đất nước. Chính điều đó đã dẫn tới cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Các chủ trang trại ở miền Bắc, các nông dân ở biên giới phía Tây, các chủ ngân hàng và các nhà buôn ở miền Bắc muốn chính quyền liên bang thực hiện một số chính sách, trong đó có việc duy trì chế độ nô lệ.
Năm 1828, một đảng viên của đảng Cộng hoà – Dân chủ là Andrew Jackson đã tham gia ứng cử Tổng Thống. Ông ta đã thành lập một đảng của riêng mình, tách ra từ đảng Cộng hoà – Dân chủ và đặt tên là đảng Dân chủ (Democrats). Những người thuộc đảng Người Liên bang trước đây đã tập hợp cùng những người chống lại đảng Dân chủ đã thành lập một liên minh gọi là Quốc gia Cộng hoà. Đảng này cũng còn được gọi là đảng Whig.[7]
Năm 1854, sự tranh cãi về vấn đề nô lệ đã phủ một bóng đen lên nền chính trị Hoa Kỳ. Với sự chia rẽ quan điểm trong vấn đề duy trì hay không duy trì chế độ nô lệ đã khiến lực lượng của cả hai đảng Cộng hoà và đảng Whig bị phân rã. Cũng trong năm này, lực lượng chống lại việc duy trì chế độ nô lệ đã liên minh với lực lượng gọi là Đất tự do để thành lập một đảng lấy tên là Đảng Cộng hoà (Republican Party).[8]
Lúc này Hoa Kỳ gồm rất nhiều đảng chính trị, lịch sử ghi nhận giai đoạn này Hoa Kỳ có 6 đảng chính trị khác nhau, tuy nhiên sau cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933, Hoa Kỳ đã chuyển sang giai đoạn lưỡng đảng chi phối toàn bộ nền chính trị Hoa Kỳ dù vẫn còn có những đảng chính trị khác cùng tồn tại. Cho đến nay, mặc dù có nhiều đảng chính trị cùng tồn tại, nhưng thực chất Hoa Kỳ chỉ là hệ thống chính trị lưỡng đảng, với hai đảng thay nhau và cạnh tranh với nhau để cầm quyền là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Còn tại Đức, quá trình xuất hiện đảng chính trị bắt đầu từ thế kỷ XIX[9]. Khởi đầu, các đảng chính trị ở Đức thuộc về bốn nhóm, bao gồm: Tự do, Bảo thủ, Xã hội và Thiên chúa giáo. Sau này cùng với quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị, dẫn tới sự lớn mạnh của giai cấp công nhân ở Đức. Dưới sự ảnh hưởng của học thuyết Marx và bối cảnh ra đời của nhiều đảng xã hội ở các nước châu Âu lúc đó, một đảng xã hội với tên gọi là Đảng Xã hội Dân chủ của Công nhân (Social Democratic Workers Party) được thành lập năm 1869[10], đây là đảng chính trị đầu tiên ở Đức. Tuy vậy, cho đến nay, hệ thống chính trị của Đức đang có 7 đảng chính trị, bao gồm: Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo; đảng Dân chủ xã hội; đảng Dân chủ tự do; đảng Xanh; đảng Cánh tả; Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo; đảng Hải tặc[11].
Tại Pháp, sau cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789, đã dẫn đến việc thành lập các đảng chính trị, ở Pháp hiện nay bao gồm 6 đảng chính trị khác nhau[12].
Sau đó, ảnh hưởng của nền dân chủ phương Tây cùng với việc thực hiện các chương trình bầu cử đã lan rộng đến nhiều nơi trên thế giới. Từ Tây âu cho tới Bắc Mỹ, cũng như nhiều quốc gia tại châu Mỹ La tinh và châu Á, nền dân chủ được tổ chức thực hiện dựa trên sự cạnh tranh của các đảng chính trị đã trở thành một khuôn mẫu cho các thể chế chính trị khác học tập và xây dựng. Nhưng ở một số nước tại khu vực Đông Âu cùng với Nga và Trung Quốc đã thay đổi từ một quốc gia quân chủ tuyệt đối sang một hệ thống chính trị dựa trên một đảng duy nhất cầm quyền.
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển mạnh mẽ trên thế giới, các hệ thống chính trị độc đảng ở Đông Âu đã thất bại trong việc duy trì phát triển kinh tế quốc gia, trong khi đó các hệ thống chính trị lưỡng đảng và đa đảng của các nước phương Tây lại đạt được nhiều thành tựu lớn trong quá trình phát triển. Cho đến cuối những năm 1980, trước sự thất bại của mô hình chính trị độc đảng, sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, nhiều quốc gia Đông Âu đã phải chuyển từ chế độ độc đảng sang chế độ đa đảng để kiến tạo và phát triển nền dân chủ. Cũng trong thời gian này, nhiều quốc gia châu Á cũng như châu Phi đã phải chịu nhiều áp lực trong việc dân chủ hóa hệ thống chính trị của họ.
Tài liệu tham khảo:
[1] Eric J. Evans, Political Parties in Britain 1783 – 1867: 2001, trang 7
[2] Eric J. Evans, sđd, trang 7
[3] Eric J. Evans, sđd, trang 35
[4] Eric J. Evans, sđd, trang 50
[5] Michael Gizzi, Tracey Gladstone-Sovell, William Wilkerson, The Web of Democracy: An Introduction to American Politics, trang 191.
[6] Michael Gizzi, Tracey Gladstone-Sovell, William Wilkerson, sđd, trang 191.
[7] Michael Gizzi, Tracey Gladstone-Sovell, William Wilkerson, sđd, trang 193
[8] Michael Gizzi, Tracey Gladstone-Sovell, William Wilkerson, sđd, trang 193
[9] Geoffrey Roberts, Party Politics in the New Germany, trang 5
[10]Geo ffrey Roberts, sđd, trang 6
[11] http://www.spiegel.de/international/germany/guide-to-german-political-parties-a-886188.html
[12] http://www.ambafrance-uk.org/Political-partiescai
3/ Luật về đảng chính trị trong nền dân chủ và thể chế pháp quyền
Dân chủ và pháp quyền: hai mặt của một chỉnh thể
Muốn quản trị tốt một quốc gia, hai trụ cột quan trọng chính là nền dân chủ và thể chế pháp quyền. Hai yếu tố này là hai mặt của một chỉnh thể, không thể có cái này mà không có cái kia.
Dân chủ chính là việc thừa nhận rộng rãi một cấu trúc nhà nước với đầy đủ tính chất của một nhà nước quản trị xã hội tốt, trong đó, đảm bảo sự tự do và công bằng trong hoạt động ứng cử và bầu cử. Chính điều này sẽ đem lại một lợi ích lớn lao thông qua việc sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho quốc gia với những ý tưởng chính trị mới.
Tương tự như vậy, một nhà nước dân chủ sẽ phải có một chính quyền chịu trách nhiệm trước công chúng và minh bạch trong quá trình ban hành các quyết sách, quyết định chính trị. Dân chủ sẽ giúp cung cấp một sự quản trị tốt đối với sự cạnh tranh giữa các nhóm tôn giáo, dân tộc và các lợi ích văn hóa một cách lâu dài và hòa bình. Sự quản trị tốt này thể hiện ở việc quá trình cạnh tranh này sẽ diễn ra với các rủi ro trong các lợi ích xung đột sẽ diễn ra ở mức tối thiểu. Bởi những xung đột lợi ích này nếu không được giải quyết khéo léo và ổn thỏa, sẽ dẫn tới sự cản trở cho quá trình phát triển đất nước.
Nhưng chỉ bản thân dân chủ không đủ giúp cho một nhà nước quản trị tốt. Một nhà nước quản trị tốt cần nhiều hơn chỉ là dân chủ với việc bầu cử, ứng cử tự do hay đơn thuần là sự phát triển trong các đảng chính trị. Một điều quan trọng vô cùng đó là các cam kết cho nguyên tắc pháp quyền. Nếu không có pháp quyền, sẽ không có đất sống cho dân chủ. Mối tương tác quan trọng giữa dân chủ và pháp quyền đã được thể hiện trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc: “chúng tôi sẽ hết sức nỗ lực cho việc thúc đẩy dân chủ và tăng cường sức mạnh của pháp quyền”.[1]
Mặc dù khái niệm pháp quyền (rule of law) được hiểu khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản, khái niệm về pháp quyền thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp và chính quyền. Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển trên thế giới, như Canada chẳng hạn, pháp quyền được thể hiện trên hai phương diện: “Thứ nhất, tất cả mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, cho dù cá nhân đó đang nắm giữ vị trị nào đó trong xã hội; Thứ hai, bản thân nhà nước cũng bị ràng buộc bởi pháp luật do chính mình ban hành và phải tuân thủ pháp luật đó. Không một cá nhân nào bị kết án nếu đó không phải là phán quyết của một tòa án hợp pháp. Nói một cách khác, tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật”[2].
Một thể chế pháp quyền luôn đòi hỏi sức mạnh của luật pháp thể hiện qua việc tôn trọng Hiến pháp và luật pháp trong xã hội. Theo đó, các đảng chính trị cũng phải tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và luật pháp quốc gia nói chung.
Các đảng chính trị tìm kiếm quyền lực để cai trị, và tìm kiếm phương thức cai trị. Tuy nhiên, trong khi đang tìm kiếm quyền lực thì đảng chính trị lại bị cai trị bởi bộ máy nhà nước đang nắm giữ quyền lực chính trị. Bộ máy nhà nước này đặt ra những nguyên tắc, luật lệ để quản lý hoạt động của các đảng chính trị. Các luật lệ quy định về hoạt động của các đảng chính trị thường được gọi chung là luật về đảng chính trị (Party Law).
Luật về đảng chính trị là gì?
Luật về đảng chính trị đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống luật pháp của một quốc gia. Trong một thể chế pháp quyền, luật về đảng chính trị cung cấp một khung khổ pháp lý cho hoạt động của các đảng chính trị, nhưng nó cũng là phương tiện để hạn chế sự lạm quyền của các đảng chính trị đang cầm quyền.
Theo Richard S. Katz của đại học John Hopkin[3] thì các chế định của luật về đảng được thiết lập bởi 3 mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất, là để xác định rõ ai hoặc cơ quan nào sẽ có quyền được công nhận là một đảng chính trị? Điều này sẽ bao hàm nhiều khía cạnh. Một, để kiểm soát quá trình liên quan đến bầu cử, ứng cử cũng như giải quyết các tranh chấp hoặc sai phạm trong quá trình bầu cử, ứng cử này. Khía cạnh thứ hai là xác định rõ và kiểm soát các vấn đề liên quan đến tài chính và truyền thông của tổ chức chính trị đó. Ví dụ như trong Luật cơ bản của nước Đức (German Basic Law) quy định rõ: “Các đảng chính trị phải tham gia vào việc thiết lập ý chí chính trị cho nhân dân”.[4] Khía cạnh thứ ba liên quan đến vai trò của đảng chính trị đó đối với nhà nước.
Thứ hai, là thiết lập một khung khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan của đảng chính trị. Nếu thiếu vắng một hệ thống luật về đảng chính trị, sẽ dẫn tới hoặc là đảng chính trị cầm quyền trở nên lạm quyền hoặc đảng chính trị chỉ được coi như một tổ chức bình thường như bất kỳ các tổ chức nào khác trong xã hội. Cho nên, nếu có một hệ thống luật về đảng chính trị đầy đủ, một mặt sẽ đề cao vai trò chính trị của đảng đó, nhưng mặt khác cũng hạn chế sự lạm dụng quyền lực của đảng chính trị đối với nhà nước và xã hội.
Thứ ba, là để điều chỉnh các cách thức hoạt động trong nội bộ đảng, ngăn ngừa và hạn chế sự lạm quyền ngay trong nội bộ của đảng chính trị đó.
Luật về đảng chính trị cần quy định những gì?
Khái niệm luật về đảng chính trị được hiểu rất khác nhau, tùy theo từng bối cảnh quốc gia và ý kiến cá nhân của từng học giả. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, luật về đảng chính trị là một bộ phận trong luật pháp của một quốc gia liên quan đến việc quy định những gì một đảng chính trị được phép làm hoặc không được phép làm. Thông thường, các luật này sẽ quy định về việc thành lập đảng, cách thức tổ chức và hoạt động của đảng chính trị.
Richard S. Katz cũng cho rằng luật về đảng chính trị của một quốc gia cần phải quy định về ba lĩnh vực như sau:
- Các quy định về việc thành lập, tổ chức một đảng chính trị nào đó
- Các quy định điều chỉnh những hoạt động của đảng chính trị đó.
- Đảm bảo các hoạt động của các đảng chính trị phải tuân thủ các quy định của pháp luật[5]
Cũng theo Richard Katz, luật về đảng chính trị được hiểu là “các quy định của nhà nước nhằm điều chỉnh và xác định quy chế pháp lý của đảng chính trị đôi khi là các quy định nhằm điều chỉnh tư cách pháp lý của các thành viên đảng đó, đảng chính trị đó sẽ phải tổ chức như thế nào, các đảng đó có thể tiến hành các chiến dịch của họ ra sao, làm thế nào để đảng đó kiểm soát được nguồn tài chính đóng góp”[6].
Tên gọi của luật về các đảng chính trị này tùy thuộc vào mỗi một quốc gia, có thể gọi là Luật về đảng chính trị ( Law on Political Parties) như ở Đức, hoặc Đạo luật về đảng chính trị (Political Parties Act) như ở Hàn Quốc[7]. Tuy nhiên, thông thường, các luật này chủ yếu bao gồm các quy định về bầu cử, thực hiện các chiến dịch hoạt động của đảng và vấn đề tài chính cho sự hoạt động của đảng đó.
Theo một nghiên cứu của các học giả Hà Lan cho biết, kể từ năm 1944 đến năm 2010 trong số 33 quốc gia ở châu Âu, có 20 quốc gia đã thông qua luật về đảng chính trị[8], bao gồm: Áo, Bungari, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Đức, Hungari, Latvia, Lithuania, Na uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Serbia, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Ukraina và Anh Quốc[9]. Theo nhận xét của Bértoa, Piccio & Rashkova trong bài viết “Party Law in Comparative Perspective”[10] thì quá trình xuất hiện luật về đảng chính trị ở châu Âu có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên bao gồm Đức, Phần Lan và Áo, ba quốc gia này đã xây dựng nền dân chủ từ nửa đầu của thế kỷ XX. Giai đoạn thứ hai là sự ra đời của luật về đảng chính trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Giai đoạn thứ ba là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội với sự nắm quyền của đảng cộng sản ở các nước Đông Âu, các quốc gia này sau khi đoạn tuyệt với đảng cộng sản đã chuyển sang xây dựng mô hình dân chủ, bắt đầu với Hungary thông qua luật về đảng của họ năm 1989.[11]
4/ Các mô hình luật về đảng chính trị trên thế giới Theo nghiên cứu của Keneth Janda trong công trình có tựa đề “Đảng chính trị trong khung cảnh lý thuyết và thực tiễn” [1] đã khái quát có 5 loại mô hình cho luật về đảng chính trị trên thế giới như sau: Mô hình cấm đoán; mô hình chấp thuận; mô hình phát triển; mô hình bảo vệ; và mô hình quy định.[2]Tài liệu tham khảo:
[1]United Nations Millennium Declaration, para 24.
[2] Reference re Manitoba Language Rights, [1985], 1 S.C.R. 721 at 748. Reference re Sesession of Quebec, [1998], 2 S.C.R 217 at para 71.
[3]Democracy and the Legal Regulation of Political Parties
[4] German Basic Law, điều 1, khoản 1.
[5]Kenneth Janda, Political Parties and Democracy in Theoritical and Practical Perspective, trang 3.
[6]Kenneth Janda, tlđd, trang 4.
[7]Kenneth Janda, tlđd, trang 4.
[8] Party Law in Modern Europe
[9] Party Law in Modern Europe
[10]Bértoa, Piccio & Rashkova, Party Law in Comparative Perspective,trang 4 – 6.
[11]Bértoa, Piccio & Rashkova, tlđd, trang 4 – 6.
Mô hình cấm đoán
Hiện nay trên thế giới, mô hình cấm đoán đang tồn tại ở một số quốc gia, cho dù các từ ngữ “bất hợp pháp” hoặc “ngoài vòng pháp luật” không hề xuất hiện trong hệ thống luật pháp về đảng của các quốc gia này. Nếu các nhà nước muốn “đặt một đảng chính trị nào đó ra ngoài vòng pháp luật”, các nhà nước này có xu hướng từ chối hoặc không thừa nhận địa vị pháp lý của đảng đó. Một cách thường gặp là các quốc gia không quy định về đảng chính trị trong Hiến pháp của họ. Tuy nhiên, nếu chỉ không nhắc tới đảng chính trị trong hiến pháp chưa đủ để nhận xét đó là mô hình theo dạng này.
Theo một thống kê của tổ chức Freedom House năm 2004[3] thì Hiến pháp của các quốc gia bao gồm: Grenada, Ireland, Jamaica, Japan và Hoa Kỳ tuy không có các quy định về đảng chính trị trong Hiến pháp nhưng được xếp vào loại các hệ thống pháp luật tự do đối với các đảng chính trị.
Còn đối với Hiến pháp của các quốc gia Oman, Qatar, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cũng không có các quy định về đảng chính trị nhưng lại được tổ chức này xếp vào loại “không tự do cho các đảng chính trị”. Thậm chí dù có quy định về đảng chính trị trong Hiến pháp, điều đó cũng không đủ để khẳng định là có tự do cho các đảng chính trị khác hoạt động. Như trong điều 28 Hiến pháp của Turmenikistan quy định: “ Mọi công dân đều có quyền thành lập đảng chính trị và các tổ chức công cộng khác trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật..”. Tuy nhiên, Freedom House lại xếp mức độ tự do hoạt động của các đảng chính trị tại quốc gia này ở dưới các nước Trung đông như Qatar, Tunisia và Ả rập Saudi.
Một số Hiến pháp của các nền dân chủ cho dù không nhắc gì tới việc tự do hoạt động cho các đảng chính trị, nhưng như vậy không có nghĩa là không thực hiện sự tự do ấy trong thực tế.
Ta có thể so sánh giữa Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa kỳ và điều 39 của Hiến pháp Ả rập Saudi. Tu chính án thứ nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ nêu: “Nghị viện không làm luật để tôn xưng sự khai lập một tôn giáo, hoặc ngăn cấm sự tự do hành đạo, hoặc hạn chế tự do ngôn luận, hoặc tự do báo chí, hoặc quyền của người dân được hội họp trong hòa bình và quyền yêu sách chính phủ về việc sửa sai những bất công”[4]. Còn điều 39 Hiến pháp Ả rập Saudi nêu: “ Thông tin, công bố và tất cả các phương tiện thông tin đại chúng khác phải sử dụng những ngôn từ chuẩn mực và trong quy định của pháp luật, và phải góp phần giáo dục mọi người và thúc đẩy sự thống nhất. Tất cả những hành vi nào giúp đỡ, khuyến khích cho việc nổi loạn, chia cách hoặc gây tổn hại đến an ninh quốc gia cũng như các mối quan hệ công cộng hay là xúc phạm đến các quyền và nhân phẩm của người khác sẽ bị nghiêm trị. Các đạo luật của nhà nước sẽ quy định cụ thể về vấn đề này”[5].
Trong cả hai văn bản này, ta thấy, đều không nhắc tới các đảng chính trị, tuy nhiên, các đảng chính trị sẽ được bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do cạnh tranh theo quy định tại Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ. Còn tại điều 39 Hiến pháp Ả rập Saudi thì không chấp nhận các hành vi khuyến khích việc gây mất đoàn kết và ảnh hưởng đến việc thống nhất trong đất nước. Mà rất có thể, đảng cầm quyền sẽ sử dụng bộ máy nhà nước để ngăn cản và cáo buộc các chỉ trích từ các đảng chính trị đối lập là vi phạm quy định này.
Thêm nữa, một số quốc gia đặt ngoài vòng pháp luật với một số loại hình đảng chính trị, ví dụ như luật pháp về đảng chính trị của 6 quốc gia, bao gồm Angeri, Ba Lan, Bờ Biển Ngà, Hà Lan, Senegal và Ý cấm một số loại hình đảng chính trị tồn tại và hoạt động. Đó là các đảng chính trị liên quan đến các hành vi làm lệch lạc xã hội, bị nước ngoài thao túng và sử dụng bạo lực.[6] Điều 12 Hiến pháp Ý quy định: “cấm tái lập các đảng phát xít, cho dù dưới bất kỳ hình thức nào”. Luật về đảng theo mô hình này thường chỉ hạn chế một số loại hình đảng chính trị nào đó cũng như một số hoạt động nào đó của đảng chính trị chứ không hạn chế tất cả các đảng hoặc tất cả các hoạt động của các đảng chính trị.
Mô hình chấp thuận
Là mô hình luật về đảng chính trị mà cho phép các đảng chính trị tồn tại và hoạt động mà không cần có các quy định cụ thể về tư cách thành viên của các đảng đó, cũng như đảng chính trị đó được tổ chức như thế nào, việc lựa chọn các ứng viên trong đảng được thực hiện ra sao, các vấn đề tài chính của đảng được thực thi như thế nào.
Mô hình này còn được gọi là mô hình lassez faire tức là để mặc cho tự hoạt động. Tuy nhiên, tự hoạt động phải được hiểu là trong khuôn khổ nhất định của pháp luật. Một ví dụ cụ thể của mô hình này là Hiến pháp của Andorra – một quốc gia nhỏ ở Tây Nam châu Âu. Trong điều 26 của Hiến pháp Andorra quy định: “Tất cả các công dân Andorra đều có quyền tự do thành lập các đảng phái chính trị. Các tính năng và việc tổ chức các đảng phái chính trị này phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ. Các hoạt động của các đảng phái chính trị này phải tuân thủ luật pháp. Các hành vi ngăn cản hoạt động của các đảng phái chính trị sẽ phải chịu trách nhiệm trước tòa án”[7].
Nhiều quốc gia theo mô hình luật về đảng chính trị kiểu này đã thiết lập các quy định để ngăn ngừa các nhóm hoạt động vũ trang, ví dụ như trong Hiến pháp của Estonia, mặc dù chỉ có duy nhất một điều khoản quy định liên quan đến đảng chính trị, ở điều 48, quy định về “quyền tham gia” , nhưng lại có các quy định kèm theo để nhằm hạn chế một số vấn đề mà họ cho là cần thiết:
- “Tất cả người dân Estonia đều có quyền thành lập các tổ chức và các liên minh (chính trị) phi lợi nhuận. Và chỉ các công dân Estonia mới có thể trở thành thành viên của các tổ chức này.
- Việc thành lập các tổ chức hoặc các liên minh có sở hữu vũ khí hoặc được trang bị quân sự hoặc tiến hành các hoạt động quân sự cần phải đáp ứng những quy định đặc biệt, việc đồng ý các yêu cầu đặc biệt này phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Các tổ chức, liên minh hoặc các đảng phái chính trị giúp đỡ hoặc có hành động trực tiếp liên quan đến bạo lực nhằm thay đổi hệ thống thể chế của Estonia hoặc vi phạm tới luật hình sự Estonia sẽ bị nghiêm trị.
- Việc giải tán hoặc ngăn chặn hoạt động của một tổ chức, liên minh hoặc một đảng phái chính trị nào đó, và các hành vi hình sự hóa, trong trường hợp vi phạm pháp luật sẽ được giải quyết thông qua các phán quyết của tòa án”[8].
Thậm chí, các quốc gia xây dựng luật theo mô hình này có thể ban hành nhiều quy định chi tiết về đảng chính trị ngay trong hiến pháp của họ, mà Andorra, Estonia và Úc là những ví dụ cụ thể.
Mô hình phát triển
Mô hình này có sự khuyến khích đối với các hoạt động của các đảng chính trị.
Các nhà nước sử dụng mô hình này nhiều khi ban hành các quy định của luật pháp không những khuyến khích các hoạt động của các đảng chính trị mà còn khuyến khích cả các sáng kiến của họ. Một số học giả cho rằng, ở mô hình này, các quốc gia khuyến khích hoạt động của các đảng chính trị thông qua các quy định trong bầu cử và ứng cử các đại diện của các đảng phái trong nghị viện.[9] Tiêu biểu cho ý kiến này là quan điểm của Richard Katz và Peter Mair.[10]
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng các quy định này không có ý nghĩa bao nhiêu trong việc khuyến khích các hoạt động của các đảng phái chính trị khác nhau trong một thể chế đa đảng, bởi vì tự thân các đảng phái chính trị đó, sau khi họ đã chiếm một số lượng ghế nhất định trong nghị viện, họ sẽ phải tìm cách đảm bảo các vị trí của họ.
Ví dụ trong hiến pháp của Na Uy và Hoa Kỳ: Hiến pháp Na Uy được thông qua năm 1814, chỉ 25 năm sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời. Cho đến nay, cả hai bản Hiến pháp này đều đã được tu chính. Trong cả hai bản Hiến pháp này, đều không nhắc tới các đảng chính trị, tuy nhiên, trong bản tu chính của Hiến pháp Na Uy năm 1995, đã quy định chi tiết về hoạt động bầu cử ứng viên đại diện, trong đó, quy định chi tiết về số lượng ứng viên cụ thể trong mỗi đảng chính trị tham gia ứng cử vào nghị viện. Chính sự quy định chi tiết này đã giúp cho hoạt động của các đảng chính trị tham gia hoạt động tranh cử rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh hoạt động của nhiều đảng chính trị khác nhau. Trong mô hình này là phía lập pháp đã có những quy định cụ thể, công khai, được áp dụng thực tế tạo thành một khung khổ pháp lý minh bạch, công bằng cho tất cả các đảng chính trị trong cuộc tranh đua giành quyền lực chính trị.
Mô hình bảo vệ
Mô hình này thường là của những nước chỉ có một đảng duy nhất trong hệ thống chính trị, theo đó, các quốc gia này luôn tuyên bố chỉ có một đảng duy nhất đang cầm quyền là hợp pháp, ví dụ như trường hợp đảng Ba’th của Syria. Một biểu hiện dễ thấy của mô hình này là đảng sẽ kiểm soát toàn bộ các ứng viên tranh cử cũng như quá trình bầu cử.
Mô hình quy định
Trong mô hình này, các quốc gia duy trì một hệ thống chính trị đa đảng, nhưng họ sẽ kiểm soát rất chặt tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị bằng cách sẽ ban hành các quy định cụ thể cho việc hoạt động của các đảng phái chính trị, các quy định này bao gồm những gì các đảng chính trị được làm, những gì không được làm, nhằm kiểm soát việc tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị.
Một khảo sát cho thấy có 42 quốc gia trên thế giới đang sử dụng luật về đảng theo mô hình này.[11] Trong 42 quốc gia đó, có 3 quốc gia của Tây Âu là Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Tuy nhiên, hệ thống luật về đảng của Đức và Tây ban nha yêu cầu tổ chức và hoạt động của các đảng chính trị phải tuân thủ nguyên tắc “dân chủ”[12]. Còn Hiến pháp Bồ Đào Nha không những quy định chi tiết về cách thức tổ chức trong đảng chính trị phải “tổ chức và quản trị theo nguyên tắc dân chủ” mà còn đưa ra những quy định cụ thể về cách đặt tên đảng phái đó, cũng như các quy định các biểu tượng của đảng phái đó phải được thực hiện như thế nào.[13]
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, có 11 quốc gia Mỹ La-tinh đã thiết lập hệ thống luật về đảng của mình giống Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.[14] Các quốc gia như Nepal, Liberia và Nigeria thì lại dùng Hiến pháp để quy định về những điều chi tiết cho hoạt động và tổ chức của các đảng chính trị.
Trong Hiến pháp năm 1990 của Nepal quy định cụ thể về việc đăng ký hoạt động của đảng chính trị, bao gồm cả việc đặt tên đảng, bầu chọn lãnh đạo đảng, yêu cầu bắt buộc đối với việc bầu chọn các thành phần trong đảng với thời gian 5 năm một lần, và các hạn chế trong việc lựa chọn biểu tượng của đảng chính trị.[15] Hai điều trong Hiến pháp của Liberia năm 1984 còn quy định cụ thể về việc đảng chính trị phải đăng ký như thế nào, đặt tên như thế nào, đặt trụ sở ở đâu và lựa chọn ứng viên như thế nào.[16]
Hiến pháp Nigeria thì quy định chặt chẽ cho đảng chính trị ở nhiều điều khoản khác nhau, ví dụ như quy định tên và địa chỉ hoạt động của đảng chính trị đó phải được đăng ký với ủy ban bầu cử quốc gia. Nếu có bất kỳ điều gì thay đổi trong điều lệ của đảng đó thì phải báo cáo với ủy ban bầu cử quốc gia trong thời hạn 30 ngày. Trụ sở chính của đảng đó phải đặt trong phạm vi thủ đô Nigeria. Các quy định này cũng cấm các đảng chính trị đặt tên hoặc sử dụng biểu tượng liên quan đến bất kỳ tộc người, tôn giáo hay nhóm địa phương nào. Điều khoản khác thì quy định về chu kỳ bầu cử (không được quá 4 năm ) và tại các địa phương không được ít hơn 2/3 số bang trong toàn liên bang.
5/ Luật về đảng chính trị quy định những gì?Tài liệu tham khảo:
[1] Kenneth Janda, Political Parties and Democracy in Theoritical and Practical Perspective
[2] Kenneth Janda, tlđd, trang 8.
[3] Xem tại http://www.freedomhouse.org.
[4] http://www.law.cornell.edu/constitution/first_amendment
[5] Saudi Arabia’s Constitution of 1992 with Amendments through 2005
[6] Article 42 of the Algerian Constitution
[7] Constitution of the Principality of Andorra
[8] Constitution of the Republic of Estonia
[9] Kenneth Janda, tlđd, trang 11.
[10] Richard S. Katz and Peter Mair, “Changing Models of Party Organization and Party Democracy: The Emergence of the Cartel Party,” Party Politics 1 (January 1995), trang 16.
[11] Kenneth Janda, tlđd, trang 14.
[12] Germany’s Constitution, điều 21; Spain’s Constitution, điều 6 [Political Parties]
[13] Portugal’s Constitution, điều 51. Political Associations and Parties
[14] Kenneth Janda, tlđd, trang 14.
[15] Nepal’s Constitution, điều 113.
[16] Liberia’s Constitution, điều 79
Trong hệ thống luật pháp của các nền dân chủ phương Tây, nội dung của luật về đảng chính trị bao gồm 12 lĩnh vực: các nguyên tắc của dân chủ; các quyền và sự tự do; số lượng ghế trong Nghị viện do các đảng nắm giữ; ứng cử và bầu cử liên quan đến các đảng chính trị; các đảng trong nghị viện; các đảng trong chính quyền; các quyết định của đảng; các kế hoạch hành động của đảng; các vấn đề về tài chính của đảng; quản lý truyền thông liên quan đến các đảng; các sai phạm; các vấn đề liên quan đến đảng chính trị và quy trình lập pháp.
Trong đó, các nội dung về nguyên tắc của dân chủ, các quyền và sự tự do bao gồm các quy định về khái niệm đảng chính trị trong mối liên hệ giữa đảng chính trị với các nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ cũng như các quyền và sự tự do đối với mọi đối tượng trong một nền dân chủ. Ví dụ như các quy định về việc cạnh tranh và bình đẳng giữa các thực thể chính trị trong các giá trị dân chủ như sự đa nguyên chính trị, sự tham gia của người dân vào các tổ chức chính trị, ý chí phổ quát của quần chúng cũng như các vấn đề về đại diện cho ý chí của quần chúng…
Trong Luật về đảng chính trị của Lithuania quy định: “Đảng chính trị phải góp phần tạo lập và thực hiện các lợi ích và ý chí chính trị của các công dân của nước Cộng hòa Lithuiana”.[1] Và các đảng chính trị ở Lithuiana sẽ “được hưởng quyền tự do phổ biến các thông tin thông qua các văn bản, các buổi nói chuyện hoặc bất cứ phương cách nào đối với các hoạt động của họ[2]”.
Sự tổ chức của đảng chính trị được chia thành 4 mảng tương ứng với các lĩnh vực sau: những quy định điều chỉnh đến đảng như một tổ chức đặc biệt trong xã hội; những vấn đề liên quan đến bầu cử và ứng cử của đảng; vai trò của đảng trong nghị viện; vai trò của đảng trong nhà nước.
Những vấn đề liên quan đến kiểm soát nghị viện bao gồm việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức và hoạt động trong nội bộ một đảng chính trị nào đó. Những nội dung này sẽ được quy định cụ thể về các bộ phận bầu cử, trách nhiệm giải trình, giải quyết các mâu thuẫn trong đảng, và các quyết định đề cử các ứng viên tham gia tranh cử các vị trí trong chính quyền. Trong Luật đảng chính trị của Đức quy định “các đảng viên và những người đứng đầu trong các cơ quan của đảng phải có quyền bình đẳng trong quá trình ứng cử và bầu cử”.[3] Trong lĩnh vực này, pháp luật về đảng còn quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức cũng như địa vị pháp lý và các yêu cầu bắt buộc trong việc đăng ký hoạt động của một đảng chính trị.
Các nguyên tắc về ứng cử, bầu cử, các chiến dịch tranh cử và các nguyên tắc cho các ứng viên của đảng tham gia tranh cử trong bộ máy nhà nước được quy định trong phần về bầu cử trong đảng. Các quy định trong phần này phản ánh quá trình cạnh tranh trong nội bộ đảng. Trạng thái của đảng trong mối quan hệ với nghị viện, mối quan hệ với các cơ quan lập pháp địa phương, sự tham gia vào các ủy ban của nghị viện, cũng như sự tham gia vào các quá trình tạo lập chính sách là chủ thể được quy định trong phần về đảng trong nghị viện. Còn những quy định về việc điều hành trong đất nước từ trung ương đến địa phương liên quan đến đảng chính trị được quy định trong phần về đảng và nhà nước. Tất cả các quy định trong luật pháp của một quốc gia về đảng chính trị vừa kể trên đều được luật hóa một cách rõ ràng, cụ thể.
Nhận xét về hệ thống luật pháp về đảng chính trị của Hoa kỳ và châu Âu, một số học giả Việt Nam nhận định:
“Ở các nước tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển, điều nêu trên lại càng được thực hiện nghiêm ngặt, và được các chính đảng, kể cả chính đảng tư sản cầm quyền chấp hành nghiêm chỉnh. Tổ chức đảng, đảng viên của các chính đảng và của đảng tư sản cầm quyền vi phạm Hiến pháp và pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật tư sản hiện hành…Thực tế ở các nước tư bản, Hiến pháp và pháp luật tư sản khá ổn định. Bởi vậy dù đảng tư sản này hay đảng tư sản khác cầm quyền hoặc liên minh này hay liên minh khác cầm quyền thì Hiến pháp và pháp luật hầu như không thay đổi lớn. Tất cả các chính đảng đều phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật tư sản. Đảng cộng sản, theo Hiến pháp và pháp luật tư sản, đang tồn tại và hoạt động trong xã hội tư bản, song hoạt động của đảng không được vượt quá những quy định của Hiến pháp và pháp luật tư sản”.[4]
Tài liệu tham khảo:
[1] Law on Political Parties and Organizations of Republic of Lithuiana, điều 1.
[2] Law on Political Parties and Organizations of Republic of Lithuiana, điều 18.1.
[3] The Law on Political Parties, điều. 10.2
[4] Nguyễn Văn Giang – Đinh Ngọc Giang, Thực hiện nguyên tắc đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 30 – 31.
Nguồn bài đăng
Luật về đảng chính trị trong nền dân chủ và thể chế pháp quyềnTiểu luận: Tương lai nào cho luật về đảng chính trị ở Việt Nam? – Kỳ 3 01/02/2015 · by Hoàng Sơn · in Vấn đề Pháp lý http://www.facebook.com/plugins/like.php?app_id=&channel=http%3A%2F%2Fstatic.ak.facebook.com%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2FTlA_zCeMkxl.js%3Fversion%3D41%23cb%3Df28922f244%26domain%3Dluatkhoa.org%26origin%3Dhttp%253A%252F%252Fluatkhoa.org%252Ff2cda1bb34%26relation%3Dparent.parent&container_width=470&href=http%3A%2F%2Fluatkhoa.org%2F2015%2F02%2Fluat-ve-dang-chinh-tri-trong-nen-dan-chu-va-the-che-phap-quyen%2F&locale=en_US&ref=above-post&sdk=joey&share=true&width=450Nhà nghiên cứu Hoàng Sơn Gửi cho Luật Khoa tạp chí từ Hà Nội
Dân chủ và pháp quyền: hai mặt của một chỉnh thể
Muốn quản trị tốt một quốc gia, hai trụ cột quan trọng chính là nền dân chủ và thể chế pháp quyền. Hai yếu tố này là hai mặt của một chỉnh thể, không thể có cái này mà không có cái kia.
Dân chủ chính là việc thừa nhận rộng rãi một cấu trúc nhà nước với đầy đủ tính chất của một nhà nước quản trị xã hội tốt, trong đó, đảm bảo sự tự do và công bằng trong hoạt động ứng cử và bầu cử. Chính điều này sẽ đem lại một lợi ích lớn lao thông qua việc sẽ mang lại những thay đổi quan trọng cho quốc gia với những ý tưởng chính trị mới.
Tương tự như vậy, một nhà nước dân chủ sẽ phải có một chính quyền chịu trách nhiệm trước công chúng và minh bạch trong quá trình ban hành các quyết sách, quyết định chính trị. Dân chủ sẽ giúp cung cấp một sự quản trị tốt đối với sự cạnh tranh giữa các nhóm tôn giáo, dân tộc và các lợi ích văn hóa một cách lâu dài và hòa bình. Sự quản trị tốt này thể hiện ở việc quá trình cạnh tranh này sẽ diễn ra với các rủi ro trong các lợi ích xung đột sẽ diễn ra ở mức tối thiểu. Bởi những xung đột lợi ích này nếu không được giải quyết khéo léo và ổn thỏa, sẽ dẫn tới sự cản trở cho quá trình phát triển đất nước.
Bài viết này nằm trong tiểu luận “Tương lai nào cho luật về đảng chính trị ở Việt Nam?” được Luật Khoa tạp chí đăng tải dài kỳ kể từ ngày 30/1.
Kỳ 1: Đảng chính trị là gì? Kỳ 2: Đảng chính trị ra đời từ khi nào?
Nhưng chỉ bản thân dân chủ không đủ giúp cho một nhà nước quản trị tốt. Một nhà nước quản trị tốt cần nhiều hơn chỉ là dân chủ với việc bầu cử, ứng cử tự do hay đơn thuần là sự phát triển trong các đảng chính trị. Một điều quan trọng vô cùng đó là các cam kết cho nguyên tắc pháp quyền. Nếu không có pháp quyền, sẽ không có đất sống cho dân chủ. Mối tương tác quan trọng giữa dân chủ và pháp quyền đã được thể hiện trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc: “chúng tôi sẽ hết sức nỗ lực cho việc thúc đẩy dân chủ và tăng cường sức mạnh của pháp quyền”.[1]
Mặc dù khái niệm pháp quyền (rule of law) được hiểu khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản, khái niệm về pháp quyền thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp và chính quyền. Trong hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển trên thế giới, như Canada chẳng hạn, pháp quyền được thể hiện trên hai phương diện: “Thứ nhất, tất cả mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, cho dù cá nhân đó đang nắm giữ vị trị nào đó trong xã hội; Thứ hai, bản thân nhà nước cũng bị ràng buộc bởi pháp luật do chính mình ban hành và phải tuân thủ pháp luật đó. Không một cá nhân nào bị kết án nếu đó không phải là phán quyết của một tòa án hợp pháp. Nói một cách khác, tất cả các hoạt động của các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ pháp luật”[2].
Một thể chế pháp quyền luôn đòi hỏi sức mạnh của luật pháp thể hiện qua việc tôn trọng Hiến pháp và luật pháp trong xã hội. Theo đó, các đảng chính trị cũng phải tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến pháp và luật pháp quốc gia nói chung.
Các đảng chính trị tìm kiếm quyền lực để cai trị, và tìm kiếm phương thức cai trị. Tuy nhiên, trong khi đang tìm kiếm quyền lực thì đảng chính trị lại bị cai trị bởi bộ máy nhà nước đang nắm giữ quyền lực chính trị. Bộ máy nhà nước này đặt ra những nguyên tắc, luật lệ để quản lý hoạt động của các đảng chính trị. Các luật lệ quy định về hoạt động của các đảng chính trị thường được gọi chung là luật về đảng chính trị (Party Law).
Luật về đảng chính trị là gì?
Luật về đảng chính trị đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống luật pháp của một quốc gia. Trong một thể chế pháp quyền, luật về đảng chính trị cung cấp một khung khổ pháp lý cho hoạt động của các đảng chính trị, nhưng nó cũng là phương tiện để hạn chế sự lạm quyền của các đảng chính trị đang cầm quyền.
Theo Richard S. Katz của đại học John Hopkin[3] thì các chế định của luật về đảng được thiết lập bởi 3 mục tiêu cơ bản:
Thứ nhất, là để xác định rõ ai hoặc cơ quan nào sẽ có quyền được công nhận là một đảng chính trị? Điều này sẽ bao hàm nhiều khía cạnh. Một, để kiểm soát quá trình liên quan đến bầu cử, ứng cử cũng như giải quyết các tranh chấp hoặc sai phạm trong quá trình bầu cử, ứng cử này. Khía cạnh thứ hai là xác định rõ và kiểm soát các vấn đề liên quan đến tài chính và truyền thông của tổ chức chính trị đó. Ví dụ như trong Luật cơ bản của nước Đức (German Basic Law) quy định rõ: “Các đảng chính trị phải tham gia vào việc thiết lập ý chí chính trị cho nhân dân”.[4] Khía cạnh thứ ba liên quan đến vai trò của đảng chính trị đó đối với nhà nước.
Thứ hai, là thiết lập một khung khổ pháp lý cho các hoạt động liên quan của đảng chính trị. Nếu thiếu vắng một hệ thống luật về đảng chính trị, sẽ dẫn tới hoặc là đảng chính trị cầm quyền trở nên lạm quyền hoặc đảng chính trị chỉ được coi như một tổ chức bình thường như bất kỳ các tổ chức nào khác trong xã hội. Cho nên, nếu có một hệ thống luật về đảng chính trị đầy đủ, một mặt sẽ đề cao vai trò chính trị của đảng đó, nhưng mặt khác cũng hạn chế sự lạm dụng quyền lực của đảng chính trị đối với nhà nước và xã hội.
Thứ ba, là để điều chỉnh các cách thức hoạt động trong nội bộ đảng, ngăn ngừa và hạn chế sự lạm quyền ngay trong nội bộ của đảng chính trị đó.
Luật về đảng chính trị cần quy định những gì?
Khái niệm luật về đảng chính trị được hiểu rất khác nhau, tùy theo từng bối cảnh quốc gia và ý kiến cá nhân của từng học giả. Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, luật về đảng chính trị là một bộ phận trong luật pháp của một quốc gia liên quan đến việc quy định những gì một đảng chính trị được phép làm hoặc không được phép làm. Thông thường, các luật này sẽ quy định về việc thành lập đảng, cách thức tổ chức và hoạt động của đảng chính trị.
Chia sẻ:
- Thêm
Có liên quan
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Điều hướng bài viết « Xem “năm sinh”, xem “hướng nhà”, xem “số đo cửa”, là bởi vì đâu? Donald Trump: như một phản diện » Chuyên mục- Kho tàng văn hóa (878)
- Lịch sử phương Đông (359)
- Lịch sử thế giới phương Tây (842)
- Lịch sử Việt Nam (1 498)
- Thế giới ngày nay (903)
Nghiên Cứu Lịch SửBài viết mới
- Elon Musk- Tổng thống ngầm đằng sau
- Chernobyl- Lịch sử một Thảm họa- Bài 10
- “Tiếng Việt từ TK 17: số đếm và thanh điệu” (phần 48A)
- Chernobyl- Lịch sử một Thảm họa- Bài 9
- Phật Thầy Tây An và giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương
- Tiểu thuyết Kim Bình Mai
- Chernobyl- Lịch sử một Thảm họa- Bài 8
- Những bể cá cảnh của Bình Nhưỡng- 10 Năm Trong Trại Khổ Sai của Bắc Triều Tiên (Bài 11)
- Nghĩa của “Quan Họ” như một làn điệu dân ca Việt Nam
- Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ- Lê Gia Tông [1672-1675]
- Chernobyl- Lịch sử một Thảm họa- Bài 7
- Những bể cá cảnh của Bình Nhưỡng- 10 Năm Trong Trại Khổ Sai của Bắc Triều Tiên (Bài 10)
- Bản dịch và dịch giả của Chinh Phụ Ngâm
- Nguồn gốc chúng ta- Nhìn từ góc độ văn hóa
- Sử thi Énéide (Bài 8)
- Thực hư chuyện hạm đội Anh đột nhập Hà Nội đầu thế kỷ XIX (Bài 2)
- Chernobyl- Lịch sử một Thảm họa- Bài 6
- Những bể cá cảnh của Bình Nhưỡng- 10 Năm Trong Trại Khổ Sai của Bắc Triều Tiên (Bài 9)
- Ứng dụng phong thủy trong thiết kế Nhà Ở người Việt
- Chernobyl- Lịch sử một Thảm họa- Bài 5
Danh sách các Sách hay (nhiều kỳ)
Ủng hộ Nghiên Cứu Lịch Sử qua PaypalThư viện Thư viện Thời gian Tháng Mười Một 2024 (18) Tháng Mười 2024 (18) Tháng Chín 2024 (23) Tháng Tám 2024 (29) Tháng Bảy 2024 (21) Tháng Sáu 2024 (22) Tháng Năm 2024 (25) Tháng Tư 2024 (22) Tháng Ba 2024 (20) Tháng Hai 2024 (17) Tháng Một 2024 (28) Tháng Mười Hai 2023 (32) Tháng Mười Một 2023 (30) Tháng Mười 2023 (44) Tháng Chín 2023 (32) Tháng Tám 2023 (21) Tháng Bảy 2023 (29) Tháng Sáu 2023 (32) Tháng Năm 2023 (48) Tháng Tư 2023 (28) Tháng Ba 2023 (26) Tháng Hai 2023 (37) Tháng Một 2023 (27) Tháng Mười Hai 2022 (34) Tháng Mười Một 2022 (32) Tháng Mười 2022 (61) Tháng Chín 2022 (55) Tháng Tám 2022 (51) Tháng Bảy 2022 (48) Tháng Sáu 2022 (60) Tháng Năm 2022 (48) Tháng Tư 2022 (68) Tháng Ba 2022 (127) Tháng Hai 2022 (158) Tháng Một 2022 (43) Tháng Mười Hai 2021 (59) Tháng Mười Một 2021 (21) Tháng Mười 2021 (15) Tháng Chín 2021 (22) Tháng Tám 2021 (27) Tháng Bảy 2021 (16) Tháng Sáu 2021 (29) Tháng Năm 2021 (26) Tháng Tư 2021 (34) Tháng Ba 2021 (31) Tháng Hai 2021 (18) Tháng Một 2021 (31) Tháng Mười Hai 2020 (31) Tháng Mười Một 2020 (35) Tháng Mười 2020 (55) Tháng Chín 2020 (44) Tháng Tám 2020 (43) Tháng Bảy 2020 (36) Tháng Sáu 2020 (25) Tháng Năm 2020 (31) Tháng Tư 2020 (14) Tháng Ba 2020 (21) Tháng Hai 2020 (21) Tháng Một 2020 (10) Tháng Mười Hai 2019 (17) Tháng Mười Một 2019 (19) Tháng Mười 2019 (22) Tháng Chín 2019 (22) Tháng Tám 2019 (26) Tháng Bảy 2019 (26) Tháng Sáu 2019 (29) Tháng Năm 2019 (27) Tháng Tư 2019 (32) Tháng Ba 2019 (27) Tháng Hai 2019 (19) Tháng Một 2019 (36) Tháng Mười Hai 2018 (48) Tháng Mười Một 2018 (29) Tháng Mười 2018 (11) Tháng Chín 2018 (15) Tháng Tám 2018 (21) Tháng Bảy 2018 (22) Tháng Sáu 2018 (21) Tháng Năm 2018 (14) Tháng Tư 2018 (15) Tháng Ba 2018 (14) Tháng Hai 2018 (16) Tháng Một 2018 (19) Tháng Mười Hai 2017 (22) Tháng Mười Một 2017 (51) Tháng Mười 2017 (29) Tháng Chín 2017 (29) Tháng Tám 2017 (14) Tháng Bảy 2017 (13) Tháng Sáu 2017 (26) Tháng Năm 2017 (20) Tháng Tư 2017 (37) Tháng Ba 2017 (65) Tháng Hai 2017 (25) Tháng Một 2017 (13) Tháng Mười Hai 2016 (57) Tháng Mười Một 2016 (41) Tháng Mười 2016 (37) Tháng Chín 2016 (21) Tháng Tám 2016 (42) Tháng Bảy 2016 (41) Tháng Sáu 2016 (33) Tháng Năm 2016 (40) Tháng Tư 2016 (34) Tháng Ba 2016 (22) Tháng Hai 2016 (11) Tháng Một 2016 (7) Tháng Mười Hai 2015 (34) Tháng Mười Một 2015 (19) Tháng Mười 2015 (15) Tháng Chín 2015 (23) Tháng Tám 2015 (20) Tháng Bảy 2015 (36) Tháng Sáu 2015 (32) Tháng Năm 2015 (20) Tháng Tư 2015 (20) Tháng Ba 2015 (7) Tháng Hai 2015 (3) Tháng Một 2015 (12) Tháng Mười Hai 2014 (13) Tháng Mười Một 2014 (22) Tháng Mười 2014 (15) Tháng Chín 2014 (12) Tháng Tám 2014 (17) Tháng Bảy 2014 (18) Tháng Sáu 2014 (28) Tháng Năm 2014 (23) Tháng Tư 2014 (35) Tháng Ba 2014 (14) Tháng Hai 2014 (7) Tháng Một 2014 (8) Tháng Mười Hai 2013 (21) Tháng Mười Một 2013 (23) Tháng Mười 2013 (26) Tháng Chín 2013 (9) Tháng Tám 2013 (41) Tháng Bảy 2013 (18) Tháng Sáu 2013 (18) Tháng Năm 2013 (59) Tháng Tư 2013 (4) Tháng Ba 2013 (32) Tháng Hai 2013 (31) Tháng Một 2013 (97) Tháng Mười Hai 2012 (7) Tháng Mười Một 2012 (3) Tháng Mười 2012 (42) Tháng Chín 2012 (48) Tìm Theo dõi trangnhập vào email để nhận thông báo bài viết mới nhất từ trang
Địa chỉ email:
Theo dõi
Tham gia cùng 224K người đăng ký khác- Bình luận
- Đăng lại
- Theo dõi Đã theo dõi
- Nghiên Cứu Lịch Sử Đã có 2 851 người theo dõi Theo dõi ngay
- Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
-
- Nghiên Cứu Lịch Sử
- Tùy biến
- Theo dõi Đã theo dõi
- Đăng ký
- Đăng nhập
- URL rút gọn
- Báo cáo nội dung
- Xem toàn bộ bài viết
- Quản lý theo dõi
- Ẩn menu
Từ khóa » đảng Chính Trị Là Gì Ra đời Và Tồn Tại Trong điều Kiện Nào
-
Đảng Phái Chính Trị – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đảng Chính Trị Ra đời Từ Khi Nào? - Luật Khoa Tạp Chí
-
Đảng Chính Trị Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Đảng Chính Trị Là Gì? Vai Trò Của đảng Chính Trị
-
Khái Niệm Đảng Phái Chính Trị ở Nước Ngoài ? Cách Hiểu Về đảng ...
-
Chính Trị Là Gì ? Vai Trò Của Nhà Nước Trong Hệ Thống Chính Trị ?
-
Chính Trị Là Gì? Vai Trò Lãnh đạo Của Đảng Trong Hệ Thống Chính Trị?
-
BÀI 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
-
Hệ Thống Chính Trị Và Phương Thức Lãnh đạo Của đảng đối Với Hệ ...
-
Đảng Cộng Sản Việt Nam Ra đời, Bước Ngoặt Quyết định Của Cách ...
-
Cơ Chế Các đảng Phái Chính Trị, Các Tổ Chức Xã Hội Một Số Nước Tham ...
-
Nhân Tố Quyết định Sự ổn định Và Phát Triển Bền Vững Chế độ Chính ...
-
[PDF] Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Đảng Lãnh đạo, đảng Cầm Quyền: Quan Niệm Và Quan Hệ